Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 22 March 2013

Hàng năm, vào mùa xuân (từ ngày 12 đến 15-2 âm lịch), đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An lại nô nức về đền Cuông trẩy hội, tưởng nhớ công lao to lớn của Thục An Dương Vương, người đã có công cùng nhân dân đánh Tần đuổi Triệu, giành độc lập tự do cho dân tộc. Mở đầu cho trang sử vàng truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Thục Phán – sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi đã đoàn kết sức mạnh toàn quân, đại phá quân Tần và lên ngôi vua, lấy hiệu là Thục An Dương Vương.

Sau đó, An Dương Vương đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa, trị vì đất nước trong 50 năm (từ năm 257 trước công nguyên đến năm 208 trước công nguyên).

Dưới thời An Dương Vương, đất nước ta phát triển về nhiều mặt, đặc biệt có bước tiến mới trong sản xuất lúa nước và quốc phòng. An Dương Vương đã cho xây thành Cổ Loa xoáy hình trôn ốc, ngoài thành là con sông Đào nối các nhánh sông Hồng ngày đêm thuyền chiến tuần tra nghiêm ngặt.

Lúc bấy giờ, ở phương Bắc, cha con Triệu Đà không khuất phục nhà nước phong kiến Trung Quốc và nổi dậy cát cứ xưng vương ở phía Đông Nam. Với âm mưu bành trướng mở mang bờ cõi, Triệu Đà đã nhiều lần đem quân xâm lược Âu Lạc. Nhưng An Dương Vương có thành cao, hào sâu, có binh hùng, tướng mạnh, có vũ khí lợi hại nên đã nhiều lần đánh tan quân xâm lược Triệu Đà. Không thể chiến thắng Âu Lạc bằng sức mạnh quân sự, Triệu Đà đã gian xảo dùng kế mưu hoà, kết tình thông gia và cho con trai là Trọng Thuỷ lấy công chúa Mỵ Châu chờ thời cơ thôn tính Âu Lạc. An Dương Vương có ngờ đâu chính tình yêu đôi lứa của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thủ đoạn đê hèn của Triệu Đà dẫn đến quốc hoạ khôn lường cho Âu Lạc.

Năm 208 trước công nguyên, do mất cảnh giác, Thục An Dương Vương bị Triệu Đà đem quân bất ngờ tấn công, phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía bắc chân núi Mộ Dạ, nay thuộc địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Để tưởng nhớ công ơn của Thục An Dương Vương, nhân dân vùng Diễn Châu đã lập đền thờ ở đỉnh núi Mộ Dạ và hằng năm tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về tham dự.

Nhớ đền Cuông là nhớ về cội nguồn, về thời kỳ lịch sử xa xưa hào hùng của dân tộc cùng với những huyền thoại, truyền thuyết về "Thánh hiển linh"; "Núi Đầu Cân"; "Bàn Cờ Tiên"; "Lời thề hóa đá"; "Tổ sư nghề rèn"...

Lễ hội đền Cuông đã trở thành nếp sống sinh hoạt không thể thiếu của người dân Diễn Châu và du khách thập phương. Đến hẹn lại lên, hàng năm từ ngày 12 đến 15-2 âm lịch, các hoạt động lễ hội lại diễn ra.

Về với lễ hội đền Cuông, du khách không những được thưởng thức các phần lễ trang nghiêm, thành kính trước anh linh của Thục An Dương Vương và các vị thần linh mang đậm đà bản sắc dân tộc của đất Diễn Châu, mà còn được hòa vào không khí tưng bừng lễ hội với những trò chơi dân gian, những hoạt động văn hoá, thể dục thể thao đậm đà bản sắc dân tộc như: chọi gà, đu quay, kéo co, trò chơi u...

Lễ hội đền Cuông còn là dịp để du khách thăm Cửa Hiền- Hồ Xuân Dương, khu du lịch biển Diễn Thành, chùa Cổ Am - hồ Linh Sơn - lèn Hai Vai soi bóng dưới sông Bùng thơ mộng. Đến với các di tích danh thắng trên địa bàn Diễn Châu, nơi có lịch sử hơn 1.380 năm văn hiến, để rồi cùng nhau suy ngẫm và nhắc nhau hãy giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Du lịch, GO! - Theo Tuổi Trẻ, ảnh internet
Đến Phú Yên, người ta nghĩ ngay đến tôm hùm Sông Cầu hay hải sản đầm Ô Loan nhưng ít ai nghĩ rằng, Phú Yên vẫn có một đặc sản không phải là hải sản: bò một nắng.

Vào một quán ăn dọc bờ kè ở trung tâm thành phố Tuy Hòa, chúng tôi được giới thiệu món bò một nắng. Thoạt nghe, cứ tưởng mực một nắng được chế biến theo cách làm nào đó. Hỏi kỹ lại, đó là thịt bò. Món ăn này lại thưởng thức cùng với muối ớt kiến vàng, loại ẩm thực dân gian hiếm hoi còn sót lại.
Thịt bò được cắt ra thành lát theo sớ như miếng bò beefsteak và tẩm gia vị rồi phơi qua nắng trong một buổi sáng. Thịt bò không khô cứng nhưng không quá mềm.

Người ta khéo léo cắt thịt bò theo sớ nên không bị dai. Bò một nắng được nướng trên bếp than. Thịt nướng cũng phải trở thật đều tay để thịt không bị khét.

Sự độc đáo của món bò một nắng là được kết hợp với món muối ớt kiến vàng. Người miền Trung lấy tổ kiến vàng về làm muối ớt. Tổ kiến có vị chua chua, ngây ngấy. Ớt cay xè và mằn mặn của muối biển miền Trung cùng với vị chua và ngấy của tổ kiến lại tạo ra món chấm rất lạ. Bò một nắng chấm muối ớt kiến vàng ăn rất “bắt”, không dừng lại được.

Du lịch, GO! - Theo Liên Ngọc (Cần Thơ Online), internet

Thursday, 21 March 2013

Gia Luận - một xã nằm tại cực Bắc trên đảo Cát Bà, tiếp giáp với vịnh Hạ Long, là nơi có bến phà nối với đảo Tuần Châu (Quảng Ninh). Từ trung tâm thị trấn Cát Bà, đi dọc theo đường xuyên đảo khoảng 20km, du khách sẽ đến một nơi với núi non hùng vĩ, không khí trong lành và thưởng thức sản phẩm đặc sản của một vùng quê.

Đến với Gia Luận, chúng ta không thể bỏ qua một địa chỉ du lịch hấp dẫn: động Hoa Cương, nằm ở dãy núi phía Đông Bắc nơi cư trú của cộng đồng dân cư. Động có nhiều thạch nhũ với hình khối như những công trình điêu khắc tuyệt vời của tạo hóa. Bên dưới nền động có hồ nước nhỏ càng tăng thêm sự huyền ảo khi có luồng ánh sáng đi qua…

Điều đặc biệt hơn cả là tại đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật và phát hiện chiếc răng hóa thạch của người vượn cổ có niên đại cách ngày nay hàng chục vạn năm. Sự phát hiện này là một minh chứng về sự tồn tại của người vượn cổ trên đảo Cát Bà.

Ở Động Đá Hoa, mỗi hình hài nhũ đá đều gắn với một truyền thuyết do người dân Gia Luận tưởng tượng và lưu giữ. Đi qua một nối nhỏ rậm rạp cây leo, du khách đến một cửa động rất lớn hình cách cung. Bước vào cửa hang là một khoảng không rộng, tĩnh lặng, vách đá tỏa ra hơi mát khiến du khách thấy dễ chịu hẳn lên. Phía bên phải hang là một bức nhũ đá khổng lồ mềm mại như bức màn rủ.

Theo truyền thuyết nơi này có khí hậu mát mẻ, phong cảnh hữu tình nên Vua cùng các Hoàng Tử, Công chúa thường xuyên xuống dạo chơi và lưu lại Động Đá Hoa. Qua bức rèm là tới cung Công Chúa. Trước cung có hai con sư tử hộ vệ. Trong cung Nàng Công Chúa đang nằm ru con trên chiếc giườn rất đẹp. Cạnh Giường Công chúa là Giường Tiên nữ, nhỏ xinh ẩn bên trong. Ánh sáng huyền ảo làm nhũ đá có mầu sắc lấp lánh. Đi sâu phía trong là tượng hai Ông Bụt bằng đá.

Người dân ở đây nói rằng Phật Bà Quan Âm đã cử hai Ông Bụt xuống trần gian răn dạy mọi người sống thiện. Động Đá Hoa càng trở nên sinh động khi ta gặp giữa lòng Động là một Hồ nước – Hồ trong vắt, mát ngọt, nhìn thấy rõ đáy với vô vàn cuội trắng. Người Gia Luận cho rằng con gái vùng này có nước da trắng ngần là do tắm nước Hồ này.

Một chiếc du thuyền của Hoàng Tử bằng nhũ đá nổi trên mặt nước làm quang cảnh hồ thêm thơ mộng. Xuôi theo thuyền Hoàng Tử, du khách sẽ tự nhiên bước xuống Thủy Cung. Một cái hố đen ngòm, sâu thẳm dưới chân đầy huyền bí. Qua một ngách Thủy Cung, du khách trèo lên Thiên Đàng, ngước thấy trời cao bao la, mây trắng xốp bay qua. Xuống Hang Nhảy, luồn vào 1 ngách hang nữa ta sẽ đột ngột thấy cửa Thiên Đình. Tòa Thiên Đình hiện ra trước mắt như một bức vẽ bằng đá.

Điện Tế Trời nguy nga tráng lệ, vô khối con trăn đất bằng đá đen khổng lồ ngoằn ngèo dưới chân du khách. Trụ Chống Trời tôn vẻ uy nghiêm của thế giới thần linh. Nàng công chúa trong xiêm y trắng thắt đáy lưng ong đứng bên trái Điện. Bên phải là nàng là cánh chim công khổng lồ xòe rộng khiến cho cảnh nhà trời càng thêm tôn nghiêm kỳ vĩ. Xung quanh vách Điện Tế Trời là hình ảnh Tề Thiên Đại Thánh, Đao, Kiếm, Trăn đất, Tắc kè… đây là thế lực nhà trời trong tưởng tượng của người dân Gia Luận.

Đến Động Đá Hoa du khách sẽ thấy thích thú vẻ huyền bí, thả hồn theo trí tưởng tượng của thế giới thần linh. Động Đá Hoa còn có vóc dáng nguyên sơ, cần khai thác, bảo vệ để trở thành địa danh du lịch hấp dẫn trên Đảo Cát Bà. Với vị trí, địa lý rất thuận lợi và hệ thống giao thông thuận tiện, động Hoa Cương đang là một địa chỉ lý tưởng đối với những du khách ham hiểu biết về du lịch khảo cổ học.

Cùng với cảnh quan tuyệt đẹp là sản vật của núi rừng, có lẽ do điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng của Gia Luận đã tạo ra một loại cam không giống bất cứ vùng miền nào, Cam giấy - với vỏ mỏng và vị ngon ngọt, thêm một chút vị chua đã tạo nên vị đặc trưng riêng biệt.

Du khách đến tham quan vào tháng 9, 10 hàng năm sẽ gặp một màu rực đỏ trong nắng của những vườn cam chín mùa. Du lịch Gia Luận, được trực tiếp tham gia vào các hoạt động lao động, sản xuất của người dân, hòa cùng cuộc sống và sinh hoạt để tìm hiểu nét văn hóa bản địa cũng như những phong tục, tập quán của người dân, tạo sự hứng thú cho mỗi du khách.

Du lịch, GO! - Theo Cổng thông tin TP Hải Phòng, ảnh internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống