Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 6 October 2012

Kongcharo nằm cách Pleiku khoảng 180km về phía Tây Nam, một huyện vùng núi anh hùng với cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ. 28km xuyên những tán cây rừng, vượt 4,5 con suối cạn, chiếc xe Jeep đưa đội quân hơn 50 mạng về trung tâm xã Sơró, nơi mà đội sẽ sống, sinh hoạt cùng ăn cùng ở cùng làm với bà con Bana tại địa phương.

Ấn tượng đầu tiên về cái trung tâm xã có lẽ khác xa với tưởng tượng và lời quảng cáo hấp dẫn của mình. Trường học 2 tầng khang trang, trạm xá sạch sẽ, lại còn cái “nhà rông văn hoá” không biết được làm theo chủ trương của đồng chí lãnh đạo nào mà bê tông hoá hoàn toàn, từ sàn, cột, vách…

Trạm y tế xã Sơ Ró.
Nói chung là chẳng có tí đặc trưng nào hết của một xã vùng cao được xếp vào diện nghèo đói.
Đoạn đường còn lại chưa làm, đội chia 2 nhóm hành quân về 2 điểm ở khác nhau, mình đưa nhóm 1 về làng Sơró, cách trung tâm xã 4 km , đường khá dễ đi, chỉ lội qua một con suối cạn.

Khi mà chân bắt đầu mỏi, tinh thần bắt đầu vơi theo từng con dốc, làng Sơró hiện ra phía sau con dốc cao, thấp thoáng chóp nhà sàn và thoảng nghe tiếng suối róc rách, một ngôi làng yên bình với hơn 30 nóc nhà sàn bao bọc lấy nhà rông phía dưới một “thung lũng nhỏ” (theo cách gọi của bọn mình) và khoảng hơn 30 nóc nhà nữa chênh vênh trên những triền núi phía sau.

Nhà sàn của người Bana thấp và dài, nhà rông cũng không đặc biệt hơn nhiều, có chăng là lớn hơn và dài hơn, trước cửa nhà, đồng bào mình nghe tin tình nguyện về, ra ngồi ngóng, mấy em bé gái thẹn thùng khúc khích cười.

Bao bọc quanh làng là suối, một con suối như bao con suối không tên của núi rừng Tây Nguyên, đẹp, hoang sơ, rực đỏ sắc hoa lộc vừng rủ hai bên bờ, những bông hoa mỏng manh xoay như reo giữa những xoáy nước, vấn vương lại giữa các khe đá rồi vun vụt lao đi, biến mất.

Mình được bố trí ở trong nhà rông thanh niên (cái này là mới thí điểm ở Sơró và một số vùng khác, cũng là nhà rông nhưng khác nhà rông của làng, nhà rông này dùng cho sinh hoạt thanh niên, do thanh niên làm nên theo đúng những đường nét cổ xưa nguyên thuỷ nhất của nhà rông, đẹp, tỉ mỉ với những vật trang trí rất đặc trưng.)

Đồng bào Bana theo chế độ mẫu hệ, người phụ nũ quán xuyến mọi việc, từ lên nương đến quản lí gia đình, mình đã trợn tròn mắt ngạc nhiên khi thấy một gia đình Bana đi rẫy về, người cha dịu đứa con nhỏ, dắt đứa con lớn, người vợ và đứa con gái lớn địu gùi củi trĩu nặng. Ấy thế mà đàn ông con trai lại rất có giá, nếu “trai tốt” tức là khoẻ mạnh, nhìn sáng sủa thì chỉ có cô gái nào nhà có nhiều trâu bò mới dám đến bắt chồng, thường khi lấy chồng, đàng gái phải thịt ít nhất một con bò đãi làng, cùng Giàng và nộp sính lễ hồi môn cho nhà trai.

Khi mình đến, núi rừng Tây Nguyên đang vào mùa đãi “quả lười ươi”, một loại trái nhìn lông lá, khi ngâm trong nước nở ra ăn man mát, nghe đồn là tốt và bổ (vì mình ăn hoài nhưng chưa thấy bổ). Trái này bán rất được giá, thông thường một ngày một người đi rừng kiếm được cả trăm ngàn tiền bán trái lười ươi – một số tiền không nhỏ đối với người dân nơi đây.

Chiều đầu tiên đến điểm ở, cả lũ hăm hở ra tắm suối, thôi thì con trai cũng như con gái, chả có gì phải ngại, vì ngại thì chẵng lẽ ở bẩn không tắm. Nước suối tron và mát lạnh, có những đoạn chảy xiết làm cho mấy chàng trai của chúng ta hết sưc hào hứng, nằm bám tay vào mỏn đá, mặc cho nước táp qua người.

- Ối!
- Gì thế? cả lũ lao nhao lên
- ……
- Thế làm sao đấy????
- …….

Anh chàng kia im bặt, không nói một tiếng nào, mọi người cũng không hỏi nữa. Nhưng lạ kì ở chỗ, khi mà mọi người đã di tản lên những bụi cây để thay đồ thì anh chàng kia vẫn kiên quyết bám trụ không lên. Chỉ đến khi mấy tên con trai rộ lên cười hú há thì lũ con gái mới vỡ lẽ ra vụ án “nước chảy trôi…đồ”.

Đêm đêm, chếnh choáng trong men rượu cần, trong bập bùng ánh lửa, trong nhịp cồng chiêng do …chính tay mình đánh (dù rằng thấy người ta gõ thì mình gõ đại), tay nắm tay, hát theo nhịp xoang rộn rã “những bàn chân, bàn chân trần trên đất bước đi rộn rã bồi hồi, tiếng hú vang xa chín suối mười đồi, cái cồng con chiêng đêm nay cũng thức….” để rồi “rượu cần lâu năm (hic! chỗ này lạ lắm nhá, rượu cần chỉ mấy tháng là uống được, để đến 1 năm đã chua lè nói gì đến lâu năm) cất trong đáy mắt em, anh vít cần, vít cần mà không dám uống, anh cứ sợ, cứ sợ là mình mất nhau thôi”. Ấy, đến khi mà tụi mình hát chán thì tụi mình hát thế này “em ứ sợ, ứ sợ là mình mất nhau đâu!!!”

Đồng bào ta còn đói khổ lắm, tháng 7, bữa cơm gạo “dân tộc” (cách nói của một vài người Kinh trong vùng) vàng ngai ngái, độn trong bắp phơi khô, thức ăn là chút nấm rừng và cà đắng xào lá sắn. Ấy là nhà còn có người khoẻ mạnh đi làm được, còn nhiều nhà ăn bắp nướng qua bữa là chuyện thường tình.

Dù rằng muối được phát miễn phí, đất rẫy bạt ngàn nhưng người đồng bào mình thật thà quá, còn một số người Kinh thì tàn nhẫn quá. Người Kinh khôn ranh, người Kinh tàn nhẫn chỉ có vài hộ trong vùng, nhưng với biệt tài à ơi ngọt tận xương, họ dụ dẫn đồng bào bán đất nương gần, ruộng nương của họ bạt ngàn. Mình đã thấy những người già, đổi nhiều ngày công để lấy một giá gạo. Bao nhiêu lần phạt cảnh cáo, bao nhiêu lần tỉnh xuống làm việc, nhưng xét một cách thực tế, vai người Kinh ấy không phạm pháp, họ chỉ phạm vào cái tâm người, mà điều ấy thì chẳng ai xử lý được.

Nhưng đồng bào mình vẫn thương “sinh viên cụ Hồ” lắm, chiều chiều, người mẹ già đi rẫy về vẫn giúi vào tay mình mấy bắp ngô ngon mẩy nhất, những đứa trẻ vẫn mang đến những gì chúng cho là ngon nhất biếu “thầy cô”.

Nhớ mãi, gói mối từ tay đứa học trò đôi mắt đen lay láy, bắt hồi đêm, mang đến cho thầy ăn, miệng nói “ngon lam day” mà thầy cô nhìn đã chết khiếp chẳng dám ăn, nhớ mãi niềm vui của bọn trẻ khi ngồi trên chiếc xích đu thầy và trò cùng làm (hehe, dù rằng phải qua suối lên rừng chặt cây, và cây thì có cái biển “cấm phá rừng”).

Mặt trời chưa dậy, sương còn giăng giăng trên những ngọn núi xa xa, tiếng gà gáy, tiếng bước chân, tiếng ríu rít cười đùa của các cô gái Bana vang vang bên suối. Sáng thanh bình, mọi thứ đều thanh bình, hiền hoà, trong vắt, trong như nước suối rừng, trong như ánh mắt em bé Bana, trong như hơi thở của rừng.

Hôm nay mình sẽ vào rừng, khu rừng bên kia ngọn núi phía xa để chặt lồ ô về làm vỉ lót sàn nhà rông. Lồ ô gần ngay bản cũng có nhưng thân nhỏ, còi cọc, con người cần nhiều quá, rừng không kịp hồi sinh, để rồi cứ mỗi lần lại phải đi xa hơn, xa hơn.

Sáng dậy sớm, mấy bạn cấp dưỡng đã nắm cho mỗi người 2 nắm cơm, trứng luộc và muối vừng để đi đường, đường xa lắm, thuận lợi thì tối về, nếu không có lẽ phải ở lại lán giữa đường nếu trễ quá không về kịp.

Hăm hở lắm, lần đầu tiên được tiến vào rừng sâu, nơi mà đồng chí Đinh Hứt dặn đi dặn lại là phải cẩn thận có thú giữ. Thích lắm chứ, hình như đứa nào cũng háo hức được gặp thú rừng sau khi nhiều ngày ở đây chỉ nhiều lắm là bắt được thỏ. Đường xa thật xa, qua những con suối nước chảy xiết, từng phiến đá trơn rêu. Vượt qua con suối thứ 4, bụng mình thầm nghĩ, đi không đã khó thế này rồi, lúc về vác thêm Lồ ô, tinh thần lại xuống nữa thì sao vác nổi.

Qua suối, đến những rẫy ngô của đồng bào, những ruộng lúa nương vẹn vẹn bên suối, xơ xác vài hạt ngả vàng. Lại còn thấy cả cây bông, nghe nói là có chương trình trồng bông, nhưng bông thì trắng rẫy, đường xá lại xa qua nhiều sông suối, xe không vào được để thu mua, bông lại bỏ lăn lóc trên rẫy, màu trắng ngạo nghễ giương mắt nhìn đám lúa bắp xác xơ.

Con đường mòn cỏ tranh um tùm khi đi sâu hơn vào phía rừng, cỏ tranh mọc ngập đầu người. Sương đêm làm ướt đẫm cỏ tranh, ướt đẫm những con đường, tạt ướt cả ai áo, lành lạnh, ẩm ẩm.

Đến chân con núi, rừng tre đan vào nhau tạo thành những vòm, những mái. Lom khom chui qua rừng tre râm rạp, rừng nguyên sinh hiện ra trước mắt, rừng trên triền núi, rừng dưới thung lũng, rừng trước mặt và thấp thoáng phía xa, rừng nối tiếp nhau, hoang sơ nhưng hiền hoà, tĩnh lặng đủ để nghe thấy tiếng viên đá nhỏ rơi ở đâu đó, tiếng suối reo xa xa, tiếng chim giật mình gọi bạn.

Không giống như khu rừng nguyên sinh mình đã từng đi, rừng trước mắt mình thoáng đãng và khá khô ráo, cây mọc cạnh những phiến đá, chằng chịt dây leo lớn bằng thân người, vắt vẻo qua cây, ôm lấy cây, nối lấy cây, như những chiếc thuyền chở những cụm lan rừng trắng muốt. Hương rừng thơm ngọt, dịu dàng.

Những đứa lần đầu tiên biết thế nào là rừng nguyên sinh Tây Nguyên, cứ lặng người ngắm, trầm trồ khen cảnh, khen hoa. Còn mấy “thanh niên địa phương” thì thật tinh mắt khi đã kiếm được tổ ong rừng trĩu mật. Vì đã có “kinh nghiệm” bị ong chích khi ở trong rừng tràm tại U Minh Thượng, mình không dám lại gần, kiếm một thân cây phía xa xa, ngồi xuống …núp và hồi hộp theo dõi.

1 giờ sau, mật đã được rót ra đầy một chai lớn, anh Đinh P’lei đi qua mình nói nhỏ “vê cho cai Đinh Y.. mang ve…” (Đinh Y.là tên già làng đặt cho mình, người Bana vùng này đều mang họ Đinh)
Sướng cười tít mắt, xốc lại chiếc balo đựng thứ đáng giá nhất là cơm nắm, lại tiếp tục lên đường.

Thượng nguồn, nước chảy ra từ khe núi, đổ qua thác nước, cuối mùa khô, suối cạn, thác cũng thật hiền hoà. Thác rộng, những tảng đá lớn trơn nhẵn khô nước, phơi trắng lòng suối . Qua con suối này mấy bước là tơi rừng lồ ô, đã thấy trước mặt những thân cây gióng dài, thẳng tắp, xanh mướt. Dừng lại ăn trưa xong xuôi, rựa được xách lên, những thân cây thẳng tắp đổ xuống, để lại những vết chặt sắc nhọn.

Chỉ một loáng, từng bó, từng bó lồ ô đã được buộc gọn gàng, đều tăm tắp, mỗi bó sinh viên vác 5 cây, nữ 3 cây, thanh niên địa phương vác…8 cây! Vác một được khoảng nửa tiếng, số lượng cây đã là: nam SV 5 cây, nữ 2 cây còn thanh niên đĩa phương 2 người vác 9 cây!

Và sau một tiếng nữa, 2 đứa con gái chỉ còn vác nổi mấy cán rựa, balo và vài thứ linh tinh khác. Đúng là con gái chúa rắc rối!!! hehe.
Mệt, đói, đau chân, khi nhìn thấy bản làng thấp thoáng phía xa xa, khi nghe tiếng cười quen thuộc bên suối, ai nấy đếu mừng hớn hở.

Dừng chận một lát đứng ngắm nhìn bản làng bên kia con suối, hoa vẫn đỏ rực rủ xuống trong chút ánh sáng chạng vạng, ngôi làng yên bình, ngôi làng đầy ắp sự thơm thảo tình người, ngôi làng có con suối cong cong uốn mình chảy qua, đẹp cả về cảnh, về tình, về hồn.

Để nhớ lại, cứ văng vẳng tiếng ru của người mẹ Bana anh hùng, xoa đầu và ru ta, hát và vít cần, mắt thăm thẳm như núi, như rừng, lòng hiền như vốn con người sinh ra đã vậy….

Còn tiếp
Những nẻo đường Tây Nguyên (1): Gia Lai
Những nẻo đường Tây Nguyên (2): Pleiku
Những nẻo đường Tây Nguyên (3): Rượu Ghè Bana
Những nẻo đường Tây Nguyên (4): Núi rừng Tây Nguyên
Những nẻo đường Tây Nguyên (5): Kongcharo
Những nẻo đường Tây Nguyên (6) : Đà Lạt

Haggard04
Du lịch, GO! - Theo Vysa, ảnh bổ xung từ internet
“…Cảnh núi rừng Tây Nguyên thấp thoáng, những triền đồi đất đỏ dưới nắng rực lên màu mỡ, những vạt rừng xa xa, lại có cả một miệng núi lửa sừng sững. Tháng 6, hải quỳ nở thưa thớt hai bên đường, lẫn trong màu xanh bạt ngàn của cao nguyên.” (haggard04)

Hành trình Gia Lai – Phú Yên

2 giờ chiều, cả đoàn chào tạm biệt Pleiku, chị dẫn đoàn người Rarai mắt ướt ướt, bịn rịn chia tay, ừ thì cũng cảm động, nhưng mà không hiểu sao mình cứ toe toét cười, có lẽ là vì cả thùng sầu riêng sau xe...

Cũng không hẳn, có lẽ là vì mấy lít mật ong rừng nguyên chất thơm nức mũi, cũng phải chăng là 2 ghè rượu bắp ủ đủ ngày đủ tháng mà ông ngồi ghế sau đang phải khư khư ngồi ôm. Tạm biệt Pleiku, hẹn… tháng sau gặp lại!

Vì chuyến đi vào tháng 6, lại kiếm được xe công, “cơ sở cách mạng” của anh em trong đoàn trải dọc từ Bắc chí Nam nên cả đoàn không chạy về theo đường tắt (về thành phố Hồ Chí Minh theo đường Bình Phước) mà quyết định đi dường vòng, chạy dọc tuyến Phú Yên – Nha Trang – Ninh Thuận – Bình Thuận… mà về, tiện thể mỗi địa phương dừng chân một vài ngày.

Xe lao qua những rừng cao su thẳng tắp, xanh biếc, mát lạnh. Vì cái lí do hết sức dễ thương là chị em phụ nữ trong đoàn chưa biết cây cao su nên xe dừng lại cho thoả lòng chị em phụ nữ. Có lẽ bà con địa phương mà thấy cái cảnh: dừng xe, 3 đứa con gái nhào xuống, chạy ù vào rừng cao su, lấy tay ..sờ sờ, xoa xoa, chụp hình rồi lại ù chạy về xe, có lẽ bà con mình sẽ chả hiểu cái lũ dở hơi kia nó làm cái giống gì. Quay lại xe, ngỡ ngàng khi không thấy các bác phụ nam đâu, bác tài cười bí hiểm, hất đầu về phía rừng thì đã thấy 3 bác dứng cạnh 3 cây cao su, không biết làm cái trò gì…

Đoàn lại tiếp tục lên đường, cảnh núi rừng Tây Nguyên thấp thoáng, những triền đồi đất đỏ dưới nắng rực lên màu mỡ, những vạt rừng xa xa, lại có cả một miệng núi lửa sừng sững. Tháng 6, hải quỳ nở thưa thớt hai bên đường, lẫn trong màu xanh bạt ngàn của cao nguyên.

Rồi đèo, cơ man là đèo, con đường quanh đèo nhỏ xíu cảm giác chỉ đủ cho 2 chiếc xe ngược chiều chạy là vừa khít, bac tài xế hứng chí, chạy cái đuôi xe lúc nào cũng cán mép đường vực dù cả đoàn đang đổ đèo gần mép núi! Mấy đứa sợ quá ,rền rĩ:
- Bác chạy chậm chậm thôi đi mà?
- Ôi giời, ngày xưa tao đi đường này dọc bom đạn, nó bắn sát đít, chạy bán sống bán chết mà có việc gì đâu!
Mấy con giời hết nói, ngồi im re, thôi thì trời không chịu đất thì đất phải chịu trời thôi.

Sau khi tạm phải yên tâm, mình ngồi ngắm cảnh, vẫn là những cảnh núi rừng, thung lũng mình gặp từ mấy ngày nay mà sao vẫn thấy thích thú, vẫn muốn say sưa ngắm. Hình như các anh chị em cũng có chung mong muốn với mình nên kêu bác tài dừng xe, chạy lên sườn núi ngắm cảnh. Một lũ lố nhố trên sườn núi, mình đứng lặng nhìn phong cảnh, hít cang hương vị núi rừng và gân cổ thi hét, bây giờ nhớ lại, sao thèm được đứng ở nơi đó, hét lên thật to và nghe tiếng vọng lại xa xa.

Xe đổ đèo Tô ma, một con đèo nghe tên quen quen với những lời doạ đẫm “Kinh lắm, lạ lắm, đi rồi biết.”
Chịp! không biết có phải là quả thực cái đèo nó chả có gì làm nguy hiểm hay là mấy ngày nay mình chịu quen cái cảnh lên những dốc dựng đứng rồi phi xuống trong trạng thái gần như rơi tự do hay không mà thấy cái lời kẻ nào đó cảnh báo mình thật đáng nực cười.

Đang mơ màng ngắm cảnh, mình bỗng giật mình, thấp thoáng phía trên núi có một tấm biển thật lớn vẽ hình mây con bò và dòng chữ “coi chừng bò”. Chưa hết bàng hoàng thì xe bỗng thắng gấp, chưa kịp ca cẩm thì nhìn trước mặt xe tối sầm lại, nhìn cả đoàn ai mặt cũng nghệt ra. Bò! Cả đàn bò! Con nào con đấy lừng lững hiên ngang bước qua đường, bất chấp bác tài bấm còi inh ỏi.

Sau mấy phút hò hét, bọn chúng nó như muốn thi gan, con nào con đấy hếch mắt lên nhìn mình thách thức, mình nhìn không lầm là bọn nó còn đang muốn cả xe nhìn lại cái biển ở chân đèo kia. Ừ thì đúng rồi, cái biển có ý là “người coi chừng có bò” chứ đâu có cảnh báo bọn bò “bò, coi chừng có xe”. Cái xe biển đỏ CSGT còn không thèm bắt dừng lại mà phải dừng lại vì một lũ bò! Anh em ngao ngán nhìn nhau, bình luận, lại còn làm cả vè, cả thơ về bò nữa :

“ Bò vừa sinh con, người ta đã kêu là con bò
Bò vừa ra lông, người ta đã kêu là lông bò
Bò chết đi mới đêm thui ta gọi là thui bò
Mấy thằng ngu ngu, người ta nói, ngu như bò”

Ấy, nhàn rỗi sao mà xuyên được cái bài này xong, cả xe còn hát rất ư là sảng khoái. Lũ bò vẫn nhìn vào xe với con mắt lãnh đạm và chán nản. Rồi chuyện gì đến cũng đến. Bọn bò nó đi ăn về, nó no, nó say, nó lại được nghe hát, nó đứng chán không có việc gì làm, thế là nó làm cái việc muôn thủa, đi vào thì phải đi ra.

Cũng hay, ngồi trong xe giữa đồng không mông quạnh mà được nghe xuối chảy róc rách, à, không phải róc rách, mà phải là ào ào mới đúng. Rồi nó đi! Cũng may là anh em an toàn hết, xe cộ cũng không trúng phải bom mìn gì, âu cũng là điều may mắn!

Còn tiếp
Những nẻo đường Tây Nguyên (1): Gia Lai
Những nẻo đường Tây Nguyên (2): Pleiku
Những nẻo đường Tây Nguyên (3): Rượu Ghè Bana
Những nẻo đường Tây Nguyên (4): Núi rừng Tây Nguyên
Những nẻo đường Tây Nguyên (5): Kongcharo
Những nẻo đường Tây Nguyên (6) : Đà Lạt

Haggard04
Du lịch, GO! - Theo Vysa, ảnh bổ xung từ internet
Mùa hè đến, những mặt hàng phục vụ nhu cầu đi du lịch “bụi” đang hút khách. Các mặt hàng này bán tập trung tại chợ Dân Sinh, chợ Nga (Russian Market), Saigon Square (TP.HCM).

< Chọn mua ba lô du lịch.

Sản phẩm bán chạy nhất hiện là túi ngủ, dùng thay thế cho chiếc giường, mùng, chăn… Dù giá có nhích hơn 20% so với năm ngoái nhưng đây vẫn là vật dụng không thể thiếu trong hành trang của dân đi “bụi”.

Theo chủ cửa hàng Ngọc Ánh (chợ Dân Sinh), vào mùa này bán chạy nhất vẫn là túi ngủ dạng mỏng, có 2 lớp để người ngủ không bị nóng với giá từ 185.000 đồng/cái. Nếu đi đến những vùng có cây cối rậm rạp thì nên chọn mua võng tích hợp cả mùng tránh muỗi và chăn, giá 150.000 đồng/cái.

Ngoài ra chủ nhân phải trang bị thêm một tấm vải bạt che mưa phía trên võng với giá từ 35.000-100.000 đồng/cái.

Tại chợ Nga còn có bán loại quần túi hộp đa năng rất tiện lợi. Quần dài, chống được muỗi và vắt bám vào chân, có nhiều túi để đựng những vật dụng nhỏ gọn như: dao nhíp, đèn pin, bật lửa… Đặc biệt, có thể tháo ống quần dài thành ngắn nhờ dây kéo chìm bên trong rất thuận tiện. Giá một cái quần đa năng này từ 135.000 đồng.

Nhiều chuyên gia tư vấn khi đi khám phá tại vùng rừng như: Rừng quốc gia Nam Cát Tiên, Cúc Phương… cần mang theo vớ chống vắt. Vớ dài qua đầu gối, có dây buộc phía trên, ngoài chức năng chống vắt, còn có thể giữ ấm chân khi nhiệt độ xuống thấp.

Một loại không thể thiếu khi đi vào nơi ẩm ướt là vớ ni lông dùng bọc bên ngoài giày. Trước khi đi qua vùng đầm lầy hay vũng nước nên mang vớ bọc ở ngoài giày giữ cho chân và giày luôn khô ráo. Sản phẩm xài một lần với giá bán 15.000 đồng/ đôi.

Chị Hằng (Q.1), dân du lịch “bụi” cho biết, trong hành lý đi kèm ngoài đôi giày thể thao còn có thêm một đôi giày bằng nhựa siêu nhẹ. Gặp những khi thời tiết xấu hoặc đi qua vùng đầm lầy thì giày có bị ướt nhưng rất mau khô, giá từ 120.000 đồng/đôi.

Ba lô du lịch, ngoài những mẫu có thêm phần đáy túi có thể chứa máy ảnh, hoặc chứa quần áo cho những chuyến đi ngắn ngày, khách du lịch đi dài ngày có thể chọn mua ba lô loại lớn từ 60 - 120 lít. Giá bán rất khác nhau, tùy theo chất liệu cũng như độ bền của sản phẩm từ 450.000 đồng/cái.

Được nhiều người tìm mua là ba lô tích hợp 3 trong 1, có thể tách ra thành một cái ba lô nhỏ và túi đeo trước bụng để tránh thất lạc giấy tờ khi vào những khu đông người.

Đồ nghề trekking

Giày trekking

Một đôi giày leo núi phù hợp không chỉ giúp bạn chinh phục đỉnh cao dễ dàng hơn, an toàn hơn mà còn bảo vệ đôi chân của bạn. Tốt nhất, bạn nên chọn loại giày đế cao su, có ma sát lớn, có đệm mắt cá chân giúp cho bạn di chuyển nhẹ nhàng, chống thấm nước và cao cổ. Loại giày này khá dễ mua ở các hàng bán đồ thể thao với nhiều nhãn hiệu tên tuổi với giá khoảng từ 400.000đ/đôi.

Túi ngủ

Trên núi cao, nhiệt độ thường thấp, đặc biệt là về đêm. Do đó, một chiếc túi ngủ ấm áp là thực sự cần thiết. Nhưng để mang theo trong suốt hành trình, túi ngủ của bạn phải thật gọn nhẹ và tốt nhất là loại túi ngủ chống thấm nước. Bạn có thể tìm mua túi ngủ ở các cửa hàng bán đồ thể thao hoặc trong Metro với giá 173.000đ.

Lều trại

Để ngủ đêm trên núi, ngoài túi ngủ, bạn còn cần thêm lều trại để tránh mưa, sương mù và gió rét. Lều trại có nhiều kích cỡ cho bạn lựa chọn, từ lều cá nhân, lều dành cho 2 người, lều 4 người…Bạn có thể mua lều du lịch tại siêu thị Metro hoặc các cửa hàng bán đồ thể thao.

Quần áo

Tuỳ theo mùa mà bạn có thể lựa chọn những loại quần áo phù hợp. Nếu là mùa hè, bạn nên chọn loại quần áo bằng chất liệu nhẹ, thoáng khí, còn nếu là mùa đông, bạn nên mặc nhiều áo mỏng thay vì một áo dày để dễ dàng cởi ra khi nóng. Để leo núi, bạn cần mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton, giúp cử động dễ dàng, không nên mặc quần áo bằng vải jean dày hoặc quá bó.

Ba lô

Một chiếc ba lô “chuẩn” sẽ giúp chuyến đi của bạn thuận lợi hơn. Đó là một chiếc ba lô nhiều ngăn, chống thấm nước, có đai ngực và đai bụng, ôm sát người giúp bạn leo trèo không bị vướng víu. Bạn có thể mua ba lô trekking của các hãng tên tuổi như The North Faces, Jack Wolfskin, Deuter… với giá từ 300.000đ tại các cửa hàng bán đồ thể thao.

Túi cứu thương

Không chỉ dành cho những đợt leo núi, túi cứu thương cần là bạn đồng hành của bạn trong mỗi chuyến du lịch. Trong mỗi túi cứu thương, bạn cần có thuốc chống dị ứng, thuốc chống côn trùng, thuốc chữa rắn cắn, bông băng, salonpas, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc sát trùng, băng cá nhân, dầu gió, thuốc tiêu chảy.

Dụng cụ bảo vệ

Các dụng cụ bảo vệ bao gồm: mũ bảo hiểm, giúp bạn giữ an toàn khi phải “đối đầu” với vách đá, dây thừng: thông dụng nhất là loại dây có lõi xoắn bằng thuỷ tinh. Giá từ 100 – 200USD tuỳ loại; đai leo núi: là hệ thống dây bảo hiểm được “mặc” quanh người, có 3 loai đai để bạn lựa chọn: đai eo, đai ngực và đai toàn thân; bọc đầu gối, bọc khuỷu tay, găng tay có hạt để tăng độ ma sát, bảo vệ tay bạn khi bám vào đá.

Ngoài ra, còn một số đồ lặt vặt nhưng cũng không thể thiếu, đó là dao đa năng, đèn pin, pin dự phòng, bật lửa, áo mưa

Du lịch, GO! - Theo Nguyên Trang (Tinnong), Phuotcafe, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống