Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 25 March 2013

Bọn mình từ Phước Long về nhà trưa ngày 24.3. Do vài trở ngại nhỏ nên chuyến ni thu gọn: đi ngày thứ bảy, ngày 23.3 nhưng hôm sau đã trở lại thành phố, chỉ còn 2 ngày vi vu trên chiếc Win còi với chiều dài cung đường trên 450km.

Khởi hành lúc 4h30 sáng, bọn mình hướng về ngã 4 Hàng Xanh. Lộ trình chuyến đi dự định là cầu Bình Triệu 1 > QL13 - Thủ Đức > QL1 > TL743 > Hội Nghĩa > TL741 > Phú Giáo > đến Đồng Xoài. Từ Đồng Xoài, theo đường Phú Riềng Đỏ hướng về Phú Riềng > qua xã Bù Nho > qua ngã 3 Long Hưng > Phước Bình > ngã 3 Chợ Tư Hiền > đến phường Thác Mơ thuộc địa phận Phước Long sẽ nghỉ lại và khám phá vùng đất thành bình này.

< Đầu đường TL743 ngay ngã 6 An Phú đang sửa chữa nên bọn mình rẽ vào đường liên huyện. Ghé một quán nhỏ ven đường uống cà phê và ăn bún riêu bánh canh (chỉ 15k, cà phê 7k) xong thì quẹo trở ra ngõ CTy Minh Dương để vào TL743 (nơi này thuộc thị xã Dĩ An) hướng về ngã 4 Miếu Ông Cù.

Đây là lộ trình an toàn hơn thay vì đi bằng QL13 + QL14 do đường đi sẽ ngắn, khung cảnh thoáng mát hơn, ít xe hơn và cũng tránh được nhiều đoạn đang sửa chữa bụi tung mù mịt trên QL14 (chẹp).

< Từ ngã 4 Miếu Ông Cù, vẫn chạy thẳng để vào TL745 (bây giờ là TL747B) sẽ qua cây cầu có tên là Khánh Vân. Qua cầu một đoạn thì rẽ trái theo hướng Hội Nghĩa.

Cửa ngõ thành phố hướng Bắc, QL13 bọn mình đã đi nhiều lần (nhất là bà xã) nhưng chạy theo TL743, TL741 bằng xe gắn máy thì đây là lần đầu tiên. Vậy nhưng nếu ai lâu ngày không đến vùng đất này bây giờ sẽ thấy những thay đổi vượt bậc tại Thủ Đức, nhất là khi chạy ngang qua thành phố mới Bình Dương.

< Vượt qua bùng binh khu công nghiệp Nam Tân Uyên.

Theo từ điển Wikipedia thì:

Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, Huyện Thủ Đức cũ đã được chia thành ba quận mới là Quận 9, Quận 2 và Quận Thủ Đức.
Trên địa bàn của Quận Thủ Ðức có Ga Bình Triệu, Làng đại học Thủ Đức, làng thiếu niên Thủ Ðức, Khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và rất nhiều cảng sông và cảng đường bộ.... Một phần phía Tây Nam của Thủ Ðức được bao bọc bởi dòng sông Sài Gòn.

< Qua một số nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp rồi thì TL747B thế này đây, lúc ni nắng bắt đầu lên rồi.

Năm Mậu Dần (1698), Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu điều vào "kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố thành hai huyện: lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa), lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định)"...

< Xã Hội Nghĩa. Theo bảng hướng dẫn thì chạy thẳng là đi Cổng Xanh, rẽ phải đi xã Tân Thành - cả hai đều có khoảng cách 11km. Trên đoạn này, phía trái là cụm lò gạch vẫn còn làm theo lói thủ công. Mé phải sẽ chạy ngang qua trường THCS Hội Nghĩa.


< Bọn mình sẽ đi xã Bình Mỹ hướng đến Cổng Xanh.

Năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long được nâng lên thành phủ gồm 4 huyện là Bình An, Phước Chánh, Long Thành và Phước An. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1837, vua cho lập thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Ngãi An và Long Khánh. Huyện Ngãi An chính là là vùng Thủ Đức ngày nay gồm 4 tổng An Thổ, An Thủy, An Di và An Bình.
Trong thời Pháp thuộc, huyện Ngãi An (Thủ Đức) được cho chuyển sang thuộc tỉnh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

< Nghỉ chân, nạp và... xả nước!
Chiến mã Win còi bây giờ đã khá cũ kỹ nhưng vẫn có thể tả xung hữu đột.
Bố thắng trước sau thay không lâu nhưng cứ kêu cót két, hết chuyến này về thay luôn cho rồi. Bộ nhông sên dĩa Mạnh Quang chỉ vừa xài hơn 3 ngàn km vẫn lọc xọc dù canh chỉnh đúng, xem ra sẽ hao $ tiếp đây!

< Bạt ngàn rừng cao su ở Hội Nghĩa.

Trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) quận Thủ Đức vẫn tiếp tục là một quận của tỉnh Gia Định. Trước năm 1975, quận Thủ Đức có diện tích vào khoảng 200 km² và gồm có tất cả 15 xã. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Thủ Đức đổi thành huyện Thủ Đức và trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 6 tháng 3 năm 1997, theo nghị định 03/CP của Thủ tướng Chính phủ, huyện Thủ Đức tách ra thành 3 quận là quận 2, quận 9, và quận Thủ Đức.

< Vào địa phận xã Bình Mỹ, đường khá vắng.

Có thuyết rằng tên gọi Thủ Đức là lấy từ tên một vị quan trấn thủ một khu đồi xưa trên khu vực này tên là Đức. Về sau, một thương gia tên Tạ Dương Minh đến đây lập chợ, lấy tên và chức của vị quan trấn thủ tên Đức kia đặt cho chợ Thủ Đức để tỏ lòng biết ơn, từ đó có địa danh Thủ Đức.

< Trạm y tế xã Bình Mỹ: thưa bóng người nhưng vẫn hoạt động đấy.

Các tuyến đường chính trên Quận Thủ Ðức là : Quốc Lộ 1A, Xa Lộ Hà Nội, Quốc Lộ 13, Quốc Lô 1K, Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân, Ðặng Văn Bi, Tỉnh Lộ 43, Linh Ðông, Ngô Chí Quốc, Lê Thị Hoa, Hoàng Diệu 2...
Các tuyến đường đang được triển khai: đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (đang trọng giai đoạn giải phóng mặt bằng - nối liền sân bay Tân Sơn Nhất đến Sân bay Long Thành - Ðồng Nai), đường Bình Thái - Gò Dưa (nối liền ngã tư Bình Phước đến ngã tư Bình Thái - Xa Lộ Hà Nội)...

< Sắp đến ngã 3 Cổng Xanh: rẽ tái là đi Sở Sao (21km), còn quẹo phải đi Phú Giáo (16km).

Phát triển mạnh nhưng cũng chưa bằng thành phố giáp ranh là Bình Dương. Bình Dương là một trong những địa phương rất năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.

< Đến ngã 3 Cổng Xanh, dĩ nhiên là mình rẽ phải đi Phú Giáo. Vị trí nơi này tại đây.

Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài...

< Đường xa tít tắp. Đây chính là TL741 trên vị trí xã Phước Hòa. 6 làn đường rộng thênh thang với dải phân cách cứng chính giữa, chạy sướng hơn nhiều so với QL14, thậm chí ngon hơn nhiều đoạn trên QL1A.

< Trạm thu phí đường ĐT 741 đoạn Đồng Xoài – Phước Long mức giá áp dụng tùy vào từng loại phương tiện, dao động từ 10.000 – 80.000 đồng/vé/lượt. Xe gắn máy thì free.

< Tính từ Cổng Xanh đi đến Phước Long, mình qua ba bốn trạm thu phí thì phải. Vậy nhưng xác đáng hơn cung đường QL14: chắp vá tà la nhưng vẫn thu phí đủ!

< Trên cầu Phước Hòa mới bắc ngang con sông Bé, nhìn phía phải là cây cầu cũ - vị trí ở đây.

Bình Dương không phải là một địa phương mạnh về du lịch nhưng vẫn có những nơi đáng để tham quan, ví dụ như: Vườn cây ăn trái Lái Thiêu, Làng tre Phú An, Chùa Hội Khánh, Sân golf Sông Bé, Hồ Bình An, Làng sơn mài Tương Bình Hiệp, Làng nghề gốm sứ (ở các xã Hưng Định, Thuận Giao, Bình Hoà (huyện Thuận An)...
Trên đường về, theo lộ trình khác thì mình sẽ có dịp giới thiệu lại thành phố trẻ và năng động này, bạn nhé.

< Qua cầu là vào địa phận xã Vĩnh Hòa, ảnh là nhà thờ giáo xứ cùng tên.

< Qua cây cầu nhỏ có tên là Vàm Vá thì mình vào địa phận thị trấn Phước Vĩnh. Ảnh là Trung tâm Hành chính huyện Phú Giáo với cổng chào thật 'ngon cơm'.

< Rời thị trấn, đường vẫn thênh thang. Tốc độ cho phép với xe 2 bánh là 50km/h do đây là tỉnh lộ, còn nếu muốn cộng thêm 10 thì... tùy hỉ ở bạn!

< Một ngõ rẽ vào đường cụt bên phải, rộng thênh thang. Dường như người ta chuẩn bị cho một công trình gì đó.
Cũng chỗ này, có bảng quảng cáo về cáp treo núi Bà Rá dù từ đây đến đó vẫn còn quá xa...

< Công trình kia chưa có, chỉ hiện diện 'công trình' chỉnh chu này: trạm thu phí Tân Lập - vị trí tại đây.

< Qua Tân Lập, Tân Tiến... thì sẽ đến thị trấn Tân Phú. Thị trấn Tân Phú (là huyện lỵ) thuộc huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Lúc này tốc độ chỉ giới hạn 40km/h cho xe gắn máy, đường vắng nên mình 'cộng thêm' tí (he he).

< Đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ tại Tân Phú. Đẹp nhưng có lẽ thiếu bóng dáng cây xanh trên vùng đất đầy nhiệt này.

< Mình ghé cây xăng đổ cho vợ hai 3 lít, từ Cổng Xanh đến đây mới thấy Petrolimex vì đây là lãnh địa của xăng dần Thalexim. Sẳn dịp vào rửa mặt cho tỉnh táo.
À, trong các chuyến đi xa: nếu cây xăng nhiều thì mình thường đổ mỗi lần chút một, phòng ngừa xăng... dỏm. Hồi sau mình đổ thêm một lần đầy bình, chạy về đến nhà vẫn chưa si nhê.

< Cổng chào thị xã Đồng Xoài, phía trái là bệnh viện Thánh Tâm vừa xây dựng.
Trời nắng gắt, chạy xe thì không sao nhưng dừng lại một tý là đượm mồ hôi.

< Lúc này, dải phân cách giữa đã là bồn hoa.

< Qua một ngã 3 lớn: con đường TL741 bây giờ mang tên là Phú Riềng Đỏ. Bọn mình lại thấy bảng quảng cáo của cáp treo Bà Rá chểm chệ trên dải phân cách.

Đồng Xoài chính là một thị xã của tỉnh Bình Phước, được xem là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh. Đồng Xoài có vị trí thuận lợi nằm trên giao lộ giữa Quốc lộ 14 và tỉnh lộ 741, nối liền với các tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, …

< Ngã 4 Đồng Xoài đây, đường cắt ngang chính là QL14. Nếu rẽ trái, chạy khoảng 600m sẽ thấy tượng đài Chiến Thắng Đồng Xoài.

Toàn thị xã có hơn 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Dù chỉ chạy ngang qua thôi nhưng mình cũng nhận thấy rằng nơi đây rất phát triển, đường xá tấp nập.


< Mình thì chạy thẳng hướng về Phước Long.

< Rời khỏi thị xã, bất ngờ bọn mình gặp ngay chốt bắn tốc độ của CSGT: anh bên phải đang hướng 'súng' về phía bọn mình, anh phía ngoài cầm gậy GT. Mình đang chạy 49km/h... nhưng đang ở tuyến ngoài (do tránh xe đang đậu) nhưng không báo signal, tấp vào không kịp.
Bỏ xừ, vậy là 'dính quả' rồi!

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
Sài Gòn, có thể nói mà không sợ cường điệu, là một “vương quốc” mì. Và mì, cũng có thể coi là một di sản của Sài Gòn. Nhà thơ Trần Tiến Dũng đã thử mì ở Chinatown New York, và lắc đầu, nói: “Thua xa mì Chợ Lớn”. Xem chừng, không phải thứ gì ở New York đều “oách”.

Ta hãy nghe anh kể lại “chuyện Kha Luân Bố Dũng phát hiện mì ở New York”: “Trong lúc ngồi chờ, tôi nhìn quanh thấy thực khách người gốc Á ở New York ăn mì khá kỳ khôi. Chuyện bưng cả tô húp nước lèo dù có khó coi nhưng cũng tạm quen, nhưng chuyện lấy cái muỗng múc mì đưa vô miệng, cọng mì rớt lên rớt xuống thiệt tình ăn kiểu đó thì mì có ngon cũng thành trớt quớt.

“Anh bạn tôi biện hộ: “Người Việt, người Hàn, người Nhật, kể cả người gốc Hoa, để biết họ mất gốc bao nhiêu phần trăm cứ nhìn cái cách họ ăn mì mà đoán biết. Những người sống như Tây, từ chối dùng đũa ăn mì không biết là nên mừng hay nên buồn!”

“Sau khoảng mười phút, trên bàn chúng tôi đã có một tô mì thiệt bự. Chúng tôi đoán chừng mì trong tô không phải là mì vắt như thường thấy ở Chợ Lớn. Ngó qua ông bếp đang nấu mì, chúng tôi thấy họ trụng một lần cả thau mì tươi. Nhớ cái cảnh mấy ông bếp ở Chợ Lớn trụng mì theo từng vắt mì, trụng từ nước sôi, qua xả bằng nước lạnh rồi dùng đôi đũa giũ cho từng sợi mì rời ra, sợi nào ra sợi đó sao mà công phu quá”.

Tìm tô mì ngon nhứt xứ!

Dũng cũng nói đã từng ăn mì ở Hong Kong một lần và thấy “dở tệ luôn”. Một cô bạn đồng nghiệp xác nhận rằng mì Thượng Hải cũng thua mì Chợ Lớn. Như vậy mì Chợ Lớn nhứt thế giới rồi. Thế còn mì Sài Gòn – Chợ Lớn ngon nhứt ở đâu?

Trong một buổi trò chuyện cuối năm với mấy người bạn, Trần Việt Đức, tác giả ảnh cuốn Ăn vặt Sài Gòn vừa xuất bản, nghe một chị bạn sành ăn mách cho quán mì ngon nhất Sài Gòn. Chị bạn này nói: quán này dời chỗ đến ba lần, khách phải đi tìm nó, vì quen với nó, không ăn mì ở đâu ngon bằng.
Chuyện cột đi tìm trâu này cũng khá thú vị. Chúng tôi cũng bèn “cột đi tìm trâu”.

Nhưng, như đã nói, nhiều quán nổi tiếng Sài Gòn không có tên. Nhất là loại quán “nghe nói”. Khi Đức gọi điện hỏi lại chị bạn, sau khi đi một đoạn dài qua bên kia cầu Nhị Thiên Đường, không thấy quán mì nào. Chị không trả lời được quán ở đâu.

Hỏi người dân địa phương thì họ cũng ú ớ, vì quán “nghe nói”, tên quán không có. Một người dân quận 8 có vẻ sành sõi, chỉ: nên quay lại cầu Nhị Thiên Đường, phía bên kia có nhiều quán người Hoa hơn. Nhớ để ý phía bên trái.

Bên trái là đường Tuy Lý Vương – một con đường có nhiều quán ăn. Đi một đoạn, nhìn vào từng quán mì, chợt thấy có một quán cũ kỹ, nhưng khách đông nghẹt, xe dựng đầy bên vỉa hè một nhà thờ Tin Lành bên cạnh, có cả xe hơi.

Chẳng biết có đúng là quán này không, chúng tôi vào. Gọi hai tô mì. Một khô một nước. Trần Việt Đức nói: “Ăn mì phải ăn khô mới thử được hết độ ngon”. Có lý của anh ta, nhưng đó không phải là cái lý của tất cả dân ăn mì. Quán này có hai cái riêng là heo viên và tôm viên; các thức khác được “tỉa tót” công phu về độ chín, nhất là mấy miếng gan heo. Nước ngon, mì nước tới cuối cùng hơi nhão, mặc dầu quán để riêng một người chuyên chăm sóc việc trụng và giũ mì tươi cho các sợi rời ra.

Ăn với cả các giác quan

Sợi mì ngon là khi ăn đến những miếng nước cuối cùng của tô mì, chúng vẫn còn “bảo lưu” được cái dai sừn sựt. Nhiều người nhìn đâu cũng thấy “sạn” cho rằng dai như vậy là do dùng nhiều nước tro tàu (để lấy KOH), không nên, không tốt cho sức khoẻ. Thực ra, với phương tiện hiện nay, khâu nhồi trộn cũng góp phần đáng kể vào độ dai của sợi mì. Vả lại, ta cũng không ăn mì hàng ngày để gọi là lạm dụng KOH.

Trụng mì lại là một bí quyết khác để bảo vệ độ dai của sợi mì. Mỗi khi vào tiệm mì, bao giờ tôi cũng chú ý đến thao tác trụng mì của quán. Ban đầu, mì được trụng vào nước sôi, rồi vớt nhanh ra đưa vào nước lạnh và vớt ra, trụng vào nước sôi lần nữa, sau đó mới giũ.

Sợi mì ngon nhất mà tôi đã trải qua là ở một cái quán nhỏ trên đường Trần Quốc Thảo, quận 3 - khúc gần Trần Quốc Toản đâm ra (*). Sợi mì nước ăn dai đến phút cuối của tô mì. Quán mì nhỏ, nhưng tầm gần 9 giờ sáng, đã hết mì sườn, mì cá, chỉ còn mì thập cẩm, mì hoành thánh.

Quán mì ở 67 Tuy Lý Vương chỉ là quán mì ngon, không thể là quán ngon nhất, như truyền tụng. Nó đúng là cái quán đã dời ba lần. Mới đầu là đầu quân cho nhà hàng Đại La Thiên, sau đó tách ra dời đến một địa điểm ở quận 5. Về quận 8, “đây là nhà riêng, về đã sáu, bảy năm nay”, ông chủ quán xác nhận.
Ở khu quận 8 này, mặt bằng giá tô mì, tô phở là 18.000 – 20.000 đồng, quán 67 tính 30.000 đồng mà khách vẫn đông chứng tỏ mì ngon.

Những quán mì ăn là nhớ phải gồm đủ thứ mà ký ức ta một thời trải qua. Quán 67 không có chiếc xe tranh kiếng có một khoảng bàn liền với xe – một cái không gian ăn, mà khách có thể thưởng thức mùi hương của cả chiếc xe mì. Mặc dầu, ở đây, giữa những người nhà vẫn nói tiếng Hoa với nhau, vẫn có thứ tiếng Việt lơ lớ. Nhưng chưa đủ. Thiếu những không gian và âm thanh như vừa kể, không thể là quán mì ngon.

Những hiệu mì còn sống sót hiện nay, trên đất này, là những hiệu mì có được thứ tài sản đáng kể: số “thực giả” trung thành đủ cho quán sống còn.

(*) Tác giả có nhầm lẫn khi "viết quán nhỏ trên đường Trần Quốc Thảo, gần đoạn đường Trần Quang Khải đâm ra." Thực ra, quán nằm trên đường Trần Quốc Thảo, cuối đường Trần Quốc Toản, quận 3.

Du lịch, GO! - Theo Ngữ Yên (SGTT) + internet
y là mốc 428 - điểm xa nhất về phía Bắc của Tổ quốc hình chữ S. Một dải đất nhỏ nhưng chứa đầy cảm xúc với những người muốn khám phá từng điểm của dáng hình đất nước.

Một “dân đi” có tên rất ngộ - Rắn Rong Ruổi - đánh dấu một điểm đỏ chói trên bản đồ. Và một lời rủ “đi mốc 428 nhé” đủ sức lôi kéo cả chục người thoát ra khỏi Hà Nội ồn ào để ngược về phía Bắc, lên Hà Giang đi tìm mốc đỏ.
Móng con ngựa Mông đập mạnh lộp cộp xuống đường. Đường dốc đá và hẹp khiến con ngựa ngại đi, nó liên tục xoay phải, xoay trái theo kiểu zích zắc để đi xuống.

Đi tìm mốc đỏ

Những người phụ nữ Mông nổi tiếng với đôi chân leo núi đá dốc đứng can: “Chúng mày về đi, đường dốc lắm, không lên nổi đâu”. Nhưng phía dưới, dòng Nho Quế xanh như ngọc và mốc 428 như một điểm đỏ vẫy gọi.

Dù đã đứng trên đỉnh cột cờ Lũng Cú nhưng không phải ai cũng biết sau Lũng Cú còn có một dải đất nhỏ nhô ra phía dòng Nho Quế. Từ đây, dòng Nho Quế đổ vào đất Việt, ôm trọn rẻo đất rồi chảy sang Mèo Vạc, Xín Cái về Cao Bằng. Thế nhưng, cái mỏm đất cực Bắc này là ngưỡng khó vượt. Đường đi khó không chỉ bởi xa và dốc, đến con ngựa Mông còn phải ngại, mà bởi đi chệch vài bước là có thể gặp bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

Nếu tính theo đường chim bay, khoảng cách từ bản Xéo Lủng xuống mỏm đất xa nhất chỉ 2km. Nhưng con đường đi xuống thử thách chân người trọn một buổi sáng. Nắng trên những triền núi đá quả khó chịu. Người dẫn đường cho chúng tôi là trung úy Bùi Đức Thoắn và thiếu úy Giàng Thìn Hòa. Hòa là người Mông ở cổng trời Quản Bạ, mới lên Lũng Cú được ít lâu. Không chỉ khách lạ như chúng tôi, Hòa cũng lần đầu tiên lên mốc 428 sau khi đã “thử chân” một vòng các điểm mốc khác của đồn biên phòng.

“Nhớ bước theo đúng dấu chân mình nhé” - trung úy Thoắn dặn dò trước lúc lên đường. Dò dẫm từng bước, đường chỉ có dốc xuống, đứng nghỉ cũng thấy chùn chân. Không biết bao nhiêu lần muốn bỏ cuộc, rồi lại đi, lại nhìn về hướng sông Nho Quế.

Cuối cùng, mốc 428 hiện ra, giản dị và xúc động. Một cột mốc nhỏ, dưới là sông, trên là vách núi nhưng phải xây mất hai năm, chủ yếu là sức người cõng đá và ximăng theo đường dốc xuống.

Từ điểm mốc đỏ nơi cực Bắc này, nhìn về phía nam là Tổ quốc mình.

Sống trên mốc đỏ

Từ Lũng Cú, phải đi 3-4km mới tới bản Xéo Lủng nằm chơi vơi trên vách núi sát đường biên. Vài ba chục nóc nhà người Mông đã trụ vững ở mảnh đất này, trồng ngô, trồng màu và trở thành những người lính biên phòng không quân hàm canh giữ mỏm đất cực Bắc thiêng liêng. Nhờ có những người Mông ở Xéo Lủng, mỏm đất cực Bắc không chỉ có màu đá xám xịt.

Bên cạnh những ngôi nhà trình tường là vườn cải, các loại hoa màu xanh mướt. Những phụ nữ lúi húi bên luống rau, sắc váy hoa rực rỡ. Nhưng người Mông không chỉ loanh quanh bên bếp lửa và vườn nhà. Phía dưới, nơi tưởng chỉ có đá là những vạt ngô. Ngô được gieo ở hốc đá, lưng chừng núi, bất kể chỗ nào có đất và trữ được chút ít nước mưa.

Thượng tá Nguyễn Hải Lý (đồn trưởng đồn biên phòng Lũng Cú) bảo chúng tôi là những người khách hiếm hoi của Xéo Lủng và mốc 428. Vậy nhưng người Mông ở Xéo Lủng hiếu khách kỳ lạ. Thấy mọi người mệt lả vì leo dốc, người đàn ông Mông gọi: “Có cần lấy đuôi ngựa kéo đi cho đỡ mệt không?”. Quả thật, những lúc này chỉ muốn giống như bó cỏ hoặc bó củi chất trên lưng ngựa. Thế mới biết đôi chân người Mông dẻo dai đến lạ kỳ.

Trung úy Thoắn kể ngày đường vào Xéo Lủng chưa được làm, mùa mưa hay mùa khô, bộ đội vẫn đều đặn đi tuần qua bản Xéo Lủng. Có những ngày tuyết rơi táp vào mặt, chân bị cước đau đớn nhưng vẫn phải bám chặt xuống đường đất đá. Ngay đêm giao thừa, biên phòng cũng phải đi tuần dọc toàn tuyến, không bỏ một điểm mốc nào.

27km đường biên giới từ cột mốc 411 đến 428 do đồn biên phòng Lũng Cú đóng tại Ma Lé (Đồng Văn, Hà Giang) canh giữ đều nằm cheo leo trên những mỏm núi đá xám. Nhưng họ cứ đi và đi, bất kể lúc nào...

Du lịch, GO! - Theo Hà Hương (báo Tuổi Trẻ)+ internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống