Olivier Page là biên tập viên cho sách hướng dẫn du lịch Guide du Routard, đồng thời là nhà báo và nhà văn với địa chỉ chính ở Paris (Pháp), nhưng phần lớn thời gian rong ruổi trên mọi nẻo đường. Từ gần 30 năm nay, Việt Nam luôn có mặt trong danh sách những điểm đến yêu thích của Olivier Page.
< Olivier Page ở đền thờ công chúa Huyền Trân.
Olivier Page sinh năm 1956 ở vùng Bretagne, miền Tây nước Pháp, gần Saint Malo vốn nổi tiếng là thành phố của những nhà thám hiểm. Có lẽ cũng vì sinh ở vùng này mà niềm đam mê viễn du đã ngấm vào máu Olivier Page và ông biến nó thành nghề nghiệp chính của mình.
Cuốn sách của 20 năm
Olivier Page tới Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 12-1983. Lần đó, ông chỉ quá cảnh Việt Nam để vào Campuchia làm phóng sự cho một tờ báo Pháp. Với ông, ba ngày ở TP.HCM năm đó đầy ắp những khám phá và bất ngờ.
Olivier Page nhớ lại: “Điều làm tôi ấn tượng nhất lúc đó là thành phố thật tĩnh lặng. Mọi thứ diễn ra thật chậm rãi. Rất hiếm thấy người nước ngoài trên phố, trừ một số người Nga, Cuba, Ba Lan hay Bulgaria. Hồi đó còn chưa có khách du lịch. Mọi người cứ hỏi có phải tôi là người Nga không và rất ngạc nhiên khi biết tôi là người Pháp. Tôi thấy rất cảm động vì lòng tốt của mọi người và mong muốn được trò chuyện giao tiếp với họ. Tình hình kinh tế lúc đó cũng rất khó khăn, nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ khi có đổi mới”.
11 năm sau, khi đã đủ đầy trải nghiệm về Việt Nam, Olivier Page bắt tay vào biên soạn cuốn Guide du Routard đầu tiên về Việt Nam. Tại sao lại là năm 1994 chứ không sớm hơn hoặc muộn hơn? Olivier giải thích: “Năm đó, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton quyết định bỏ cấm vận áp đặt với Việt Nam từ năm 1975. Năm 1994 là khởi đầu một giai đoạn lịch sử mới với Việt Nam. Khách du lịch tới Việt Nam ngày càng nhiều. Việt Nam đã mở cửa ra thế giới. Hạ tầng du lịch được cải thiện, từ hàng không, khách sạn, nhà hàng tới các hãng du lịch.
Cũng thời điểm đó, một số bộ phim như Đông Dương của đạo diễn Régis Wargnier, Điện Biên Phủ của Pierre Schoendoerffer hay Người tình của Jean-Jacques Annaud giúp công chúng Pháp biết thêm về Việt Nam và lịch sử đất nước này. Các phương tiện truyền thông thôi thúc người Pháp tới Việt Nam để được thấy tận mắt đất nước này. Vì người Pháp tới Việt Nam du lịch ngày càng nhiều nên Nhà xuất bản Hachette quyết định ấn hành một cuốn sách hướng dẫn du lịch về Việt Nam và đó là một quyết định đúng đắn”.
Gần 20 năm qua, năm nào cuốn Guide du Routard về Việt Nam cũng được tái bản với nhiều bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp tình hình thực tế, vì đất nước không ngừng thay đổi. Mỗi năm, Olivier Page cùng các biên tập viên khác lại tới Việt Nam để khảo sát thực địa và đưa vào sách những khám phá mới về mọi miền đất nước. So với phiên bản năm 1994, phiên bản 2013 dày gấp đôi và có thêm nhiều địa danh mới đáng để khám phá như vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Olivier cùng các đồng nghiệp cũng rất chịu khó mày mò để giới thiệu những địa danh hay tuyến đường hấp dẫn mà ít được du khách nước ngoài biết tới như tour đi bộ ở vùng Pleiku và Kon Tum, lặn biển ở Cù Lao Chàm, tuyến đường từ Điện Biên Phủ tới Sa Pa đi qua Lai Châu, hay những tour đi bộ qua các làng dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc.
Bút ký những con đường cái quan
Sau 15 năm xuôi ngược mọi nẻo đường Việt Nam, Olivier Page quyết định xuất bản một cuốn bút ký về những chuyến đi của mình tới Việt Nam. Ông bỏ ra sáu tháng để biên tập lại các ghi chép của mình về các chuyến đi, nhất là từ năm 2000 trở về sau này. Cuốn Dragon de Cœur, voyage au Viet Nam sur la route Mandarine (tạm dịch: Rồng trong tim - Du lịch Việt Nam theo đường cái quan) ra đời năm 2009.
Về tựa đề của cuốn sách, Olivier giải thích: “Tôi dùng hình ảnh trái tim vì nếu không có thiện cảm với một đất nước thì không thể nào yêu mến đất nước đó được. Thiện cảm có thể biến thành tình cảm gắn bó, thậm chí là niềm say mê, nếu ta thấy gắn bó với những nơi chốn và con người”.
Trong cuốn bút ký này, Olivier Page kể lại những câu chuyện thật về những con người ông gặp trên đường từ Bắc vào Nam. Ông chọn hình thức bút ký chứ không phải tiểu thuyết vì theo ông, ở Việt Nam, thực tế cuộc sống đã chính là tiểu thuyết rồi. Và theo ông thì thực tế thậm chí có thể vượt xa trí tưởng tượng nếu ta chịu đi đó đây và biết quan sát. Khi đi khám phá Việt Nam, Olivier tình cờ gặp được những con người với những số phận thật kỳ lạ: kỹ sư lâm nghiệp trở thành nhà nhiếp ảnh, kỹ sư nông nghiệp làm nhà chiêm tinh, nhà thơ, võ sĩ mở khách sạn cho chó mèo…
Câu chuyện cảm động nhất có tên là “Bí mật bướm đen”. “Đó là chuyện về một cán bộ ở Hà Nội tìm được hài cốt anh trai là chiến sĩ hi sinh trên chiến trường tại Long An năm 1974. Khi đi ngược ra Bắc, một con bướm đen đã lọt vào trong xe ông và đậu lên quách đựng hài cốt. Con bướm cứ ở đó mãi không bay đi. Có lẽ con bướm nhỏ ấy là linh hồn của người chiến sĩ. Khi quách đựng thi hài được chôn xuống đất ở nghĩa trang thì con bướm cũng khép cánh lại mà chết”.
Olivier Page cũng rất nhớ cuộc gặp gỡ với một vị anh hùng, thương binh, cha của một người bạn ông ở Hà Nội. Olivier cùng ông ấy quay lại chiến trường nơi ông từng chiến đấu khi còn trẻ, ở gần vĩ tuyến 17. Từ năm 1970 tới lúc đó, ông đại tá chưa có dịp quay lại nơi này. Olivier nhớ lại: “Trong những ngày đó, ông đã kể cho tôi nghe về đời mình, về những trận chiến đấu, và tôi thấy ông thật can đảm. Ông đã hi sinh phần lớn cuộc đời mình cho Tổ quốc. Tôi rất gắn bó với ông, dù chúng tôi rất khác nhau. Mỗi lần gặp ông, tôi đều thấy rưng rưng xúc động. Ông đã kể cho tôi nghe về những mất mát hi sinh của người lính một cách hết sức chân thực”.
Bài học cuộc đời
< Nhà báo Olivier Page gặp gỡ nhà văn hóa Hữu Ngọc.
Gần 20 năm rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường Việt Nam, Olivier Page đã nhiều lần được đón tết ở Hà Nội và TP.HCM. Điều ông thích nhất là không khí náo nức, hứng khởi, say sưa rất con người của ngày tết. Ông nói: “Tết như khoảng lặng bất chợt trong cuộc sống náo nhiệt. Dường như trong những ngày này, người Việt Nam chỉ muốn gặp gỡ gia đình, bạn bè, quên đi những lo toan trong cuộc sống. Tết là cách để tạm dừng dòng thời gian.
Tôi cũng rất thích khía cạnh tâm linh và đạo đức của ngày tết: Tết đến, người ta tha thứ cho nhau, thanh toán nợ nần, hòa giải với nhau nếu có thể, gặp gỡ, ăn uống, hội hè. Không khí an hòa vui vẻ xua tan mọi lo âu thường ngày. Người ta có cảm giác là mọi thứ đều có thể làm được, rằng có trời phật lo cho số phận con người, rằng trời hạ xuống đất để nói rằng bác ái là một trong những giá trị lớn nhất trên đời.
Tôi thích những con phố trang hoàng đầy hoa, tôi thích những ngôi chùa phủ đầy hoa, những ngôi nhà dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng đẹp đẽ đón tết, bàn thờ tổ tiên đầy đồ thờ cúng, mùi hương trầm trong các ngôi đền, pháo hoa bên hồ Hoàn Kiếm, những đốm lửa nhỏ đốt trên vỉa hè giữa đêm để xua đuổi tà ma. Tôi thích sự hân hoan của người Việt trong dịp tết”.
Olivier Page nói ông sinh ra là người Pháp, nhưng ông muốn mình là công dân thế giới, quan tâm đến những nền văn hóa khác. “Tôi không trở thành người Việt Nam, nhưng tôi có thể cảm nhận và hiểu được tâm hồn Việt Nam” - ông chia sẻ. Theo Olivier, những chuyến đi tới Việt Nam đã mang lại cho ông rất nhiều điều. Người Việt đã giúp ông hiểu được những giá trị tinh thần vô giá: sự gắn bó với truyền thống, ý nghĩa của gia đình, sự tôn trọng người cao tuổi, lòng yêu trẻ thơ, tính khiêm nhường.
Ông kết luận: “Tôi nghĩ là thật hay nếu ta làm được những điều lớn lao mà vẫn khiêm nhường. Đó chính là điều tôi thích ở người Việt, dù họ giàu hay nghèo, là công nhân, nông dân, thương gia, bác sĩ, kỹ sư, nhà thơ, nghệ sĩ, chiến sĩ hay anh hùng. Đó là bài học cuộc đời tuyệt vời”.
Du lịch, GO! - Theo Thanh Phương (Tuổi Trẻ Chủ Nhật), internet
< Olivier Page ở đền thờ công chúa Huyền Trân.
Olivier Page sinh năm 1956 ở vùng Bretagne, miền Tây nước Pháp, gần Saint Malo vốn nổi tiếng là thành phố của những nhà thám hiểm. Có lẽ cũng vì sinh ở vùng này mà niềm đam mê viễn du đã ngấm vào máu Olivier Page và ông biến nó thành nghề nghiệp chính của mình.
Cuốn sách của 20 năm
Olivier Page tới Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 12-1983. Lần đó, ông chỉ quá cảnh Việt Nam để vào Campuchia làm phóng sự cho một tờ báo Pháp. Với ông, ba ngày ở TP.HCM năm đó đầy ắp những khám phá và bất ngờ.
Olivier Page nhớ lại: “Điều làm tôi ấn tượng nhất lúc đó là thành phố thật tĩnh lặng. Mọi thứ diễn ra thật chậm rãi. Rất hiếm thấy người nước ngoài trên phố, trừ một số người Nga, Cuba, Ba Lan hay Bulgaria. Hồi đó còn chưa có khách du lịch. Mọi người cứ hỏi có phải tôi là người Nga không và rất ngạc nhiên khi biết tôi là người Pháp. Tôi thấy rất cảm động vì lòng tốt của mọi người và mong muốn được trò chuyện giao tiếp với họ. Tình hình kinh tế lúc đó cũng rất khó khăn, nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ khi có đổi mới”.
11 năm sau, khi đã đủ đầy trải nghiệm về Việt Nam, Olivier Page bắt tay vào biên soạn cuốn Guide du Routard đầu tiên về Việt Nam. Tại sao lại là năm 1994 chứ không sớm hơn hoặc muộn hơn? Olivier giải thích: “Năm đó, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton quyết định bỏ cấm vận áp đặt với Việt Nam từ năm 1975. Năm 1994 là khởi đầu một giai đoạn lịch sử mới với Việt Nam. Khách du lịch tới Việt Nam ngày càng nhiều. Việt Nam đã mở cửa ra thế giới. Hạ tầng du lịch được cải thiện, từ hàng không, khách sạn, nhà hàng tới các hãng du lịch.
Cũng thời điểm đó, một số bộ phim như Đông Dương của đạo diễn Régis Wargnier, Điện Biên Phủ của Pierre Schoendoerffer hay Người tình của Jean-Jacques Annaud giúp công chúng Pháp biết thêm về Việt Nam và lịch sử đất nước này. Các phương tiện truyền thông thôi thúc người Pháp tới Việt Nam để được thấy tận mắt đất nước này. Vì người Pháp tới Việt Nam du lịch ngày càng nhiều nên Nhà xuất bản Hachette quyết định ấn hành một cuốn sách hướng dẫn du lịch về Việt Nam và đó là một quyết định đúng đắn”.
Gần 20 năm qua, năm nào cuốn Guide du Routard về Việt Nam cũng được tái bản với nhiều bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp tình hình thực tế, vì đất nước không ngừng thay đổi. Mỗi năm, Olivier Page cùng các biên tập viên khác lại tới Việt Nam để khảo sát thực địa và đưa vào sách những khám phá mới về mọi miền đất nước. So với phiên bản năm 1994, phiên bản 2013 dày gấp đôi và có thêm nhiều địa danh mới đáng để khám phá như vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Olivier cùng các đồng nghiệp cũng rất chịu khó mày mò để giới thiệu những địa danh hay tuyến đường hấp dẫn mà ít được du khách nước ngoài biết tới như tour đi bộ ở vùng Pleiku và Kon Tum, lặn biển ở Cù Lao Chàm, tuyến đường từ Điện Biên Phủ tới Sa Pa đi qua Lai Châu, hay những tour đi bộ qua các làng dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc.
Bút ký những con đường cái quan
Sau 15 năm xuôi ngược mọi nẻo đường Việt Nam, Olivier Page quyết định xuất bản một cuốn bút ký về những chuyến đi của mình tới Việt Nam. Ông bỏ ra sáu tháng để biên tập lại các ghi chép của mình về các chuyến đi, nhất là từ năm 2000 trở về sau này. Cuốn Dragon de Cœur, voyage au Viet Nam sur la route Mandarine (tạm dịch: Rồng trong tim - Du lịch Việt Nam theo đường cái quan) ra đời năm 2009.
Về tựa đề của cuốn sách, Olivier giải thích: “Tôi dùng hình ảnh trái tim vì nếu không có thiện cảm với một đất nước thì không thể nào yêu mến đất nước đó được. Thiện cảm có thể biến thành tình cảm gắn bó, thậm chí là niềm say mê, nếu ta thấy gắn bó với những nơi chốn và con người”.
Trong cuốn bút ký này, Olivier Page kể lại những câu chuyện thật về những con người ông gặp trên đường từ Bắc vào Nam. Ông chọn hình thức bút ký chứ không phải tiểu thuyết vì theo ông, ở Việt Nam, thực tế cuộc sống đã chính là tiểu thuyết rồi. Và theo ông thì thực tế thậm chí có thể vượt xa trí tưởng tượng nếu ta chịu đi đó đây và biết quan sát. Khi đi khám phá Việt Nam, Olivier tình cờ gặp được những con người với những số phận thật kỳ lạ: kỹ sư lâm nghiệp trở thành nhà nhiếp ảnh, kỹ sư nông nghiệp làm nhà chiêm tinh, nhà thơ, võ sĩ mở khách sạn cho chó mèo…
Câu chuyện cảm động nhất có tên là “Bí mật bướm đen”. “Đó là chuyện về một cán bộ ở Hà Nội tìm được hài cốt anh trai là chiến sĩ hi sinh trên chiến trường tại Long An năm 1974. Khi đi ngược ra Bắc, một con bướm đen đã lọt vào trong xe ông và đậu lên quách đựng hài cốt. Con bướm cứ ở đó mãi không bay đi. Có lẽ con bướm nhỏ ấy là linh hồn của người chiến sĩ. Khi quách đựng thi hài được chôn xuống đất ở nghĩa trang thì con bướm cũng khép cánh lại mà chết”.
Olivier Page cũng rất nhớ cuộc gặp gỡ với một vị anh hùng, thương binh, cha của một người bạn ông ở Hà Nội. Olivier cùng ông ấy quay lại chiến trường nơi ông từng chiến đấu khi còn trẻ, ở gần vĩ tuyến 17. Từ năm 1970 tới lúc đó, ông đại tá chưa có dịp quay lại nơi này. Olivier nhớ lại: “Trong những ngày đó, ông đã kể cho tôi nghe về đời mình, về những trận chiến đấu, và tôi thấy ông thật can đảm. Ông đã hi sinh phần lớn cuộc đời mình cho Tổ quốc. Tôi rất gắn bó với ông, dù chúng tôi rất khác nhau. Mỗi lần gặp ông, tôi đều thấy rưng rưng xúc động. Ông đã kể cho tôi nghe về những mất mát hi sinh của người lính một cách hết sức chân thực”.
Bài học cuộc đời
< Nhà báo Olivier Page gặp gỡ nhà văn hóa Hữu Ngọc.
Gần 20 năm rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường Việt Nam, Olivier Page đã nhiều lần được đón tết ở Hà Nội và TP.HCM. Điều ông thích nhất là không khí náo nức, hứng khởi, say sưa rất con người của ngày tết. Ông nói: “Tết như khoảng lặng bất chợt trong cuộc sống náo nhiệt. Dường như trong những ngày này, người Việt Nam chỉ muốn gặp gỡ gia đình, bạn bè, quên đi những lo toan trong cuộc sống. Tết là cách để tạm dừng dòng thời gian.
Tôi cũng rất thích khía cạnh tâm linh và đạo đức của ngày tết: Tết đến, người ta tha thứ cho nhau, thanh toán nợ nần, hòa giải với nhau nếu có thể, gặp gỡ, ăn uống, hội hè. Không khí an hòa vui vẻ xua tan mọi lo âu thường ngày. Người ta có cảm giác là mọi thứ đều có thể làm được, rằng có trời phật lo cho số phận con người, rằng trời hạ xuống đất để nói rằng bác ái là một trong những giá trị lớn nhất trên đời.
Tôi thích những con phố trang hoàng đầy hoa, tôi thích những ngôi chùa phủ đầy hoa, những ngôi nhà dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng đẹp đẽ đón tết, bàn thờ tổ tiên đầy đồ thờ cúng, mùi hương trầm trong các ngôi đền, pháo hoa bên hồ Hoàn Kiếm, những đốm lửa nhỏ đốt trên vỉa hè giữa đêm để xua đuổi tà ma. Tôi thích sự hân hoan của người Việt trong dịp tết”.
Olivier Page nói ông sinh ra là người Pháp, nhưng ông muốn mình là công dân thế giới, quan tâm đến những nền văn hóa khác. “Tôi không trở thành người Việt Nam, nhưng tôi có thể cảm nhận và hiểu được tâm hồn Việt Nam” - ông chia sẻ. Theo Olivier, những chuyến đi tới Việt Nam đã mang lại cho ông rất nhiều điều. Người Việt đã giúp ông hiểu được những giá trị tinh thần vô giá: sự gắn bó với truyền thống, ý nghĩa của gia đình, sự tôn trọng người cao tuổi, lòng yêu trẻ thơ, tính khiêm nhường.
Ông kết luận: “Tôi nghĩ là thật hay nếu ta làm được những điều lớn lao mà vẫn khiêm nhường. Đó chính là điều tôi thích ở người Việt, dù họ giàu hay nghèo, là công nhân, nông dân, thương gia, bác sĩ, kỹ sư, nhà thơ, nghệ sĩ, chiến sĩ hay anh hùng. Đó là bài học cuộc đời tuyệt vời”.
Du lịch, GO! - Theo Thanh Phương (Tuổi Trẻ Chủ Nhật), internet