Mỗi khi có dịp hàn huyên tâm sự, chúng tôi vẫn nhắc đến mâm cơm với nồi cơm độn nóng hổi và chén muối nén thơm ngon đã gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ nghèo khó với những yêu thương, nhung nhớ giăng đầy…
< Củ nén.
Nén vừa là loại rau vừa là gia vị như hành, tỏi nhưng vị nén rất nồng và đậm. Củ nén thuộc họ hành còn được gọi là hành hoa, hành tăm. Nén có thể làm món chiên, xào, kho, hấp hoặc nấu chè, nấu cháo.
Theo kinh nghiệm dân gian, nén có tác dụng sát trùng đường hô hấp, chống sình bụng, bổ thận, ấm lưng, chống cảm cúm, ho. Có thể dùng nén nấu nước xông hơi, chưng với đường phèn để ngậm khi bị ho khan hay ngâm rượu.
Ngoài các công dụng chữa bệnh, nén cũng là thứ gia vị tuyệt vời, mang đến hương thơm nồng đượm cho các món ăn nên hầu như nhà nào ở quê tôi cũng dành một khoảnh đất nhỏ trong vườn để trồng nén.
Nén ưa đất cát, dễ gieo trồng và chăm bón. Khi nén già, rụi lá, người ta đào lấy củ, giũ sạch đất cát, để khô ráo, mang ra chợ bán và cũng không quên để dành lại cho gia đình một lượng nén vừa đủ, bảo quản nơi khô ráo, thoáng gió, để dành ăn quanh năm.
Nén được dùng để ướp thịt, cá hay dùng để phi thơm dầu phụng, giúp các món ăn thêm nồng đượm, dậy mùi. Củ nén được đập giập chứ không bị giã nhuyễn khi ướp thức ăn, để người ăn còn có cơ hội nhẩn nha những hương vị thơm ngon ẩn chứa trong từng củ nén nhỏ xinh.
Ngoài ra, nén còn được chế biến thành các món ăn đậm chất quê. Một trong những món ăn từ nén mà những ai sinh ra và lớn lên trong những ngày quê nhà miền Trung còn nhiều gian khó sẽ không thể nào quên được chính là muối nén.
Muối nén từng là thức ăn chính và là thức ăn duy nhất trong những bữa cơm của nhiều gia đình ở quê ngày ấy. Lấy một ít muối sống cho vào nồi nhỏ, đậy nắp nồi lại, bắc lên bếp nấu cho muối chín, vỡ vụn thành bột muối, trút bột muối ra chén. Đổ dầu phụng đã được phi thơm với củ nén đập giập vào chén muối còn đang nóng, thêm một ít lá nén cắt nhỏ rồi trộn đều lên sẽ được chén muối nén thơm ngan ngát, dậy mùi hương quyến rũ, gọi mời.
Hương thơm của củ nén quyện lẫn vị béo, thơm của dầu phụng quê, đậm đà của muối hầm và màu xanh tươi của những cọng lá nén bé nhỏ rất hấp dẫn, ăn với cơm nóng trong những ngày mưa hay tiết trời se lạnh rất ngon và lạ miệng.
Vào những ngày giao mùa, tiết trời trở nên đỏng đảnh, món cháo nén ngọt thơm trở thành “thứ thuốc” giải cảm tuyệt vời. Nguyên liệu chỉ là một ít gạo tẻ nấu nhuyễn cùng thật nhiều hạt nén đập giập và một ít tiêu rừng giã nhỏ, thêm tí muối rồi ăn khi còn nóng hổi. Ăn xong trùm chăn kín cho mồ hôi trong người túa ra là cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, khỏe hẳn.
Đặc biệt hơn cả vẫn là chè nén. Chén chè nén nóng hổi, thơm ngan ngát hương nén, ăn khi còn nóng là bài thuốc dân gian giúp mọi người nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nén rửa sạch, lấy tăm nhọn đâm thủng quanh củ nén rồi chưng cách thủy với đường đen (đường bát) bốn lăm phút cho đường tan chảy, nén chín, tiết ra tinh dầu và ngấm vị ngọt của đường là dùng được.
Chè nén có vị ngọt của đường quyện lẫn vị the the của nén, mang đến cho người ăn cảm giác thú vị, tâm hồn thư thái, sảng khoái.
Du lịch, GO! - Theo H. Thảo (báo Tuổi Trẻ), internet
< Củ nén.
Nén vừa là loại rau vừa là gia vị như hành, tỏi nhưng vị nén rất nồng và đậm. Củ nén thuộc họ hành còn được gọi là hành hoa, hành tăm. Nén có thể làm món chiên, xào, kho, hấp hoặc nấu chè, nấu cháo.
Theo kinh nghiệm dân gian, nén có tác dụng sát trùng đường hô hấp, chống sình bụng, bổ thận, ấm lưng, chống cảm cúm, ho. Có thể dùng nén nấu nước xông hơi, chưng với đường phèn để ngậm khi bị ho khan hay ngâm rượu.
Ngoài các công dụng chữa bệnh, nén cũng là thứ gia vị tuyệt vời, mang đến hương thơm nồng đượm cho các món ăn nên hầu như nhà nào ở quê tôi cũng dành một khoảnh đất nhỏ trong vườn để trồng nén.
Nén ưa đất cát, dễ gieo trồng và chăm bón. Khi nén già, rụi lá, người ta đào lấy củ, giũ sạch đất cát, để khô ráo, mang ra chợ bán và cũng không quên để dành lại cho gia đình một lượng nén vừa đủ, bảo quản nơi khô ráo, thoáng gió, để dành ăn quanh năm.
Nén được dùng để ướp thịt, cá hay dùng để phi thơm dầu phụng, giúp các món ăn thêm nồng đượm, dậy mùi. Củ nén được đập giập chứ không bị giã nhuyễn khi ướp thức ăn, để người ăn còn có cơ hội nhẩn nha những hương vị thơm ngon ẩn chứa trong từng củ nén nhỏ xinh.
Ngoài ra, nén còn được chế biến thành các món ăn đậm chất quê. Một trong những món ăn từ nén mà những ai sinh ra và lớn lên trong những ngày quê nhà miền Trung còn nhiều gian khó sẽ không thể nào quên được chính là muối nén.
Muối nén từng là thức ăn chính và là thức ăn duy nhất trong những bữa cơm của nhiều gia đình ở quê ngày ấy. Lấy một ít muối sống cho vào nồi nhỏ, đậy nắp nồi lại, bắc lên bếp nấu cho muối chín, vỡ vụn thành bột muối, trút bột muối ra chén. Đổ dầu phụng đã được phi thơm với củ nén đập giập vào chén muối còn đang nóng, thêm một ít lá nén cắt nhỏ rồi trộn đều lên sẽ được chén muối nén thơm ngan ngát, dậy mùi hương quyến rũ, gọi mời.
Hương thơm của củ nén quyện lẫn vị béo, thơm của dầu phụng quê, đậm đà của muối hầm và màu xanh tươi của những cọng lá nén bé nhỏ rất hấp dẫn, ăn với cơm nóng trong những ngày mưa hay tiết trời se lạnh rất ngon và lạ miệng.
Vào những ngày giao mùa, tiết trời trở nên đỏng đảnh, món cháo nén ngọt thơm trở thành “thứ thuốc” giải cảm tuyệt vời. Nguyên liệu chỉ là một ít gạo tẻ nấu nhuyễn cùng thật nhiều hạt nén đập giập và một ít tiêu rừng giã nhỏ, thêm tí muối rồi ăn khi còn nóng hổi. Ăn xong trùm chăn kín cho mồ hôi trong người túa ra là cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, khỏe hẳn.
Đặc biệt hơn cả vẫn là chè nén. Chén chè nén nóng hổi, thơm ngan ngát hương nén, ăn khi còn nóng là bài thuốc dân gian giúp mọi người nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nén rửa sạch, lấy tăm nhọn đâm thủng quanh củ nén rồi chưng cách thủy với đường đen (đường bát) bốn lăm phút cho đường tan chảy, nén chín, tiết ra tinh dầu và ngấm vị ngọt của đường là dùng được.
Chè nén có vị ngọt của đường quyện lẫn vị the the của nén, mang đến cho người ăn cảm giác thú vị, tâm hồn thư thái, sảng khoái.
Du lịch, GO! - Theo H. Thảo (báo Tuổi Trẻ), internet