Có dịp khám phá cung đường quốc lộ Sài Gòn - Hà Nội bằng xe đạp, độc giả Hưng Nguyễn đã có được những trải nghiệm thú vị, khi được thử sức mình trước những cung đường khác nhau của đất nước.
< Bình minh ở vùng quê Bình Thuận.
Quốc lộ 1A từ lâu đã là lựa chọn hàng đầu cho những tay phượt xe đạp muốn chinh phục khả năng của bản thân. Cung đường ven biển miền Trung thường được nhiều người hứng thú hơn cả vì vẻ đẹp tuyệt vời và những con đèo vô cùng ngoạn mục. Đối với những người đam mê khám phá, có thể lực tốt, phượt dài ngày trên suốt chặng đường từ Sài Gòn đến Hà Nội sẽ mang lại nhiều kỉ niệm thực sự khó quên.
< Những cánh đồng muối ven biển Ninh Thuận.
Việc tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước, chuẩn bị thật kỹ càng và tìm cho mình những người bạn "cùng chí hướng" sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua mọi khó khăn của chặng đường.
< Những đoạn đèo ven biển miền Trung với một bên là đồi núi, một bên là biển.
Chuyến đi của Hưng kéo dài 18 ngày, đi qua 20 tỉnh thành từ Sài Gòn đến Hà Nội. Trung bình, mỗi ngày bạn đạp 100km trong vòng 6 tiếng. Bắt đầu đạp từ 6h sáng, cứ mỗi tiếng đạp xe thì nghỉ 15 phút, buổi trưa nghỉ 2 tiếng, đạp đến khoảng 4-5h là đến điểm dừng chân. Những đoạn đường đèo, dốc thì thời gian và số lần nghỉ nhiều hơn.
< Quang cảnh nhìn từ trên đèo.
Đây là một số chia sẻ kinh nghiệm khi phượt bằng xe đạp của Hưng:
< Phượt xe đạp ở cung đường biển Ninh Thuận sẽ giúp bạn có cái nhìn hoàn toàn mới về phong cảnh nơi đây.
- Nên chuẩn bị tinh thần và sức khoẻ thật tốt để có thể đạp xe cả ngày. Tuỳ theo thể lực mỗi người mà chọn cho mình lộ trình và thời gian đạp xe phù hợp. Luyện tập thường xuyên trước khi bắt đầu đi sẽ giúp cơ thể quen dần và không bị đau nhức với việc đạp xe liên tục.
< Bãi biển rất hoang sơ.
< Những cột nước được phun trên đèo để làm mát, cứu tinh tuyệt vời cho lữ khách đi xe đạp khi nắng nóng.
< Hoàng hôn trên quốc lộ 1A.
- Hành trang lý tưởng nhất là từ dưới 15kg. Dựa theo thời gian của chuyến đi mà mà thu xếp hành lí càng gọn nhẹ càng tốt. Hạn chế đem theo quá nhiều các thiết bị điện tử và đồ có giá trị, quý giá. Lựa chọn trang phục gọn nhẹ, che nắng tốt, nên tìm mua quần áo thể thao thấm hút mồ hôi tốt sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
< Đầm Ô Loan, một trong những thắng cảnh quốc gia.
< Cảm giác tuyệt vời khi chính bạn phát hiện ra những cảnh đẹp rất ít ai biết đến.
- Máy ảnh hoặc máy quay nhỏ gọn sẽ rất cần thiết để ghi lại những hình ảnh đẹp của chuyến đi. Một thứ cũng không thể thiếu là bản đồ hoặc thiết bị định vị GPS. Với công nghệ hiện nay thì một chiếc điện thoại nhỏ gọn có tích hợp đầy đủ chức năng trên sẽ là vật bất ly thân tuyệt vời của bạn.
< Một làng chài ven biển Phú Yên.
< Cảnh sông nước ở Bình Định.
- Tham khảo thông tin và lên kế hoạch cẩn thận cho từng ngày hành trình. Tìm hiểu trước những địa điểm ăn uống, dừng chân, và nghỉ đêm. Đến những vùng miền khác, bạn có thể bị "chặt chém" với giá dịch vụ khá cao, nên tìm hiểu và hỏi giá cũng như trả giá nhiệt tình sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều kinh phí.
< Cảnh hoàng hôn như thế này sẽ rất khó bắt gặp nếu bạn đi bằng những phương tiện khác.
< Một góc thành phố Đà Nẵng nhìn từ phía biển.
< Mặt trời lặn ở Tràng An – Ninh Bình.
- Bổ sung đầy đủ nước và các chất muối khoáng cần thiết cho cơ thể trên suốt đường đi. Có thể tìm mua các loại nước tăng lực dạng bột pha để mang theo, hoặc mua dọc đường. Tránh ăn hoặc uống những món lạ và không hợp vệ sinh, dễ khiến bạn gặp sự cố về sức khoẻ, ảnh hưởng đến hành trình.
< Một góc vùng quê phía bắc Việt Nam.
< Thuyền về Tràng An.
- Hết sức cẩn thận khi tham gia giao thông, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc, đường quốc lộ còn khá xấu, xe chạy ẩu. Nên trang bị bảo hộ đầy đủ. Có thể mua bảo hiểm du lịch nếu bạn đi dài ngày. Không nên đi vào buổi tối, hoặc đi những cung đường vắng vẻ mà không có người đi cùng.
< Buổi chiều ở Hồ Gươm.
- Nên có bạn đồng hành trong chuyến đi, trừ khi bạn thực sự có thể tự lập và thích khám phá một mình.
- Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan. Giao tiếp nhiều với dân địa phương sẽ mang lại cho bạn nhiều khám phá thú vị.
Du lịch, GO! - Theo Infonet
< Bình minh ở vùng quê Bình Thuận.
Quốc lộ 1A từ lâu đã là lựa chọn hàng đầu cho những tay phượt xe đạp muốn chinh phục khả năng của bản thân. Cung đường ven biển miền Trung thường được nhiều người hứng thú hơn cả vì vẻ đẹp tuyệt vời và những con đèo vô cùng ngoạn mục. Đối với những người đam mê khám phá, có thể lực tốt, phượt dài ngày trên suốt chặng đường từ Sài Gòn đến Hà Nội sẽ mang lại nhiều kỉ niệm thực sự khó quên.
< Những cánh đồng muối ven biển Ninh Thuận.
Việc tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước, chuẩn bị thật kỹ càng và tìm cho mình những người bạn "cùng chí hướng" sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua mọi khó khăn của chặng đường.
< Những đoạn đèo ven biển miền Trung với một bên là đồi núi, một bên là biển.
Chuyến đi của Hưng kéo dài 18 ngày, đi qua 20 tỉnh thành từ Sài Gòn đến Hà Nội. Trung bình, mỗi ngày bạn đạp 100km trong vòng 6 tiếng. Bắt đầu đạp từ 6h sáng, cứ mỗi tiếng đạp xe thì nghỉ 15 phút, buổi trưa nghỉ 2 tiếng, đạp đến khoảng 4-5h là đến điểm dừng chân. Những đoạn đường đèo, dốc thì thời gian và số lần nghỉ nhiều hơn.
< Quang cảnh nhìn từ trên đèo.
Đây là một số chia sẻ kinh nghiệm khi phượt bằng xe đạp của Hưng:
< Phượt xe đạp ở cung đường biển Ninh Thuận sẽ giúp bạn có cái nhìn hoàn toàn mới về phong cảnh nơi đây.
- Nên chuẩn bị tinh thần và sức khoẻ thật tốt để có thể đạp xe cả ngày. Tuỳ theo thể lực mỗi người mà chọn cho mình lộ trình và thời gian đạp xe phù hợp. Luyện tập thường xuyên trước khi bắt đầu đi sẽ giúp cơ thể quen dần và không bị đau nhức với việc đạp xe liên tục.
< Bãi biển rất hoang sơ.
< Những cột nước được phun trên đèo để làm mát, cứu tinh tuyệt vời cho lữ khách đi xe đạp khi nắng nóng.
< Hoàng hôn trên quốc lộ 1A.
- Hành trang lý tưởng nhất là từ dưới 15kg. Dựa theo thời gian của chuyến đi mà mà thu xếp hành lí càng gọn nhẹ càng tốt. Hạn chế đem theo quá nhiều các thiết bị điện tử và đồ có giá trị, quý giá. Lựa chọn trang phục gọn nhẹ, che nắng tốt, nên tìm mua quần áo thể thao thấm hút mồ hôi tốt sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
< Đầm Ô Loan, một trong những thắng cảnh quốc gia.
< Cảm giác tuyệt vời khi chính bạn phát hiện ra những cảnh đẹp rất ít ai biết đến.
- Máy ảnh hoặc máy quay nhỏ gọn sẽ rất cần thiết để ghi lại những hình ảnh đẹp của chuyến đi. Một thứ cũng không thể thiếu là bản đồ hoặc thiết bị định vị GPS. Với công nghệ hiện nay thì một chiếc điện thoại nhỏ gọn có tích hợp đầy đủ chức năng trên sẽ là vật bất ly thân tuyệt vời của bạn.
< Một làng chài ven biển Phú Yên.
< Cảnh sông nước ở Bình Định.
- Tham khảo thông tin và lên kế hoạch cẩn thận cho từng ngày hành trình. Tìm hiểu trước những địa điểm ăn uống, dừng chân, và nghỉ đêm. Đến những vùng miền khác, bạn có thể bị "chặt chém" với giá dịch vụ khá cao, nên tìm hiểu và hỏi giá cũng như trả giá nhiệt tình sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều kinh phí.
< Cảnh hoàng hôn như thế này sẽ rất khó bắt gặp nếu bạn đi bằng những phương tiện khác.
< Một góc thành phố Đà Nẵng nhìn từ phía biển.
< Mặt trời lặn ở Tràng An – Ninh Bình.
- Bổ sung đầy đủ nước và các chất muối khoáng cần thiết cho cơ thể trên suốt đường đi. Có thể tìm mua các loại nước tăng lực dạng bột pha để mang theo, hoặc mua dọc đường. Tránh ăn hoặc uống những món lạ và không hợp vệ sinh, dễ khiến bạn gặp sự cố về sức khoẻ, ảnh hưởng đến hành trình.
< Một góc vùng quê phía bắc Việt Nam.
< Thuyền về Tràng An.
- Hết sức cẩn thận khi tham gia giao thông, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc, đường quốc lộ còn khá xấu, xe chạy ẩu. Nên trang bị bảo hộ đầy đủ. Có thể mua bảo hiểm du lịch nếu bạn đi dài ngày. Không nên đi vào buổi tối, hoặc đi những cung đường vắng vẻ mà không có người đi cùng.
< Buổi chiều ở Hồ Gươm.
- Nên có bạn đồng hành trong chuyến đi, trừ khi bạn thực sự có thể tự lập và thích khám phá một mình.
- Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan. Giao tiếp nhiều với dân địa phương sẽ mang lại cho bạn nhiều khám phá thú vị.
Du lịch, GO! - Theo Infonet