Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 16 March 2013

Những “đàn gia súc” của Hoàng Vần Thùng đang vần vũ di chuyển biến thành đá, là những đống đá lớn hiện nay còn lại ở xã Xuân Minh.
Đúng như Vần Kim Hưởng nói, anh có thể là người Làng Giang (Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang) đầu tiên đặt chân lên Thăm Kỳ trong hàng chục năm nay. Các hang núi khác cách Thăm Kỳ vài trăm mét thì bà con rất hay leo vào khám phá, nhưng Thăm Kỳ là nơi được đặc biệt kính cẩn.

Theo truyền thuyết và tâm thức của người Tày mà già làng Nguyễn Văn Minh ghi chép lại, chủ nhân của kho vàng trên núi đá Thăm Kỳ là ngài Hoàng Vần Thùng (Hoàng Văn Đồng), “vua” của người Tày.

Không ai nhớ rõ vị thủ lĩnh này sinh sống trong thời nào, chỉ biết rằng rất xa xưa, tương truyền Hoàng Vần Thùng sinh ra đã có tài lạ, sức khỏe hơn người, có chí làm vua nên quyết đi tìm, cùng thủ lĩnh Nhạc Thái Nhĩ thi thố tài năng.

Ông cưỡi voi lớn đi trước, dùng phép lạ đem rất nhiều trâu bò dê ngựa theo sau. Dọc đường, dừng chân nghỉ thì thấy có một người đàn bà có chửa đi tới, ông bèn hỏi: “Có thấy đàn trâu đàn dê của tôi đi sau không, đến đâu rồi?”. Người đàn bà chửa đáp: “Ố, không thấy đâu. Nhưng đá lớn thì nhiều lắm, đang lăn đuổi theo phía sau kìa”. Lập tức, những “đàn gia súc” của Hoàng Vần Thùng đang vần vũ di chuyển biến thành đá, là những đống đá lớn hiện nay còn lại ở xã Xuân Minh (Hoàng Su Phì).

Ông Hoàng Vần Thùng đi thi thố, thiếu quân, bị lừa mà thua cuộc. Ông bị truy sát đến tận Làng Giang bây giờ, phải vào hang Thăm Kỳ ẩn náu. Sau này ông chết, tất cả những thứ còn lại của ông đều bị hóa đá như voi đá, thuyền đá, thùng đá, kho thóc đá… nằm rải rác ở Hoàng Su Phì.

< Vần Kim Hưởng không dám lại gần tượng voi thiêng.

Xác của vua Hoàng Vần Thùng bị mang đi qua bên kia biên giới. Nhưng hễ dừng chân thì quan tài liền bị mối đất vây quanh; treo lên cây thì nửa đêm cột mối cũng dựng cao lên cả mét.
Đến đất Mã Quan, người ta đành phải treo quan tài lên thật cao. Điều kỳ lạ nữa, hễ nghe thấy tiếng Tày thì trong quan tài lại phát ra những tiếng rên rỉ tang thương như hờn oán.

Về sau, người Tày cho rằng những người đang có chửa xung khắc với vua Hoàng Vần Thùng, nên người tham gia nghi lễ thờ cúng ông đều không được liên quan gì tới người có chửa. Không chỉ thường dân, ngay cả thầy cúng chủ lễ có người thân của phụ nữ có chửa cũng bị loại khỏi buổi cúng.
Liên quan đến vua Hoàng Vần Thùng, ngoại trừ hang vàng huyền bí, còn có con voi đá được người Tày địa phương cực kỳ sùng kính. Đó là con voi vàng của vua Hoàng Vần Thùng cưỡi, khi ông mất thì biến thành một khối thạch anh hình voi khổng lồ màu trắng vàng hiện nằm trên đất Làng Giang.


< Chiếc thuyền hóa đá trên suối Làng Giang.

Dẫn tôi đến thăm voi đá, Vần Kim Hưởng chỉ dám đứng xa thầm thì nói khẽ, mà không dám lại gần. Định ghi hình anh ta bên voi đá, nhưng Vần Kim Hưởng lắc đầu tránh xa ra ngoài.

Vẫn bằng chất giọng nhỏ nhẹ, trầm trầm, già làng Nguyễn Văn Minh kể cho khách nghe câu chuyện mà người dân Làng Giang nào cũng biết: “Tượng voi đá trước kia nằm trong khuôn viên um tùm cây cối, râm mát. Trước mặt voi là một hồ nước rộng lớn, trong xanh thấy đáy.

Một ngày, có cặp vợ chồng trẻ ở bản bên đi qua Làng Giang. Thấy rừng cây xanh mát, bèn ngồi lại nghỉ ngơi, ra hồ nước rửa tay chân. Rồi họ cùng ào xuống hồ tắm táp nô đùa. Sau đó, họ trèo cả lên mình voi, rồi tựa vào vòi voi mà làm cái việc các cặp vợ chồng trẻ hay làm khi cao hứng.


< Tượng voi đá bị đất cát vùi lấp nhưng vẫn được người dân Làng Giang kính ngưỡng.

Trở về nhà, cả hai lăn ra ốm. Đến hỏi thầy cúng. Thầy cúng bảo, do làm những việc báng bổ voi thiêng, nên bị thần trừng phạt. Thương vợ, cơn giận bừng bừng nổi lên, người chồng vùng chạy đến voi thần nặng lời phỉ báng, rồi vác chày vác đá đánh voi, đập gãy vòi voi.

Theo già làng Nguyễn Văn Minh, tượng voi đá vốn to lớn sừng sững, cao chừng 4-5m, có đầy đủ đầu, vòi, tai hệt như voi thật. Khoảng năm 1959, ở Làng Giang có trận sạt lở đất lớn, vùi lấp phần lớn tượng voi, nên hiện nay chỉ cao chừng vài mươi phân như vậy. Chiếc vòi voi bị gẫy bây giờ vẫn nằm nguyên vẹn dưới đất, ngay trước đầu voi. Còn gia tộc của người trai đó đến nay không còn một ai thờ tự. Người ta tin đó là hậu quả của việc báng bổ voi thiêng của thần giữ của núi Thăm Kỳ.

Không tin lắm vào câu chuyện đậm màu sắc hoang đường ấy, chúng tôi tìm đến ông Hoàng Ngọc Lâm, 85 tuổi, người Tày, nguyên Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì để tìm hiểu thêm. Bà ngoại của ông Lâm vốn là người Tày ở Thông Nguyên, nên từ bé ông đã sống ở vùng này, thông hiểu rất nhiều phong tục, sự tích.

“Từ ngày còn nhỏ xíu, tôi đã được người già khuyên răn phải kính cẩn với những ngọn núi quanh vùng, vì ít nhiều chúng đều gắn bó với ngài Hoàng Vần Thùng. Thăm Kỳ cùng một ngọn núi khác ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) được coi là hang vàng của thần.

Nhưng về gia tộc bị tuyệt diệt vì xâm hại tượng voi đá, tôi đã đi tìm hiểu quanh vùng, hỏi người Mông, Dao, Tả Pan… nhưng không ai biết được trường hợp cụ thể nào cả. Dường như chỉ là đồn đại”. Theo hồi ức của người già uy tín ở vùng đất Hoàng Su Phì này, trước kia, ông từng biết về một thầy cúng tên là Vương Pú Ương, cả đời thờ phụng hương khói cho con voi này. Ông Pú Ương dáng người mập lùn, sống khép kín trong ngôi nhà dựng bên tảng đá hình voi.

Nhưng ông cũng chan hòa với dân bản, có lần còn ham vui trong đám cưới tới mức say rượu lăn cả xuống suối. Khi ông Pú Ương mất đi, ở tuổi 80, không còn ai coi sóc, nên voi mới bị xâm hại. Rất có thể khi chiếc hồ rộng bị đất núi lở ra bồi lấp thành bãi bằng, bà con hay tụ tập đánh cù đánh quay, vô tình làm gãy vòi voi chứ không phải như trong câu chuyện về cặp vợ chồng táo gan nọ.

< Ông Hoàng Ngọc Lâm tin rằng kho vàng Thăm Kỳ chỉ có trong tâm thức.

Ông Lâm cũng từng tìm hỏi về con cái của Pú Ương, nhưng trải qua nhiều biến thiên, gia tộc của ông Ương không còn người nữa. Chỉ có người con gái út của ông Pú Ương là già Đơi, lấy chồng bên xã Nậm Lìn, cũng đã mất năm 2000, ở tuổi 90.

Từng đi khắp các thôn bản của huyện Hoàng Su Phì, tiếp xúc với nhiều đồng bào dân tộc ở Hà Giang và các vùng đất khác, ông Hoàng Ngọc Lâm cho rằng, Hoàng Vần Thùng không chỉ là vua của người Tày, mà cả người Clao, La Chí, Nùng… đều coi ông là vị vua huyền thoại. Mỗi dân tộc đều có những truyền thuyết khác nhau về thân thế và sự nghiệp của nhà vua. Theo ông Hoàng Ngọc Lâm, người Tày ở Hoàng Su Phì coi hóa thân của Hoàng Vần Thùng ở ba ngọn núi thiêng, là Khau Phia (“Sừng đá”, ở xã Tuyên Nguyên), Khau Cùn (“Sừng dại dột”, xã Xuân Minh) và Khau Chang (“Sừng giữa”, ở Cổng trời Nậm Ty). Cả ba đều là những thần núi bảo hộ cho người Tày, đến nay vẫn được người dân tôn kính.

< Núi lớn Thăm Kỳ.

Điều đó cũng có nghĩa, một con người huyền thoại, do trời đất sinh ra, được phong thần hóa thánh, thì những sự tích hay di sản còn lại của ông cũng ít nhiều liên quan tới tín ngưỡng, tâm linh. Trở lại câu chuyện “hang vàng thần thánh”, trừ trường hợp được khai quật toàn bộ hàng ngàn tấn đá vỡ dưới chân Thăm Kỳ, có thể tạm coi là kho vàng trong sự ngưỡng vọng, trong tâm thức của người tày địa phương mà thôi.

Du lịch, GO! - Theo VTC, internet
một thành phố được mệnh danh là “Thủ đô Resort” quanh năm luôn có khách du lịch. Vì vậy, ăn uống là nhu cầu không thể thiếu. Món ăn ở Phan Thiết rất đa dạng từ những món sang trọng đến món ăn dân dã, bình dị luôn, đáp ứng nhu cầu của tất cả thực khách. Vì thế, thực khách chỉ cần dạo quanh một vòng tại trung tâm thành phố Phan Thiết chắc chắn sẽ tìm cho mình một món ăn khoái khẩu, làm giàu thêm bộ “sưu tập” ẩm thực của mình.

Nếu bạn đang chuẩn bị đi du lịch ở Phan Thiết , bạn sẽ tự hỏi là "Đến Phan Thiết thì ăn uống chỗ nào ngon ?". Dienanuong365 sẽ mách cho bạn một số địa điểm ăn ngon cho bạn bỏ túi sẵn khi đi du lịch Phan Thiết cùng gia đình hoặc bạn bè.

Danh sách các món ngon, địa điểm ăn uống ngon ở Phan Thiết:

1. Bánh tráng cuốn dẻo

Là món này được bán cùng với các quán bánh tráng mắm ruốc nướng ở lề đường. Thành phần thì đơn giản lắm: Bánh tráng dẻo + mắm ruốc + tóp mỡ + trứng cút. Mọi thứ được cuộn lại rất ngon và hấp dẫn. Món ăn này thường được bán vào buổi chiều tối.

* Địa chỉ tham khảo: Ngã tư Trần Hưng Đạo và Thủ Khoa Huân (Gần cafe Mận Gai); Ngay ngã ba Tam Biên, gần cafe Tiếng Xưa, Phan Thiết.

2. Bánh canh

Là món ăn đơn giản, bổ dưỡng. Bạn có thể dùng bánh mỳ để chấm với nước bánh canh, có nhiều kiểu như bánh canh chả cá, bánh canh chả hấp. Đặc biệt món này tại Phan Thiết hơi ngọt, có thể bạn sẽ không quen, nhưng hãy thưởng thức một lần xem sao! Ngoài bánh canh ra, các bạn cũng có thể ăn thêm món bánh mỳ chấm với xíu mại rất là ngon !

* Địa chỉ tham khảo: Quán bánh canh Xíu - Số 1 HA Đường Kim Đồng - Hẻm giữa Nhà sách Trần Quốc Toản và Cửa Hàng BiTi vào sâu 30 mét. Thời gian phục vụ của quán từ 14h00 đến 22h00; Quán Bánh canh trên đường Hải Thượng Lãn Ông (gần Trung tâm SKCB). Thời gian phục vụ của quán từ 16h00 đến 19h00.

3. Gỏi cá

Một món gỏi không thể không thưởng thức khi bạn đã đến với Phan Thiết - Mũi Né.

* Địa chỉ tham khảo: Các quán nhậu ở khu vực bờ kè ven sông Cà Ty; Quán Cây Bàng ở Mũi Né (giá hơi mắc 1 tý ).

4. Mì quảng Phan Thiết

Một món ăn rất ... là đặc trưng của Phan Thiết, bạn hãy ăn thử 1 lần để thấy được sự khác biệt của mỳ xứ Quảng và Phan Thiết!

* Địa chỉ tham khảo: Số 129 Trần Phú. Chỗ này bàn mỳ quảng giò heo rất ngon. Quán bán cả sáng lẫn tối; Quán mỳ quảng bà Phượng - đối diện tay phải trường Tuyên Quang, giá hơi cao bên kia chút xíu, nhưng ăn rất là ok, giành cho bạn nào có khẩu vị mặn mà của dân Phan Thiết; Quán Mỳ quảng gần trường Phan Bội Châu. Bạn đi từ đường Lê Hồng Phong, đi qua cổng trường Phan Bội Châu khoảng 200 mét, bạn nhìn về phía tay trái sẽ thấy một quán bán cơm gà và mỳ quảng! Quán chỉ bán vào buổi sáng thôi nhé!

5. Bánh xèo

Cái này thì dễ rồi, vì món này nổi tiếng cả một con đường mà.

* Địa chỉ tham khảo: Số 49 Tuyên Quang, Bình Hưng, Phan Thiết, hay bạn có thể ăn bất kỳ tiệm nào trên con đường này.

6. Bánh căn Phan Thiết

Món này ở Phan Thiết bán nhiều nơi lắm, thường họ bán vào chiều tối, địa chỉ bạn cứ hỏi mấy anh taxi và xem ôm họ chỉ liền. Trên đường Thủ Khoa Huân(đường ra Mũi Né đó các bạn) có nhiều lắm.

* Địa chỉ tham khảo: Từ Cầu Lê Hồng Phong hướng về chợ Phan Thiết, bạn đi thẳng xuống sẽ thấy mắt kính Eden, vào buổi tối, chỗ này cho bà bán bánh căn cực ngon, nhưng ngồi giữa vỉa hè ăn thui nhé; Quán bánh căn Lân Nguyệt - Số 8 đường Hải Thượng, chỗ này thì có bàn ghế hẳng hoi, ngồi ăn lịch sự. Nhưng không ngon bằng chỗ kia.....

7. Bánh rế Phan Thiết

Một món bánh đặc sản của Phan Thiết, mùi vị và màu sắc rất hấp dẫn, đây là món bánh ngọt, bảo quản lâu.

Vốn dĩ loại bánh rế Phan Thiết được làm từ nguyên liệu chủ yếu là khoai lang Ngọc Dương – một loại khoai rất thơm ngon. Tuy nhiên về sau loại khoai này ít dần và người ta thay thế bằng khoai lang thường hay củ sắn.

* Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể mua món này ở Chợ Phan Thiết hoặc các tiệm bán đặc sản nằm dọc sông Cà Ty và ở Mũi Né.

8. Cá lồi xối mỡ

Món này cuốn bánh tráng ăn ngon không kém gì gỏi cá mai, nếu ra Phan Thiết mà không thưởng thức món này thì rất là tiếc đó nha .

* Địa chỉ tham khảo: Quán Xuân Vàng - Đường Phạm Văn Đồng - Phan Thiết và các quán năm trên khu vực Mũi Tàu (Bờ Kè) sát cầu Trần Hưng Đạo - Phan thiết (Nếu các bạn tới Phan Thiết vào buổi trưa thì ăn ở quán này); Quán Thu Tỷ, quán Tư Minh : Cũng nằm trên khu vực bờ kè sông Cà Ty luôn , nếu bạn muốn ăn món này vào buổi chiều tối .

9. Bánh quai vạc

Đây là món ăn rất bình dân , nhưng hương vị thì rất đậm đà. Món này được nhiều người gánh hàng rong bán ở biển Đồi Dương, hoặc các bạn có thể thưởng thức tại khu bán đồ ăn ở giữa chợ Phan Thiết.

* Địa chỉ tham khảo: Quán bánh canh Xíu (vừa bán bánh canh vừa bán bánh quai vạc)Địa điểm: Đường Kim Đồng - Hẻm giữa Nhà sách Trần Quốc Toản và Cửa Hàng BiTi vào sâu 30 mét; Kios bán bánh quai vạc Ánh Minh tại chợ Phan Thiết , nơi đây họ đóng gói trong hộp để bạn mang đi xa , rất vệ sinh và sạch sẽ.

10. Gỏi ốc giác

Món này vừa là món nhậu vừa là món ăn chơi rất được ưa thích của các bạn học sinh. Nói thật thì giờ ốc giác hiếm lắm.

* Địa chỉ tham khảo: Món này được bán tại khu Sở Y Tế ngay gần Ga Phan thiết vào buổi chiều tầm 3 giờ chiều đến 7 giờ tối. Tại đây còn bán nhiều món ốc khác nữa.....

11. Bún bò Phan Thiết

Nếu nói đến món bún bò thì các bạn nghĩ ngay đến món bún bò Huế, nhưng liệu bạn có biết Phan Thiết cũng có món bún bò rất riêng của mình. Với mùi vị hoàn toàn khác lạ, đặc biệt là sợi bún nhỏ chứ không lớn như bún bò Huế trong Sài Gòn.

* Địa chỉ tham khảo: Quán Bún bò Nguyệt số 134 Thủ Khoa Huân (Bán lúc 4 giờ chiều tới tối); Quán bún bò chỗ ga Phan Thiết (Gần gỏi ốc)

12. Các món hải sản khác

Ngoài những món đặc sản trên, nếu các bạn muốn thưởng thức những món hải sản, ngon rẻ, thì các bạn đến khu vực bờ kè gần sông Cà Ty (Cái này taxi ai cũng biết). Đừng vào những nhà hàng nhé, sẽ mắc lắm đó. Ở đó quán mình thấy ok nhất là Quán Tư Minh, Thu Tỷ hay quán Xuân Vàng (Nếu các bạn muốn ăn vào buổi trưa thì ăn ở quán này nhé).

13. Phở khuya Lạc Hà

Đến Phan Thiết, đôi khi bạn đi chơi khuya về cùng với bè bạn, bụng đói .... Lúc đó nếu bạn thưởng thức 1 tô phở nóng hổi hấp dẫn thì không còn gì bằng. Phở Lạc Hà là tiệm phở khuya rất lâu năm ở Phan Thiết, nằm trên mặt tiền trục đường chính Trần Hưng Đạo. Rất nhiều du khách gần xa biết đến tiệm phở khuya này. Quán bán từ 16 giờ chiều - 3 giờ sáng hôm sau.

* Địa chỉ tham khảo: Số 365 Đường Trần Hưng Đạo - TP Phan Thiết.

14. Răng mực nướng

Răng mực là cục tròn tròn, nhỏ xíu trên phần đầu mực thường bị nhiều người nhầm tưởng là mắt mực hay miệng mực. Trước đây, khi chế biến mực, người ta thường bỏ đi vì cho rằng không ăn được nhưng dần trở thành một thức đặc sản của Phan Thiết. Đây là một món ăn rất được các bạn học sinh Phan Thiết yêu thích.

* Địa chỉ tham khảo: Quán răng mực nướng gần Ga Phan Thiết (Bán vào khoản 3 giờ chiều đến gần tối); Các quán răng mực nướng trên đường Nguyễn Tất Thành (đường ra biển Đồi Dương).

15. Bánh tráng mắm ruốc nướng

Một món đặc sản được biến tấu từ món bánh trắng chấm mắm ruốc truyền thống, món ăn này được rất nhiều bạn học sinh yêu thích.

* Địa chỉ tham khảo: Ngã tư Thủ Khoa Huân và Trần Hưng Đạo, nằm phía dưới quán cafe Mận Gai một tý; Góc Trần Hưng Đạo và ngã ba Tam Biên.

16. Bánh tráng chấm mắm ruốc

Món ăn đặc sản và truyền thống của Phan Thiết, nó gắn liền với tuổi thơ của hầu hết người dân Phan Thiết.

* Địa chỉ tham khảo: Các gánh hàng rong ở biển Đồi Dương, và rất nhiều chổ bán ở khắp Phan Thiết; Có một quán nữa nằm ở biển Đồi Dương luôn, đó là bạn đi theo lối đường bê tông từ chỗ gửi xe ra biển, hướng về khách sạn Novotel, đến hết đường bạn sẽ thấy có 1 quán cóc nhỏ bán trái cây, ổi xoài..... Tại đó bạn có thể mua mắm ruốc mang về luôn.

17. Lẩu cá

Ra Phan Thiết mà không thưởng thức món lẩu cá cùng gia đình và bè bạn thì thật là thiếu sót!

* Địa chỉ tham khảo: Lẩu cá Tỷ bên hông tòa án TP Phan Thiết, trên đường Trần Hưng Đạo; Quán lẩu cá Ngọc Lan số 11 A đường Phan Đình Phùng.

18. Bánh mỳ xíu mại trứng

Rất nhiều người thực khách đến với Phan Thiết rất thích món bánh mỳ nhân xíu mại và trứng vịt luộc.

* Địa chỉ tham khảo: Quán bánh mỳ hai chị em nằm ở đầu đường Nguyễn Huệ, một địa điểm bán bánh mỳ rất nổi tiếng ở Phan Thiết, nơi rất nhiều người mua, chờ đợi 15 phút để có được 1 ổ bánh mỳ là chuyện thường. Nơi này bắt đầu bán vào tầm chiều tối cho đến khuya.

19. Bánh bèo Phan Thiết

Nhắc đến bánh bèo ,người ta nghĩ ngay đến bánh bèo Huế nổi tiếng khắp nơi . Riêng ở Phan Thiết cũng có món bánh bèo, bánh bèo ở đây rất khác biệt so với bánh bèo Huế.

* Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể đến thưởng thức món ăn này ở trong Chợ Phan Thiết hoặc là các hàng gánh rong.

20. Trứng vịt lộn

Tất nhiên ở nơi đâu, tỉnh thành nào cũng có bán trứng vịt lộn, nhưng ở Phan Thiết món trứng này lại có một sự khác biệt trong cách ăn .

* Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở các hàng quán dọc lề đường ở Phan Thiết vào mỗi buổi tối.

21. Bánh bò Phan Thiết

Nhắc đến bánh bò thì ai cũng biết mùi vị của món ăn này thế nào rồi! Nhưng riêng với bánh bò ở Phan Thiết thì có hình dáng và màu sắc khác khác tý .

* Địa chỉ tham khảo: Bánh được bán rất nhiều ở chợ Phan Thiết và chợ Phường.

22. Xôi vò bánh chiên

Nhắc đến xôi vò thì đâu đâu cũng có món này, nhưng nếu ăn chung với bánh chiên thì chắc chỉ có ở Phan Thiết :)

* Địa chỉ tham khảo: Cô bán xôi ở ga xe lửa khúc Cao Thắng và Lê Hồng Phong; Bán ở chợ Phương, có mấy bác xôi ngay đầu đường hẻm băng qua đường Thủ Khoa Huân.

23. Khoai lang hầm

Là một món ăn rất dân dã giống như các món xôi khác. Khoai lang hầm là món ăn gắn liền với nhiều kỷ niệm tuổi thơ của biết bao người dân Phan Thiết - Bình Thuận. Khoai lang hầm thường được bán vào mỗi buổi sáng.

* Địa chỉ tham khảo: Gần ga xe lửa , khúc Cao Thắng và Lê Hồng Phong có cô bán xôi và khoai lang hầm vào buổi sáng; Chợ Phường , bán vào buổi sáng phía trước cái đường hẻm băng qua đường Thủ Khoa Huân.

24. Chả nướng

Có thể nói rằng đây là món ăn chơi rất đơn giản từ cách làm cho tới cách ăn. Tuy đơn giản như vậy nhưng vị ngon và hương vị của nó thì sẽ làm bạn phải ngạc nhiêu khi thưởng thức món này đó nha. Món ăn này thường được bán vào buổi chiều tối

* Địa chỉ tham khảo: Ngã tư Trần Hưng Đạo và Thủ Khoa Huân (Gần cafe Mận Gai); Đầu đường Võ Hữu, và quán khác nữa...

Bản đồ ẩm thực Phan Thiết (open new tab để xen hình lớn hơn):

Du lịch, GO! - Theo Phanthietvn.com + internet
Chủng viện thừa sai Kon Tum nằm tại số 56, đường Trần Hưng Đạo, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, cách chợ Kon Tum khoảng 15 phút đi bộ. 
Chủng viện thừa sai là nơi dành riêng cho những ai muốn trở thành linh mục. Thời gian tu ở đây là 6 năm tiểu học, 4 năm trung học, 4 năm học thần học rồi thì mới trở thành linh mục.

Chủng viện Thừa Sai Kon Tum hay còn được gọi bằng tên gọi khác là Tòa giám mục Kon Tum do đức cha Marital Junrin Phước - người sáng lập hội Thừa Sai Kon Tum được cho xây dựng từ năm 1935 đến năm 1938 thì hoàn thành.

< Mặt chính của Chủng viện.

Cha là người Pháp theo dòng thừa sai (sai thì đi đâu đó) lập ra để dạy bảo tín đồ khi sai đi đâu thì đi đó và phục vụ. Chủng viện mang phong cách kiến trúc Pháp và kiểu dáng nhà rong của dân tộc Tây Nguyên, nhân công là những người Việt sống tại Kon Tum.

< Chủng viện có kiến trúc và kiểu dáng hết sức độc đáo.

Trước năm 1975, phía trước chủng viện là nghĩa trang. Người xây dựng có ý muốn nhắc nhở các tu sĩ rằng trước mặt họ là cõi chết để họ dốc lòng vào việc tu hành và làm nhiều đieu tốt cho mọi người.

< Đường vào Chủng viện nhìn từ bên trong ra.

Các cha xứ giảng đạo cũng là những người dân tộc và được đào tạo trong dòng thừa sai. Cha xứ giảng dạy bằng tiếng Ba Na để người đồng bào có thể nghe và hiểu cũng như thực hiện những quy định của đạo giáo đưa ra. Vào thờ đó có 200 chủng sinh tu tại đây nhưng sau năm 1975 chủng viện ngưng hoạt động.

< Cối giã gạo bằng gỗ của người bản địa trưng bày tại khuôn viên của Chủng viện.

Hiện nay, nơi đây chỉ dành cho các cha ở. Vào những ngày lễ lớn, các cha sẽ đến làng cử hành Thánh lễ và lo tổ chức lễ mừng phục sinh và giáng sinh.

< Gùi và bầu đựng nước là các vật dụng sinh hoạt thường ngày của người bản địa trưng bày tại khuôn viên của Chủng viện.

Tại sao ở Kon Tum lại có dòng thừa sai? Tại sao ở Kon Tum lại có nhà thờ của người Ba Na? Rất dễ hiểu vì khi người Pháp đến Việt Nam thì người dan đồng bằng đã có tôn giáo riêng của mình và hầu như tất cả đều theo Phật giáo.

< Có những hàng tượng đá được khắc hình người hết sức độc đáo.

Họ không thể nào lôi kéo người dân theo đạo của mình được nên lên những vùng cao xa xôi và hẻo lánh, nơi mà người dân không theo một đạo nào chính thống mà chỉ thờ cúng đa thần, để việc truyền đạo dễ hơn. Hơn thế nữa, vùng đất Tây Nguyên lại được người Pháp coi như “nóc nhà của Đông Dương” và đặt nền thống trị. Do đó các cha truyền đạo đã đi đến nơi đây để có thể truyền đạo một cách dễ dàng hơn.

< Một lối đi lên tầng của Chủng viện.

Qua cổng bảo vệ, bước vào bên trong chủng viện hai bên là những hàng bông sứ rất đep. Tòa chủng viện dài 100 mét, cao 3 tầng. Chủng viện Thừa Sai là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Vật liệu chính xây dựng Chủng viện được làm bằng những loại gỗ quý hiếm của núi rừng Kon Tum, có độ bền cao với thời gian. Từ mộng lắp ghép đến các hoa văn trang trí phù hợp với chức năng của từng phòng, thể hiện nét tài hoa, sắc sảo của bàn tay người thợ.

Tầng trên để thờ, tầng giữa để nghỉ ngơi, tầng trệt để xe. Gian giưa của chủng viện có phòng trưng bày về lịch sử truyền giáo tại Kon Tum từ năm 1848. Nơi đây có tất cả hiện vật đồ cổ, những tượng gỗ dựng cảnh sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, những công cụ của người xưa, những tấm ảnh chụp từ những năm 1912 - 1913 trắng đen về cảnh Tây Nguyên xưa.

< Hành lang trên lầu hai của Chủng viện.

Có thể nói phòng trưng bày truyền thống này có thể ví như một bảo tàng thu nhỏ về đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số chính đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum như: dân tộc Ba Na, dân tộc Xơ Đăng...

< Bên trong phòng trưng bày trên tầng hai của Chủng viện.

Với cảnh quan đẹp, yên bình, kiến trúc độc đáo, lưu giữ nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa, Chủng viện Thừa Sai thực sự là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa, là địa điểm thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan, đặc biệt là du khách quốc tế khi đến Kon Tum, đến với vùng đất ngã ba Đông Dương, yên bình và mến khách này.

Sau khi liên hệ tại văn phòng giám mục, mặc dù đi một đoàn hay chỉ đi một mình thì cũng sẽ có người thuyết minh. Chủng viện đóng cửa vào ngày thứ 3, còn lại mở cửa đón khách tham quan tất cả các ngày trong tuần.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Infonet, Saigontoserco

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống