Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 5 October 2012

Đến Pleiku vào lúc 6h sáng, một thành phố có phần giống với Đà lạt, cũng những dốc, những thung lũng, những dốc sương mù…
Cũng cái lạnh se se của cao nguyên, cũng cái mùi vị buổi sáng rất đặc trưng mà mình vô cùng yêu thích.
Nhưng, đó chỉ là những cảm nhận ban đầu!

Cả lũ lại lên xe thẳng tiến Thuỷ điện Ialy…Công việc trước tiên là thắp nhang tưởng niệm những người con đã hi sinh khi xây thuỷ điện, vì lũ, vì nước, vì đá, vì rừng thiêng nước độc, vì rắn rết…những cái chết để biến thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ thành công trình có ích, những cái chết vì chạm vào sự linh thiêng của tự nhiên, của núi rừng!

Ngày thứ 3 ở Gia Lai, cả đoàn đã hoàn thành xong mọi công việc, tất nhiên là cả một lũ ham chơi ngập xe thì cái việc đi về là điều không thể!
Buổi sáng, khi mà mình còn đang say sưa ngủ nướng cùng 2 chị em khác thì sếp đã đập cửa thình thình:

-“ Cái lũ lười biếng kia! Bọn mày có dậy không thì bảo anh!”
- …….
- Dậy! Dậy mau lên!
- ……..
- Có dậy không thì bảo !!!
- ….k…h.. ô…ng…!
- Thôi, anh xin bọn mày, dậy đi, dậy đi uống café, đi ăn sáng, đi chơi.
- ..chẹp! chẹp!..
- Dậy đi biển hồ, đi Ialy.

Nghe đến đây, phần vì tội ông sếp quá, phần vì cũng muốn đi chơi cho sớm sủa, đặc biệt là đêm qua về trễ quá nên không kịp ăn uống cho tử tế nên bụng đứa bào cũng đang rền rĩ, ba đứa con gái quyết định dậy!

Sau 30 phút chuẩn bị, khi mà bọn mình lết được ra khỏi phòng thì nhìn cái mặt sếp đã có vẻ dài ra rồi, sếp đang định lên tiếng kêu ca thì mình đã nghiến răng!
- Bọn em là thương sếp lắm nên hôm nay dù biết sếp sẽ lái xe mà bọn em còn đủ dũng khí bước lên xe, sếp đừng có mà cắn nhằn!
Sếp im re, nhe 2 cái răng khểnh Dracula, cười híp cả mắt!

Phải nói là café ở Pleiku ngon thật! Chưa bao giờ được uống café ngon thế. Bụng thầm cảm ơn cái quan hệ rây mơ rễ má của sếp với Bác Thu nên được suất café đặc biệt ở nhà khách của binh đoàn Tây Nguyên! Chỉ khổ thân sếp ngồi vâng vâng dạ dạ, café không được uống, ăn sáng không được ăn, thương qua cơ!Ấy, thương la thương thế, nhưng không thể trì hoãn cai sự sung sướng và háo hức được đi biển hồ lại được, “sếp cố chịu đói nha sếp” – cả lũ con gái thẽ thọt thương cảm!

Biển hồ không giống như một khu du lịch, đẹp nhưng giản dị, yên tĩnh, mình rất thích như vậy. Cả “cao lầu” chỉ có lèo tèo vài bóng khách – những cặp tình nhân tình tứ bên nhau chụp hình. Một cô gái câm bông hoa lên thỏ thẻ với người yêu “ Anh ơi! Em đẹp hơn hay hoa đẹp hơn?” – mình choáng, có cậy miệng bảy ngày mình cũng không thốt nổi một câu như vậy! Tội nghiệp, nhìn chàng trai đần hết cả mặt ra rồi cậy được một nụ cười, tôi nghiệp cái lũ bọn mình nhìn nhau bấm bụng nhịn cười~!

Biển hồ xanh trong, biển hồ rộng lớn, biển hồ hoang dã, ấy, nếu mà so với mắt của con gái Bana thì cũng chẳng sai. Thế nhưng, thật bất ngờ là ngoài cái cách giải thích cho “đôi mặt Pleiku biển hồ đầy” như vậy thì còn một cách giải thích khác. Nhìn từ cao xuống, 1/3 hồ gần đất liền có một dải đất mềm mại uốn cong, dải đất ấy xuyên vào đất liền, xuyên giữa rừng thông bát ngát. Nhìn như một chiếc mũi xinh xinh, hếch hếch đến yêu! Vậy là nhìn từ cao xuống, khái quát cả hồ thì biển hồ trông thật giống với một đôi mắt, một đôi mắt to tròn, biêng biếc mênh mang! Bỗng dưng thấy tiếc tiếc, nếu như biển hồ có cáp treo để bà con mình có thể từ trên cao nhìn hết vẻ đẹp tuyệt vời ấy, nhưng nghĩ lại, âu đó cũng con là cái may cho mình khi được chiêm ngưỡng một biển hồ mộc mạc và hoang sơ đên thế.

Sau khi ngắm cảnh, chụp hình, cả trầm tư và ồn áo, đứng, ngồi ngó nghiêng đủ mọi tư thế và chờ sếp gặm xong ổ bánh mì, cả lũ lại lên xe thẳng tiến Thuỷ điện Ialy.
30 phút sau xe dừng trước cổng Ialy!

Sừng sững và…lừng lững lạnh lùng! Đó là cảm nhận của mình, xem lẫn thất vọng khi nhìn cổng của nhà máy! Mình muốn nhìn thấy gì cơ chứ, ai vào mà không qua…cổng! Chỉ tội cho con bé “mơ mộng ngớ ngẩn” khi cứ nghĩ đến một thác Ialy đẹp như bài hát, hùng vĩ như lời kể của cao nhân.

Công việc trước tiên là thắp nhang tưởng niệm những người con đã hi sinh khi xây thuỷ điện, vì lũ, vì nước, vì đá, vì rừng thiêng nước độc, vì rắn rết…những cái chết để biến thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ thành công trình có ích, những cái chết vì chạm vào sự linh thiêng của tự nhiên, của núi rừng!

Xe chạy men con đường dẫn vào khu thuỷ điện, con đường quanh co uốn lượn giữa hai bên vực sâu thăm thẳm, giữa những khe suối hẹp, thác nhỏ còn sót lại vẫn còn phảng phất đâu đây dấu tích của một Ialy hùng vĩ, vẫn còn đẹp đến mức khiến ta phải trầm trồ.

Xa xa, vẫn còn thấp thoáng những dáng cây kơnia thân trắng muốt, thẳng tắp kiêu hãnh, vẫn còn vang vọng những âm thanh của núi rừng, vẫn còn những bãi đá cuội khổng lồ của hàng ngàn năm thác xối, thiên nhiên vẫn hùng vĩ và hoang sơ đến thế, mặc cho bàn tay cố đục đẽo của con người.

Tất nhiên là những lúc ngắm cảnh, anh chị em trong đoan vẫn cứ nơm nớp nhìn sếp. Sếo nheo nheo mắt, sếp ham vui, sếp cũng say sưa ngắm cảnh. Điều đó thì chẳng có gì đáng nói, điều đáng nói ở đây là sếp ..lái xe, mà con đường đang đi thì không có hàng rào chắn hai bên, mà sếp thì cứ chực lao về phía vực khi mải mê nhìn cảnh mà quên mất nhiệm vụ của mình. Thành ra, ngày hôm ấy không khác gì bọn mình được tham dự một chuyến phiêu lưu cảm giác mạnh, chốc chốc lại hét lên “Sếp ơi, nhìn đường!”

Xe vào đến nhà máy, cả lũ lục tuc kéo nhau xuống, có đứa tim vẫn con đập thình thịch, sếp vẫn vậy, vẫn nhe rằng cười làm dịu những câu rủa xả của chị em.
Rồi một đứa đưa ra cái đề nghị ngu ngốc: ” thi chạy dọc hầm xem ai chạy vào đến nhà máy trước”. “Một lũ trâu bò, ừ, cứ chạy đi, đường hầm thì dài, dốc và ..thiếu oxy, xem các con giời chạy được đến đâu thì lăn ra” – mình thầm rủa trong bụng, mà giờ mình có can thì cũng chẳng được. May cho bọn nó, mấy anh công nhân loáng thoáng nghe được lên tiếng can!

Dường hầm dài nhưng khá thoáng đãng và rất sạch sẽ, đi bộ chậm chậm, vừa đi vừa than, vừa giỡn khảng 15 phút là vào đến trung tâm nhà máy. Mình tự hỏi không biết mình cất công tha cái xác mình vào đây làm cái gì khi mà đi một quãng đường như thế để vào nhìn mấy cái máy, mấy cai quạt gió, lại còn không cho sờ vào hiện vật cho bõ công lặn lội, thôi thì lại chụp hình, lại đú đởn, ngúng nguẩy tạo dáng, và len lén nhân dịp người ta không ở đấy sờ vào cái máy cho bõ tức(chịp!)

Hành trình ra về, cả lũ cố gắng ngắm cảnh lần cuối, nhất quyết bắt sếp ngồi ghế sau nhường chỗ cho bác tài thật sự.

Còn tiếp
Những nẻo đường Tây Nguyên (1): Gia Lai
Những nẻo đường Tây Nguyên (2): Pleiku
Những nẻo đường Tây Nguyên (3): Rượu Ghè Bana
Những nẻo đường Tây Nguyên (4): Núi rừng Tây Nguyên
Những nẻo đường Tây Nguyên (5): Kongcharo
Những nẻo đường Tây Nguyên (6) : Đà Lạt

Haggard04
Du lịch, GO! - Theo Vysa, ảnh bổ xung từ internet
Khác với nhiều ngôi chùa khác, Pôthi Somrôn mang đậm tính cộng đồng. Chính điện và các tháp cốt được xây dựng trong một diện tích khiêm tốn. Không gian lớn còn lại được dành cho sinh hoạt chung, như chuẩn bị cho các lễ hội, các hoạt động về văn nghệ, thể thao giải trí…

< Chính điện khá khiêm tốn trong quần thể chùa Pôthi Somrôn.

Hoà trộn kiến trúc Khmer – Ấn Độ

Nằm ngay cạnh quốc lộ 91, chùa Pôthi Somrôn tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ đã bước sang tuổi 277.

< Bên trong chánh điện chùa.

Vào thế kỷ thứ 18, chùa Pôthi Somrôn lần đầu được dựng bằng cây lá, đến năm 1856, chùa được xây dựng lại bằng các loại gỗ quý như căm xe, thao lao, cà chít và lợp ngói hình vảy cá – ảnh hưởng hai nền văn hoá Khmer và Ấn Độ. Gần 100 năm sau, ngôi chùa xuống cấp, hoà thượng Thạch Khiêng lúc bấy giờ trụ trì đã sang Phnom Penh mời kiến trúc sư Campuchia vẽ bản thiết kế mới về sửa sang chùa trên cơ sở giữ lại kiến trúc truyền thống. Hoàn tất năm 1952, ngôi chùa được xây dựng bằng gạch đá duy trì đến ngày nay.

Có thể nhận ra, chánh điện là công trình nổi bật trong quần thể kiến trúc chùa Pôthi Somrôn. Chánh điện được xây cao, có hành lang rộng bốn phía, được cho là lối bố trí nhìn ra bốn hướng vũ trụ theo quan niệm của Ấn Ðộ giáo. Cửa chính quay hướng Đông vì người Khmer quan niệm Phật tuy ở Tây phương cực lạc, nhưng luôn hướng về Đông cứu độ chúng sinh.

Mái chánh điện có ba cấp chồng lên nhau, có hình rồng chạy dọc bờ mái, đuôi vươn thẳng lên trời. Bao bọc hành lang là các hàng cột với bốn cột gắn tượng chim thần Krud ngậm ngọc đan xen với các tiên nữ Kennâr. Các hoa văn kỷ hà và lục bình được chạm khắc tỉ mỉ trên tường, bậc thềm, chân cột, rào, khuôn cửa, nóc mái, vách tường tạo nên một Pôthi Somrôn độc đáo đậm bản sắc văn hoá Khmer.

< Tháp thờ xá lợi Phật.

Các chùa Khmer đều có các tháp cốt mà mỗi dòng họ trong cộng đồng xây dựng để lưu trữ tro người thân khi họ qua đời. Tuy nhiên, hiếm chùa nào còn lưu giữ ngôi tháp hơn 200 năm tuổi như Pôthi Somrôn. Tháp ở trước chánh điện, được xây bằng ô dước, đá ong, gạch thẻ từ thế kỷ 18, chứa hài cốt của nhiều phật tử, được gìn giữ qua nhiều đời. Chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật như khoảng 100 bộ kinh Satra (sách lá), những cánh én bằng gỗ chạm trổ hình ảnh câu chuyện về Đức Phật Thích Ca từ năm 1856 và gần 20 tượng gỗ cũng từ thế kỷ 19 đến nay. Trải qua 13 đời hoà thượng trụ trì, trong chùa chỉ có di cốt của một, vì số còn lại đã hoàn tục trước khi viên tịch.

Ngôi nhà chung

< Tháp màu đen chứa hài cốt Phật tử được xây dựng cách nay hơn 200 năm bằng ô dước, đá ong, gạch.

Khác với những ngôi chùa theo phái Bắc tông, chùa Nam tông Pôthi Somrôn của người Khmer mang đậm tính cộng đồng, có không gian lớn dành cho sinh hoạt chung. Trai đường là khu nhà mà các tu sĩ trong chùa có thể dùng làm nơi ăn uống nhưng chức năng chính vẫn là để người dân có chỗ tụ tập sinh hoạt, thậm chí ngủ lại nếu ở nơi xa đến. Nhiều lúc, các tu sĩ tụng kinh trong chánh điện, nhưng người dân vẫn nhảy múa hát ca ngoài sân hoặc tại trai đường.

Chùa còn là nơi triển khai nhiều hoạt động xã hội, như vận động xây nhà tình thương cho đồng bào dân tộc Khmer, giúp sưu tầm các hiện vật quý... Không chỉ là thánh đường Phật pháp của đồng bào Khmer tại địa phương, nơi này cũng rất quen thuộc với người dân Tây Đô, khi nhiều sự kiện văn hoá, xã hội diễn ra, góp phần làm phong phú thêm đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Vị hoà thượng tại đây cho biết, trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây từng đùm bọc, che chở nhiều thanh niên trốn quân dịch của chế độ cũ, cho họ tá túc và tu học thời gian dài.

< Cổng chùa mang nét đặc trưng của các ngôi chùa của đồng bào Khmer ở Nam bộ.

Đứng dưới gốc cây “vô ưu”, tương truyền được đem về từ Ấn Độ năm 1969 ở góc sân chùa, tôi cảm nhận một mùi hương thanh nhã nhẹ nhàng. “Phật tử Khmer coi mẹ và cha là quan trọng nhất, theo lời Đức Phật dạy. Vì vậy trong cuộc đời, con cái phải đối xử tốt và trả hiếu đấng sinh thành. Nam giới chúng tôi trước khi bước vào tuổi 21 sẽ dành thời gian vào chùa tu. Đó cũng là một cách báo hiếu cha mẹ của người Khmer”, một vị hoà thượng giải thích. Bước vào tháng 7 âm lịch, chùa đang có nhiều hoạt động cùng các Phật tử nhớ đến nhiệm vụ làm con của mình.

Đắm mình trong không khí trầm mặc khi đến chùa Pôthi Somrôn, khách có thời gian tĩnh lặng, vừa được chiêm ngắm kiến trúc độc đáo và cảm nhận cuộc sống gần gũi giữa nhà chùa với cộng đồng. Và tôi cũng cảm thấy chạnh lòng bởi tất cả các kiến trúc, chỉ còn lại một tháp đựng di cốt được giữ nguyên nét rêu phong của thời gian. Còn lại là màu vàng, màu đỏ… được phủ lên các công trình trong chùa làm bật vẻ sặc sỡ giữa một không gian xanh cạnh vàm Ô Môn, sau khi trùng tu và được chứng nhận là di tích cấp quốc gia.

Du lịch, GO! - Theo Kim Dung (SGTT), internet
Nha Trang một ngày tháng 3. Ba giờ rưỡi sáng, khi không khí ngoài trời còn hơi se lạnh, tôi khoác vội chiếc áo dài tay, cưỡi chiếc gắn máy cà tàng chạy theo chiếc Vespa của anh bạn nhiếp ảnh.

Dọc đường Trần Phú về hướng bắc, chúng tôi vào quốc lộ 1A đi Ninh Hòa. Từ Ninh Hòa, đi về phía đông bắc, vào quốc lộ 26B, sau hơn chục cây số, chúng tôi vào làng sản xuất muối Ninh Diêm thuộc khu vực Hòn Khói, tỉnh Khánh Hòa.
Làng muối với những cánh đồng muối rộng lớn hắt lên màu sáng mờ của bầu trời lúc sáng sớm. Mặt trăng còn soi mình trên mặt ruộng nhưng hơi ấm đã bốc lên từ những cánh đồng muối khi càng đến gần.

Nghe những người dân làm muối kể lại, từ bao đời ông cha họ gọi tên nơi này là Hòn Khói, khi triều đình nhà Nguyễn dạy người dân đốt lửa trên đỉnh núi tạo khói để báo hiệu có giặc ngoại xâm cướp bóc.

< Đồng muối Ninh Diêm.

Hòn Khói, nằm bên vịnh Vân Phong, gần khu du lịch Dốc Lết, nổi danh nhờ muối lâu nay. Với ba mặt giáp biển, vùng đất nơi này ngập mặn không thuận tiện cho việc phát triển các ngành trồng trọt. Có lẽ vì thế mà hầu hết bà con nơi đây đều làm muối. Khi người Pháp chiếm Việt Nam, họ cũng khai thác muối và gọi nơi này là Hone-Coché.

Ngày nay, dù nhiều khu vực xung quanh đã có những công trình công nghiệp sản xuất hiện đại như nhà máy xi măng, nhà máy đóng tàu, Hòn Khói vẫn phát triển nghề làm muối, dù giá cả sản vật này cũng khiến diêm dân nhiều phen điêu đứng.


< Gánh muối từ ruộng lên bờ.

Tiếng nói chuyện rì rầm là âm thanh mà tôi nghe được khi đến gần cánh đồng muối đang được thu hoạch trước khi nhìn thấy bóng người. Hừng sáng phía đông rõ hơn, người dân và chiếc bóng của họ in trên mặt ruộng muối từ từ hiện ra trước mắt. Những cái dáng cong cong trên đồng muối, những đôi quang gánh trĩu nặng đang di chuyển từ ruộng lên bờ qua chiếc cầu dốc nhỏ.

Đàn ông thì cuốc, cạy những tảng muối dưới đáy ruộng rồi cào vun muối thành đống; chị em phụ nữ gánh muối ướt từ ruộng lên đổ thành từng đống trên bờ. Nhiều phụ nữ có số năm gánh muối nhiều hơn tuổi đời của tôi.

Lang thang ở cánh đồng muối, tôi chẳng nhìn rõ gương mặt của một phụ nữ nào trong cả trăm người đang chuyển muối lên bờ kia, nhưng những tiếng cười thì tôi nghe rõ. Tất cả đều trùm kín từ đầu đến chân nhưng ánh mắt lạc quan và tiếng cười vui vẻ là điều dễ nhận thấy nhất.


< Trời sáng tỏ thì chia phiên nhau ăn sáng.

Các anh các chị vẫn kể những câu chuyện cười, những câu đùa hóm hỉnh mà tôi nhớ từng nghe đâu đó, nhưng tiếng cười của tôi không sảng khoái như tiếng cười của người lao động nơi đây. Đống muối cứ chất cao dần như núi, và tiếng cười càng vang xa, tỉ lệ thuận với chiều cao của những đống muối.

Đếm bước chân cho mỗi vòng gánh, ước tính, họ cũng đi mỗi ngày vài chục cây số và gánh cả trăm gánh muối. Người vun cào cứ vun cào, người gánh cứ gánh. Những câu chuyện không đầu không đuôi mà tôi nghe được có đủ mọi thứ. Từ chuyện gia đình con cái, bạn bè người yêu, đến giá cả mớ rau, con cá tăng lên hàng ngày.


< Diêm dân mong ngày nắng vì đó là thời gian họ được làm việc và kiếm được tiền.

Trời sáng tỏ thì chia phiên nhau ăn sáng. Lúc này, tôi mới có cơ hội nhìn rõ ánh mắt long lanh trên khuôn mặt đẫm mồ hôi của từng người. Họ thay nhau giải thích những công đoạn biến những giọt nước biển thành những hạt muối trắng tinh trước mắt tôi.

Mùa làm muối ở Hòn Khói thường bắt đầu vào tháng ba dương lịch và kết thúc vào tháng 9. Thu hoạch muối là thời gian vui nhất vì đây là thời điểm có nhiều người làm chung. Cứ đào, cào, vun, gánh cho đến khi những tảng muối cuối cùng trên ruộng này hết, họ lại chuyển qua ruộng khác thu hoạch.

Ngày làm việc của họ bắt đầu từ ba, bốn giờ sáng và chỉ ngưng khi dọn hết cánh đồng muối. Dù nắng miền trung hắt cái nóng vào mặt những người lao động, bà con vẫn vui mừng hơn là chứng kiến việc trời chuyển mưa. Ngày nắng là thời gian người lao động thực sự được làm việc và kiếm được tiền từ việc làm muối.

Du lịch, GO! - Theo Kim Dung (Tinnong)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống