Tự mình thả, lái và ngắm những cánh diều bay phấp phới trên bầu trời đã và đang là thú chơi của giới trẻ Sài thành.
< Mùa diều đã về.
Chiều về, tại bãi đất trống khu vực hồ đá ở làng đại học Thủ Đức (TP.HCM), hàng trăm cánh diều rực rỡ màu sắc với đủ kiểu dáng như hình phụng, bướm, siêu nhân, nàng tiên cá, diều hâu, cá mập, sư tử… nối đuôi bay lượn trên bầu trời lộng gió. Hòa cùng đó là không khí rộn ràng, náo nhiệt, những tiếng vỗ tay, reo hò, cười đùa sảng khoái của các nhóm nam nữ sinh viên.
“Giới sinh viên tụi mình đặc biệt thích trò tiêu khiển này, cứ đến chiều là lục tục cầm diều ra thả dù ngày đó trời nắng đẹp hay âm u”, Thụy An hào hứng nói. Cũng theo nữ sinh viên Trường ĐH Quốc tế này, khoảng 17 giờ mỗi ngày là thời điểm tấp nập nhất khi có hàng trăm người tụ họp chơi diều, đến hơn 18 giờ bầu trời vẫn rợp cánh diều bay.
Thanh Tuyết, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết gần một tháng nay, đi thả diều vào buổi chiều đã trở thành thói quen của nữ sinh này. Theo Tuyết, thả diều cũng là để thả đi cái nóng nực của thời tiết, giúp xả stress sau một ngày học tập căng thẳng, mệt mỏi, quên đi mọi ưu phiền và lo toan bộn bề của cuộc sống hằng ngày.
Còn cô bạn Quỳnh Trân, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM thì chia sẻ thả diều mang lại nhiều cảm xúc khác nhau: lúc thì bay bổng, hào hứng khi diều bay cao bay xa; lúc lại căng thẳng, hồi hộp khi diều chao liệng, lao đầu xuống đất; rồi có khi “hú hồn” vì dây diều vướng vào diều khác, đứt cánh...
Tại TP.HCM vào buổi chiều giới trẻ cũng thường tụ tập chơi diều ở khu vực chân cầu Kênh Tẻ (Q.7), Phú Mỹ Hưng (Q.7), bãi thả diều Q.2, Đồng Diều (Q.8), ven bờ kênh Nhiêu Lộc (Q.3, Q.Tân Bình), chung cư An Sương (Q.12), ngã tư Giếng Nước (H.Hóc Môn)…
Nắm bắt được thú vui này, không ít bạn trẻ đã “ăn nên làm ra”. Hoài Lân, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cùng những người bạn chung phòng mở xưởng làm diều. Nhóm bắt chước những con diều bán ngoài thị trường để làm theo, sau đó tìm mua vải phù hợp (vải dù có độ bền và kín gió) đem về trang trí họa tiết cho diều, mua vật liệu như tre làm sườn diều, mua chỉ để làm dây và biến thành con diều hoàn thiện. “Tuy diều do nhóm mình chưa thật sự hoàn hảo, nhưng được ủng hộ nhiều vì giá hợp túi tiền sinh viên. Nhờ vậy từ khi bắt đầu thực hiện ý tưởng này, tụi mình đã có thêm một khoản thu nhập kha khá”, Lân cho biết.
Nhóm Thùy, Lan, Quân, cùng là sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing lại kiếm thêm thu nhập nhờ việc “mua đi bán lại” diều tại khu Đồng Diều (Q.8). “Diều đang vào mùa cao điểm, sức mua rất lớn. Tụi mình lấy với số lượng lớn để bán lại, có buổi mình bán được khoảng 40 - 50 con, lãi mỗi con khoảng 10.000 - 15.000 đồng là đỡ đi một gánh nặng chi phí trong tháng”, Quân cười khoe. Đây cũng là cách làm thêm trong mùa diều được nhiều sinh viên áp dụng.
Tại đồng diều ở chân cầu Kênh Tẻ (Q.7), nhiều nam sinh viên có cơ hội làm thêm với công việc “cứu hộ diều”. Khi thấy diều đứt cánh, rách, đột ngột rơi xuống… họ liền tìm đến để nếu chủ diều có yêu cầu thì vá, thay sườn cho diều.
Đồng diều vào hè
Du lịch, GO! - Theo Xuân Phương (báo Thanh Niên), internet
< Mùa diều đã về.
Chiều về, tại bãi đất trống khu vực hồ đá ở làng đại học Thủ Đức (TP.HCM), hàng trăm cánh diều rực rỡ màu sắc với đủ kiểu dáng như hình phụng, bướm, siêu nhân, nàng tiên cá, diều hâu, cá mập, sư tử… nối đuôi bay lượn trên bầu trời lộng gió. Hòa cùng đó là không khí rộn ràng, náo nhiệt, những tiếng vỗ tay, reo hò, cười đùa sảng khoái của các nhóm nam nữ sinh viên.
“Giới sinh viên tụi mình đặc biệt thích trò tiêu khiển này, cứ đến chiều là lục tục cầm diều ra thả dù ngày đó trời nắng đẹp hay âm u”, Thụy An hào hứng nói. Cũng theo nữ sinh viên Trường ĐH Quốc tế này, khoảng 17 giờ mỗi ngày là thời điểm tấp nập nhất khi có hàng trăm người tụ họp chơi diều, đến hơn 18 giờ bầu trời vẫn rợp cánh diều bay.
Thanh Tuyết, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết gần một tháng nay, đi thả diều vào buổi chiều đã trở thành thói quen của nữ sinh này. Theo Tuyết, thả diều cũng là để thả đi cái nóng nực của thời tiết, giúp xả stress sau một ngày học tập căng thẳng, mệt mỏi, quên đi mọi ưu phiền và lo toan bộn bề của cuộc sống hằng ngày.
Còn cô bạn Quỳnh Trân, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM thì chia sẻ thả diều mang lại nhiều cảm xúc khác nhau: lúc thì bay bổng, hào hứng khi diều bay cao bay xa; lúc lại căng thẳng, hồi hộp khi diều chao liệng, lao đầu xuống đất; rồi có khi “hú hồn” vì dây diều vướng vào diều khác, đứt cánh...
Tại TP.HCM vào buổi chiều giới trẻ cũng thường tụ tập chơi diều ở khu vực chân cầu Kênh Tẻ (Q.7), Phú Mỹ Hưng (Q.7), bãi thả diều Q.2, Đồng Diều (Q.8), ven bờ kênh Nhiêu Lộc (Q.3, Q.Tân Bình), chung cư An Sương (Q.12), ngã tư Giếng Nước (H.Hóc Môn)…
Nắm bắt được thú vui này, không ít bạn trẻ đã “ăn nên làm ra”. Hoài Lân, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cùng những người bạn chung phòng mở xưởng làm diều. Nhóm bắt chước những con diều bán ngoài thị trường để làm theo, sau đó tìm mua vải phù hợp (vải dù có độ bền và kín gió) đem về trang trí họa tiết cho diều, mua vật liệu như tre làm sườn diều, mua chỉ để làm dây và biến thành con diều hoàn thiện. “Tuy diều do nhóm mình chưa thật sự hoàn hảo, nhưng được ủng hộ nhiều vì giá hợp túi tiền sinh viên. Nhờ vậy từ khi bắt đầu thực hiện ý tưởng này, tụi mình đã có thêm một khoản thu nhập kha khá”, Lân cho biết.
Nhóm Thùy, Lan, Quân, cùng là sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing lại kiếm thêm thu nhập nhờ việc “mua đi bán lại” diều tại khu Đồng Diều (Q.8). “Diều đang vào mùa cao điểm, sức mua rất lớn. Tụi mình lấy với số lượng lớn để bán lại, có buổi mình bán được khoảng 40 - 50 con, lãi mỗi con khoảng 10.000 - 15.000 đồng là đỡ đi một gánh nặng chi phí trong tháng”, Quân cười khoe. Đây cũng là cách làm thêm trong mùa diều được nhiều sinh viên áp dụng.
Tại đồng diều ở chân cầu Kênh Tẻ (Q.7), nhiều nam sinh viên có cơ hội làm thêm với công việc “cứu hộ diều”. Khi thấy diều đứt cánh, rách, đột ngột rơi xuống… họ liền tìm đến để nếu chủ diều có yêu cầu thì vá, thay sườn cho diều.
Đồng diều vào hè
Du lịch, GO! - Theo Xuân Phương (báo Thanh Niên), internet