Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 2 April 2013

nơi “hội thủy” của 3 con sông lớn Thu Bồn, Trường Giang, Đế Võng, có một rừng dừa nước ngập mặn đang là điểm đến thú vị.

Sắc xanh trong vùng lõm

Cách khu phố cổ Hội An chừng 5km về phía đông, rừng dừa nước ngập mặn Bảy Mẫu (thuộc địa bàn thôn 2 và 3, xã Cẩm Thanh) được bao bọc bởi sông nước. Nước trải ra giữa mênh mông trời mây. Nơi đây từng là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến và là một trong những phần lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Hội An - Cù Lao Chàm.

Ông Trần Bừa, cán bộ cách mạng ở thôn 2, kể: “Nhờ địa hình kín đáo mà từ thời kháng Pháp, ta đã tổ chức lực lượng du kích địa phương đánh bại nhiều trận càn của địch”.

Từng bị giặc Pháp “cày trắng” nhưng với sức sống mãnh liệt, những ngọn dừa bị chặt đi lại mọc lên xanh. Nhiều lúc, trong thế không tương xứng về lực lượng nhưng du kích địa phương đã dựa vào rừng dừa gây cho địch nhiều tổn thất. Sau Hiệp định Giơnevơ, giai đoạn khó khăn của cách mạng, rừng dừa Bảy Mẫu đã trở thành nơi che chở, trú ẩn cho nhiều cán bộ cách mạng của Thị ủy Hội An và Tỉnh ủy Quảng Nam trong những đợt “tố cộng, diệt cộng”.

Đêm 27/9/1964, nhân dân Cẩm Thanh đã đứng lên nhất tề đồng khởi, rừng dừa Bảy Mẫu đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. Với kế nghi binh dùng súng bẹ dừa và hành quân rầm rộ khiến địch hoang mang, hốt hoảng, quân ta đã đánh úp đồn phòng vệ dân sự, bắt gọn một trung đội nghĩa quân và nhiều tên ác ôn, tuyên bố giải phóng hoàn toàn Cẩm Thanh.

Bà Võ Thị Hóa, nguyên cán bộ du kích Cẩm Thanh, nhớ lại: “Sau 1965, dọc theo 2 tuyến của rừng dừa là hệ thống hầm hố, chướng ngại vật cản đường, hệ thống giao thông hào, các lớp hàng rào được xây dựng chằng chịt với các bãi chông tre, hầm chông để ngăn bước tiến của quân thù vào vùng giải phóng”. Nhằm tiêu diệt khu căn cứ địa này, Mỹ - ngụy đã tổ chức tấn công nhiều lần, kể cả dùng chất độc hóa học làm trụi lá rừng dừa. Nhưng bất chấp mọi thủ đoạn, căn cứ này vẫn gây ra nhiều tổn thất cho quân địch. Rừng dừa đã thực sự trở thành nơi trú ẩn an toàn, nơi bảo tồn lực lượng cách mạng của Hội An và là bàn đạp để quân ta xuất kích tiến đánh nội ô Hội An, làm nên những trận thắng lừng lẫy.

Khám phá

Rừng dừa Bảy Mẫu không chỉ là khu di tích có giá trị lịch sử đặc biệt, đây còn là vùng sinh thái độc đáo với hệ rừng ngập nước có thắng cảnh hữu tình. Trước những năm 1980, rừng dừa trải rộng trên các thôn 1, 2, 3, 8 của xã Cẩm Thanh với diện tích lên tới hàng trăm héc ta.

Ngày nay, tuy đã bị thu hẹp chỉ còn 58ha nhưng rừng dừa vẫn là nét đặc trưng hiếm có ở vùng sông nước. Ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý - bảo tồn di tích Hội An cho biết: “Thành phố đã đề nghị công nhận khu di tích này và có kế hoạch quản lý, bảo tồn nghiêm ngặt. Đây còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học với nhiều đặc điểm độc đáo và hiếm có”.

Tại vùng này, trên các cồn gò và các vực nước chung quanh có hệ sinh thái cỏ biển. Đây còn là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động vật biển giá trị, nhất là các loài tôm, cua, ghẹ và động vật thân mềm. Các thảm cỏ biển là nơi sinh sống và bắt mồi của nhiều loài hải sản. Các hệ sinh thái ngập mặn này còn đóng vai trò như một máy lọc sinh học, tích tụ và phân hủy chất thải, làm trong sạch nguồn nước trước khi về với biển. Năm ngoái, UNESCO đã công nhận Hội An - Cù Lao Chàm là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó có hệ sinh thái vùng ngập mặn thuộc hạ lưu sông Thu Bồn này.

Khai thác du lịch ở vùng sinh thái này phải phù hợp với tiêu chí thân thiện, gần gũi với môi trường. Du khách vừa khám phá hệ sinh thái ngập nước của rừng dừa, bơi thuyền thúng, đạp xe đạp hoặc câu cá trong rừng dừa vừa tham gia thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. “Năm năm trở lại đây, một số doanh nghiệp đã tổ chức khai thác tour du lịch khám phá rừng dừa này. Vấn đề đặt ra là công tác quản lý di tích và khai thác du lịch phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp” - bà Đinh Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Thương mại - du lịch Hội An khẳng định.

Du lịch, GO! - Theo báo Quảng Nam, Quê Hương online
Đi trên đường Hồ Chí Minh qua địa phận xã Lâm Hóa và Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) thỉnh thoảng lại bắt gặp giữa rừng sâu vài trụ bêtông lớn bám đầy rêu phong.

< Những trụ bêtông của “đường sắt trên không” tại khu vực đồi Cầu Trập.

Đó là vết tích tuyến đường sắt trên cao người Pháp đã xây dựng cách nay hơn 80 năm để vận chuyển tài nguyên từ Trung Lào về VN.
Những vết tích gợi biết bao nỗi niềm thời xa xưa đã thôi thúc chúng tôi làm một hành trình khám phá với điểm xuất phát từ Đồng Hới lên phía tây bắc.

Những dấu tích giữa rừng xanh

Vượt hơn 100km, đến khu vực cầu Ca Tang sẽ bắt gặp những trụ bêtông cao đến 10m sừng sững vươn lên giữa màu xanh núi rừng. Đi tiếp đến vùng Cầu Trập lại gặp các trụ bêtông ẩn hiện giữa cây cỏ. Dù đã hơn 80 năm nhưng vùng đồi xung quanh các trụ bêtông vẫn còn dấu tích của thời người dân ăn ở làm đường. Đó là những cây bưởi mà dân phu đã trồng lấy quả ăn, những đoạn đá xếp chồng chống thú dữ, những hòn đá đầu rau làm bếp nấu cơm...

Đặc biệt, ở vùng Thanh Lạng còn cả mấy đường hầm xuyên qua núi. Dù đã phủ đầy rêu phong, cây cỏ nhưng đường hầm vẫn còn vững chắc, trần hầm khô ráo, không hề có các vết nứt nẻ, thấm dột. Người dân vùng Thanh Lạng và các phương tiện cơ giới giờ vẫn dùng đường hầm này để qua lại sản xuất, vận chuyển hàng hóa nhưng không mấy ai biết đó là đường hầm gì, tại sao lại có giữa rừng núi cao, xa thẳm.

Theo hồi ức của nhà văn Nguyễn Khắc Phê, trong những năm đầu chống Mỹ, khi lên đường 12A ông vẫn còn thấy nhiều vết tích của con đường sắt này. Đó là những đống sắt được phá dỡ ra từ các ga đường dây cáp ở La Trọng, Cha Mác...

Trong tùy bút Đường huyện Tuyên của Lê Khai cũng có ghi lại cảnh những người dân nghèo ở huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh)... khi đi dây cáp trên tuyến đường sắt qua Lào này: “Không biết bao nhiêu mạng người bị điện tắc phải treo lủng lẳng giữa tầng không, nuốt toàn không khí lạnh cho đến khi các thùng sắt đổ xuống các ga Nhám, Cha Mác, Banaphào (Lào) thì đã thành người chết cứng. Đó là chưa kể cái nạn dây cáp bị vướng, móc thùng bật ra nhào xuống vực sâu...”.

< Hầm đường sắt Thanh Lạng (xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình).

Ngày xưa ấy, ở đây là chốn rừng thiêng nước độc, thú dữ quần tụ. Áp bàn tay lên thành hầm như cảm nhận được sinh khí của lịch sử, của những người dân phu khổ cực đã làm nên nó bằng máu xương của mình...

Tuyến đường xưa và nỗi niềm mong ước

Trong cuốn Lịch sử ngành giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình (1885-1999) có viết từ năm 1893 người Pháp bắt đầu mở mang các tuyến đường giao thông quan trọng ở VN, gọi là “đường thuộc địa”. Tại Quảng Bình, người Pháp rốt ráo tìm cách khai thác tài nguyên khoáng sản, thuốc phiện ở vùng Trung Lào, vì vậy một tuyến đường bộ từ ga Tân Ấp (huyện Tuyên Hóa) lên biên giới Việt - Lào được thực thi.

Tuyến đường dài hơn 70km, nối đường 12 qua thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn, Lào. Do núi rừng ở đây quá hiểm trở, người Pháp buộc phải làm thêm một tuyến đường cáp treo băng qua núi cao gọi là “không trung thiết lộ” (đường sắt trên không). Tuyến “không trung thiết lộ” dài 65km, có điểm đầu tại ga Cha Mác, thuộc Xóm Cục, xã Thanh Hóa sang đến bản Nà Phào, tỉnh Khăm Muộn.

Để xây dựng tuyến đường sắt trên không này, người Pháp đã bắt dân địa phương đi làm phu phen, tạp dịch vô cùng cực nhọc. Bà Nguyễn Thị Đào (71 tuổi, xã Thanh Hóa) cho biết: “Các ông bà cụ nhà tui kể ngày đó người Pháp đã bắt hàng ngàn dân đi làm đường sắt. Họ chỉ trang bị cho dân dụng cụ như choòng, xà beng, búa, đục... để dân khoét núi xây dựng đường hầm. Đất đá đào bới mang ra đổ ngổn ngang, có nơi còn cao hơn cả nóc nhà...”.

Sau 7, 8 năm, đoạn đường hầm ở Thanh Lạng mới được hoàn thành với chiều dài gần 500m, rộng 6m, cao 5m. Trần hầm dày 50cm đúc bằng hỗn hợp đá cuội, mật mía, vôi và ximăng.

Ông Nguyễn Hữu Được, gần 80 tuổi, cho biết: “Ngoài hầm Thanh Lạng được xây dựng từ năm 1932, cách đó khoảng 2km còn có hầm Trệng. Ngày trước ôtô ray chạy theo đường sắt trên bộ, từ Tân Ấp đến các điểm tiếp theo là cầu Cốt Bốn, Thanh Thạch, Khe Hà, ga Thanh Lạng, hầm Thanh Lạng, cầu Trập, hầm Trệng, cầu Trệng, cầu Xóm Chuối và dừng ở điểm cuối ga Lâm Hóa.

Từ ga Lâm Hóa, tuyến đường sắt bắt đầu chuyển lên đường sắt trên không để chạy tiếp qua Lào. Đường có hệ thống trụ đỡ và dây cáp rất kiên cố cho xe goòng chạy”. Dọc đoạn đường sắt trên không có các ga Cha Mác, La Trọng, Mòn, Bãi Dinh... Đây cũng là điểm dừng chân nghỉ ngơi của nhân viên áp tải hàng hóa trên các xe goòng.

Tháng 8-1945, nhằm ngăn chặn sự di chuyển của các binh đoàn cơ động của quân Pháp, một số điểm trọng yếu trên tuyến đường sắt trên không bị Việt Minh phá hủy. Cũng từ đó tuyến đường sắt trên không này ngừng hoạt động. Trong thời kỳ chống Mỹ, bộ đội Trường Sơn đã dùng hầm xuyên núi Thanh Lạng làm nơi chứa lương thực, súng đạn và xe đạp cho dân công hỏa tuyến thồ hàng hóa theo đường 12A vào chiến trường phía Nam hoặc sang Lào.

Nhìn những di tích còn lại của “đường sắt trên không”, nhiều người đã ao ước giá như nó được phục hồi để khai thác du lịch, phát triển kinh tế với Lào, Thái Lan. Còn chúng tôi, mỗi lần đi qua vùng rừng núi này, nhìn những cột bêtông vững chãi, trong tâm tưởng cũng không khỏi nhen lên điều ao ước...

“Ước ao mở lại tuyến đường sắt qua Lào là hoàn toàn chính đáng, phù hợp với quy hoạch và hướng phát triển giao thông của tỉnh cũng như của VN, hướng đến sự thông thương với các nước Lào, Thái Lan, tạo một hành lang ra biển Đông khá gần và thuận lợi. Hiện Bộ Giao thông vận tải đang lập dự án đường sắt nối VN - Lào, trong đó đoạn trên đất VN là từ Mụ Giạ về đến vùng Tân Ấp (hiện đang có ga Tân Ấp trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - PV). Tuy nhiên có trùng với tuyến đường sắt cũ của người Pháp hay không thì chưa rõ". Ông PHẠM QUANG HẢI (giám đốc Sở GTVT Quảng Bình).

Du lịch, GO! - Theo Lam Giang, Minh Văn (Tuoitre)

Monday, 1 April 2013

Muốn phá kỷ lục của anh trai, cậu bé Nguyễn Phan Nhật Anh ở Thụy Khuê (Hà Nội) đã đặt chân lên đỉnh Fansipan khi mới 6 tuổi. Trước chuyến đi đầu đời, chú bé có nickname Nấc được bố rèn thể lực suốt 2 tháng.

< Chuyến đi của gia đình Nấc gặp đúng hôm thời tiết không thuận lợi.

Gần một năm sau hành trình leo núi, Nấc vẫn nhớ rõ từng đoạn đường khó và cả cảm giác phát chán khi đi mãi mà chẳng tới nơi. Cậu bé có khuôn mặt bầu bĩnh chỉ gói gọn hành trình leo Fan trong vài từ ngắn gọn là "thích", "mệt", "hét toáng" và "chết người".

< Sau chuyến leo Fansipan, gia đình Nấc đang dự định khám phá nhiều địa điểm khác.

Ngồi quây quần bên bố mẹ, anh trai Nhật Thành (12 tuổi) và chị gái tên Cầm (9 tuổi), thỉnh thoảng Nấc góp chuyện khi thấy anh kể về đoạn có tảng đá lớn bắc ngang qua một cái hố giữa đường hoặc những pha "nguy hiểm".

< Dù thời tiết không thuận lợi nhưng cậu bé quyết tâm phá kỷ lục của anh trai Rôm.

Năm 2008, anh trai Nấc có nickname Rôm từng đặt chân lên đỉnh núi cao hơn 3.000 mét khi mới 8 tuổi. Tháng 3/2012 cả gia đình Nấc cùng hai người bà con lại leo Fan.

< Trước chuyến đi, Nấc được bố rèn thể lực suốt 2 tháng nên cậu bé không ngại việc leo.

Cả nhà mặc định đây là "chuyến đi của Nấc". Còn cậu bé thì cho rằng leo Fan giống hệt mấy trò mạo hiểm "chết người" trong các bộ phim. Nấc hào hứng muốn khám phá và quan trọng hơn là muốn phá kỷ lục của anh Rôm.

< Phút nghỉ ngơi thưởng thức gà nướng.

Để có thể lực tốt cho chuyến đi, Nấc và anh trai được bố đưa ra công viên leo núi Nùng. Cậu còn tập đeo ba lô đựng đồ bên trong. Ở nhà, bố kiểm tra thể lực của hai anh em bằng cách xem nhịp thở khi đi lên đi xuống bốn tầng nhà.

< Nấc ngủ đêm trong lán trên núi.

Nhớ lại chuyến đi, Nấc cho hay: "Mỗi anh em tự đeo ba lô. Trong đó mẹ chuẩn bị cho anh chị và em một ít chocolate, phô mai, nước uống, diêm, một chiếc còi và cả áo mưa".

< Dọc đường, chị Cầm bị đau bụng nên ở lại lán với mẹ.

9h sáng 24/3/2012, đoàn nhà Nấc xuất phát và gặp trục trặc ở ngay cửa rừng bởi từ trước tới giờ chưa có trẻ 6 tuổi leo lên đỉnh Fan. Anh Tấn, bố Nấc, phải đứng ra bảo đảm và chịu trách nhiệm để chuyến đi được tiếp tục. Tháng 3 thời tiết không thuận lợi, trời u ám, có mưa và gió to. Nấc, anh Rôm và chị Cầm ngoài mặc bộ quần áo gió chống thấm nước còn đi thêm bịt đầu gối, đôi ủng và găng tay.

< Ba bố con Nấc vẫn tiếp tục leo lên tới đỉnh.

Đi được một đoạn, cả đoàn dừng lại để ba đứa trẻ nghỉ ngơi và trấn an tinh thần cậu út. Dọc đường, chị Tú, mẹ Nấc, phải thường xuyên chuyện trò để cậu bé đỡ chán. Qua đoạn rừng trúc dễ đi, lại có hoa ban, đỗ quyên nở muộn, bố mẹ dành thời gian đi dạo cùng nhau, không ai nói chuyện với Nấc khiến cậu hét toáng lên vì chán.

Trong lúc leo, bố mẹ Nấc phân công nhau kèm cặp ba đứa trẻ. Mẹ và chị Cầm luôn đi cùng nhau còn anh Rôm đi sau Nấc, bố Tấn sẽ đi chốt đoàn. Ngủ lại một đêm ở độ cao 1.800 m, sáng hôm sau gia đình Nấc tiếp tục hành trình. Lên tới 2.900 m, Cầm bị đau bụng và phải cùng mẹ nghỉ lại lán còn ba bố con tiếp tục đi. Khoảng 15 chiều 25/12, Nấc cùng các thành viên còn lại đặt chân tới đỉnh Fan.

< Mỗi anh em Nấc đều tự mình mang theo ba lô riêng bên trong đựng đồ ăn, áo mưa, đèn pin, diêm, còi...

Từng có kinh nghiệm leo Fan, Rôm ra dáng anh cả khi thường xuyên chăm lo và để mắt tới Nấc. Với Rôm, hai lần leo Fan mang lại cho cậu bé những cảm nhận khó tả. Lần đầu leo cùng bố, lần thứ hai cậu đi cùng cả nhà.

Rôm cho hay, khi leo núi để sử dụng chai nước mang theo hiệu quả, cậu sẽ uống một ngụm rồi ngậm trọng miệng để từng giọt từ từ thấm qua cổ họng thay vì tu cạn chai nước. Với cách đó, cậu sẽ tiết kiệm được nước uống và bụng đỡ óc ách. Lúc nhỏ, đi du lịch cùng bố mẹ, Rôm được bố dạy cách xem bản đồ, la bàn, cách sử dụng một sợi dây hay đơn giản là cách uống nước, cách thở ra sao khi phải leo dốc.

< Chuyến đi giúp ba đứa trẻ nuôi ước mơ, trải nghiệm, biết quan tâm, chia sẻ.

"Bố dặn nếu bị lạc trong rừng thì phải mặc áo mưa cho ấm rồi tìm một hốc cây, ngồi yên ở đó sẽ có người tới cứu. Bố muốn em có được các kỹ năng để nếu nhỡ bị lạc trong rừng thì vẫn có thể tự lo cho mình", Rôm nói.

< Rôm (ngoài cùng bên phải), anh trai Nấc, từng leo lên đỉnh Fansipan năm 8 tuổi.

Thừa hưởng đam mê và sở thích du lịch từ bố, ba anh em Rôm thường được theo chân "papa" trên các cung đường phượt. Không thích khái niệm chinh phục, vợ chồng anh cho rằng thiên nhiên không thể chinh phục và thật khó để lường hết tình huống xấu xảy ra giữa đường. Việc giúp các con leo lên đỉnh Fan thành công là cách giúp bọn trẻ thực hiện ước mơ. Anh chị muốn các con biết ước mơ và tạo điều kiện để các con biến mơ ước ấy thành hiện thực.

< Lên tới đỉnh núi, anh trai Rôm cởi áo khoác nhường cho Nấc vì sợ em trai bị lạnh.

Ông bố này thừa nhận, chuyến đi khá nguy hiểm với trẻ nhỏ nên nếu chưa có sự chuẩn bị tốt về thể lực và tinh thần, các phụ huynh không nên cho con leo núi. Anh Tấn khẳng định đã rèn luyện cho các con kỹ lưỡng trước chuyến đi, nhưng vẫn không thể lường được tình huống Cầm bị đau bụng. Sơ suất ấy nhắc nhở anh lần sau phải thận trọng hơn nữa.

"Chuyến đi giúp các thành viên trong gia đình gần gũi, biết quan tâm nhau hơn, đồng thời là cơ hội để bọn trẻ trải nghiệm cuộc sống, biết chia sẻ và vượt qua khó khăn. Hình ảnh khiến tôi xúc động nhất là lúc Rôm cởi áo khoác đưa cho Nấc mặc khi vừa đặt chân tới đỉnh núi vì sợ em lạnh", anh Tấn tâm sự.

Sau hành trình lên đỉnh Fansipan, gia đình Nấc đang lên kế hoạch cho những chuyến đi tiếp theo.

Du lịch, GO! - Theo Bình Minh (VnExpress), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống