Với vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ, đầy sức quyến rũ, 10 năm trước, Lang Biang đã được công nhận là di tích thắng cảnh Quốc gia. Từ đó đến nay, các hoạt động du lịch ở đây đã giúp cho hàng triệu du khách được tận hưởng phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ của miền sơn cước.
Chỉ ra khỏi trung tâm Đà Lạt 12km về phía Bắc, du khách đã đặt chân vào Khu Du lịch (KDL) Lang Biang - một vùng rừng nguyên sinh rộng 971ha. Tại đây họ có nhiều lựa chọn cho chuyến du ngoạn của mình.
Du khách nước ngoài, thanh niên, sinh viên đi theo nhóm thường chọn con đường mòn nhỏ, quanh co, cây rừng chằng chịt, nhiều đoạn dốc thẳng đứng để chinh phục đỉnh Lang Bian. Điều kỳ thú của con đường này là ở mỗi độ cao khác nhau, thảm thực vật cũng thay đổi theo.
Du khách có thể bắt gặp nhiều loài cây lâu năm như chò sót, chò nước, pơmu, thông năng, thông chàm, thông 5 lá (đây là loại cây rất hiếm, chỉ có ở núi cao như Lang Bian), ngo tùng, thông hai lá dẹt (là loại thông quý hiếm trên thế giới, thân có thể lớn 4m, cao trên 20m). Bên cạnh đó còn có dổi, long não, thông tre, thông lông gà…
Giữa bạt ngàn rừng thông ba lá, du khách có thể phát hiện một số loại cây thuốc quý như: Đại bi, nam sâm, ngưu tất nam, bổ cốt toái, hoàng liên ô rô… Đi theo con đường này, du khách chắc chắn sẽ được thưởng ngoạn lan rừng, bởi ở đây có hơn 300 loài lan như: Thanh lan, hoàng lan, hồng lan, vân hài, bạch phượng, tuyết ngọc, mắt trúc, bạch nhạn, lan sứa, lá gấm…
< Thành phố Đà Lạt nhìn từ Langbiang.
Nếu may mắn, du khách có thể bắt gặp các loài chim quý hiếm chỉ có ở Lang Biang như Yersingist, Langbiangist; hay các loài thú quý hiếm như: Nai xám, nai cà tong, hươu vàng, sóc bay, sóc vằn, gấu chó, chồn dơi, khỉ, vượn đen, trĩ sao, gà lôi hông tía…
Du ngoạn Lang Biang bằng con đường mòn rất thú vị, nhưng rất vất vả, nên chỉ phù hợp với giới trẻ, hoặc những người có sức khỏe. Vì vậy, phần lớn du khách chọn cách chinh phục đỉnh Lang Bian cùng đội xe “dã chiến” là những chiếc Uoat màu xanh của KDL Lang Biang, đi lên con đường trải nhựa dài 6km, từ chân núi đi ngoằn ngoèo, quanh co trong rừng thông.
Bản thân con đường cũng mang vẻ đẹp khôn tả bởi những màn sương huyền ảo che phủ khiến những tán thông và cây rừng lúc ẩn, lúc hiện; các loài hoa không tên bám vào vách đá bên dòng suối trong ngần cùng những làn gió mơn man và trong lành…
Trên đỉnh núi, trong không khí se lạnh của hoàng hôn sơn cước, nhiều du khách bảo rằng, họ đã lặng người trước vẻ đẹp của những dãy núi nhấp nhô, nối tiếp nhau như những đợt sóng lớn xa tít tắp về phía bắc; dưới chân núi, hồ Đan Kia - Suối Vàng hiện ra đẹp như bức tranh thủy mặc ở phía tây; hướng nam là buôn làng người Lạch, người Cill – những con người đang gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống Nam Tây Nguyên.
Trên đỉnh núi có hình tượng đôi tình nhân đang bay lượn như kể lại câu chuyện tình yêu tạo nên truyền thuyết Lang Biang. Đó là mối tình say đắm của nàng Lang – người dân tộc Cill và chàng Bian – người dân tộc Lạch. Họ yêu nhau, nhưng do tập tục khắt khe của hai tộc người nên nàng Lang không bắt được Bian làm chồng. Họ nguyện bảo vệ tình yêu, mãi mãi không chia lìa bằng cách chết bên nhau.
Ngưỡng mộ và thương cảm trước tình yêu chung thủy và say đắm của đôi trai gái này, các loài chim, thú, cây, cỏ đã bảo nhau xây đắp dần thành hai nấm mộ cho nàng Lang và chàng Biang. Lâu dần thành ngọn núi với hai đỉnh vượt cao vững chãi giữa trời xanh gọi là đỉnh núi Lang Biang…
Ngày nay, dưới chân núi Lang Biang, buôn làng của người Cill, người Lạch đã trở thành điểm đến kỳ thú để khám phá những giá trị văn hóa bản địa.
Hàng ngàn lượt du khách đã đến đây thưởng ngoạn không gian văn hóa cồng chiêng, xem những người phụ nữ dệt thổ cẩm, lựa chọn những món quà lưu niệm, thưởng thức rượu cần và thịt nướng… Các cô sơn nữ ngày ngày lên rẫy, nhưng đêm về hóa thân vào các điệu múa mà từ khi sinh ra lời ca, điệu nhạc đã thấm vào da thịt. Nam giới cũng biết đánh đồng la, thổi khèn bầu, tù và và sử dụng các nhạc cụ bằng lồ ô, tre, gỗ…
Do nhu cầu tìm hiểu văn hóa bản địa của du khách, tại đây đã hình thành Câu lạc bộ cồng chiêng gồm 10 đội tổ chức biểu diễn phục vụ du khách vào ban đêm. Khi du khách yêu cầu, họ tổ chức đốt lửa trại, diễn tấu cồng chiêng và các nhạc cụ dân tộc; múa, hát các nhạc phẩm riêng của dân tộc mình về phong tục, tập quán cổ xưa của tổ tiên…
Bên bếp lửa bập bùng, nhiều du khách lần đầu tiên được hút rượu cần nồng nàn hương vị lúa mẹ với món đặc sản heo tộc nướng, nghe những câu chuyện về truyền thuyết của dân tộc Lạch, về núi Lang Bian, về suối Đankia, suối Tía…
Càng về khuya, âm thanh của đồng la như trỗi dậy trong bản nhạc rộn rã, tha thiết, mời gọi. Những bản đồng la đối đáp nhau, đuổi theo nhau, ngân nga, dồn dập, sôi nổi, vang dội, âm thanh dẫn dắt ta vào một cõi thần tiên trong những cánh rừng xa tít tắp dưới chân Trường Sơn Nam…
Du lịch, GO! - Theo ĐINH THỊ NGA (Lâm Đồng Online), ảnh internet
Chỉ ra khỏi trung tâm Đà Lạt 12km về phía Bắc, du khách đã đặt chân vào Khu Du lịch (KDL) Lang Biang - một vùng rừng nguyên sinh rộng 971ha. Tại đây họ có nhiều lựa chọn cho chuyến du ngoạn của mình.
Du khách nước ngoài, thanh niên, sinh viên đi theo nhóm thường chọn con đường mòn nhỏ, quanh co, cây rừng chằng chịt, nhiều đoạn dốc thẳng đứng để chinh phục đỉnh Lang Bian. Điều kỳ thú của con đường này là ở mỗi độ cao khác nhau, thảm thực vật cũng thay đổi theo.
Du khách có thể bắt gặp nhiều loài cây lâu năm như chò sót, chò nước, pơmu, thông năng, thông chàm, thông 5 lá (đây là loại cây rất hiếm, chỉ có ở núi cao như Lang Bian), ngo tùng, thông hai lá dẹt (là loại thông quý hiếm trên thế giới, thân có thể lớn 4m, cao trên 20m). Bên cạnh đó còn có dổi, long não, thông tre, thông lông gà…
Giữa bạt ngàn rừng thông ba lá, du khách có thể phát hiện một số loại cây thuốc quý như: Đại bi, nam sâm, ngưu tất nam, bổ cốt toái, hoàng liên ô rô… Đi theo con đường này, du khách chắc chắn sẽ được thưởng ngoạn lan rừng, bởi ở đây có hơn 300 loài lan như: Thanh lan, hoàng lan, hồng lan, vân hài, bạch phượng, tuyết ngọc, mắt trúc, bạch nhạn, lan sứa, lá gấm…
< Thành phố Đà Lạt nhìn từ Langbiang.
Nếu may mắn, du khách có thể bắt gặp các loài chim quý hiếm chỉ có ở Lang Biang như Yersingist, Langbiangist; hay các loài thú quý hiếm như: Nai xám, nai cà tong, hươu vàng, sóc bay, sóc vằn, gấu chó, chồn dơi, khỉ, vượn đen, trĩ sao, gà lôi hông tía…
Du ngoạn Lang Biang bằng con đường mòn rất thú vị, nhưng rất vất vả, nên chỉ phù hợp với giới trẻ, hoặc những người có sức khỏe. Vì vậy, phần lớn du khách chọn cách chinh phục đỉnh Lang Bian cùng đội xe “dã chiến” là những chiếc Uoat màu xanh của KDL Lang Biang, đi lên con đường trải nhựa dài 6km, từ chân núi đi ngoằn ngoèo, quanh co trong rừng thông.
Bản thân con đường cũng mang vẻ đẹp khôn tả bởi những màn sương huyền ảo che phủ khiến những tán thông và cây rừng lúc ẩn, lúc hiện; các loài hoa không tên bám vào vách đá bên dòng suối trong ngần cùng những làn gió mơn man và trong lành…
Trên đỉnh núi, trong không khí se lạnh của hoàng hôn sơn cước, nhiều du khách bảo rằng, họ đã lặng người trước vẻ đẹp của những dãy núi nhấp nhô, nối tiếp nhau như những đợt sóng lớn xa tít tắp về phía bắc; dưới chân núi, hồ Đan Kia - Suối Vàng hiện ra đẹp như bức tranh thủy mặc ở phía tây; hướng nam là buôn làng người Lạch, người Cill – những con người đang gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống Nam Tây Nguyên.
Trên đỉnh núi có hình tượng đôi tình nhân đang bay lượn như kể lại câu chuyện tình yêu tạo nên truyền thuyết Lang Biang. Đó là mối tình say đắm của nàng Lang – người dân tộc Cill và chàng Bian – người dân tộc Lạch. Họ yêu nhau, nhưng do tập tục khắt khe của hai tộc người nên nàng Lang không bắt được Bian làm chồng. Họ nguyện bảo vệ tình yêu, mãi mãi không chia lìa bằng cách chết bên nhau.
Ngưỡng mộ và thương cảm trước tình yêu chung thủy và say đắm của đôi trai gái này, các loài chim, thú, cây, cỏ đã bảo nhau xây đắp dần thành hai nấm mộ cho nàng Lang và chàng Biang. Lâu dần thành ngọn núi với hai đỉnh vượt cao vững chãi giữa trời xanh gọi là đỉnh núi Lang Biang…
Ngày nay, dưới chân núi Lang Biang, buôn làng của người Cill, người Lạch đã trở thành điểm đến kỳ thú để khám phá những giá trị văn hóa bản địa.
Hàng ngàn lượt du khách đã đến đây thưởng ngoạn không gian văn hóa cồng chiêng, xem những người phụ nữ dệt thổ cẩm, lựa chọn những món quà lưu niệm, thưởng thức rượu cần và thịt nướng… Các cô sơn nữ ngày ngày lên rẫy, nhưng đêm về hóa thân vào các điệu múa mà từ khi sinh ra lời ca, điệu nhạc đã thấm vào da thịt. Nam giới cũng biết đánh đồng la, thổi khèn bầu, tù và và sử dụng các nhạc cụ bằng lồ ô, tre, gỗ…
Do nhu cầu tìm hiểu văn hóa bản địa của du khách, tại đây đã hình thành Câu lạc bộ cồng chiêng gồm 10 đội tổ chức biểu diễn phục vụ du khách vào ban đêm. Khi du khách yêu cầu, họ tổ chức đốt lửa trại, diễn tấu cồng chiêng và các nhạc cụ dân tộc; múa, hát các nhạc phẩm riêng của dân tộc mình về phong tục, tập quán cổ xưa của tổ tiên…
Bên bếp lửa bập bùng, nhiều du khách lần đầu tiên được hút rượu cần nồng nàn hương vị lúa mẹ với món đặc sản heo tộc nướng, nghe những câu chuyện về truyền thuyết của dân tộc Lạch, về núi Lang Bian, về suối Đankia, suối Tía…
Càng về khuya, âm thanh của đồng la như trỗi dậy trong bản nhạc rộn rã, tha thiết, mời gọi. Những bản đồng la đối đáp nhau, đuổi theo nhau, ngân nga, dồn dập, sôi nổi, vang dội, âm thanh dẫn dắt ta vào một cõi thần tiên trong những cánh rừng xa tít tắp dưới chân Trường Sơn Nam…
Du lịch, GO! - Theo ĐINH THỊ NGA (Lâm Đồng Online), ảnh internet