Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 5 March 2013

Từ trung tâm Hà Nội, chỉ cần hai giờ đồng hồ chạy xe máy, bạn đã đến được với thác Mặt Trời quyến rũ nhờ vẻ đẹp thiên nhiên thuần khiết.

< Đường đi với những khúc cua uốn lượn quanh núi.

Thác Mặt Trời còn có tên là thác Đại Sao thuộc xóm Võ Khang, xã Kim Tiến, cách khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, Hòa Bình chục cây số. Nơi đây được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh bởi mây phủ quanh năm, dòng suối uốn lượn hiền hòa, không khí se lạnh, thác tung bọt trắng xóa và đặc biệt chưa có bàn tay cải tạo của con người.

< Mây bay ngang triền núi, màu xanh mát của đồng lúa khiến tâm hồn vô cùng thư thái.

Gọi là khu du lịch sinh thái nhưng thác Mặt Trời vẫn còn nguyên sơ chưa có bất kỳ một dịch vụ nào phục vụ du khách, con đường dẫn tới thác phải men theo đường mòn hoặc đi đường suối trèo qua các phiến đá lớn nhỏ.

< Những dải mây trắng bông là là quấn quýt lấy triền núi, phía dưới nước suối xanh ngắt.

Thác Mặt Trời khởi nguồn từ rừng già Thượng Tiến quanh năm mây phủ gồm 2 thác chính và một thác phụ: thác đầu tiên dài chừng 60m ở lưng chừng núi đồi Thung, bọt tung trắng xóa. Tiếp đến là thác Vồng Han nước chảy quanh năm không ngừng nghỉ.

< Dòng suối Võ Khang nước trong mát.

Dòng suối Vó Khang kéo dài lên rừng đặc dụng Thượng Tiến, quanh co uốn lượn hiền hoà, ấp ôm sườn núi, gột rửa nghìn năm tạo nên những phiến đá muôn hình van dạng, có hàng trăm hòn đá lớn nhẵn lỳ như những tấm phản, là nơi nghỉ chân ngắm nhìn mây xanh bay ngang trời, hay nằm thư thái lắng nghe tiếng cá đớp lao xao; lại có cả những lớp đá lô nhô như kẻ đứng người ngồi.

< Những phiến đá muôn hình vạn trạng dọc theo dòng suối dưới chân núi.

Theo người bạn là dân bản địa xứ Mường Động dẫn chúng tôi đi cho biết: thác Mặt trời là thác chính, cao ở lưng chừng núi Thung. Ngoài ra còn có thác 1, thác 2 , để đi hết ba tầng thác này phải mất hai ngày đi bộ đường rừng và leo suối, muốn đi được vậy phải thủ sẵn cơm nắm chống đói để qua đêm trên rừng.

< Nơi lý tưởng để tịnh tâm ngồi thiền giữa núi rừng.

Cung đường đi từ Hà Nội đến thác Mặt trời cũng có những khúc cua không kém đường đi Tam Đảo hay thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, đòi hỏi tay lái phải chắc và nhanh mắt để quan sát.

< Địa thế lý tưởng để ung dung ngồi câu cá suối.

< Một con thác nhỏ đang róc rách chảy.

Hai bên đường một bên cây cối rừng núi um tùm, một bên đồng lúa xanh mát. Đi đến khúc cua rẽ vào huyện Kim Bôi, những tay lái chúng tôi sung sướng tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành, nghe tiếng chim hót thấy tâm hồn thư thái, sảng khoái vô cùng.

< Phải mím chặt tay chân để bò qua các tảng đá lớn.

Trên đường đến thác, chúng tôi phải đi bộ qua một cánh rừng rồi lội suối. Chạm chân xuống dòng suối Vó Khang mát lạnh tê cả chân, thỏa mắt với nước suối trong vắt chảy qua những tảng đá lớn nhỏ muôn hình vạn trạng. Có những phiến đá tảng to, trơn và phẳng lỳ có thể ngồi thiền thả hồn vào thiên nhiên, hay nằm nghỉ ngắm trời đất, mây xanh bay qua tầm mắt.

< Thác 1 là một trong 3 thác chính ở khu du lịch sinh thái thác Mặt trời tung bọt trắng xóa.

Với những du khách như chúng tôi, không quen lội suối, những tảng đá này trơn trượt rất khó đi, nhiều khi phải xách dép, phải bò, mím mười đầu ngón chân, ngón tay vào đá để di chuyển. Bởi chỉ cần bất cẩn, những hòn đá trơn trượt sẽ làm chúng tôi ngã theo dòng nước xiết bất cứ lúc nào. Nhưng với những người dân Mường Động, những tảng đá nguy hiểm ấy là địa điểm lý tưởng để ngồi câu hay đâm cá suối cho bữa cơm chiều.

< Dưới chân thác nước xanh như ngọc.

Đến xứ Mường Động, lũ phượt bụi chúng tôi không chỉ được leo thác mà còn được ăn bữa cơm với người bản địa. Bữa cơm được chế biến từ “đặc sản siêu sạch” tại gia như gà đồi, măng nứa, xôi ngũ sắc, cá suối, rau muống luộc…

< Cảm giác sảng khoái giữa rừng xanh thác chảy.

Nơi này dù chưa được nhiều người biết đến, nhưng hy vọng những du khách khi đến nghỉ dưỡng ở Suối khoáng Kim Bôi sẽ ghé qua thác Mặt trời để khám phá chốn bồng lai tiên cảnh một lần cho biết.

< Bữa cơm thanh đạm với những món ăn từ núi rừng.

Phần khác, bước chân lội suối Vó Khang như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Được lắng nghe, tận hưởng hơi thở đậm chất thiên nhiên thuần khiết, đắm mình trong những sự tích huyền hoặc của người Mường Động, mới hiểu vì sao nơi đây lôi cuốn biết bao du khách xa, gần.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ iHay, Tri Thức Việt
Đã đến Bắc Giang, ghé thăm làng Đa Mai (xã Đa Mai, TP Bắc Giang) các bạn đừng quên thưởng thức món bánh tro dân dã, giản dị nhưng mang đậm hương vị dân tộc ở nơi đây.

Đa Mai là vùng đất có nhiều món ăn dân tộc, dân dã nhưng khó quên trong lòng du khách, nổi tiếng nhất phải kể đến bún Đa Mai. Nhiều người sành ẩm thực không thể không biết đến làng bún nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Và nói đến các loại bánh thì chẳng bỏ qua được món bánh tro (còn gọi bánh gio) giản dị, mang đậm hương vị quê hương.

Bánh tro được làm từ những nguyên liệu đơn giản, bằng gạo nếp và tro của một số cây sẵn có ở vùng đất này như rơm nếp, củ chuối phơi khô, cây tạp nhạp…

Nguyên liệu đơn giản nhưng để hoàn thành một mẻ bánh lại cần sự công phu và khéo léo của người làm bánh.

Gạo nếp cái hoa vàng được đãi sạch, nhặt bỏ sạn, gạo tẻ lẫn trong đó rồi để ráo. Những cây tạp nhạp, rơm khô… được phơi khô đốt lấy tro. Dùng tro đó pha với vôi để lắng lại rồi lấy nước trong. Khi cho vôi người làm bánh phải hết sức để ý, nếu cho nhiều vôi quá bánh sẽ bị nồng, mất ngon.

Nước tro phải có màu vàng hổ phách bánh trông mới ngon và bắt mắt. Sau đó cho gạo đã đãi sạch vào ngâm qua một đêm, vớt ra, để ráo. Lá gói bánh thường được dùng lá dong hoặc lá ỏng. Lá mang về rửa sạch, để ráo. Sau đó người làm bánh phải thận cẩn thận, khéo léo cho gạo vào lòng chiếc lá sao cho gọn, đều rồi quấn lá và bẻ mép lá ở hai đầu bánh cho thật khít, thật đều và cân đối.

Dây cuốn bánh thường dùng dây lạt, buộc bánh không chặt quá, để khi luộc hạt gạo nở đều. Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu và gói bánh người làm bánh luôn tránh để mỡ dây vào, nếu không khi luộc bánh sẽ không rền, hỏng mẻ bánh. Bánh gói xong xếp vào nồi luộc 5-6 giờ là được.

Bánh tro luộc chín, bóc từng lớp vỏ ngoài thấy hiện lên một màu vàng nâu, trong như hổ phách, chưa cần thưởng thức cũng đã quyến rũ người ăn. Bánh tro thường được chấm với nước mật hoặc với đường. Cắn một miếng thấy được vị thanh mát, dẻo thơm của hạt gạo quyện lẫn với vị ngọt của đường, cảm nhận được sự tài hoa, khéo léo của những người thợ làm bánh.

Ngày nay, nhiều nơi cũng làm bánh tro như một món quà quê dân dã, nhưng để thưởng thức một chiếc bánh tro ngon dẻo thơm, bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên với màu vàng óng, trong như hổ phách thì chỉ có ở Đa Mai. Có lẽ người dân ở đây còn mang trong mình một bí quyết riêng thì mới có thể làm ra những chiếc bánh thơm ngon như vậy. Đơn sơ, giản dị nhưng bánh tro Đa Mai nồng ấm tình người như chính con người nơi đây.

Du lịch, GO! - Theo Hoàng Hân (báo Tuổi Trẻ), internet
Bước vào cuộc sống gia đình khi vẫn còn trẻ con, vợ chồng Cánh vụng về và lóng ngóng cả chuyện "yêu nhau". Lần đầu tiên gần gũi, cả hai đều xấu hổ và run bắn lên, nằm cách nhau một đường thẳng chia ranh giới.

Khi những bông mai, bông mận nở trắng cành thì cũng là lúc thanh niên người Mông đi bắt vợ. Lấy chồng từ thủa còn "ăn chưa no, lo chưa tới", những cô gái người dân tộc "ngượng ngùng và lóng ngóng" về "làm ma" nhà chồng.

< Nhiều cô gái làm mẹ ở tuổi còn rất trẻ.

Ngất ngưởng và khật khưỡng vì rượu ngô đã ngấm, Giàng A Cánh (Sà Lĩnh, Mai Châu, Hòa Bình), đảo đôi mắt lờ đờ tìm kiếm bóng cô vợ sinh năm 1989 trong gian nhà gỗ hiếm cửa sổ để sai mang thêm rượu và thức ăn cho khách.

Bắt vợ từ mùa xuân năm ngoái, năm nay vợ chồng Cánh hạ quyết tâm sang năm con trâu phải sinh hạ được cậu quý tử.

Hơn vợ một tuổi, Cánh tâm sự, thế là còn lấy vợ muộn bởi trong đám bạn "choai choai" gần chục thằng, có người kéo vợ khi mới 13, 14 tuổi và tới giờ đã "con đàn cháu đống". Thấy chồng gọi, vợ Cánh ngượng ngùng chạy từ dưới bếp lên, trên tay bưng đĩa bánh dày nướng nóng hổi. Để mặc chồng đang khề khà với đám bạn, cô vợ lại ra bậu cửa ngồi bó gối, hướng ánh mắt về phía người đi chơi tết.

Bước vào cuộc sống gia đình khi cả hai vẫn còn trẻ con, vợ chồng Cánh vụng về và lóng ngóng cả chuyện "yêu nhau". Chàng trai người Mông kể, lần đầu tiên gần gũi vợ, cả hai đều xấu hổ và run bắn lên, chẳng ai dám động đậy và nằm cách nhau một đường thẳng phân chia ranh giới.

Theo tục lệ của người Mông, sau khi bắt cô gái về nhà ba ngày, chàng trai tới nhà vợ xin cưới, hai người mới được quan hệ. Trong ba ngày "thử thách", cả hai được phép ngủ chung nhưng "không làm gì", chỉ nằm nói chuyện, nhớ về những kỷ niệm khi lần đầu hẹn hò.

< Những em bé Mông địu em đi chơi tết.

Thành thật đến tự nhiên, Cánh kể chuyện hai vợ chồng "yêu nhau": "Mình nói với vợ về những dự định tương lai sẽ làm gì và nói nhiều chuyện với nhau, có khi mãi chẳng bao giờ hết chuyện đâu. Còn chuyện này nọ á, chẳng dám đâu vì cả hai đều xấu hổ lắm. Vợ cho mình gần gũi nhưng mình chưa muốn vì vẫn ngại".

Trước khi lấy vợ, các chàng trai trong đám bạn Cánh tụ tập để truyền lại những kinh nghiệm cho bạn. "Còn ít tuổi nên chuyện đó mình học bạn bè một phần, phần còn lại, mình tự biết. Những đứa bạn mình lấy vợ rồi có kể cho nghe chuyện của nó và bảo mình nên làm thế này nên làm thế kia", Cánh hồn nhiên chia sẻ.

Mùa xuân về, cánh thanh niên bản lại bắt đầu đi tìm bạn. Cánh bảo, trên này, họ bắt đầu tìm hiểu và kéo nhau từ tháng 1 đến tháng 3. Tháng 4 không ai còn đi bắt vợ nữa, nếu không sẽ bị cho là "ăn cơm trước kẻng". Chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mới tổ chức đám cưới vào tháng này.

Khi cô gái đã bị bắt, gia đình người con trai cắt tiết gà tức là đã trở thành ma nhà người ta, dẫu có trốn được quay về nhà mẹ đẻ cũng không còn được chấp nhận nữa. Trước kia, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nhưng giờ, các chàng trai được tự do kéo cô gái nào mình ưng về làm vợ.

< Lóng ngóng, vụng về về làm dâu nhà người khác khi vẫn còn ở cái tuổi "ăn chơi".

"Nếu không đồng ý, nó sẽ khóc và bảo chưa muốn lấy chồng, để một, hai năm nữa đã. Lúc đó, mình sẽ thôi không bắt nữa để nó đi tìm người khác và mình cũng tìm người khác", Cánh giải thích. "Mình định lấy ai thì tối nào mình cũng xuống chơi, nói chuyện. Chúng mình quen nhau lúc đi chợ, vợ mình không biết ghen đâu".

Ngồi cùng mâm uống rượu, Tánh A Xí sinh năm 1992, bạn thân của Cánh, hớn hở khoe, ra tết cũng đi bắt vợ: "Nhà vợ cách nhà em 7 cây số. Hết tết là em đi bắt". Lễ kéo vợ sẽ có sự giúp sức của những người đàn ông đã có gia đình vì như thế, theo lời Xí, "họ có kinh nghiệm".

Vắt chiếc khăn len màu tím lên cổ, Xí khoe, đó là của bạn gái đan tặng. Nói dứt lời, thân hình con con, thấp bé của Xí đã thấy "nhảy nhót" làm trò trên chiếc xe máy đang mất hút vào đám khói bụi mù.

Du lịch, GO! - Theo Ngôi Sao, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống