(Tiếp theo) Mình nhắm chắc là thế nào cũng nhận một biên bản phạt và khối chuyện rắc rối từ việc chạy lấn một vài tấc này! Vậy nhưng: hai xe gắn máy chạy phía trước còn lấn nhiều hơn nhưng không bị ngoắc vào. Và bọn mình cũng thế: họ nhìn nhưng... không có phản ứng gì, vậy là qua!
< Hai chiếc xe phía trước không bị phạt lỗi vượt tuyến, vậy là mình cũng ổn!
Hú hồn, ở Đồng Nai thì khó tránh được 'cái sự phạt' cho dù lỗi bé cỏn con - chắc chắn sẽ vừa tốn tiền, vừa mất nhiều thời gian để móc ví chuộc lỗi tại kho bạc nhà nước, âu cũng là cái sự hên!
< Từ đây về đến Phước Long sẽ còn 45km nữa theo cột cây số bên đường.
Trong thật tế, dạo này mình tuân thủ luật giao thông đường bộ lắm; nhất là nhìn kỹ những bảng giới hạn tốc độ ven đường, kế là trong trường hợp ni: dù vạch liền nhưng tránh xe đậu phía trong thì cũng phải báo signal để vượt, vậy nhưng lại quên.
Ra khỏi thị xã Đồng Xoài, qua cổng chào tạm biệt màu đo đỏ: bọn mình hướng về Phước Long vẫn trên con đường Phú Riềng Đỏ, tức là TL741. Cọc kilômét ven đường cho biết còn 45km nữa sẽ đến, coi bộ khá nhanh.
< Trạm thu phí số 1 Đồng Xoài - Phước Long, vị trí trạm này tại đây, mé phải có trạm trộn bê tông y như trong bản đồ Wikimapia.
Bọn mình lại tiếp tục gặp trạm thu phí thứ 3 trong chuyến, đây chính là Trạm thu phí số 1 Đồng Xoài - Phước Long. Vậy nhưng việc 'chạy qua và móc bóp' chỉ dành cho xế bự, xế nhí vẫn free.
Chút thông tin về con đường tỉnh lộ này:
< Đường Phú Riềng Đỏ lúc này trở lại tên TL741, vẫn thật rộng rãi.
Tỉnh lộ 741 là tuyến đường bộ liên tỉnh dài 152 km đi qua các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nông.
Điểm bắt đầu tại chân cầu Phú Cường thuộc xã Chánh Mỹ thị xã Thủ Dầu Một đi qua các xã Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, phường Hiệp An, xã Định Hòa (thị xã Thủ Dầu Một), Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa (huyện Bến Cát), xã Tân Bình (huyện Tân Uyên), thi trấn Phước Vĩnh (huyện Phú Giáo), thị xã Đồng Xoài, thị trấn Thác Mơ (tỉnh Bình Phước), với điểm cuối giao nhau với tỉnh lộ 686 tại thôn 2 xã Quảng Trực huyện Đắk R'Lấp tỉnh Đắk Nông.
< Phía trước là trung tâm xã Thuận Lợi với nhà cửa lôm xôm.
Tỉnh lộ 741 giao nhau với quốc lộ 13 tại ngã tư Sở Sao (thị xã Thủ Dầu Một), ngã ba Cổng Xanh (huyện Tân Uyên), giao với tỉnh lộ 747 đi thị trấn Uyên Hưng và tỉnh lộ 742 đi khu liên hợp (thành phố mới Bình Dương), giao nhau với quốc lộ 14 tại ngã tư Đồng Xoài.
< TL741 đoạn này thi thoảng lại lên dốc xuống đồi, nhưng đồi thấp thôi.
Ngoài ra tỉnh lộ 741 còn đi qua vườn quốc gia Bù Gia Mập tại huyện Phước Long tỉnh Bình Phước. Năm 2007 tỉnh lộ 741 được nâng cấp mở rộng giai đoạn 1; đoạn từ Tân Bình tới thị xã Đồng Xoài thành có 6 làn xe. Hiện nay giai đoạn 2 đang được thi công ở đoạn từ ngã 3 Cổng Xanh tới ngã tư Sở Sao thị xã Thủ Dầu Một.
< Vào trung tâm xã Phú Riềng, đây chính là bùng binh cùng tên - vị trí tại đây.
Nói chung, đây là con đường tốt - tốt cả chất và lượng, CSGT không quá khó. Còn trạm thu phí thì nơi nào cũng thế thôi, vẫn đáng cho bạn đưa vào cung đường thay thế cho QL13.
< Rời khỏi Phú Riềng, từ đây đến Phước Long chỉ còn 29km nữa thôi.
Qua xã Thuận Lợi (nơi có khu du lịch Hồ Suối Lam) thì vào xã Phú Riềng, đây cũng chính là một trong những nơi xẩy ra sự kiện Phú Riềng Đỏ. Phú Riềng Đỏ là một trong những phong trào công nhân đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện bởi các công nhân cao su tại đồn điều Phú Riềng, Biên Hoà (nay thuộc địa phận tỉnh Bình Phước). Phong trào này đã gây tiếng vang lớn trong lịch sử và là mốc mở đầu cho các phong trào công nhân khác của Việt Nam chống lại thực dân Pháp trong thập niên 1930...
< Sắp đến Bù Nho, bọn mình lại gặp trạm thu phí số 2 Đồng Xoài - Phước Long.
Vị trí tram này tại đây.
< Vào trung tâm xã Bù Nho. Bù Nho là một xã thuộc huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Xã Bù Nho có diện tích 36,93 km², dân số năm 1999 là 7942 người, mật độ dân số đạt 215 người/km².
< Trung tâm thương mại xã Bù Nho đây.
... Sau Thế chiến thứ nhất, tư bản Pháp, dẫn đầu bởi công ty Michelin, bắt đầu ồ ạt thực hiện đầu tư khai thác và phát triển các đồn điền cao su tại Việt Nam. Trong quá trình phát triển đầu tư các đồn điền cao su, tư bản Pháp, dưới sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền thuộc địa, đã bóc lột thậm tệ và tàn nhẫn sức lao động của những người công nhân cao su Việt Nam.
< Rời Bù Nho, mình thấy bảng quảng cáo của Lâm Viên Mỹ Lệ. Phía xa xa là núi Bà Rá chơi vơi giữa một vùng trời rộng lớn.
Thời bấy giờ người ta thường ví đồn điều cao su Phú Riềng như "Địa ngục trần gian", nơi mà "Mỗi cây cao su mọc lên là có một người công nhân Việt Nam ngã xuống".
Lỡ lầm vào đất cao su,
Chẳng tù thì cũng như tù chung thân.
< Cổng vào Lâm viên Mỹ Lệ đây. Nơi này là một khu du lịch sinh thái rộng 72 hecta với rừng điều đầy trái chín đập ngay vào tầm mắt tiếp nối những con đường rợp bóng sakê, tỏa hương ngào ngạt. Phóng tầm mắt toàn cảnh, ta thấy mình như quá nhỏ bé với khung cảnh sơn thủy hữu tình rộng lớn này. Tại đây có khung cảnh đồi chè Oolong, có khung cảnh miền sông nước Nam Bộ, vườn bách thú, hồ câu cá...
< Vào địa phận thị xã Phước Long, đây chính là trung tâm phường Phước Bình - Nghe đồn rằng tại đây có quán lẫu dê ngon lắm nhưng có lẽ không có thời gian ghé thưởng thức.
< Tại Phước Bình cũng nhìn thấy rất rõ núi Bà Rá, núi thuộc phường Thác Mơ.
Gần 12.000 công nhân cao su trong 45.000 công nhân tại đồn điền đã bỏ mạng trong khoảng thời gian 1917-1941 do chế độ lao động hà khắc và khí hậu khắc nghiệt tại đây.
Do chế độ đối xử tàn nhẫn và hà khắc của chủ đồn điền và quản đốc cuối những năm 1928-1929 một số vụ nổi loạn của công nhân đã diễn ra. Nổi bật là cuộc đấu tranh do Nguyễn Đình Tứ khởi xướng, đã giết chết 6 quản đốc người Pháp. Những người nổi loạn đã bị đàn áp giã man, nhiều người trong số họ bị bắn chết tại chỗ, chặt đầu, xử tử và tù đày. Nguyễn Đình Tư bị xử từ hình tại Sài Gòn.
< Qua một trạm CSGT (mình chạy vẫn đúng luật nhé) thì thấy Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã Phước Long.
Cuộc đấu tranh của những người công nhân cao su tại Phú Riềng đã gây một tiếng vang trong dư luận lúc bấy giờ. Đầu năm 1928, theo chỉ thị của Ngô Gia Tự, Nguyễn Xuân Cừ và Trần Tử Bình đi vào tổ chức quần chúng. Họ đã thiết lập Nghiệp đoàn Cao su Phú Riềng với thành viên là 1/3 tổng số những người lao động tại Phú Riềng. Nghiệp đoàn đã đấu tranh với chủ đòi giảm bớt đánh đập, chống cúp lương vô lý, đòi cải thiện sinh hoạt.
< Chạy thêm một đoạn nữa là vào địa phận phường Thác Mơ nằn ngay chân núi Bà Rá.
< Đường Hồ Xuân Hương chạy dài phía Bắc núi là một trong vài con đường trung tâm tại đây...
Ngày nay, trên một đỉnh đồi có địa hình tương đối bằng phẳng, Công ty cao su Đồng Phú đã xây dựng đài tưởng niệm Phú Riềng Đỏ cao 10m, chân tượng dài 3,4m ngang 1,7m - trên đỉnh tượng đài có biểu tượng búa liềm. Xung quanh tượng đài là những lô cao su non và dưới đồi là con suối chạy uốn quanh.
Ngày 12/2/1999 Nhà nước ta đã công nhận đây là di tích lịch sử cấp quốc gia.
< Cứ chạy theo con đường này sẽ thấy cáp treo núi Bà Rá phía bên phải, thêm tý nữa là đến tượng Đức Mẹ và ngõ lên đồi Bằng Lăng...
< Nhưng lúc này, quan trọn nhất là phải tìm phòng trọ cái đã. Chạy tới lui vài lần, bọn mình chọn nơi này: nhà trọ H & D nằm trong con hẻm cụt, mát.
H & D có 3 dãy phòng trọ: 2 dãy có máy lạnh (giá 140k - 120k), dãy quạt (70k). Mình chọn phòng 120k, phòng rộng, wifi rất mạnh nhưng nước vòi sen thì như trâu... tè, hi hi.
< Việc kế tiếp là qua bữa trưa, quán ngay trước chợ Phước Long đây, giá 20k/dĩa, trà đá free.
Lúc này đã là 11h trưa.
< Về tắm rửa cho hết bụi đường, định nằm nghỉ một tý cho lại sức nhưng cuồng chân nên bọn này lại đi - phượt mà, ở nhà ngủ đã rồi!
Nhưng đi đâu chứ, bạn sẽ biết trong bài sau vậy.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
< Hai chiếc xe phía trước không bị phạt lỗi vượt tuyến, vậy là mình cũng ổn!
Hú hồn, ở Đồng Nai thì khó tránh được 'cái sự phạt' cho dù lỗi bé cỏn con - chắc chắn sẽ vừa tốn tiền, vừa mất nhiều thời gian để móc ví chuộc lỗi tại kho bạc nhà nước, âu cũng là cái sự hên!
< Từ đây về đến Phước Long sẽ còn 45km nữa theo cột cây số bên đường.
Trong thật tế, dạo này mình tuân thủ luật giao thông đường bộ lắm; nhất là nhìn kỹ những bảng giới hạn tốc độ ven đường, kế là trong trường hợp ni: dù vạch liền nhưng tránh xe đậu phía trong thì cũng phải báo signal để vượt, vậy nhưng lại quên.
Ra khỏi thị xã Đồng Xoài, qua cổng chào tạm biệt màu đo đỏ: bọn mình hướng về Phước Long vẫn trên con đường Phú Riềng Đỏ, tức là TL741. Cọc kilômét ven đường cho biết còn 45km nữa sẽ đến, coi bộ khá nhanh.
< Trạm thu phí số 1 Đồng Xoài - Phước Long, vị trí trạm này tại đây, mé phải có trạm trộn bê tông y như trong bản đồ Wikimapia.
Bọn mình lại tiếp tục gặp trạm thu phí thứ 3 trong chuyến, đây chính là Trạm thu phí số 1 Đồng Xoài - Phước Long. Vậy nhưng việc 'chạy qua và móc bóp' chỉ dành cho xế bự, xế nhí vẫn free.
Chút thông tin về con đường tỉnh lộ này:
< Đường Phú Riềng Đỏ lúc này trở lại tên TL741, vẫn thật rộng rãi.
Tỉnh lộ 741 là tuyến đường bộ liên tỉnh dài 152 km đi qua các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nông.
Điểm bắt đầu tại chân cầu Phú Cường thuộc xã Chánh Mỹ thị xã Thủ Dầu Một đi qua các xã Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, phường Hiệp An, xã Định Hòa (thị xã Thủ Dầu Một), Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa (huyện Bến Cát), xã Tân Bình (huyện Tân Uyên), thi trấn Phước Vĩnh (huyện Phú Giáo), thị xã Đồng Xoài, thị trấn Thác Mơ (tỉnh Bình Phước), với điểm cuối giao nhau với tỉnh lộ 686 tại thôn 2 xã Quảng Trực huyện Đắk R'Lấp tỉnh Đắk Nông.
< Phía trước là trung tâm xã Thuận Lợi với nhà cửa lôm xôm.
Tỉnh lộ 741 giao nhau với quốc lộ 13 tại ngã tư Sở Sao (thị xã Thủ Dầu Một), ngã ba Cổng Xanh (huyện Tân Uyên), giao với tỉnh lộ 747 đi thị trấn Uyên Hưng và tỉnh lộ 742 đi khu liên hợp (thành phố mới Bình Dương), giao nhau với quốc lộ 14 tại ngã tư Đồng Xoài.
< TL741 đoạn này thi thoảng lại lên dốc xuống đồi, nhưng đồi thấp thôi.
Ngoài ra tỉnh lộ 741 còn đi qua vườn quốc gia Bù Gia Mập tại huyện Phước Long tỉnh Bình Phước. Năm 2007 tỉnh lộ 741 được nâng cấp mở rộng giai đoạn 1; đoạn từ Tân Bình tới thị xã Đồng Xoài thành có 6 làn xe. Hiện nay giai đoạn 2 đang được thi công ở đoạn từ ngã 3 Cổng Xanh tới ngã tư Sở Sao thị xã Thủ Dầu Một.
< Vào trung tâm xã Phú Riềng, đây chính là bùng binh cùng tên - vị trí tại đây.
Nói chung, đây là con đường tốt - tốt cả chất và lượng, CSGT không quá khó. Còn trạm thu phí thì nơi nào cũng thế thôi, vẫn đáng cho bạn đưa vào cung đường thay thế cho QL13.
< Rời khỏi Phú Riềng, từ đây đến Phước Long chỉ còn 29km nữa thôi.
Qua xã Thuận Lợi (nơi có khu du lịch Hồ Suối Lam) thì vào xã Phú Riềng, đây cũng chính là một trong những nơi xẩy ra sự kiện Phú Riềng Đỏ. Phú Riềng Đỏ là một trong những phong trào công nhân đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện bởi các công nhân cao su tại đồn điều Phú Riềng, Biên Hoà (nay thuộc địa phận tỉnh Bình Phước). Phong trào này đã gây tiếng vang lớn trong lịch sử và là mốc mở đầu cho các phong trào công nhân khác của Việt Nam chống lại thực dân Pháp trong thập niên 1930...
< Sắp đến Bù Nho, bọn mình lại gặp trạm thu phí số 2 Đồng Xoài - Phước Long.
Vị trí tram này tại đây.
< Vào trung tâm xã Bù Nho. Bù Nho là một xã thuộc huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Xã Bù Nho có diện tích 36,93 km², dân số năm 1999 là 7942 người, mật độ dân số đạt 215 người/km².
< Trung tâm thương mại xã Bù Nho đây.
... Sau Thế chiến thứ nhất, tư bản Pháp, dẫn đầu bởi công ty Michelin, bắt đầu ồ ạt thực hiện đầu tư khai thác và phát triển các đồn điền cao su tại Việt Nam. Trong quá trình phát triển đầu tư các đồn điền cao su, tư bản Pháp, dưới sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền thuộc địa, đã bóc lột thậm tệ và tàn nhẫn sức lao động của những người công nhân cao su Việt Nam.
< Rời Bù Nho, mình thấy bảng quảng cáo của Lâm Viên Mỹ Lệ. Phía xa xa là núi Bà Rá chơi vơi giữa một vùng trời rộng lớn.
Thời bấy giờ người ta thường ví đồn điều cao su Phú Riềng như "Địa ngục trần gian", nơi mà "Mỗi cây cao su mọc lên là có một người công nhân Việt Nam ngã xuống".
Lỡ lầm vào đất cao su,
Chẳng tù thì cũng như tù chung thân.
< Cổng vào Lâm viên Mỹ Lệ đây. Nơi này là một khu du lịch sinh thái rộng 72 hecta với rừng điều đầy trái chín đập ngay vào tầm mắt tiếp nối những con đường rợp bóng sakê, tỏa hương ngào ngạt. Phóng tầm mắt toàn cảnh, ta thấy mình như quá nhỏ bé với khung cảnh sơn thủy hữu tình rộng lớn này. Tại đây có khung cảnh đồi chè Oolong, có khung cảnh miền sông nước Nam Bộ, vườn bách thú, hồ câu cá...
< Vào địa phận thị xã Phước Long, đây chính là trung tâm phường Phước Bình - Nghe đồn rằng tại đây có quán lẫu dê ngon lắm nhưng có lẽ không có thời gian ghé thưởng thức.
< Tại Phước Bình cũng nhìn thấy rất rõ núi Bà Rá, núi thuộc phường Thác Mơ.
Gần 12.000 công nhân cao su trong 45.000 công nhân tại đồn điền đã bỏ mạng trong khoảng thời gian 1917-1941 do chế độ lao động hà khắc và khí hậu khắc nghiệt tại đây.
Do chế độ đối xử tàn nhẫn và hà khắc của chủ đồn điền và quản đốc cuối những năm 1928-1929 một số vụ nổi loạn của công nhân đã diễn ra. Nổi bật là cuộc đấu tranh do Nguyễn Đình Tứ khởi xướng, đã giết chết 6 quản đốc người Pháp. Những người nổi loạn đã bị đàn áp giã man, nhiều người trong số họ bị bắn chết tại chỗ, chặt đầu, xử tử và tù đày. Nguyễn Đình Tư bị xử từ hình tại Sài Gòn.
< Qua một trạm CSGT (mình chạy vẫn đúng luật nhé) thì thấy Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã Phước Long.
Cuộc đấu tranh của những người công nhân cao su tại Phú Riềng đã gây một tiếng vang trong dư luận lúc bấy giờ. Đầu năm 1928, theo chỉ thị của Ngô Gia Tự, Nguyễn Xuân Cừ và Trần Tử Bình đi vào tổ chức quần chúng. Họ đã thiết lập Nghiệp đoàn Cao su Phú Riềng với thành viên là 1/3 tổng số những người lao động tại Phú Riềng. Nghiệp đoàn đã đấu tranh với chủ đòi giảm bớt đánh đập, chống cúp lương vô lý, đòi cải thiện sinh hoạt.
< Chạy thêm một đoạn nữa là vào địa phận phường Thác Mơ nằn ngay chân núi Bà Rá.
< Đường Hồ Xuân Hương chạy dài phía Bắc núi là một trong vài con đường trung tâm tại đây...
Ngày nay, trên một đỉnh đồi có địa hình tương đối bằng phẳng, Công ty cao su Đồng Phú đã xây dựng đài tưởng niệm Phú Riềng Đỏ cao 10m, chân tượng dài 3,4m ngang 1,7m - trên đỉnh tượng đài có biểu tượng búa liềm. Xung quanh tượng đài là những lô cao su non và dưới đồi là con suối chạy uốn quanh.
Ngày 12/2/1999 Nhà nước ta đã công nhận đây là di tích lịch sử cấp quốc gia.
< Cứ chạy theo con đường này sẽ thấy cáp treo núi Bà Rá phía bên phải, thêm tý nữa là đến tượng Đức Mẹ và ngõ lên đồi Bằng Lăng...
< Nhưng lúc này, quan trọn nhất là phải tìm phòng trọ cái đã. Chạy tới lui vài lần, bọn mình chọn nơi này: nhà trọ H & D nằm trong con hẻm cụt, mát.
H & D có 3 dãy phòng trọ: 2 dãy có máy lạnh (giá 140k - 120k), dãy quạt (70k). Mình chọn phòng 120k, phòng rộng, wifi rất mạnh nhưng nước vòi sen thì như trâu... tè, hi hi.
< Việc kế tiếp là qua bữa trưa, quán ngay trước chợ Phước Long đây, giá 20k/dĩa, trà đá free.
Lúc này đã là 11h trưa.
< Về tắm rửa cho hết bụi đường, định nằm nghỉ một tý cho lại sức nhưng cuồng chân nên bọn này lại đi - phượt mà, ở nhà ngủ đã rồi!
Nhưng đi đâu chứ, bạn sẽ biết trong bài sau vậy.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!