Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 31 January 2013

Đến bất cứ thành phố nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp những chợ quê trong phố. Những người bán hàng không chỉ mang về chợ sản phẩm của làng quê mà còn cả giọng nói, cử chỉ mộc mạc, dáng vẻ chân chất, lam lũ của người quê.

Những chợ quê trong phố thường được gọi là chợ chồm hổm hay chợ đường phố. Hàng hóa bày ngay dưới đất, trên một lớp ni lông hay lớp lá chuối. Người bán, dù có cái đòn gánh hoặc có thể kê dép nhưng chẳng mấy khi ngồi, cứ chồm hổm cho tiện. Còn khách mua cũng chồm hổm để mua cho nhanh.

Gần nhà tôi (TP Nha Trang) cũng có một chợ như thế. Quen thuộc đến độ người trong xóm chẳng mấy khi ra chợ chính. Sản phẩm được bán nhiều nhất ở chợ hẻm này là hàng rau: rau muống, mồng tơi, rau đay, rau ngót, cải bẹ, xà lách, tần ô…mùa nào thức ấy.
Bên cạnh đó là các lọai củ quả: su hào, cà chua, giá đỗ, hành khô, măng tươi, cà pháo, trứng gà ta…

Rau củ nhiều mấy cũng mau chóng hết veo bởi sản hàng tươi non và giá rẻ. Bên cạnh là hàng đậu phụ. Những miếng đậu đều chằn chặn, thơm mát, giá rất phải chăng. Ngoài ra còn có sữa đậu nành, chỉ  2.000đ một bịch.

Chợ chỉ họp buổi sáng nên các món điểm tâm rất phong phú. Một dãy hàng ăn san sát, chiếm gần hết vỉa hè bên trái: phở, bún cá, bánh canh, bún bò, mì Quảng …

Cạnh đó là hàng bánh: bánh chưng, bánh giò, bánh dày, bánh ít, bánh ướt, bánh bèo. Hàng xôi có xôi bắp, xôi gấc, xôi đậu, xôi vò…Thứ gì nhìn cũng bắt mắt, ngon mà giá lại "mềm". Ít tiền thì ăn chừng 2.000đ - 3.000đ bánh ướt, 4.000đ - 5.000đ xôi, khá hơn có thể ăn tô bánh canh 7.000đ - 8.000đ. Đắt nhất là phở, bún bò hay mì Quảng cũng chỉ từ 13.000đ - 15.000đ/ tô.

Hàng tươi sống có một dãy riêng. Chợ nhỏ mà có đủ thứ, nhiều nhất là các lọai cá biển: Cá thu, cá ngân, cá bạc má, cá hồng, tôm tép, mực, sò, ốc… đôi khi có cả cua, ghẹ, tôm tích…

Hải sản được đưa về từ cảng cá nên giá chỉ bằng giá ở chợ lớn, có khi rẻ hơn. Tôm to bằng ngón tay, nhảy tanh tách cũng chỉ 70.000đ - 80.000đ/kg. Ở đây cũng bán các loại cá sông như cá chép, cá trôi, cá mè, cá diếc, cá lóc. Vỉa hè bên phải dành cho hàng thịt với đủ các lọai thịt heo, bò, gà, vịt…

Trái cây ở chợ hẻm này cũng khá phong phú, mùa nào thức ấy: chuối tiêu, chuối mốc, chuối sứ, chuối ngự, mãng cầu, cam, táo, lê, đu đủ, sapôche…Thỉnh thoảng có đào, nho tươi, xoài, vú sữa…Vào những ngày rằm mồng một còn có hoa tươi, hoa cúng , hoa cắm, hoa lễ chùa… Gần đó là hàng gạo và đồ khô. Từ những lọai gạo sang như nàng hương, tám thơm, tài nguyên …đến các lọai gạo thường, gạo nở…đều có.

Sát ngay lối vào hẻm là hàng quần áo, giá cực rẻ: 15.000đ đến 20.000đ là mua được cái quần hay cái áo mặc được, thậm chí khá kiểu cách. Đồ bộ chỉ khoảng 30.000 - 40.000đ, tha hồ chọn. Bên cạnh đó là đủ thứ hàng tạp hóa: khăn mặt, xà bông, mũ, nón, giày dép, kính mát, vòng cổ, hoa tai…Không thiếu thứ gì mà giá cả lại rất "mềm". Thỉnh thoảng, những người bán đồ xôn đổ xuống cả lô những sản phẩm "quá đát", lựa mệt nghỉ: áo lạnh, mũ len, quần iean, đồ bộ, áo đầm, giày cao gót …Giá rẻ khó cầm lòng khiến nhiều “thượng đế” tần ngần rồi quyết định mở bóp.

Điểm đặc biệt nữa của chợ quê: Không nói thách. Người bán, người mua đều quá quen nhau, thách làm gì. Người bán lấy hàng tận gốc nên giá nới hơn, chỉ cần kiếm mỗi ngày dăm chục lãi là đủ. Người mua nhìn những khuôn mặt người bán sạm nắng, những bàn chân đen đúa, nứt nẻ, cảm thấy đôi chút xót xa. Thêm bớt làm gì vài trăm bạc lẻ.

Có lẽ vì vậy mà chợ nói chung, chợ quê trong phố nói riêng là một trong những nét độc đáo mà du khách thích tìm hiểu đời sống mong muốn được khám phá khi đến bất cứ thành phố nào.

Du lịch, GO! - Theo Giao Thủy (PNO)
Biết chúng tôi có ý định thực hiện một chuyến “phượt” đến trung tâm bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), một người bạn đang công tác tại thành phố Phan Thiết khuyên tôi nên dành một chút thời gian ghé qua một vùng đất hoang sơ mang tên Bưng Thị. 

Bị hấp dẫn bởi một vài thông tin mà người bạn cung cấp, tôi quyết định dùng xe máy “phóng” thẳng một mạch đến nơi. Không phụ lòng mong mỏi, Bưng Thị đã đón tiếp chúng tôi bằng vô số điều thú vị…
Mặc dù đang là giờ nghỉ trưa nhưng anh Võ Thanh Liêm - người có gần 20 năm gắn bó với khu bảo tồn vẫn niềm nở đón tiếp chúng tôi. Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, anh Liêm sơ lược “lý lịch” về “ngôi nhà xanh” của mình.

Như đoán trước được thắc mắc của khách, đến đoạn xưng danh Tà Kóu anh dừng lại khá lâu để giải thích. Anh Liêm cho biết, theo tài liệu còn lưu giữ được thì cái tên Tà Kóu có từ thời Pháp thuộc. Một số nghiên cứu cho thấy, tên gọi này xuất nguồn từ ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Chăm. Theo đó, từ Tà có nghĩa là núi, Kóu có nghĩa là già, cũ… cụm nguyên của từ này có nghĩa là “Núi Già”. Ngày nay, để tiện cho việc quảng bá đến công chúng, những người làm công tác du lịch đã “Việt hóa” nó thành Tà Cú cho dễ nhớ.

Đường từ trụ sở trung tâm bảo tồn vào Bưng Thị không xa lắm, chỉ trên dưới 7km đường rừng nhưng rất khó đi. Xe vừa chạm bánh vào con đường rừng đầy cát trắng, anh Liêm dừng lại báo cho tôi biết chúng tôi sắp sửa chinh phục đường… dây thép! So với Quốc lộ 1A con đường này “già” hơn vài trăm tuổi.

Mặc dù đã được hướng dẫn khá kỹ cách chạy xe trên đường đầy cát, song do chưa có kinh nghiệm nên không ít lần tôi bị bỏ lại phía sau khá xa. Một mình giữa rừng, tôi rợn người khi chợt nhớ đến những câu chuyện ly kỳ mà mình đã nghe trước đó.

Anh Xuân, một người mà tôi gặp ở thị trấn Hàm Minh cho biết, trước ngày đất nước thống nhất, khu vực núi Tà Kóu có rất nhiều hổ. Do cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng nên hồi ấy chuyện “xung đột” giữa hổ và người diễn ra khá thường xuyên. Trong phần lớn những cuộc giao chiến, con người luôn là kẻ thua cuộc và không ít phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

< Bưng Thị phong phú thực vật miền nhiệt đới.

Sau gần một tiếng đồng hồ cắt rừng vượt cát, cuối cùng thì vùng đất hoang sơ Bưng Thị cũng hiện ra trước mắt. Vì đang là mùa khô nên phần lớn diện tích vùng Bưng Thị bị bao phủ bởi một màu xám bạc của những trảng cỏ khô. Xen lẫn vào đó là một vài tán cây bụi đầy gai nhọn hoắc.

Bưng Thị được hình thành trên nền đất phù sa cổ, khí hậu tương đối khắc nghiệt với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ trên dưới 100ml. Đó là lý do mà chỉ có cỏ và loài găng gai là có khả năng sinh trưởng tốt. Theo nhiều người tên gọi Bưng Thị xuất phát từ việc vùng bưng này có nhiều cây thị hoang sinh sống. Hiện vẫn còn một số cá thể loài này sinh trưởng quanh vùng đệm nhưng số lượng không còn nhiều như trước.

Nếu đi qua vùng trảng cỏ Bưng Thị vào dịp sáng sớm hoặc chiều tối, du khách sẽ có dịp nhìn thấy những gia đình chim công, gà lôi hồng tía - hai loài chim đặc hữu của vùng này nhởn nhơ tìm mồi. Bưng Thị có một quần thể khá đa dạng với nhiều loài động vật quý hiếm. Hệ động vật ít nhất 30 loài thú, 100 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 174 loài côn trùng... Hệ thực vật có 751 loài và có ít nhất 15 loài thực vật quý hiếm.

Nếu như trên cạn là cát trắng nóng bỏng đặc trưng sa mạc thì chỉ cách đấy vài bước chân nó là thế giới của vô số loài động, thực vật miền nhiệt đới. Chỉ cho tôi một vùng đầm lầy bị bao phủ bởi cỏ dại và tràm nước (loại cây đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười) trước mặt. Để đo độ sâu mực nước vùng đầm lầy Bưng Thị là điều không thể. Bởi chưa từng có ai vượt qua được những bãi lầy dày hàng chục mét để vào sâu bên trong.

< Khu vực đầm lầy.

Do nằm trong khu vực vành đai núi lửa nên nước ở Bưng Thị chứa khá nhiều khoáng chất. Chưa có một nghiên cứu chính thức, song nhiều người cho rằng chính nhờ nguồn nước này mà quả thanh long Hàm Thuận Nam ngon ngọt, trở thành đặc sản nổi tiếng khắp cả nước.

Sau gần ba tiếng đồng hồ lang thang quanh Bưng Thị, trước khi quay trở ra, chúng tôi “tự thưởng” cho mình một chầu trứng luộc bằng chính dòng nước suối nóng bỏng được lấy trực tiếp từ lòng đất. Được các nhà khảo sát địa chất khoan thăm dò vào năm 1979, dòng nước suối này có nhiệt độ khoảng 800C, đủ khả năng làm chín một quả trứng trong vòng 20 phút.

Khám phá suối nước nóng Bưng Thị

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Minh (Phunuonline)

Wednesday, 30 January 2013

Nhắc đến những chuyến du lịch hấp dẫn, ít ai kể về kỷ niệm với bác tài – lái xe chở khách trên những chặng đường gập ghềnh. Bài viết sẽ hé lộ câu chuyện kỳ thú của một bác tài (CTy vận tải Thiên Thảo Nguyên) để các bạn cùng trải nghiệm nhé!

< Cảnh hồ Ba Bể.

Chuyến đi Đông Bắc được khởi hành từ Hà Nội vào mùa đông lạnh giá kéo dài 7 ngày đêm. Đảm nhiệm một con xe mới, chở 17 khách, bác tài tên là Nguyễn Đức Văn với kinh nghiệm 13 năm kể lại chuyến hành trình dài và gian nan, nhưng cũng hết sức đáng nhớ của mình.

Đó là 17 vị khách đến từ Pháp muốn đi thăm lại di tích hồ Ba Bể ngày xưa. Xe bắt đầu lăn bánh từ Hà Nội đến hồ Ba Bể, dừng chân tại một làng bản. Ngày hôm sau, bác tài đưa đoàn khách đi Cao Bằng, thăm hang Bắc Pó, rồi đi đến thác Bản Dốc,…. Lạng Sơn và cuối cùng tham quan vịnh Hạ Long.

Với khách du lịch, mọi chuyện diễn ra thật vô cùng lý thú và nhẹ nhàng, nhưng với công việc âm thầm, lặng lẽ của người cầm lái vận chuyển khách, thì không chỉ có vậy. Chúng ta hãy cùng quay ngược lại cuộc hành trình và nghe bác tài kể.

“Cách đây bốn năm, chặng đường đi từ Ba Bể đến Cao Bằng rất hiểm trở, đèo dốc, khó đi, đặc biệt vào mùa đông có nhiều sương mù. Ngay cả khách ngồi phía sau cũng lo sợ trước thời tiết dày đặc sương mù như thế này, nên họ đã yêu cầu tôi dừng xe để đợi khi ngớt mưa và sương sẽ đi tiếp.”, anh Văn kể.

Nhưng với lịch trình đã lên sẵn, bác tài chỉ dừng lại khoảng 5 phút và động viên hành khách, anh có thể vượt qua được chặng đường này bằng kinh nghiệm lâu năm của mình. Cuối cùng anh đã đưa khách đến nơi an toàn và đúng giờ theo như chương trình.

Trên đoạn đường từ Cao Bằng về Lạng Sơn, quãng đường dài gần 20km là Đông Khê và Thất Khê, đoạn đường mà theo như anh Văn nói “không lái xe nào chở khách đi du lịch Đông Bắc lại không biết”, một bên là vực sâu, một bên là núi rất khó đi và thường trơn trượt do trời mưa vào mùa đông.

Biết rằng chặng đường khó khăn vào mùa đông, bác tài đã phải chuẩn bị trước xà beng, cuốc xẻng, dây cáp kéo xe… để xử lý các vấn đề gặp phải trên trên đoạn đường Đông Khê, Thất Khê này.

“Suốt chặng đường ấy, dự đoán trước tình hình, tôi liên tục phải xuống xe dùng xà beng, cuốc, xẻng đào và xúc bỏ đi phần đất trơn lầy, để trơ ra phần đất cứng, thì xe mới qua được. Đó là còn chưa tính có đoạn nào trơn quá xe không đi lên được là tôi phải nhờ xe đi ngược chiều kéo xe mình bằng dây cáp đã chuẩn bị trước.”, anh Văn nhăn mặt, lắc đầu kể lại.

Tuy nhiên, “tôi vẫn có nụ cười rạng rỡ như thường lệ chứ không phải là một nụ cười gượng gạo”. Bác tài phân trần: “…những lúc khó khăn như thế, lái xe như chúng tôi phải rất bình tĩnh để vượt qua được chặng đường đó. Có lúc khách không biết được lái xe đã vượt qua khó khăn thế nào.”

Chắc chắn rằng phải có kinh nghiệm và bản lĩnh lắm lái xe mới vững vàng xử lý được mọi vấn đề, để vượt qua chặng đường khó khăn, kịp thời gian cho cuộc hành trình.

Có lúc giữa buổi đêm, khách bị đau bụng phải đi cấp cứu do khác biệt về ẩm thực, anh Văn đã có mặt kịp thời đưa bệnh nhân đi bệnh viện ngay trong đêm, cách nơi ở khoảng 10km.

Một trường hợp khác, khách bị thất lạc hành lý do để nhầm lên xe khác cùng màu. Bác tài Văn kể lại đó là 2 vị khách Indonesia bị thất lạc hành lý. Với trách nhiệm của người lái xe và óc phán đoán của người có bề dày kinh nghiệm, bác đã đi hỏi cụ thể, tìm hiểu vị trí của xe, thời gian để hành lý lên xe, nên bác Văn đã tìm ra được chiếc xe mà hành lý của khách bị thất lạc.

Nói về niềm đam mê với nghề, anh Văn cho rằng do “Có trách nhiệm với nghề thì yêu nghề thôi" và “yêu nghề thì gắn với trách nhiệm”, sau những chuyến đi dài ngày, nhận được những lời cám ơn, cảm kích của khách, tôi thực sự hạnh phúc". Anh Văn thổ lộ thêm “Nghề lái xe giúp tôi được gặp nhiều người, tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau, học hỏi được nhiều từ văn hóa của họ. Công việc này cũng đưa tôi đến nhiều nơi, danh lam, thắng cảnh đẹp”.

Du lịch, GO! - Theo DulichVN, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống