Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 3 April 2013

Tháng tư đã về cùng với những cơn mưa đầu hạ. Thời tiết chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè mang tới cho chúng ta cảm giác mát mẻ và đầy hứng khởi, rất thich hợp với việc ngao du ngắm cảnh, tìm hiểu văn hoá đất nước. Hãy cùng điểm qua các Lễ hội lớn sẽ diễn ra vào tháng tư mà bạn không nên bỏ qua nhé.

Hội Phù Dày (Phủ Dày): 3/3 âm lịch (12/4 dương lịch)

Ngày 3/3 Âm lịch , những người theo đền, điện và yêu thích chầu văn lại đổ về xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định tham dự hội Phù Dày, nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam.

Tục thờ Đức Thánh mẫu có ở khá nhiều nơi như Phố Cát (Thanh Hóa), Đền Sòng (Nghệ An)...
Nhưng có lẽ tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (nơi Mẫu sinh) là thu hút khách thập phương hơn cả.

Du khách về đây để dự ngày giỗ Thánh Mẫu, ngắm cảnh chùa và còn thưởng thức những điệu hát chầu văn say lòng người.

Lễ hội Hòn Chén: 3/3 âm lịch (12/4 dương lịch)

Dịp 3/3 âm, tại núi Ngọc Trản và đình làng Hải Cát của huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra lễ hội suy tôn Thiên Y A Na, vị thần của người Chăm đã sáng tạo đất đai, hoa màu, dạy dân cách trồng trọt. Lễ rước diễn ra trên những chiếc thuyền trang trí rực rỡ vào ban đêm trên sông Hương, trong tiếng nhạc của phường hát văn và phường bát âm. Ngày hôm sau là lễ đại tế tại đình và lễ rước kiệu về điện Hòn Chén. Trong đêm kết thúc, có lễ phóng sinh và thả đèn trên sông.

Lễ hội Bạch Đằng: 8/3 âm lịch (17/4 dương lịch)

Vào ngày 8/3 âm lịch, tại đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà và các đền thuộc huyện Yên Hưng, Quảng Ninh diễn ra lễ hội suy tôn các anh hùng dân tộc đã có công chống giặc ngoại xâm trên sông Bạch Đằng. Lễ hội gồm lễ rước và các trò chơi đua thuyền, diễn xướng, thi đấu vật, cờ người.

Lễ hội đền Hùng: 10/3 âm lịch (19/4 dương lịch)

Hội Đền Hùng được tổ chức vào 10/3 âm lịch hằng năm tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Hội diễn ra từ ngày 1 dến 11/3 nhưng chính hội vào ngày 10. Đến với Lễ hội , bạn sẽ được tham gia vào Lễ dâng hương tại đền Thượng, tương truyền là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ngoài ra trong khuôn khổ Lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động khác như trò chơi dân gian, hát xoan, ca trù…

Hội Vàm Láng (Nghinh Ông); 10/3 âm lịch(19/4 dương lịch)

Tới xã Kiêng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vào ngày 10/3 âm , du khách được tham dự lễ hội được tổ chức quy mô ở lăng ông Nam Hải.

Ngoài phần rước, lễ trên biển với hàng trăm tàu thuyền được trang hoàng lộng lẫy, phần hội hấp dẫn người dân với màn hát bội, hát cải lương, các trò chơi như kéo co, bơi lội... Dân làng được xem hát, ăn uống, vui chơi suốt 2 ngày.

Lễ hội Đền Đô: 16/3 âm lịch ( 25/4 dương lịch)

Nếu bạn đã từng tham dự Hội Lim và cảm thấy thích thú với làn điệu quan họ của các liền anh liền chị xứ sở Kinh Bắc thì tháng 4 sẽ cho bạn một lý do để quay lại đây. Đó là Hội Đền Đô được tổ chức từ ngày 14 đến 16 tháng 3 âm lịch nhưng hội chính vào ngày 16 tại làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn.

Lễ hội với đám rước hang vạn người, đi từ chua Kim Đài đến đền Đô (khoảng 3km). Đi đầu đoàn rước là một đoàn tướng võ, cởi trần, đóng khố, tay cầm truỳ đồng và hàng tram quân sĩ theo sau. Ngoài việc đi theo đoàn rước bạn đừng bỏ qua việc nghe hát quan họ và tham gia trò chơi dân gian lí thú.

Du lịch, GO! - Theo Người Đưa Tin và nhiều nguồn khác.
Làng nghề gốm Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 52km. Hương Canh có quá trình hình thành và phát triển trên 300 năm. 

Tương truyền, sau khi đánh bại Quận Hẻo - Nguyễn Danh Phương, triều đình Lê - Trịnh đã phái quan Nội Hầu Trịnh Xuân Biền về phủ dụ dân chúng. Thấy nơi đây xóm làng xơ xác tiêu điều, dân chúng phiêu bạt, những người hồi cư không kế sinh nhai, ông Trịnh Xuân Biền đã giúp dân phục hồi sản xuất nông nghiệp và đem người đến dạy dân làm nghề cang chĩnh, làng nghề manh nha và bắt nguồn từ đó.

Nhờ có thêm nghề, đời sống của cư dân đi vào ổn định và khấm khá dần. Khi ông qua đời, dân làng thương tiếc, lập miếu thờ, tôn ông làm sư tổ nghề gốm.

Làng gốm Hương Canh chuyên làm vại, chĩnh, chậu, lọ, tiểu sành. Gốm Hương Canh xưa nay rất được ưa chuộng. Người ta bảo nhau “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh”. Gốm Hương Canh chống được nước thẩm thấu, ngăn được ánh sáng, giữ được bền hương vị nguyên chất của những thứ đựng bên trong.

Gốm Hương Canh từng đi vào thơ ca:
“Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng”.

Ngày nay, để đáp ứng với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, bắt nhập với thị trường, các nghệ nhân của làng nghề vừa duy trì mặt hàng sản xuất truyền thống, vừa đổi mới đa dạng các sản phẩm.

Do vậy, gốm Hương Canh hiện nay còn cho ra lò nhiều sản phẩm như gốm xây dựng, gốm dân dụng và gốm mỹ nghệ. Nghề gốm nơi đây không bị mai một, tiếp tục “giữ lửa” thu hút lao động làm nghề, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Nếu như du khách tới đây vào những dịp đầu xuân còn được thưởng thức một số lễ hội cổ truyền đặc sắc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, đông vui tấp nập mỗi độ Xuân về như Kéo song, Đố chữ…

Thị trấn Hương Canh nằm ở địa đầu phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc, nơi đặt huyện lỵ Bình Xuyên. Hương Canh cách thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 9km về phía Đông Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, và sân bay Nội Bài 20km về phía Tây Bắc. Tuyến đường sắt Hà Nội Lao Cai chạy qua huyện, có điểm đỗ là ga Hương Canh.

Đến với Hương Canh, mời du khách ghé thăm 3 ngôi đình cổ và chùa Ma Hồng, chứng tích về nghề gốm sành, cùng các di tích văn hoá - lịch sử vùng lân cận.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Dulichonline, Tổng cục du lịch Việt Nam và nhiều nguồn ảnh khác.
Ngọa Long Sơn (có nghĩa con rồng nằm), là tên chữ của núi Dài. Đây là ngọn núi thuộc dạng núi dốc, được hình thành trong thời kỳ tạo sơn mãnh liệt nên núi có độ cao 554m (có nơi ghi 580m) và độ dốc lớn trên 25 độ.

Đá trên núi phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạp khác nhau gồm đá núi lửa và đá granditoit có tuổi Jura thượng, đá granite có tuổi Creta. Con rồng nằm này dài khoảng 8.000m, dài nhất trong dãy Thất Sơn, nằm dọc theo Tỉnh lộ 955B, chiếm một diện tích rộng lớn thuộc 4 xã: Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc và Lê Trì của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Trên núi có nhiều loại gỗ quý như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật, nính... tạo thành rừng rậm, là nơi trú ngụ của một số loài chim muông và thú rừng, như: nai, mang, heo rừng, trăn, rắn, gà rừng...

Tại đây có một địa danh gọi là Ô Tà Sóc, có nghĩa là suối Ông Sóc. Đây là chốn sơn lâm hiểm trở, được Tỉnh ủy An Giang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước chọn xây dựng làm căn cứ, gọi là Căn cứ Ô Tà Sóc.

Để tham quan Căn cứ Ô Tà Sóc, từ Tỉnh lộ 955B vào chân núi lên địa danh này là con đường nhựa nhỏ dài 2,5km, nhiều nơi tróc lở lởm chởm. Con đường với hai bên là bạt ngàn những cánh “rừng” tầm vông chạy liên tiếp tạo cảnh quan rất ngoạn mục. Lẩn trong màu lá tầm vông mùa khô màu vàng xanh là những tán lá xoài, mít, đào lộn hột... xanh biếc.

Ngã ba ngay bên chân núi đi thẳng có con đường đất nhỏ dẫn lên đồi Ma Thiên Lãnh (còn gọi Bụng Ông Địa). Từ ngã ba này quẹo phải, theo con lộ nhựa chừng năm trăm thước là đến chân núi, nơi có bến chợ bán trái cây Ô Tà Sóc (ấp Ô Tà Sóc, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn). Bến Ô Tà Sóc tọa lạc giữa nhiều bóng cây râm mát, ngay con đường bậc thang dẫn lên núi. Con đường quanh co ẩn mình trong rừng cây râm mát. Đi xuyên rừng, lúc nào cũng nghe tiếng chim ríu rít. Mùa hè tiếng ve rền vang không dứt như ru ta vào giấc mộng viễn hoài về một thời kỳ đấu tranh khốc liệt của quân dân An Giang anh hùng.

Căn cứ Ô Tà Sóc được Tỉnh ủy An Giang xây dựng từ năm 1962 đến năm 1967 trên ngọn núi Dài với các cơ quan trực thuộc, như: quân sự, an ninh, binh vận, dân vận, mặt trận, tuyên huấn, tổ chức, kiểm tra và các đoàn thể nông dân, thanh niên, phụ nữ đóng rải rác trong các “lò ảng” (hang động). Các hang động có đường mòn trên núi nối liền nhau, từ Bụng Ông Địa (tổ giao liên Tỉnh ủy) đến Ô Vàng (Ban An ninh binh vận, đài minh ngữ), Vồ Út Mười (Ban chỉ huy Quân sự tỉnh trọng tâm là Điện Trời Gầm - nơi đặt cơ quan Tỉnh ủy - với bán kính khoảng 3 cây số.

Ưu điểm của những hang động trên Ô Tà Sóc là rất hiểm trở và chắc chắn, đặc biệt chứa được rất nhiều người. Nhìn cảnh quan kỳ vĩ của chốn núi non, không du khách nào không bật thốt lời tán tụng thiên nhiên đã khắc tạo nên những tác phẩm hùng tráng trên nền đá granite. Đến đây mới thấy rằng, các hang động là nơi trú ẩn, tránh đạn pháo, ngăn chặn hữu hiệu những đợt tiến quân của địch với hỏa lực hùng hậu, cũng vừa tiến công địch một cách lợi hại.

Trong chiến tranh, địch đã tổ chức hơn 365 trận càn quét lớn nhỏ với mọi phương tiện chiến tranh lên Căn cứ Ô Tà Sóc nhưng hoàn toàn thất bại. Từ căn cứ này, Tỉnh ủy An Giang đã chỉ đạo quân và dân tỉnh nhà tấn công tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn lực lượng vũ trang thổ phỉ ở vùng rừng núi ven biên, mở rộng vùng giải phóng và căn cứ kháng chiến, kiên cường phá tan hệ thống “ấp chiến lược”, góp phần đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mỹ - ngụy.

Đến Ma Thiên Lãnh hôm nay, du khách sẽ nghe kể sự hy sinh của 7 chiến sĩ. Năm 1969, khi đó Tỉnh ủy An Giang đã rút đi, Ma Thiên Lãnh được tiểu đội tiền tiêu của Đoàn 61, chủ lực Miền trú đóng. Một hôm, máy bay địch ném bom đánh sập cửa hang, 7 chiến sĩ bị kẹt trong đó. Khói bom tan, các chiến sĩ cùng đơn vị tìm cách mở miệng hang nhưng lực bất tòng tâm. Để giúp 7 chiến sĩ cầm cự chờ phương cứu thoát, anh em đã tiếp lương thực cho 7 chiến sĩ trong hang bằng cách dùng ống tre đưa cháo và sữa vào. Mấy ngày sau, địch tiến đánh đồi Ma Thiên Lãnh một cách ác liệt, đơn vị đành rút lui về rừng U Minh. Vậy là số phận 7 chiến sĩ của đơn vị vĩnh viễn nằm lại trong hang.

Chiến tranh kết thúc, thắng lợi thuộc về ta, vào ngày đại thắng 30/4/1975. Nhưng ta vẫn luôn đau đáu nhớ đến sự hy sinh của 7 chiến sĩ kẹt trong hang, Ban chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang đã tiến hành phá cửa hang. Với phương tiện tương đối tốt, vậy mà phải mất đến 24 ngày làm việc cật lực, chiều ngày 8/7/2007, cửa hang mới được mở, hài cốt 7 chiến sĩ hy sinh đã được an táng long trọng. Hiện nay, trên ngọn đồi cao 80m này có tấm bia kỷ niệm, bên dưới bia là bàn thờ 7 liệt sĩ.

Đến Ô Tà Sóc, đứng trên đỉnh núi, phóng tầm mắt nhìn một vùng xung quanh bên dưới đẹp như bức tranh thủy mặc, với nào nhà cửa, vườn cây, ruộng nương xanh ngút mắt, cùng những con đường liên thôn, liên ấp chạy xuyên qua những hàng cây như những mạch máu nối liền nhau bất tận. Cảnh đẹp đến nao lòng khi nghĩ về sự hy sinh quả cảm của các chiến sĩ ta trong những tháng ngày lửa bom ác liệt trong kháng chiến vừa qua.

Du lịch, GO! - Theo Tin tức Du lịch, Ditich Lichsu QG...

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống