Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 6 April 2013

Từ xa xưa, An Giang nổi tiếng là mảnh đất “trên cơm dưới cá”. Vùng đất này đã sản sinh nhiều loại lúa đặc sản như: lúa Nàng nhen, nếp than, đặc vụ là lúa sóc. Sông rạch, ao đầm An Giang là “cái nôi” của nhiều loại thủy sản nước ngọt. “Lừng danh” là cá bông lau, cá hô; “bèo bèo” có cá linh, cá heo, cá chốt, cá trèn, cá sặt, cá bông.

Cá sặt và cá bông là đặc sản đặc sắc của đất An Giang khi làm mắm, làm khô. Mắm cá bông làm nên “danh phận” đất Châu Đốc – mắm thái. Vùng biên thùy Khánh An (An Phú, An Giang) tuy heo hút biên cương nhưng được nhiều người “nể mặt” với bãi khô lừng lẫy tiếng tăm với hàng trăm nhà làm khô. Bình quân một ngày bãi khô nhập 5 tấn cá tươi, cho ra 2,5 tấn khô.

Bãi khô làm theo mùa với các loại cá trèn, cá lóc bông, cá sặt rằn (cá bổi)... Xưa kia, cá được khai thác từ thiên nhiên. Bây giờ nguồn cá này ngày càng cạn kiệt. Bà con Khánh An chủ động nuôi cá hầm, cá bè.

Chủ động nguồn cá, người dân Khánh An còn phát huy “công nghệ” làm khô. Trước đây, các loại cá này được ướp muối rồi phơi ít nhất 3 nắng thành khô. Ngày nay, các loại cá sau khi “ăn muối” chỉ phơi một ngày rồi đưa ra thị trường, gọi là “khô một nắng”, rất được ưa chuộng, nhất là thị trường Đông Nam Á như: Đài Loan, Hongkong (Trung Quốc), Singapore...

Thưởng thức món cá khô một nắng, người ta bắc chảo lên bếp lửa. Chảo nóng, chế lớp dầu. Dầu nóng, thả những miếng khô cá một nắng vào. Chẳng mấy chốc, một mùi thơm tỏa ra cả khu vực bếp, lan tới nhà trên – nơi những thực khách đang chờ thưởng thức đặc sản.

Sau khi thưởng thức “hương” từ chảo cá chiên, khách bắt đầu cầm đũa thưởng thức “vị” từ những miếng cá khô gắp cho vô miệng. Thịt cá khô một nắng mới ngon làm sao: mềm vừa phải, mặn trong một mức độ ai cũng thích. Đặc biệt, nhờ chỉ phơi một nắng mà vị ngọt trong con cá tươi hầu như được giữ lại tuyệt đối.

Thưởng thức cá khô một nắng ăn kèm với xoài sống ươn ươn, hoặc với một số loại rau sống khác, thực khách có một bản “tấu khúc” ẩm thực đê mê miệng lưỡi. Tuy nhiên, đặc sắc hơn là khô cá bổi một nắng trộn với đọt và bông sầu đâu đầu mùa thì... hết ý. Vị mặn mềm của miếng cá khô hòa vị đắng mát của lá sầu đâu khiến người lần đầu thưởng thức... lắc đầu. Nhưng chỉ lát sau thôi, cái vị đắng “thấu tâm cang” ấy biến thành cái hậu ngọt không có loài thực vật nào có được.

Cá khô một nắng chiên càng mê ly hơn khi cùng bè bạn vừa thưởng thức vừa hàn huyên chuyện làng xóm, nghề nghiệp, vừa nhấm nháp ly rượu đế chánh gốc thì bảo đảm ở đời không còn gì sánh bằng!

Du lịch, GO! - Theo Phương Kiều (Cần Thơ Online)
Tôi đến phố cổ Hội An khi trời đã tắt nắng. Mặc dù biết mình rất bất lịch sự, nhưng tôi không thể ngừng hét lên sung sướng vì quá ưng vẻ đẹp của mảnh đất này.

< Phố bên sông Hoài.

Tôi từng được nghe kể rất nhiều về vẻ cổ kính, trầm mặc của Hội An. Được biết rất nhiều thông tin rằng Hội An là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nhưng cho tới khi “mục sở thị”, quả thực tôi vẫn thực sự sửng sốt vì Hội An đẹp hơn rất nhiều so với tưởng tượng.

< Cầu An Hội rực rỡ đèn lồng.

Hành trình khám phá Hội An của tôi bắt đầu từ 7 giờ tối. Người bạn là dân Hội An chính gốc đã “khuyến cáo” tôi chỉ có khoảng 3 giờ đồng hồ để lang thang ngắm phố cổ, mua sắm và thưởng thức những món ngon nổi tiếng nơi đây. Bởi quán xá ở Hội An thường đóng cửa khá sớm.

Ấn tượng đẹp đẽ đầu tiên của tôi về Hội An là vẻ lung linh của cầu An Hội dưới ánh đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đủ màu sắc làm không chỉ làm cho cây cầu thêm duyên dáng, khiến con sông Hoài thêm chất thơ, mà còn khơi gợi được cảm xúc rất sâu lắng trong lòng du khách.

< Những quán cà phê được trang trí bằng đèn lồng lung linh, huyền ảo.

Nếu như đèn lồng được ví như “đặc sản” Hội An thì những chiếc đèn hoa đăng chính là “món gia vị” không thể thiếu trong “bữa tiệc” ánh sáng lung linh của đêm phố Hội. Đèn hoa đăng được bán rong rải rác khắp hai bờ sông Hoài với giá chỉ khoảng 10.000 đồng/3chiếc.

< Những cậu bé, cô bé bán đèn hoa đăng bên sông Hoài.

Người Hội An nói rằng, một chiếc đèn hoa đăng thả xuống dòng sông sẽ xóa đi một muộn phiền và biến một điều ước của bạn thành hiện thực. Dẫu không phải là người mê tín, nhưng tôi cũng không thể từ chối được thú vui “rất Hội An” này.

Nằm ngay bên bờ sông Hoài, đường Bạch Đằng chứa đựng rất nhiều nét văn hóa đặc trưng của Hội An. Dãy quán cóc san sát nhau trên con đường này chính là nơi cực kỳ lý tưởng để bạn thưởng thức hàng loạt món ẩm thực Hội An nổi tiếng như cao lầu, mì quảng, cơm gà, bánh bao, bánh vạc và đủ loại chè…

< Âm nhạc truyền thống bài chòi rất có sức hút với khách du lịch.

Sau khi no bụng, bạn lại có thể đi tìm những phút giây thư giãn tinh thần tại sân khấu hát bài chòi. Có thể thấy rằng hát bài chòi đã đem lại không khí sôi nổi giúp khu phố cổ thêm phần sinh động mà vẫn không làm mất đi vẻ đẹp yên bình vốn có.

Cách cầu An Hội chỉ vài bước chân là chùa Cầu. Ngôi chùa nổi tiếng này có thiết kế khá đặc biệt bởi nó chính là cây cầu nối hai bờ một khe nước chảy xuyên qua lòng phố cổ. Bên cạnh đó, mái ngói âm dương huyền bí của chùa Cầu vẫn được biết đến như một biểu tượng của Hội An trong nhiều thế kỷ qua.

< Chùa Cầu – “viên ngọc” giữa lòng Hội An.

Ngoài đường Bạch Đằng, phố cổ Hội An còn ba con đường chính: Lê Lợi, Trần Phú, Nguyễn Thái Học. Thả bộ chầm chậm trên những con phố nhỏ uốn lượn mềm mại, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ trầm mặc, bạn sẽ cảm thấy như mình đang lạc vào một không gian rất lạ: vừa hiện đại, vừa xa xưa.

Trên đường Trần Phú và Nguyễn Thái Học, bạn sẽ tìm mua được rất nhiều món đồ lưu niệm đúng chất Hội An như quạt lụa, đèn lồng, đặt may cấp tốc những bộ đầm, bộ vest hay ghé thăm galaxy trưng bày ảnh, tranh đặc sắc về Hội An.

< Những con đường đẹp mộc mạc, bình yên.

Bởi Hội An là một mảnh đất “sống” nhờ du lịch nên người dân nơi đây tỏ ra rất có kinh nghiệm trong cách cư xử với du khách thập phương. Đa phần các cửa hàng ở Hội An đều đón khách lịch sự và gần gũi.

Bạn có thể ướm thử, hỏi giá, mặc cả thoải mái và cuối cùng quyết định không mua, nhưng người bán hàng vẫn luôn tiễn bạn bằng nụ cười rất thân thiện.

Những ngôi nhà cổ cũng là điểm tham quan không nên bỏ qua. Bạn sẽ được chủ nhà mời vào dùng trà và kể cho bạn nghe những câu chuyện về tuổi thọ cả trăm năm của ngôi nhà.

Có một điều khá thú vị là thay vì việc bán vé tham quan, chủ nhà sẽ đề nghị bạn tùy tâm đóng góp tiền vào một chiếc thùng để hỗ trợ họ bảo tồn và tu sửa những chứng nhân lịch sử này.

< Một cửa hàng bán đèn lồng.

Quả đúng như lời người bạn tôi đã nói, quán xá Hội An đóng cửa rất sớm. Khi đồng hồ điểm 10 giờ đêm, rất nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách Tây vẫn còn lang thang trên đường thì quán xã đã đóng cửa gần hết.

Dẫu đang trên đà phát triển du lịch nhưng dường như Hội An vẫn giữ được sự chừng mực của một nền văn hóa truyền thống phương Đông, để không bị những loại hình dịch vụ hút khách làm nhộn nhạo, xô bồ.
Ai đó đã nói rằng Hội An giống như một thiếu nữ tuổi đôi mươi dịu dàng, êm ái rất dễ làm say lòng người. Nhưng “cô gái đẹp” này luôn giữ trong mình những quy tắc nề nếp, gia giáo nên sẽ "về nhà trước giờ giới nghiêm".

Du lịch, GO! - Theo Linh San, Seiya (iHay.Thanhnien)
Đến huyện An Dương nhiều người tìm đến đình Nhu Thượng (xã Quốc Tuấn) để khám phá và chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc thế kỷ 19 hiện vẫn được lưu giữ.

Đình Nhu Thượng cấu trúc kiểu chữ Đinh, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung bề thế được xây dựng theo thức chồng diêm, nóc các, 2 tầng, 8 mái cao vượt hẳn lên so với 5 gian tiền đường, dựng năm Tự Đức 14 (1861). 20 năm sau, mùa xuân năm Tự Đức 34 (1882), dân làng dựng tiếp 5 gian tiền đường, nối với tòa hậu cung bằng cách tận dụng nguồn vật liệu gỗ, đá của ngôi đình cũ ven sông.

Theo các cụ cao tuổi trong làng, đình Nhu Thượng thờ vua Bạch Đầu Đế Mai Kỳ Sơn và nữ tướng Mai Thị Cầu - hai người con của vua Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan)  - người đứng đầu chống quân đô hộ nhà Đường thế kỷ 8.

Hai chị em nữ tướng Mai Thị Cầu đã giúp đỡ dân làng ruộng đất, vàng bạc, đồng thời chiêu mộ dân thôn xây dựng đồn trại, tham gia nghĩa binh, chống giặc ngoại xâm.

Năm 722, sau khi vua Mai Hắc Đế mất, Mai Kỳ Sơn lên nối ngôi, đem quân đánh chiếm lại vùng đồng bằng phủ Tổng Thành (Thanh Hóa ngày nay) cho đến Quảng Ninh, Nam Hà. Tháng Chạp năm 727, sau 2 tháng giao chiến, quân giặc phá được căn cứ phòng thủ của hai chị em nữ tướng Mai Thị Cầu và vua Bạch Đầu Đế. Không chịu khuất phục quân giặc, hai chị em nữ tướng  gieo mình xuống sông tuẫn tiết.

Ngày nay, trên bờ một con trạch thoát triều cũ, chảy ra sông Lạch Tray thuộc địa phận xã Quốc Tuấn vẫn còn 2 ngôi miếu nhỏ - nơi hai chị em nữ tướng gieo mình (người dân trong làng gọi  là miếu Một và miếu Đôi). Đình Nhu Thượng được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1991.

Hằng năm, để tưởng nhớ công lao của hai chị em họ Mai, dân làng mở hội từ mồng 6 đến mồng 8 tháng Giêng.

Ngoài đám rước của dân làng, từ miếu Đôi, miếu Một về Đình, sau nghi thức tế thần làng và hàng loạt các hoạt động văn hóa diễn ra trong lễ hội như: đấu vật, tam cúc điếm, thi bắt vịt, thi cầu thùm... tổ chức tại sân đình.

Du lịch, GO! - Theo Diệp Anh (Haiphong.gov), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống