Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 2 April 2013

(Phần cuối) Về à? Hôm trước đi, hôm sau về... là chuyện hiếm khi xẩy ra trong những chuyến phượt của bọn mình (trừ lần đi Đà Lạt, do chỉ đơn thuần là công việc)... vậy nhưng lần này Trời xui đất khiến, hết hứng khởi thì go home!

< Về thu xếp đồ đạc, trả phòng rồi đi. Nhà nghỉ HD mọi thứ đểu tạm được, ngon nhất là wifi nhưng nước rất tệ, go thôi!

Do thời gian còn khá sớm (lúc này chỉ mới gần 10h sáng nên bọn mình sẽ rời Phước Long theo đường nối từ ngã 4 cầu Thác Mẹ ra TL741 rồi xuôi theo đường nội ô 6 Tháng 1 để rờ phường Thác Mơ, hướng về Phước Bình.

< Từ ngã 4 cầu Thác Mẹ: con đường nối ra TL741 nhỏ thôi nhưng hai bên bạt ngàn vườn điều (vị trí ngã 4 tại đây).

Trong thật tế thì Bình Phước cũng có lắm cảnh đẹp mà mình đã đề cập tới trong bài trước. Tuy nhiên, nếu có thể thì bạn nên du lịch ở vùng này vào mùa mưa vì nhiều cảnh đẹp tại đây là thác và hồ - mưa mới có nước lai láng được. Với lại nhiệt độ cũng không quá sốc như lúc bọn mình đến.

< Bảng báo màu đỏ của con đường nhánh hướng lên đồi thuộc khu vực quân sự, mình vẫn chạy thẳng.

Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Nam bộ. Ở vào vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên, phía bắc và tây bắc giáp Campuchia, phía đông giáp các tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, phía tây giáp Tây Ninh.

< Đường khá vắng, thi thoảng mới có một chiếc xe nhưng không hề gì, vắng chạy càng phẻ.

Đây là tỉnh có nhiều rừng. Ở đông bắc có ngọn núi Bà Rá cao 733m và dãy núi thấp quanh Lộc Ninh, còn lại là rừng bạt ngàn. Rừng rậm nhưng đất khá bằng phẳng. Phần lớn là đất đỏ nên trồng cây công nghiệp rất tốt.
Bình Phước là nơi có nhiều rừng cao su lớn, vườn cây cà phê, điều, tiêu...

< Chạy ngang qua cây cầu Daklung bắt ngang dòng chảy của sông Thác Mẹ (sông Bé) - vị trí cầu tại đây.

< Bọn mình dừng lại, xuống tham quan một tý.

Tỉnh có hai con sông chảy từ bắc xuống nam: phía tây là sông Sài Gòn, phân giới giữa tỉnh Bình Phước và Tây Ninh; giữa tỉnh là Sông Bé, có các nguồn từ phía bắc, đoạn dưới đi vào đất Biên Hoà, đổ vào sông Đồng Nai.
< Thật đáng công: từ đây nhìn về phía núi Bà Rá sẽ có một khung cảnh thật đẹp.
Cây cầu nhỏ (xe du lịch 4 bánh chạy được), đứng chụp ảnh nhưng xe chạy qua lại cứ lưng tưng...

< Nửa kia và con xế đứng bên vườn có các nọc tiêu xây bằng gạch. Xứ nhiều tiêu và điều... nhưng đừng đọc tắt là 'tiêu điều' nhé.

Khí hậu: Bình Phước chia 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Phía Bắc nhiều rừng, nên ẩm thấp hơn phía Nam, lượng mưa trung bình hàng năm 2.110mm.

< Thỏa lòng rồi lại lên xe đi. Mình thích những con đường nho nhỏ, xanh rợp bóng cây...

Bình Phước là một trong những nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử còn ít được biết đến. Đó là các thác Mơ, núi Bà Rá, thác số 4, đồng cỏ Bàu Lạch. Chính nơi đây trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã nổi lên bao địa danh lịch sử được chú ý như ban chỉ huy quân sự Miền, nhà giao tế Lộc Ninh, kho xăng Lộc Hòa, Lộc Quang.

< Mùa này nóng, nhưng giấc cuối năm tại đây s mát lạnh đấy.
Mé phải đường vẫn là vườn điều...

< Gặp bùng binh phía trước, đây là bùng binh có tượng đài Chiến Thắng cùng chiếc máy bay Mỹ bên phải.
Mình rẽ trái, hướng vào trung tâm thị xã để từ giã nơi này thông qua TL741.

Đặc biệt tại xã Phú Riềng (huyện Phước Long) nơi ra đời chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên vùng Đông Nam Bộ, cũng là nơi diễn ra cuộc nổi dậy của hai anh em Điểu Mol và Điểu Mól (dân tộc Xtiêng) vào năm 1933.

< Rời phường Thác Mơ, bọn mình trở ra TL741 - lúc này đã là 10h15, nắng thật gắt, thời tiết rất nóng.


< Qua địa phận phường Phước Bình, nửa kia ngoái lại chụp thêm một tấm núi Bà Rá lần cuối. Có lẽ sẽ rất lâu nữa mới về lại chốn này.

Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Đồng bào dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Xtiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày,...Vì thế Bình Phước có nhiều nét văn hóa của đồng bào dân tộc Xtiêng.

< Vượt qua khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ rồi qua luôn ngã 3 Long Hưng, bọn mình hướng về trung tâm xã Bù Nho.

Tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc: Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, thường có: lễ hội cầu mưa của người Xtiêng; lễ bỏ mả; lễ hội đâm trâu; lễ mừng lúa mới của đồng bào Khmer.

< Bù Nho đây, một khu thị tứ nhỏ trên TL741. Tại đây có đường vào hồ Long Tân, Long Hà; hai hồ thủy lợi khá lớn.

< Rời Bù Nho, mình sẽ chạy ngang qua Tân Hòa để hướng về Phú Riềng. Nắng rất gắt nhưng trang bị kỹ áo gió, găng, vớ, khẩu trang và kiếng nên cũng không hề gì. Vậy nhưng nếu dừng xe lại là đổ mồ hôi ướt đẫm ngay.

< Vào địa phận Phú Riềng.
Theo đúng luật giao thông: xe gắn máy khi gặp các bảng này phải giảm tốc độ xuống 40km/h vì vào khu dân cư.

< Rời Phú Riềng để đến thị xã Đồng Xoài. Trên đoạn này có hồ Suối Lam (khu du lịch) và hồ Đồng Xoài (hồ thủy lợi).
Còn thị xã Đồng Xoài thì có hồ Suối Cam chia làm 2 phần: hồ trên và hồ dưới.

< Đến Đồng Xoài, đồng hồ đã chỉ 11h30. Vậy nên ghé chợ ăn buổi cơm trưa. Lúc này, theo dự định từ trước thì bọn mình sẽ theo QL14 từ Đồng Xoài về Chơn Thành rồi vào QL13 đi Bình Dương > TP Hồ Chí Minh.

< Vậy nhưng anh chủ quán cơm cho biết: nếu theo QL14 và QL13 về Sàigòn sẽ xa hơn nếu so với TL741 về Bình Dương và SG - Phần khác, vài đoạn trên QL14 sẽ nhiều bụi bặm vì đang sữa chữa...
Ảnh là một phần của một nhà lồng trong rất nhiều nhà lồng chợ tại Đồng Xoài.

< Nghe anh chủ quán nói vậy nên bọn mình chọn TL741 vậy, lặp lại tuyến đường cũ, khi về đến Cổng Xanh sẽ đi hướng khác cho lạ.
12h35 phút, bảng báo hiệu đã vào địa phận tỉnh Bình Dương, nhanh ghê ta!

< Chạy ngang Trung tân Hành chính huyện Phú Giáo - thuộc thị trấn Phước Vĩnh.
Huyện Phú Giáo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh, cách Trung tâm Thành phố mới Bình Dương 35km và tiếp giáp với tỉnh Bình Phước. Khí hậu ôn hòa, thiên tai bão lụt ít xảy ra nên rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nói riêng và nông nghiệp.

< Gặp ngã rẽ bến đò Tân Định (8km - vị trí bến đò tại đây), chạy thẳng là về trung tâm Bình Dương với khoảng cách là 42km nữa.

< Qua cây cầu Phước Hòa (nơi có chiếc cầu gẫy), lần này chụp mé bên kia.

< Trong địa phận xã Phước Hòa, lúc ni chỉ còn cách Cổng Xanh một vài cây số nữa thôi.

< Từ Cổng Xanh, mình rẽ vào tỉnh lộ 742, tức là đường Huỳnh Văn Lũy hướng về đại lộ Bình Dương. Vậy là không theo TL741 như lúc đi nữa.

< Đường Huỳnh Văn Lũy rợp bóng cây xanh của hàng loạt rừng cao su, mát rượi nên bọn này dừng xe nghỉ chân, uống nước.
Rừng cao su cũng có cái đẹp riêng đó chứ, bạn thấy không?

< Màu xanh cũa những tán cây đầy huyền hoặc làm lòng người tan biến cái mệt, cái nóng.

< Qua ngã 4 đại lộ Nguyễn Văn Linh cắt ngang thì đường mình đang đi bổng rộng thênh thang, vẫn là đường Huỳnh Văn Lũy đấy. Đây cũng chính là khu vực Thành phố mới Bình Dương.

Thành phố mới Bình Dương là tên của một đề án xây dựng đô thị trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị tỉnh Bình Dương. Thành phố này được xây dựng mới hoàn toàn không dùng tiền ngân sách và sẽ là trung tâm hành chính mới của Bình Dương thay cho thành phố Thủ Dầu Một.

< Cứ chạy thẳng để về Sàigòn, dân địa phương chỉ mình như vậy. Bọn mình đoán rằng đường này sẽ đâm thẳng ra đại lộ Bình Dương, tức là QL13 - trực chỉ TP HCM.
Huỳnh Văn Lũy đoạn này hẹp lại, nhưng vẫn là 4 làn xe.

< Hội đồng Nhân dân TP Thủ Dầu Một. Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13,cách Thành phố Hồ Chí Minh 30km.

< Hết đường Huỳnh Văn Lũy, mình rẽ trái vào QL13, cũng chính là Đại lộ Bình Dương.

< Dừng nghỉ tránh nắng nóng, uống cạn chai nước mang theo rồi lại đi. Qua cầu Vĩnh Bình, vậy là vào địa phận thành phố Hồ Chí Minh.

< Cầu vượt Bình Phước đây! Sớm ngày hôm qua đi, giờ lại 'hồi hương' chốn quê nhà.
Lúc này đã là 14h32 phút ngày 24 tháng 3 năm 2013, có lẽ chỉ mất chưa đầy một tiếng nữa là bọn mình sẽ có mặt tại nhà, kết thúc một chuyến đi ngắn - nhẹ nhàng nhưng thu hoạch... 'hơi bị ít'!

Nhưng phượt mà: Đi cho biết đó biết đây, ở nhà xem mạng biết ngày nào khôn. Ít nhiều gì cũng vẫn biết núi Bà Rá ở Phước Long nhứ thế nào, bạn nhỉ?
Hết

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
Công trình thủy điện, thủy nông Ayun Hạ hoàn thành năm 1994, nằm trên địa bàn 2 huyện Chư Sê và Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Với diện tích mặt nước 37 km², công trình vĩ đại, tuyệt đẹp này không chỉ khiến Gia Lai trở thành vựa lúa của Tây Nguyên, nó còn giúp hàng ngàn nông dân mưu sinh, thoát nghèo bằng nghề đánh bắt cá.

Sung túc nhờ hồ

Những ngày lang thang quanh khu vực hồ Ayun Hạ, một lần đứng trên đỉnh đèo Chư Sê phóng tầm mắt nhìn xuống hồ, tôi mới thực sự ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh. Toàn cảnh bức tranh nền là một màu xanh trù phú. Hai bên hồ là hai dãy núi sừng sững ôm lấy dòng sông Ayun hiền hòa.

Phía dưới là nhà máy thủy điện Ayun Hạ và dòng nước trong xanh chảy theo kênh chính dài ngút tầm mắt, uốn lượn theo những cánh đồng chạy dài xuống thị trấn Ayun Pa tạo nên bức tranh đồng quê tự nhiên, hài hòa. Những mái nhà tranh cất tạm của ngư dân nằm lúp xúp bên bờ hồ. Dưới lòng hồ, những chiếc thuyền của ngư dân lững thững trôi… khung cảnh thật êm đềm.

Hỏi thăm mãi, cuối cùng tôi cũng tìm được nhà của già làng của làng T’lâm, xã Ayun. Năm nay đã gần 80 tuổi, già làng K’puih từng trải qua biết bao thăng trầm của quê hương, từng có những tháng năm dài tham gia nuôi giấu bộ đội trong cả 2 thời kỳ chống Pháp, Mỹ. Đêm đêm, già làng cùng thanh niên trong làng chèo thuyền độc mộc chở bộ đội vượt sông, mai phục dưới chân đèo Tung Kê tiêu diệt kẻ thù.

Già làng khoe: “Từ lúc có hồ đến nay, bà con hết nghèo đói, sống khỏe. Giờ nhiều người thích xuống nước bắt cá hơn lên rừng rồi”. Theo già làng K’puih, chỉ tính riêng xã Ayun đã khoảng hơn 300 hộ làm nghề đánh bắt cá trên hồ. Trẻ con trong làng khi vừa biết đi cũng là lúc phải tập bơi, lên 10 tuổi đã biết câu cá, thậm chí có đứa giăng lưới thành thục, biết canh con nước, ngọn gió để đặt câu, buông lưới. Quả thật, hồ Ayun Hạ đã cho bà con cuộc sống sung túc.

Tôi gặp ngư dân Đ’Breng, ở làng T’Lâm, xã Ayun, giữa lúc anh vừa đi thả lưới về. Tôi ngạc nhiên thấy quần áo anh sũng nước nhưng chẳng thấy cá đâu. Anh cười bảo: “Bây giờ mình chỉ thả lưới xuống thôi, về ngủ 1 giấc rồi sáng dậy sớm đi mang cá về bán thôi”. Tôi hỏi: “Thả lưới không có người trông người khác xuống lấy mất thì sao?”. “Không đâu, ai cũng có mà”, anh thật thà đáp.

Già làng K’puih cũng nói với tôi rằng từ xưa đến giờ chưa từng xảy ra mất trộm lưới. Đ’Breng năm nay gần 50 tuổi và anh chẳng nhớ đã gắn bó với dòng sông từ lúc nào. “Ngày xưa theo cha đi bắt cá dưới sông, cũng có cá. Bây giờ có hồ rồi, nhiều cá lắm, không phải ngược lên thượng nguồn nữa”, anh nói tiếp. “Thả lưới một đêm được bao nhiêu cá?”, tôi hỏi Đ’Breng. Anh đáp: “Nhiều lắm, con nào cũng to, mang nặng vai. Ở đây nhiều người thả lưới giỏi lắm”. Đ’Breng bảo, cách đánh cá của những ngư phủ trên sông Ayun rất khác người. Buổi chiều sau khi đi rẫy về họ chỉ ra sông buông lưới xuống để sáng mai ra thu lưới và mang cá về bán.

Đối diện các làng thuộc xã Ayun, huyện Chư Sê là các làng ngu phủ Kim Piêng, Plei Bông, Plei Trơk, Plei Hek… của xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện đang có cuộc sống sung túc nhờ hồ Ayun Hạ.

Buổi chiều, hoàng hôn buông xuống thật nhanh. Những ngôi nhà sàn bắt đầu sáng đèn. Tôi ngỏ ý muốn ở lại một đêm, già làng K’puih gật đầu, cười bảo: “Rừng đủ thức ăn, đủ chỗ ngủ mà”.

Kiêng kỵ khi buông lưới

Buổi sáng, khi mặt trời chưa ló rạng tôi đã giật mình choàng tỉnh bởi tiếng khua mái chèo, tiếng gọi í ới bằng tiếng bản địa. Già làng K’puih đang ngồi thư thái nhìn ra khoảng sân đầy heo gà, miệng phì phèo tẩu thuốc. Tối qua, tôi đã được xúc miệng bằng rượu cần, có vị thuốc, được thưởng thức món cá hồ Auyn Hạ nướng, nấu măng chua, và sau đó, ngủ một giấc thật say trong tiếng ru của cây rừng…

Bên ngoài, bờ hồ tấp nập, mọi người đang hối hả xuống xuồng, đi gỡ lưới. Tôi nhanh chân theo bước theo Đ’Breng. Biết tôi có ý định theo ra hồ, anh bảo: “Hồ sâu lắm, anh có biết bơi không?”, thấy tôi gật đầu, anh tiếp: “Hồ cũng có thần linh cai quản, phải khấn trước nếu không thần không cho xuống, không cho cá đâu”. Nói rồi anh chắp tay, ngửa mặt rì rầm một lát rồi nói: “Xong rồi”.

Chúng tôi bước xuống thuyền. Những chiếc thuyền khác cũng bắt đầu ra sông. Đ’Breng bảo, không chỉ khấn, xin phép thần trước khi ra hồ, còn phải hứa không được làm điều xằng bậy như phóng uế, bắt cá nhỏ, gian lận… Lưới của Đ’Breng thả không xa bờ, nhưng khi anh vừa kéo lên, đã thấy mấy con cá mè khá to giãy giụa.

Suốt thời gian gỡ cá, Đ’Breng không nói một lời. Mẻ cá từ nắm lưới dài chừng 30 m Đ’Breng thu chừng 40 con cá mè, cá lóc, cá trôi. Ước cũng hơn chục ký cá. “Mình bán bao nhiêu tiền một ký?”, tôi hỏi anh. “Có khi 20 ngàn, có khi cao hơn. Tùy hôm, khi nào họ bảo hôm nay cá rẻ thì mua thấp, hôm nào đắt thì họ trả cao”.

Hồ Ayun Hạ có rất nhiều cá. Cá tự nhiên vốn đã nhiều nay được Cty Thuỷ sản miền Trung thả giống chăn nuôi nên cuộc sống của hàng trăm hộ dân sống quanh lòng hồ Ayun Hạ càng sung túc hơn xưa. “Ở đây nhiều cá to lắm. Vì nó sống lâu nên rất khôn. Lưới không bắt được nó đâu. Có khi nó được thần nước bảo vệ rồi cũng nên”, Đ’Breng nói.

Hằng ngày vào buổi trưa, sau khi thuyền đánh bắt cập bến, những xe tải đông lạnh lại chở cá nước ngọt đi khắp mọi miền đất nước. Cá ở đây nhiều vô kể và đa dạng về chủng loại như: trôi, chép, mè, lăng, trắm cỏ… và đặc biệt là cá thát lát, một trong những đặc sản nức tiếng của Gia Lai.

“Hữu xạ tự nhiên hương”, hồ Ayun Hạ và cả những vùng đất xung quanh nó đã trở thành mảnh “đất lành”, thu hút nhiều người đến mưu sinh. Anh Đ’Đôk, một ngư dân mới chuyển đến làng Plei Trơk, xã Ayun va cũng sống nhờ nguồn cá trên hồ nói: Lúc trước, anh sống ở xã H’Bông, huyện Chư Sê nhưng đời sống gặp nhiều khó khăn vì khô hạn, đất đai cằn cỗi.

Nhưng từ lúc chuyển cả gia đình về đây, lòng hồ Ayun Hạ đã giúp anh và cả gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo. “Tôi biết ơn hồ, biết ơn thần linh đã chỉ dường cho tôi gặp hồ, biết ơn nhà nước đã làm hồ nước này cho bà con”.

Ngày xưa, ở các buôn làng Tây Nguyên, ai cũng biết câu ca dao: “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Nhưng bây giờ, câu ca ấy đã đi vào dĩ vãng, chẳng còn ai nhắc đến nữa. Hồ Ayun Hạ đã mang rất nhiều cá đến cho họ rồi, nên họ chỉ gửi sản vật của rừng về xuôi thôi chứ không cần dưới đó gửi cá lên nữa.

Hồ thuỷ lợi Ayun Hạ vừa tưới mát cho cây trồng vừa mang lại nguồn thức ăn dồi dào cho bà con đồng bào Bahnar các làng King Pêng, Plei Bông, Plei Trơk và Plei Hek… trong xã. Do đã được bộ đội chỉ cách thả lưới, câu, đánh bắt cá từ thời kháng chiến nên từ ngày có hồ Ayun Hạ đến nay, cuộc sống của hàng trăm hộ dân đồng bào Bahnar quanh lòng hồ Ayun Hạ ngày càng no đủ, sung túc hơn xưa…

Du lịch, GO! - Theo Nông Nghiệp Việt Nam
Không biết có quốc gia nào trên thế giới giống nước ta: Mỗi làng cổ bao giờ cũng có một ngôi đình. Đình thờ thành hoàng, người có công lập ấp mở mang nghề nghiệp chăm lo cho dân, hoặc có công đánh giặc giữ nước.

Đình làng còn là cái "trụ sở" của thôn, là nơi để các cụ tiên chỉ và chức sắc của thôn bàn việc, xử các rắc rối trong thôn theo hương ước. Rồi việc làng còn có cả khoản... cỗ bàn đánh chén tại đình.

Đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ….

Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng quê: cây đa, bến nước, sân đình…

Ngôi đình làng có thể được xem là "địa chỉ đỏ" của mỗi người, đặc biệt trong những dịp hội làng, hay mỗi khi có việc làng. Trong khuôn viên của ngôi đình thường có cây đa cổ thụ, bóngrâm mát, hồ senvà một khoảng sân vẫy gọi chim về làm tổ.

Lúc đầu, đình chỉ có chức năng như ngôi nhà lớn của cộng đồng, là nơi hội họp, nộp sưu thuế vànơi nghỉ cho khách lỡ đường. Về sau, triều đình phong kiến mới sắc phong cho những vị có công với nước làm Thành Hoàng làng (sống làm tướng, thác làm thần). Vì vậy đình kiêm chức năng nữa là thờ vị Thành Hoàng - người có công khẩn đất, lập làng.

Ngoài Thành Hoàng làng, tùy theo thực tế của làng, mỗi ngôi đình làng có thể thờ các vị thần, thánh khác do mỗi làng tôn thờ, hoặc việc thờ cúng các vị thần theo sắc phong của Nhà vua, tất cả đều được rước vào đình thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo niềm tin, niềm hy vọng của làng xã Việt Nam.

Việc vinh danh, tôn thờ những người có công to lớn đối với làng cùng với vị trí của nơi đặt đình làng và cách thức bày biện nội thất ngôi đình đã làm toát lên vai trò đây là nơi quan trọng bảo vệ, che chở cho mỗi làng trước các biến cố của tự nhiên và đời sống xã hội…
Cũng có thời kỳ, đình làng là trụ sở hành chính của chính quyền tựu trung đủ mọi lề thói từ rước xách hội hè, khao vọng quan trên, đón người đỗ đạt…

Đình làng gần như đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Bên cạnh đó, đình làng cũng là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy, đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam.

Ngôi đình Việt Nam cổ kính, trang nghiêm và là công trình kiến trúc văn hoá mang tính dân tộc. Kiến trúc đình làng vì vậy cũng mang đậm dấu ấn văn hoá độc đáo và tiêu biểu cho điêu khắc truyền thống.
Đình thường cao ráo, thoáng mát, được dựng lên bằng những cột lim tròn, to và thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc được làm bằng gỗ lim, tường xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói múi hài 4 góc có 4 đầu đao cong vút lên như đuôi chim phượng uốn cong.

Sân đình lát gạch, trước đình có hai cột đồng trụ vút cao, trên đình có một con nghê. Gian giữa có hương án thờ vị thần của làng. Chiếc trống cái được đặt trong đình để vang lên theo nhịp trống ngũ liên thúc giục người dân về đình tụ tập để bàn tính công việc của làng, của nước. Vào ngày lễ tết, dân trong làng tới đình thắp hương tế lễ, cầu mong Thành Hoàng làng và trời đất phùgiúp mưa thuận gió hoà để mùa màng gặt hái thuận tiện và có nhiều phúc lành.

Tiết xuân về, giữa cảnh trí thiên nhiên thoáng đãng, ấm áp và thân thuộc; già, trẻ, gái, trai nô nức đến sân đình mở hội. Ngôi đình là nơi diễn ra các nghi lễ phong tục tập quán, trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, đánh đu, kéo co, thi thổi cơm… góp thêm hồn cho lễ hội và phát huy giá trị văn hóa địa phương, góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đánh thức quan niệm sống truyền thống nhân nghĩa, đức độ và hào hùng.
Lễ hội ở đình trở nên linh thiêng và có sức cộng cảm. Mọi khía cạnh đời thường được nâng lên không gian thiêng liêng.

Những người con xa xứ ai ai khi nhớ về quê hương đều không quên hình ảnh đình làng - chứng tích tâm hồn, nhân chứng lịch sử bởi đó cũng chính là một mảnh hồn quê…

Du lịch, GO! - Theo Cinet.vn, Dân Việt, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống