Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 7 April 2013

Ðộng Cốc San thuộc xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Động Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau, vì vậy người ta có thể gọi đây là động Cốc San hoặc thác Cốc San. Đường vào Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá, vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ.

Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, Cốc San đã từ lâu được biết đến như một điểm du lịch lý tưởng của người dân thị xã. Từ quốc lộ 4D, một con đường đất nhỏ có chiều dài khoảng hơn 1km dẫn vào Cốc San. Hai bên đường là những cánh đồng nhỏ và làng xóm của dân địa phương. Khi còn cách Cốc San khoảng 300 - 400m, bạn đã có thể nghe được tiếng suối chảy rầm rì.

Cốc San nằm giữa hai đồi thấp, khe đồi tạo thành một con suối có độ dốc trung bình, ở đó có những thác nước xếp từ thấp lên cao tựa như những bậc thang. Các hang động ở Cốc San được phân bổ ở rất nhiều nơi, và có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước cong đổ từ trên cao xuống lại có một hang động.

Phong cảnh Cốc San hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động. Cứ độ vài chục mét lại có thác đổ, khoảng cách giữa các thác là những đoạn suối bằng lặng trong xanh chảy giữa hai bờ cát.

Cốc San có những bãi đá gồm nhiều phiến đá nhỏ to khác nhau, nhấp nhô trùng điệp. Ðặc biệt có nhiều phiến mặt rất bằng phẳng và rộng lớn có thể ngồi được vài chục người.

Khí hậu ở Cốc San rất trong lành và mát mẻ khiến ta có cảm giác thật dễ chịu. Vào những ngày hè hoặc những ngày nghỉ lễ, rất nhiều người đến với Cốc San. Ða số họ là thanh niên, học sinh... Khi đến Cốc San ngoài việc thăm thú các phong cảnh, chụp ảnh... họ còn được tắm mình trong làn nước trong xanh mát lạnh.

Tuy nhiên, Cốc San mới chỉ được biết đến trong phạm vi thị xã Lào Cai và một số vùng lân cận và mặc dù Cốc San có nhiều hang động, nhưng hầu như chúng chưa được khám phá là mấy, vì đường vào hang rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá. Có thể nói vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên mà chưa có sự tác động của bàn tay và khối óc con người nhằm biến nó thành một khu du lịch thật sự.

Du lịch, GO! - Theo DulichTaybac, internet
Tự mình thả, lái và ngắm những cánh diều bay phấp phới trên bầu trời đã và đang là thú chơi của giới trẻ Sài thành.

< Mùa diều đã về.

Chiều về, tại bãi đất trống khu vực hồ đá ở làng đại học Thủ Đức (TP.HCM), hàng trăm cánh diều rực rỡ màu sắc với đủ kiểu dáng như hình phụng, bướm, siêu nhân, nàng tiên cá, diều hâu, cá mập, sư tử… nối đuôi bay lượn trên bầu trời lộng gió. Hòa cùng đó là không khí rộn ràng, náo nhiệt, những tiếng vỗ tay, reo hò, cười đùa sảng khoái của các nhóm nam nữ sinh viên.

“Giới sinh viên tụi mình đặc biệt thích trò tiêu khiển này, cứ đến chiều là lục tục cầm diều ra thả dù ngày đó trời nắng đẹp hay âm u”, Thụy An hào hứng nói. Cũng theo nữ sinh viên Trường ĐH Quốc tế này, khoảng 17 giờ mỗi ngày là thời điểm tấp nập nhất khi có hàng trăm người tụ họp chơi diều, đến hơn 18 giờ bầu trời vẫn rợp cánh diều bay.

Thanh Tuyết, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết gần một tháng nay, đi thả diều vào buổi chiều đã trở thành thói quen của nữ sinh này. Theo Tuyết, thả diều cũng là để thả đi cái nóng nực của thời tiết, giúp xả stress sau một ngày học tập căng thẳng, mệt mỏi, quên đi mọi ưu phiền và lo toan bộn bề của cuộc sống hằng ngày.

Còn cô bạn Quỳnh Trân, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM thì chia sẻ thả diều mang lại nhiều cảm xúc khác nhau: lúc thì bay bổng, hào hứng khi diều bay cao bay xa; lúc lại căng thẳng, hồi hộp khi diều chao liệng, lao đầu xuống đất; rồi có khi “hú hồn” vì dây diều vướng vào diều khác, đứt cánh...

Tại TP.HCM vào buổi chiều giới trẻ cũng thường tụ tập chơi diều ở khu vực chân cầu Kênh Tẻ (Q.7), Phú Mỹ Hưng (Q.7), bãi thả diều Q.2, Đồng Diều (Q.8), ven bờ kênh Nhiêu Lộc (Q.3, Q.Tân Bình), chung cư An Sương (Q.12), ngã tư Giếng Nước (H.Hóc Môn)…

Nắm bắt được thú vui này, không ít bạn trẻ đã “ăn nên làm ra”. Hoài Lân, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cùng những người bạn chung phòng mở xưởng làm diều. Nhóm bắt chước những con diều bán ngoài thị trường để làm theo, sau đó tìm mua vải phù hợp (vải dù có độ bền và kín gió) đem về trang trí họa tiết cho diều, mua vật liệu như tre làm sườn diều, mua chỉ để làm dây và biến thành con diều hoàn thiện. “Tuy diều do nhóm mình chưa thật sự hoàn hảo, nhưng được ủng hộ nhiều vì giá hợp túi tiền sinh viên. Nhờ vậy từ khi bắt đầu thực hiện ý tưởng này, tụi mình đã có thêm một khoản thu nhập kha khá”, Lân cho biết.

Nhóm Thùy, Lan, Quân, cùng là sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing lại kiếm thêm thu nhập nhờ việc “mua đi bán lại” diều tại khu Đồng Diều (Q.8). “Diều đang vào mùa cao điểm, sức mua rất lớn. Tụi mình lấy với số lượng lớn để bán lại, có buổi mình bán được khoảng 40 - 50 con, lãi mỗi con khoảng 10.000 - 15.000 đồng là đỡ đi một gánh nặng chi phí trong tháng”, Quân cười khoe. Đây cũng là cách làm thêm trong mùa diều được nhiều sinh viên áp dụng.

Tại đồng diều ở chân cầu Kênh Tẻ (Q.7), nhiều nam sinh viên có cơ hội làm thêm với công việc “cứu hộ diều”. Khi thấy diều đứt cánh, rách, đột ngột rơi xuống… họ liền tìm đến để nếu chủ diều có yêu cầu thì vá, thay sườn cho diều.

Đồng diều vào hè

Du lịch, GO! - Theo Xuân Phương (báo Thanh Niên), internet
Rồi tôi cũng đến được vùng đầm lầy nguyên thủy cuối cùng của Nam Bộ, cách TP Hồ Chí Minh cỡ 150 km đường bộ về phía tây bắc để nếm trải những giờ phút ghê rợn trên chiếc thuyền con thèo đảnh lênh đênh giữa bàu nước xanh ngằn ngặt với hàng đàn cá sấu hoang dã, có con dài ba mét nặng hơn tạ.

Hồi nhỏ đọc tiểu thuyết của Nhà văn Đoàn Giỏi, tôi cứ lật đi lật lại Chương 15- Phường săn cá sấu và tự hỏi lấy đâu ra lắm cá sấu thế. Nay nghe anh em kiểm lâm rồi người Mạ bản địa ở xã Tân Phú (huyện Tà Lài, tỉnh Đồng Nai) kể, lại đọc thêm tài liệu của dự án bảo tồn Bàu Sấu, mới mường tượng được cá sấu ở vùng Đất Rừng Phương Nam của Võ Tòng có lẽ từng nhiều như muỗi thật. “Bắt cá sấu như bắt cá lóc rộng trong khạp. Bàu nào cũng có”.

Mới sau năm 1975 đây thôi, màn đêm buông xuống, Bàu Sấu từng được mô tả là hằng hà những đốm sao sa đỏ hồng khi cầm đèn lia trên mặt nước. “Bị chiếu đèn pin, mắt chúng rực lên đỏ au như hai hòn than và im thin thít.

Vì thế, đám thợ săn cá sấu rất nhàn”, Hồ Huy Hạnh - một kiểm lâm thế hệ 8X ở Trạm Kiểm lâm Bàu Sấu, nói - “Để điểm danh đàn cá sấu đang bên bờ tuyệt chủng, chúng cháu chỉ việc cầm đèn pin soi vào ban đêm”.

Tự thuở khai thiên lập địa, người ta đã săn cá sấu nhờ sức hấp dẫn của những thớ thịt trắng, giòn và thơm như thịt gà ta.

Nhưng chỉ hai thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, cá sấu tại Bàu Sấu mất sạch sau mấy ngàn đêm mặt nước Bàu Sấu sáng rực ánh đèn thợ săn. Chính xác là năm 1996 các nhà bảo tồn tuyên bố cá sấu ở Bàu Sấu tuyệt chủng. Kèm theo đó là sinh cảnh xung quanh bị tàn phá không thương tiếc.

Chút hoang sơ còn sót lại ở Bàu Sấu giờ trở thành điểm phượt số một. Từ trụ sở Vườn đến Bàu Sấu phải xuyên 15 km rừng. Cung đường này được dân phượt xếp vào hàng thử thách. Ai nấy dặn nhau phải chuẩn bị tinh thần trước khi quăng gạch. Ai ưa luyện gian khổ bằng đi bộ, phải mất bốn tiếng với điều kiện có hướng dẫn viên bản địa đi kèm.

Từ khi 10 km đầu tiên được thảm bê tông đủ cho một ô tô nhỏ đi, có thể rút ngắn thời gian xuyên rừng nhờ đi xe đạp hết tiếng rưỡi. Đoạn năm cây số còn lại, xe đạp được dựng bên gốc cây. Đoàn người lầm lũi bước vào rừng sâu bắt đầu cuộc trekking.

< Kiểm lâm Chiến lái mũi thuyền vượt qua biển bèo, thức ăn khoái khẩu của cá sấu.

Hơn tiếng sau, từ rừng âm u, mở tung trước tầm mắt là một biển nước mênh mông. Không khí từ mặt Bàu Sấu thổi lên mát rượi. Thiên đường đã mất nay lại hồi sinh của cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis) đây ư? Hồ Huy Hạnh cùng Hoàng Quốc Huy, dân tộc Tày, di cư từ Cao Bằng, vừa trở về từ chuyến tuần rừng 10 km trên những con đường còn khó hơn đường chúng tôi vừa trải qua.

Ngày nào các anh cũng trekking như thế. Cơm trưa xong, Hạnh và kiểm lâm Nguyễn Văn Chiến chèo thuyền kayak đưa tôi ra giữa Bàu Sấu. Không một tiếng động trong thinh không. Một sự yên ắng đầy bất trắc.

Vừa ra khỏi bờ được mấy tay chèo, Hạnh phát hiện một cá sấu to nằm trên cồn trước mặt. Thuyền lướt nhẹ về hướng đó. Con cá sấu màu xám này có vẻ ngoài trễ nải, lười nhác.

Nom như kỳ đà nhưng thân dài, mõm thuỗn như cái kẹp. Hàm dưới đầy răng dài và nhọn. Một cú phập bằng hai hàm của nó được đánh giá có sức nặng tương đương trọng lượng của nó. Cái đuôi duỗi dài trên trảng cỏ vẫn lộ ra dáng vâm vức với một gờ phía trên.

Thuyền phải vượt qua đám bèo lục bình trước khi cập được bờ cồn. Không kể thức ăn động vật gồm chuột và cá, lục bình cùng cỏ dại là hai loại rau khoái khẩu của cá sấu. Kiểm lâm Hạnh và Chiến ra sức lấy mái chèo gạt bèo. Bèo dày đến mức có thể đứng và nhảy lên được.

< Cầu gỗ ngập trong nước, nếu có anh sấu nào ở gần buồn miệng tợp một cái chắc thôi rồi...

Mái chèo đẩy cả mảng bèo lớn gây nên tiếng động nước. Sấu ta chợt cựa quậy. Dáng uể oải của nó bỗng thoắt biến mất. Cách chỗ nó nằm không xa là một xoáy nước. Tịnh không nghe tiếng tũm nào. Hạnh bảo con sấu này có thể thuộc bầy gồm bảy con. Có một bầy nhiều hơn, tới 25 cá thể.

Thuyền cập bờ cồn. Hai kiểm lâm cắm mái chèo xuống nền bèo dày đặc, giữ chắc hai đầu thuyền. Tôi tót lên mặt đất rặt bèo khô với toàn bộ sức lực. Thứ còn lại trên cồn, chỗ con sấu vừa phơi nắng, là mấy cục sét trắng phau.

Chiến cười, đấy là sản phẩm dị hóa của nó. Với thỏi dài như bánh giò to bằng cố tay người lớn, con này ước cỡ hai mét và nặng khoảng tạ. Hạnh bảo, con to nhất ở Bàu Sấu hiện nặng hơn tạ dài hơn ba mét.

Ráng chiều, chúng tôi trở về trạm. Tôi đứng lên để bao quát hoàng hôn quyến rũ. Chiếc thuyền bé tẻo tèo teo tròng trành. Hai kiểm lâm trẻ vội khua mạnh mái chèo xuống luồng nước xanh thẳm để lấy lại cân bằng. Bỗng tôi nhớ đến con sấu khổng lồ còn sót trong một cái hồ rộng trên phim Lake Placid. Lên đến bờ, thoát khỏi cảm giác ớn lạnh…

Du lịch, GO! - Theo Quốc Dũng (Tiền Phong), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống