Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 3 March 2013

Với những du khách có sức khỏe và thích khám phá, dành một ngày lượn lờ bằng xe gắn máy đến năm ngọn núi trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và chinh phục độ cao của các ngọn núi này là thú vị nhất.

< Có thể leo núi Thủy Sơn bằng cách dễ nhất: đi theo các bậc tam cấp.

Trong hệ thống năm ngọn núi này (còn gọi là núi Non Nước), Thủy Sơn là ngọn núi lớn nhất và là nơi du khách ưa thích viếng thăm, do có nhiều hang động đẹp và có hệ thống thang máy dành cho người sức khỏe giới hạn.

< Các bậc tam cấp này dẫn lên nhiều ngôi chùa trên Thủy Sơn.

Nằm ở phía đông bắc trong quần thể này, Thủy Sơn có ba ngọn từng được gọi là núi Tam Thái, trên núi có chùa Tam Thái từng được xếp vào dạng quốc tự thời Minh Mạng.

< Bạn có thể thừ sức bằng cách leo lên các hốc núi, ra các cổng trời.

Với độ cao không cao lắm (106 m), có các bậc tam cấp lên đến tận đỉnh, leo núi Thủy Sơn cũng là cách tập thể dục tốt với người sức khỏe bình thường. Chưa kể bạn có thể nghỉ chân ở vài chặng tại các ngôi chùa trên ngọn núi này, với cây xanh, bóng mát và hơi lạnh mát mẻ từ núi đá tiết ra.

< Chinh phục các địa thế hiểm trở ở Thủy Sơn cũng là một cái thú.

< Thăm động Huyền Không với trần hang cao vòi vọi, hang lớn nhất trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Leo lên Thủy Sơn, bạn đến thăm các hang động huyền ảo như động Huyền Không, động Linh Nham, động Vân Thông, hang Vân Nguyệt, hang Thiên Long, hang thiên đường hay hang âm phủ.

Lên đến đỉnh Thủy Sơn, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn thành phố Đà Nẵng bên dưới hay quang cảnh bãi biển Non Nước với các resort chạy dài.

< Từ đỉnh Thủy Sơn, phóng tầm mắt nhìn ra bãi biển Non Nước bên dưới.

Xuống núi, ra về cũng là lúc bạn có thể mua một vài món đồ lưu niệm làm bằng đá núi Non Nước với các màu đặc trưng trắng sữa, phấn hồng, vân đỏ, xanh đậm, nâu đen. Hiện nay, quanh khu vực, người dân vẫn hành nghề làm tượng đá cung cấp cho mọi vùng trên cả nước.

Du lịch, GO! - Theo Kim Dung (iHay)
Là một chợ lớn, nằm ở trung tâm thành phố Nha Trang, một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Người Nha Trang thường lấy mốc tết bằng câu hỏi nhau: “Chợ Đầm tết chưa?”. Khi tấm bảng “Chợ tết mừng xuân” được dựng ở cổng chào chợ Đầm cũng là lúc nhịp tết càng hối hả.

Trong ký ức nhiều người ở Nha Trang, chợ hoa tết ở chợ Đầm là hình ảnh khó phai nhòa bởi ngày trước, hoa tết (hoa chậu) tập trung nhiều ở đây, sau này, hoa tản mác khắp thành phố, chợ Đầm không còn bán hoa tết nữa mà chỉ còn những gian hàng bán hoa cắm bình chủ yếu từ Đà Lạt chở xuống, và các gian hàng bánh, mứt… thêm các khu vui chơi như lô tô, phóng lao, các trò chơi ngày tết…

Xuân về, hầu như mọi người dân Nha Trang đều thích đi chợ Đầm, không chỉ mua sắm các thứ mà còn để ngắm chợ và thử “thời vận” với các trò chơi vui nhộn. Một nét đẹp mùa xuân chỉ có ở chợ Đầm.

Chuyện kể rằng, xa xưa, nguyên thủy chợ Đầm là một cái chợ nhỏ có từ năm 1908, do nằm ở vị trí ngay cửa sông nên có tên là chợ Cửa, sau này là chợ bán đồ sắt, kim khí. Vị trí chợ Đầm tròn bây giờ là Đầm Cù Huân, rộng bảy mẫu, còn có tên là Đầm Bảy Mẫu, có cừ xi măng xây xung quanh, có bậc cấp đi xuống nước.

Từ cầu Hà Ra, có một con lạch dẫn nước vào đầm, cừ xi măng bao tròn từ đường Nguyễn Thái Học, chưa đến lò heo rồi rẽ xuống Nguyễn Bỉnh Khiêm. Toàn bộ cống nhà đèn đều chảy ra đầm thoát nước, do đó nước đầm có màu đen ngòm, tuy vậy, những ngày có nước ròng lên, đầm cũng sạch.

Đặc biệt từ đầm ra sông Cái có rất nhiều rái cá, to khoảng cỡ con chó Nhật bây giờ, lông mượt dài, màu xám luốc luốc, hoặc đen hình dạng giống như con chuột chù, mỏ ngắn, chân thấp. Rái cá sống trong đầm, hàng ngày chúng bắt cá dồn thành một đống thật lớn, cả đàn xúm nhau ăn, nếu có người đến gần chúng hoảng sợ bỏ chạy, trước khi chạy chúng đái lên đống cá, nếu ai đem về ăn thì sẽ bị trúng độc. Có những người chuyên đứng rình, chờ khi nào đống cá nhiều xách cây đuổi rái cá đi để lấy cá.

Thời đó, khu vực xung quanh chợ Đầm, xóm Cồn nhà cửa dân cư chen chúc, lộn xộn, có mấy nhà có trang thờ “ông rái cá”. Người ta kể, vua Gia Long có một lần bị quân Tây Sơn đuổi gấp phải dùng ghe chạy trốn, đêm tối trời không biết đường, thấy có hai con rái cá lội trước mũi ghe, nhà vua cho là điềm lành, hạ lệnh chèo ghe theo hai con rái cá này, vô tình thoát khỏi vòng vây của quân Tây Sơn. Khi lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long sắc phong cho hai con rái cá tước hiệu Lang Lại Nhi Đại Tướng Quân, truyền chỉ cho làng, xã địa phương thờ. Ngư phủ, nhất là những người chuyên nghề lặn lấy tước hiệu trên để thờ cúng rái cá.

Ở khu vực chợ Đầm, những ngày lễ, người Pháp tổ chức những trò chơi như: đua ghe, leo cột mỡ, bịt mắt đập nồi đất… Nhiều người cho rằng, việc lấp đầm Cù Huân năm 1961 để xây thành chợ tròn, thật ra không phải là một giải pháp tối ưu, bởi đã làm mất đi một điểm xanh của thành phố, còn đọng lại trong ký ức rất nhiều người ở Nha Trang thời ấy.
Dự án xây chợ Đầm được lập năm 1961 thay cho chợ Cửa do tình trạng dân cư ngày càng đông, nhà mọc lên san sát, giải quyết ô nhiễm và nhếch nhác. Trên dự án, ngôi chợ hình tròn nằm ngay vị trí đầm Cù Huân.

Đến năm 1964, đồ án xây cất một ngôi chợ tròn có mái xếp và một nhánh hình cánh cung được phê duyệt. Tuy nhiên, đồ án này chưa được thực hiện thì đêm 16/9/1968 tại đây đã xảy ra vụ hỏa hoạn lớn: 126 ngôi nhà bị cháy rụi. Ngày 12/4/1969 được coi là ngày khởi công thổi cát lấp đầm để xây dựng thành chợ Đầm. Với khối lượng cát là 350.000m3, sau 6 tháng đầm được lắp hoàn toàn. Tiếp theo là việc tạo móng, dựng nền và xây cất công trình, hàng nghìn cọc bê tông cốt sắt dài 20m đã được đóng xuống qua lớp sình lầy.

Chợ Đầm có kiến trúc hình hoa sen với đường kính 66,5m, có một tầng lầu hình vành khăn, lệch tâm. Diện tích cả trệt và lầu là 5.270m2. Phía bên trái chợ Đầm có hai chung cư A và B được xây dựng cùng thời điểm với chợ, như nửa vòng tròn ôm lấy chợ Đầm. Bên phải là chung cư mới được xây dựng sau này khi giải tỏa chợ cũ hay còn gọi là chợ vuông (có một thời tồn tại song song hai chợ, chợ tròn là chợ mới, chợ vuông là chợ cũ bán hàng sắt, nông ngư cụ, điện máy, quần áo cũ…).

Bởi tính chất đầu mối, chợ Đầm duy nhất ở Nha Trang có chợ khuya họp từ 1 giờ sáng bán các hàng nông sản như rau, chuối, đu đủ, các loại trái cây… từ nhà quê đem xuống.

Tiểu thương khắp nơi đều lấy hàng ở đây phân phối về khắp các chợ lớn, nhỏ trong thành phố. Chợ họp đến khoảng 3-4 giờ sáng là tan. Cảnh buôn bán ở chợ Đầm giấc khuya về sáng gợi khá nhiều ý tưởng cho các nghệ sĩ về cuộc sống, nét đẹp con người trong lao động…

Là một khu chợ đông vui, có kiến trúc đẹp, khá độc đáo ở trung tâm thành phố như chợ Đầm rất đáng được du khách bốn phương biết đến trước khi chia tay, tạm biệt thành phố biển xinh đẹp, mến khách này.

Du lịch, GO! - Theo Bình An (Phunuonline)
Đến Hà Giang, mảnh đất cực bắc thân thương của Tổ quốc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, màu sắc của thiên nhiên, đời sống, con người... những sắc màu để lại trong bạn ấn tượng không thể nào quên.

Đến Hoàng Su Phì, Xí Mần, Phố Cáo, Sủng Là, Đồng Văn, Ma Lé, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nương hoa tam giác mạch ngút ngàn, lay động trong gió se lạnh. Người ta gọi loài hoa này là tam giác mạch vì cánh hoa chụm lại hình chóp nón, có ba mặt tam giác như bao bọc hạt mạch quý ở giữa. Đẹp lạ lùng là hoa tam giác mạch có bốn màu: khi mới nở hoa có màu trắng, sau chuyển sang phớt hồng, rồi hồng tím và cuối cùng là màu tím đỏ.

< Du khách dễ ngẩn ngơ trước khung cảnh núi non hùng vĩ.

Ruộng bậc thang là hình thức canh tác, nét đặc trưng của đồng bào các dân tộc ở Hà Giang nói riêng, vùng cao phía Bắc Việt Nam nói chung. Ở Hà Giang, ruộng bậc thang mùa nào cũng đẹp.

Mỗi mùa, thiên nhiên lại “vẽ” lên những thửa ruộng bậc thang một màu sắc khác nhau. Những thửa ruộng bậc thang tạo nên bức tranh kỳ vĩ, một vẻ đẹp độc đáo trên nền không gian núi non trùng điệp.

Nhà trình tường là kiểu kiến trúc rất đặc trưng tại Hà Giang. Những ngôi nhà tường đất, dày đến hai gang tay được lợp bằng ngói máng. Nếu được sống trong những ngôi nhà này, bạn sẽ có cảm giác thật ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Tuổi thọ của những ngôi nhà này có thể lên đến cả 100 năm, là nơi cư ngụ của 3 - 4 thế hệ trong mỗi gia đình. Nếu một lần bạn được ngắm những ngôi nhà trình tường toạ lạc giữa những vườn hoa cải vàng rực, thấp thoáng làn khói lam chiều bay lên quyện cùng mây núi, hình ảnh êm đềm đó sẽ đọng mãi trong tâm tưởng bạn.

Đến Hà Giang, bạn đừng quên thưởng thức món thắng cố. Mỗi phiên chợ, dân bản các vùng về chợ thường mang theo túi mèn mén hoặc vài cái bánh ngô, mua thêm bát thắng cố là có một bữa ăn ngon lành ở chợ.

Chế biến thắng cố rất đơn giản. Xương ngựa (hoặc bò) chặt nhỏ, cùng với gân cốt, bạc nhạc, mỡ, các loại thịt vụn, tiết đông thái nhỏ, tim gan phèo phổi ... là đủ nguyên liệu để có được một chảo thắng cố. Thắng cố được múc ra bát cho thực khách lúc nào cũng phải nóng hổi, vừa ăn, vừa thổi.

Du lịch, GO! - Theo Khánh Hoa (PNO)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống