Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 4 April 2013

Chuyến đi bụi đầu đời trên đất Ba Lan : Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5

Wednesday, 3 April 2013

Tiếp nối thành công của nhũng mùa pháo hoa trước, pháo hoa Đà Nẵng 2013 với chủ đề 'Tình Yêu Sông Hàn', hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều điều đặc sắc và thú vị.

Đây là thông tin mới nhất gửi đến khách du lịch Đà Nẵng và những ai yêu thích lễ hội Pháo Hoa Đà nẵng hằng năm. Một mùa lễ hội hứa hẹn đầy sắc màu và hoành tráng nhất từ trước đến nay sẽ bắt đầu vào ngày 29 đến 30/4/2013.

1. Đơn vị tổ chức

Đơn vị tổ chức: Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng.
Đơn vị tư vấn: Công ty Global 2000 – Malaysia.

2. Chủ đề: TÌNH YÊU SÔNG HÀN

3. Thời gian: 02 đêm, 29 và 30/4/2013

4. Địa điểm:

Địa điểm bắn: Cảng Sông Hàn.
Địa điểm khán đài chính: Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, đối diện khu vực bắn.
Đường Bạch Đằng, đường Trần Hưng Đạo, cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, một số tàu thuyền được phép hoạt động trên sông... là những điểm xem trình diễn pháo hoa của người dân và du khách

5. Thời gian trình diễn:

Mỗi đội tham gia trình diễn trong khoảng từ 20 - 22 phút (không được dưới 20 phút và không quá 22 phút) theo chủ đề của Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2012 (Sau đây gọi tắt là Cuộc thi).

6. Các đội tham gia:

Các đội tham gia pháo hoa Đà Nẵng năm 2013 gồm: Nga, Ý, Nhật Bản, Hoa Kỳ và đội Đà Nẵng - Việt Nam.

7. Cơ cấu giải thưởng:

01 Giải Nhất.
01 Giải Nhì.
01 - 02 Giải Ba.
01 - 02 Giải Khuyến khích.

8. Tiêu chí đánh giá các màn trình diễn:

Tập trung vào một số tiêu chí sau:
Ý tưởng, sự đa dạng và chủ đề của màn trình diễn.
Sự phong phú, đa dạng về màu sắc.
Tính độc đáo và chất lượng của màn trình diễn.
Quy mô và số lượng hiệu ứng.
Sự đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh, sự phù hợp của nhạc với hình ảnh của pháo hoa.
Phù hợp với chủ đề và thể hiện được ý nghĩa chủ đề của Cuộc thi.
Thời lượng của màn trình diễn: Từ 20 đến 22 phút.

9. Chương trình cuộc thi:

+ Đêm thứ nhất:
- 16h30: Mở cửa cho người xem vào các khán đài
- 18h00: Chương trình nghệ thuật
- 19h30: Đón khách VIP
- 20h00: Chương trình văn nghệ chính thức
- 20h20: Lễ khai mạc Cuộc thi
- 20h35: Đội thứ nhất trình diễn
- 20h55: Giải lao/ ca nhạc
- 21h10: Đội thứ hai trình diễn
- 21h30: Giải lao/ ca nhạc
- 21h45: Đội thứ ba trình diễn

+ Đêm thứ hai:
- 16h30: Mở cửa cho người xem vào các khán đài
- 18h00: Chương trình nghệ thuật
- 19h30: Đón khách VIP

- 20h00: Chương trình văn nghệ chính thức
- 20h20: Đội thứ tư trình diễn
- 20h40: Giải lao/ ca nhạc
- 20h55: Đội thứ năm trình diễn
- 21h15: Giải lao/ ca nhạc
- 21h30: Lễ trao giải và bế mạc Cuộc thi

Đây hứa hẹn sẽ là một lễ hội hoành tráng nhất, đầy màu sắc nhất vào dịp 30/4 ở Đà Nẵng. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang lại cho khách du lịch Đà Nẵng những trải nghiệm thú vị và giây phút khó quên khi đến với Đà Nẵng.

Để phục vụ "bữa tiệc của âm thanh - ánh sáng - sắc màu” này cho khán giả, TP Đà Nẵng sẽ tổ chức hệ thống các khán đài gồm hai khu: Khu khán đài A, B tại sân khấu chính với sức chứa khoảng 19.500 chỗ ngồi (1 đêm) và Khu khán đài C về phía Bắc khu khán đài A, B với sức chứa khoảng 17.700 chỗ ngồi (1 đêm).

Dự kiến, Ban Tổ chức DIFC 2013 sẽ bán khoảng 25.000 vé xem pháo hoa, giá vé khán đài B4, B5 là 400.000 đồng/người/đêm, C1, C2, C3 theo thứ tự là 300.000 đồng, 250.000 đồng và 200.000 đồng/người/đêm.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu xem pháo hoa trên thuyền của du khách, UBND thành phố Đà Nẵng đã cho phép các đơn vị có tàu du lịch bán vé trên tàu xem trình diễn pháo hoa; tuy nhiên phải có cam kết đảm bảo về an toàn, chất lượng dịch vụ và giá vé bán không được quá 300.000 đồng/vé/người/đêm.

Du lịch, GO! - Theo Du lịch Đà Nẵng
Tháng tư đã về cùng với những cơn mưa đầu hạ. Thời tiết chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè mang tới cho chúng ta cảm giác mát mẻ và đầy hứng khởi, rất thich hợp với việc ngao du ngắm cảnh, tìm hiểu văn hoá đất nước. Hãy cùng điểm qua các Lễ hội lớn sẽ diễn ra vào tháng tư mà bạn không nên bỏ qua nhé.

Hội Phù Dày (Phủ Dày): 3/3 âm lịch (12/4 dương lịch)

Ngày 3/3 Âm lịch , những người theo đền, điện và yêu thích chầu văn lại đổ về xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định tham dự hội Phù Dày, nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam.

Tục thờ Đức Thánh mẫu có ở khá nhiều nơi như Phố Cát (Thanh Hóa), Đền Sòng (Nghệ An)...
Nhưng có lẽ tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (nơi Mẫu sinh) là thu hút khách thập phương hơn cả.

Du khách về đây để dự ngày giỗ Thánh Mẫu, ngắm cảnh chùa và còn thưởng thức những điệu hát chầu văn say lòng người.

Lễ hội Hòn Chén: 3/3 âm lịch (12/4 dương lịch)

Dịp 3/3 âm, tại núi Ngọc Trản và đình làng Hải Cát của huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra lễ hội suy tôn Thiên Y A Na, vị thần của người Chăm đã sáng tạo đất đai, hoa màu, dạy dân cách trồng trọt. Lễ rước diễn ra trên những chiếc thuyền trang trí rực rỡ vào ban đêm trên sông Hương, trong tiếng nhạc của phường hát văn và phường bát âm. Ngày hôm sau là lễ đại tế tại đình và lễ rước kiệu về điện Hòn Chén. Trong đêm kết thúc, có lễ phóng sinh và thả đèn trên sông.

Lễ hội Bạch Đằng: 8/3 âm lịch (17/4 dương lịch)

Vào ngày 8/3 âm lịch, tại đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà và các đền thuộc huyện Yên Hưng, Quảng Ninh diễn ra lễ hội suy tôn các anh hùng dân tộc đã có công chống giặc ngoại xâm trên sông Bạch Đằng. Lễ hội gồm lễ rước và các trò chơi đua thuyền, diễn xướng, thi đấu vật, cờ người.

Lễ hội đền Hùng: 10/3 âm lịch (19/4 dương lịch)

Hội Đền Hùng được tổ chức vào 10/3 âm lịch hằng năm tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Hội diễn ra từ ngày 1 dến 11/3 nhưng chính hội vào ngày 10. Đến với Lễ hội , bạn sẽ được tham gia vào Lễ dâng hương tại đền Thượng, tương truyền là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ngoài ra trong khuôn khổ Lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động khác như trò chơi dân gian, hát xoan, ca trù…

Hội Vàm Láng (Nghinh Ông); 10/3 âm lịch(19/4 dương lịch)

Tới xã Kiêng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vào ngày 10/3 âm , du khách được tham dự lễ hội được tổ chức quy mô ở lăng ông Nam Hải.

Ngoài phần rước, lễ trên biển với hàng trăm tàu thuyền được trang hoàng lộng lẫy, phần hội hấp dẫn người dân với màn hát bội, hát cải lương, các trò chơi như kéo co, bơi lội... Dân làng được xem hát, ăn uống, vui chơi suốt 2 ngày.

Lễ hội Đền Đô: 16/3 âm lịch ( 25/4 dương lịch)

Nếu bạn đã từng tham dự Hội Lim và cảm thấy thích thú với làn điệu quan họ của các liền anh liền chị xứ sở Kinh Bắc thì tháng 4 sẽ cho bạn một lý do để quay lại đây. Đó là Hội Đền Đô được tổ chức từ ngày 14 đến 16 tháng 3 âm lịch nhưng hội chính vào ngày 16 tại làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn.

Lễ hội với đám rước hang vạn người, đi từ chua Kim Đài đến đền Đô (khoảng 3km). Đi đầu đoàn rước là một đoàn tướng võ, cởi trần, đóng khố, tay cầm truỳ đồng và hàng tram quân sĩ theo sau. Ngoài việc đi theo đoàn rước bạn đừng bỏ qua việc nghe hát quan họ và tham gia trò chơi dân gian lí thú.

Du lịch, GO! - Theo Người Đưa Tin và nhiều nguồn khác.

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống