Người Mày là một trong những bộ tộc ít người hiện còn lại ở Quảng Bình, cư trú chủ yếu trong 2 xã Trọng Hóa và Dân Hóa thuộc huyện Minh Hóa. Gắn bó với vùng núi rừng và thiên nhiên khắc nghiệt của Quảng Bình từ bao đời nay, người Mày đã xây dựng được những tập quán sinh hoạt văn hóa rất riêng, trong đó có những câu ca điệu hát, lời ru mộc mạc mà đằm thắm, thấm đẫm tình người…
Tháng 10 năm 2012, bộ đội biên phòng Quảng Bình vừa khánh thành bản mới cho người Mày ở huyện vùng biên Minh Hóa, Quảng Bình. Nhân dịp này, CTV báo Pháp Luật TP.HCM đã vào tận bản làng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân tộc anh em để tìm hiểu về phong tục tập quán và đời sống văn hóa của tộc người có hơn vài trăm nhân khẩu này.
Đi tìm vùng đất truyền thuyết
Đường vào với anh em người Mày ở miền biên viễn Minh Hóa, Quảng Bình đi trên núi cao, từng lớp mây xếp lớp như đang lên trời. Bản mới của họ được làm trên một quả đồi như tổ chim đại bàng hùng vĩ, khổng lồ, được tạo ra theo tục lệ cổ xưa của dân tộc này.
Người Mày là tộc người duy nhất chỉ sống ở miền biên viễn Minh Hóa, Quảng Bình, tại hai xã Dân Hóa, Trọng Hóa, với dân số nhỉnh hơn vài trăm người, sống men theo những cái rẫy dốc cao của núi rừng giáp Lào và men khe suối ở thượng nguồn. Mày, theo tiếng của tộc người anh em này có nghĩa là đầu nguồn con nước. Tộc người này thuộc nhóm dân tộc Chứt, là hệ gia đình của nhóm anh em Rục, Mày, Sách, Khùa. Tính tình khí khái, họ chỉ sống ở đầu nguồn nước, bởi theo truyền thuyết, người Mày sinh ra để trở thành chiến binh bảo vệ cương vực cho những người anh em phía dưới chân núi.
Tục ở cổ xưa của người anh em này vốn chọn những quả đồi cao giữa tứ bề núi dựng đứng. Nơi đó họ đủ sức quan sát như mắt chim đại bàng về cách tìm kiếm các sản vật hay thú rừng để vạch lối đi săn. Quả đồi đó cũng như pháo đài để họ cố kết chống lại dã thú hay những bộ tộc khác muốn đánh chiếm, xâm lấn.
Bộ đội biên phòng Quảng Bình vừa khánh thành cho 22 hộ anh em Mày 22 căn nhà trên một quả đồi lý tưởng như thế. Và người Mày xem bản nhỏ của họ là chiếc tổ đại bàng hùng vĩ giữa bốn phía trường thành núi cao. Từ quốc lộ 12A vào với bản Dộ nơi người Mày đến ở mất 30 cây số lầy lội của đường tuần biên mới mở. Trên núi cao Cu Động nhìn xuống bản của người Mày mới mẻ, quần tụ trong ánh nắng rừng, thấy mỗi ngôi nhà sát lại với nhau giữa đất trời, cảnh tượng đẹp lạ lùng.
Hành trình tìm vùng đất thiêng
Người Mày vốn có cuộc sống chôn nhau ở Tà Vờng, Tà Dong, đó là nơi đầu nguồn của giọt nước Hong Uông Trì Huồi, một trong những dòng suối đầu tiên khởi phát ra sông Gianh nổi tiếng. Nhưng gần đây bản làng cũ của họ bị đất núi sạt lở, họ phải đi tìm nơi ở mới.
Người Mày nhờ bộ đội biên phòng tìm giúp nơi nào có mô đất đẹp, thoát được cảnh lở đất, nơi đó phải gần một nguồn nước ở phía cao như từ trên trời chảy xuống. Đồng thời, nơi ở mới phải từng là đất có chim đại bàng tung cánh! Đây là vùng đất từng hiện diện trong truyền thuyết của người Mày, được lớp trước truyền cho lớp sau qua những đêm lửa Khan đầy bí tích.
Già Hồ Xếp kể: “Bản năng của người Mày là bảo vệ những gì xung quanh và cảnh giác với những gì thuộc về xấu xa, dã thú. Người Mày sinh ra đã là anh em với các tộc người khác trong vùng nhưng chọn nơi sống là vùng đất cao hơn các bản làng của những tộc người khác, vì thần núi định đoạt số phận của tộc người mình là chiến đấu và bảo vệ”. Vậy nên nơi ở mới của những anh em Mày phải cao hơn nơi ở cũ, nếu không họ sẽ cương quyết không rời bỏ những nơi đất đá chực chờ vùi lấp.
Và nhiệm vụ này được anh em bộ đội biên phòng Ra Mai - đơn vị từng gắn bó keo sơn với đồng bào các dân tộc anh em trong khu vực, nhất là với người Mày - đảm nhận. Thượng tá Lê Văn Thuận, chính trị viên Đồn Ra Mai, nói: “Dân bản nhờ thì phải làm nhưng việc khó như… bắc thang lên trời, vì chính người Mày cũng chưa tìm ra đất đai trong truyền thuyết, là nơi có ngọn đồi độc lập giữa tứ bề có núi non cao thẳm. Khó cực kỳ nhưng khó mấy cũng giúp dân, bởi giúp được dân mới giữ được đất, giữ được mối tình thủy chung, đoàn kết bền lâu với bản làng”.
Thế rồi ngày ngày, bóng dáng bộ đội biên phòng lầm lũi giữa lau lách đồi núi, phóng bao tầm mắt đẫm sệt mồ hôi tìm đất cho anh em người Mày. Cả hệ núi Giăng Màn rộng lớn, tìm đâu ra thung lũng nào như thế? Từng đôi vai bạc thếch ve áo, từng đôi dép mòn vẹt hết gót, đi mãi giữa rừng trong vô biên khó khăn… Nhưng cuối cùng, cái chân của bộ đội biên phòng đã đặt đến ngọn đồi Mơ Leng, thung lũng hình êlíp, xung quanh núi cao vút, ngọn đồi nhỏ mảnh tựa như tổ chim khổng lồ được chọn. Già làng Hồ Xếp cùng trưởng bản được mời đến. Nhìn bao quát địa thế quanh ngọn đồi Mơ Leng, già làng Hồ Xếp phán: “Vùng đất thiêng đây rồi! Đây chính là nơi được truyền thuyết người Mày kể lại!”.
Bộ đội lại xắn tay áo giúp dân bản san đất dựng nhà. Ngày vào nhà mới, trưởng bản Hồ Khiên nói: “Người Mày trước đây chỉ nghe cha ông kể là ở trên một ngọn đồi độc lập nhưng chỉ qua chuyện kể hằng đêm thôi, bố mình, ông mình ở dọc các khe suối nhưng nhờ bộ đội biên phòng mà tìm được ngọn đồi truyền thuyết này. Cả bản ai cũng ưng bụng, người Mày ở bản khác nhìn vào cũng thích lắm, bởi đây là điều thiêng hiện về”.
“Công xã nguyên thủy”
Với người Mày, mỗi lần bản có khách, không phải chỉ một mình chủ nhà tiếp đãi mà lần lượt các nhà trong bản đều khoản đãi khách bằng những bữa cơm lúa nương và canh măng tươi với lá cọ rừng rất ngon. Tôi may mắn được là một trong những vị khách như thế. Bữa cơm đạm bạc của dân bản Mày thết đãi cho thấy tiềm lực ngôi nhà của họ và cũng bộc toát lên tâm hồn của họ, có cái gì cũng đưa ra mời khách.
Bữa cơm tối của cảnh núi rừng âm u, chỉ bên ngọn đèn tạo ra từ loại dầu của cây Cu Lết trên rừng. Giữa bản có nhà bắt được mớ cá khe cũng đưa đến chung vui đãi khách, rồi hỏi han bao chuyện cuộc sống miền xuôi, miền ngược. Người Mày đang tồn lưu những gì thuộc về công xã nguyên thủy, mọi thứ thuộc về mưu sống họ đều chia sẻ, kể cả với khách phương xa.
Ngày nay, buôn bán đã tràn đến bản làng người Mày bằng chiếc xe máy của đội quân buôn chuyến, người Mày đã có thể ăn được con cá trích, cá nục từ dưới biển đưa lên. Nhưng họ thật sự chỉ dừng lại ở vật đổi vật ngang giá, đồ dưới xuôi đổi các đặc sản rừng, không hề có kỹ năng ngã giá. Một số người Mày đổi sản vật cho các lái buôn chuyến thành tiền, có người vẫn không biết phân biệt giá cá nục thế nào, mắm muối ra sao. Tôi đưa 200.000 đồng cho chị Y Phăng, vợ trưởng bản Hồ Khiên, đi mua cá, chị thấy rõ số 2, không đọc được các số 0 phía sau. Ra chợ, chị mua đúng con buôn lừa mánh, 200.000 đồng chỉ được một ký cá. Hỏi sao chị không ngã giá, Y Phăng trả lời: “Không biết mô”…
Không chỉ có vợ Hồ Khiên, nhiều người khác cũng như thế, bởi mãnh lực núi rừng kéo họ lại với quá khứ ngày xưa nhiều hơn, những va chạm và tiếp xúc với văn minh quá ít nên chưa thể bào mòn ý thức xưa cũ. Người phụ nữ Mày vào rừng vẫn nhanh nhẹn với tài hái lượm, đàn ông Mày vẫn dẻo dai với săn bắn thì ý thức công sản của ngày nguyên thủy vẫn đeo bám tâm trí họ. Nhưng cái được lớn nhất là người Mày rất hào hoa với khách đường xa.
Những chiến binh núi Ku Lôông
Ngày xưa, khi vùng đất miền tây Quảng Bình lắm giặc và nhiều dã thú, tộc người Mày nhận lãnh trách nhiệm chiến đấu ngăn chặn xâm lấn bờ cõi, tiễu trừ mãnh thú và bảo vệ nguồn nước. Người Mày trở thành chiến binh được các tộc người anh em phía dưới ngưỡng mộ.
Trong suy nghĩ của người Mày, họ là những chiến binh dũng mãnh nhận lãnh nhiệm vụ ngăn chặn xâm lấn và bảo vệ nguồn nước. Chính đạo chia nước và cuộc sống không tư hữu của họ khiến các tộc người anh em phải ngưỡng mộ.
Chuyện kể rằng thời thượng cổ, người Mày và anh em khác ở bóng núi Giăng Màn thường bị các tộc người lạ vây đánh. Họ thoắt ẩn, thoắt hiện, đánh đuổi người Mày, người Khùa… chạy từ núi này sang núi nọ. Một hôm, thần núi Ku Lôông báo mộng, bày cách cho người Mày chống lại những bộ tộc xâm chiếm. Thần phán muốn thắng giặc thì phải chọn ngọn đồi độc lập giữa thung lũng, biến nó thành pháo đài để chiến đấu. “Thần còn chỉ cho chúng tôi cái cây có chất độc, cách làm ná, cung tên tẩm độc, cách lấy ong rừng đánh đuổi kẻ thù, đặc biệt là kỹ thuật bẫy lao, bẫy chông ba khía. Từ đó, người Mày đã đứng lên đánh bại kẻ thù, trở thành chiến binh vĩ đại của những bản làng khác nên đặc ân ở trên ngọn đồi hùng vĩ, cao nhất” - già làng Hồ Xếp kể.
Lễ trưởng thành
Tuổi trưởng thành của con trai người Mày được đánh dấu bằng một nghi lễ đơn sơ nhưng cũng đầy thách thức đối với những “chiến binh” tương lai của bản. Đến ngày lành tháng tốt, con trai phải vào rừng lấy mật, phải đi bằng chân trần, tay không mang gì, lưng chỉ đeo một A Chăng (cái gùi lót lá cọ khô - NV) để đựng tổ ong. Tìm được tổ ong, con trai Mày dùng khói, hun gốc cây, lấy lá cọ kết lại, làm mặt nạ quanh mặt và quanh thân để tránh ong đốt. Lấy được mật, họ phải đưa về trình già làng để già làng chia đều cho cả bản. Khi ấy, bản làng mới công nhận đứa con trai ấy đã trưởng thành.
Trong nếp nhà của người Mày đều thờ cúng vị thần tổ Giang Bra, thần của các vị thần. Bản người Mày không lập miếu thờ chung mà chọn một nơi cao ráo, sạch sẽ để hành lễ. Khi có lễ, già làng đưa đến ba cây gỗ, cắm kiểu chân kiềng, trên đó sắp mâm cúng gồm gà luộc, cá suối và thuốc rừng, mời thần Giang Bra, thần Ku Lôông về dùng cùng dân bản rồi phù hộ cho bản bình yên, nương rẫy tốt tươi, săn bắn được nhiều chim thú.
Đạo chia nước
Người Mày rất quý nước, nhất là nước đầu nguồn. Họ ý thức rất rõ thứ tài nguyên vi diệu này đối với cuộc sống, không chỉ của họ mà còn với những tộc người anh em ở phía dưới nguồn.
Đêm, bên bếp lửa nhà sàn, già làng Hồ Xếp ngồi nghiêm trang kể chuyện cho lũ làng nghe cách tổ tiên bảo vệ nguồn nước như thế nào. “Khi đánh đuổi những bộ tộc xâm lấn, các nguồn nước bị làm phép cho cạn kiệt, trời cũng chẳng cho mưa về. Còn lại cái giếng nước vuông và cái giếng nước tròn của Ku Téc (thần đất), nơi đó cũng là nơi lãnh vực biên ải của người Mày. Vì vậy, người Mày cố công bảo vệ. Bao lần kẻ thua cuộc dã tâm bỏ thuốc độc nhưng không thể tiếp cận cái nước của thần Ku Téc bởi sự thiện chiến của chiến binh Mày. Bảo vệ được nguồn nước, người Mày cầu thần Ku Lôông cho được trời mưa, giải khỏi lời nguyền xấu, nước ở trời men theo tường vách dựng đứng của hệ núi Giăng Màn tưới mát cho tất cả anh em Mày, Sách, Khùa, Rục… và cả người Kinh dưới xuôi của dòng sông Gianh...” - giọng già làng Hồ Xếp lầm rầm.
Bởi vậy, địa thế của người Mày ở bản mới có được hai nguồn nước như chảy xuống từ trời, một ngọn Hong Tà Râu, một nguồn Hong Pà Ài, rì rào chảy qua nương rẫy, đổ xuống dòng Rào Nậy để nuôi nấng các bản làng phía dưới. Già làng Hồ Xếp nói: “Nước không dành riêng cho người Mày mà dành cho những anh em khác nữa, chiếm nguồn nước là điều không thể ác hơn”.
Người Mày cuối năm thường có lễ chia nước ngọt hứng từ mái nhà sàn hoặc lấy ở nguồn nước suối. Lễ chia nước cho các gia đình trong bản đều do người có trọng vọng (già làng, trưởng bản) chia, mỗi nhà chừng một lít nước. Đó là cách họ muốn ẩn ý sự chia sẻ tài nguyên tự nhiên để bảo tồn cuộc sống. Có nước, người Mày mới nhớ đến nhau và nhớ đến những người anh em láng giềng khác.
Cùng với lãnh nhiệm bảo vệ nguồn nước, đạo chia nước của người Mày khiến những tộc người anh em kính trọng, nể vì. Nước như một vị thần bản thể đi ra từ ý thức của họ, không có nước thì không có sự sống, không có sự tồn tại.
Chia thịt mùa săn
Cứ vào tháng 7 mùa mưa rừng, người đàn ông Mày chuẩn bị ná, tên độc từ một loại cây họ sung mọc bên suối có nhựa cực độc. Vào lễ săn, già làng cúng mở cửa bản, hòn đá thiêng của bản đặt bên gốc cây khô, quanh bản có một cửa ra được gọi là cửa lên trời. Những cây lồ ô được rút ra, mỗi thợ săn được mời bước qua đó và dùng máu gà sống bôi lên trán, chỉ dấu về hùng mạnh của các chiến binh người Mày năm xưa.
Những chuyến đi săn của người Mày thường kéo dài từ một tuần đến cả tháng. Lương thực họ mang đi chỉ là ít bắp ngô và sắn, còn gạo thì phải nhường cho trẻ em, phụ nữ và người già. Già Hồ Xếp nói: “Không bới gạo đi cũng là chứng tỏ bản lĩnh của con trai Mày dẻo dai như cây rừng”.
Họ đi vào rừng và phân công tốp săn một cách thông minh. nếu dùng bẫy họ đi theo dấu vết của thú rừng, phát hiện đường đi, họ sẽ làm một cái bẫy cạnh nơi có nước, thú đến đó sẽ mắc bẫy. Nếu là săn bằng ná và tên độc, họ thường có người tiền trạm đi trước, phát hiện có thú, một tiếng huýt như tiếng chim ưng được phát ra, cả nhóm bủa thành hình vòng cung và xả tên vào con thú. Chưa bao giờ người Mày đi săn trở về tay không.
Một con heo rừng, con nai, con mang hay bất cứ loài thú nào bắt được, người Mày đều chia cho tất cả thành viên trong bản. Ngoài phần thịt như mọi người, người đầu tiên phát hiện con thú được chia thêm cái đầu - biểu tượng của một chiến binh, một thợ săn thiện nghệ.
Tôi được trưởng bản Hồ Khiên dẫn đi săn thú. Một ngày quần rừng trời mưa, những động loạn khiến mọi con vật lẩn trốn. Tưởng phải tay không ra về nhưng cuối buổi, trưởng bản Hồ Khiên cũng bắt được một con rắn to và một chú thỏ rừng. Ông không vội đưa chiến lợi phẩm về nhà mà kính cẩn mang đến nhà già làng Hồ Xếp để vị già làng phân chia. Số thịt làm ra không nhiều, già Xếp nói chỉ phân cho một số nhà khó khăn và gia đình Hồ Khiên. Riêng tôi được già phân cho một miếng thịt thỏ và một khúc thịt rắn, bởi tôi có công đi với Hồ Khiên, đồng thời là vị khách đặc biệt của bản.
Con thú có bầy, con chim có đàn
Bạn có hình dung nổi không, ngay trong thế kỷ 21 này, vẫn còn có nơi sau mùa rẫy, người ta thu hoạch lúa, ngô, khoai sắn xong bỏ vào cái lán trên nương. Ở đó, dòng họ, anh em đều được phép mang về nhà ăn, ai đói cũng có quyền nói với trưởng tộc hoặc già làng rồi xin chủ nhân được ra lán lấy ít lương thực về ăn. Anh em Mày chia nhau miếng ăn như chia nhau những câu chuyện kể về nguồn gốc của tộc người mình.
Già làng Hồ Xếp nói: “Cái người Mày nhà này có mà người Mày nhà khác không có thì phải cho nhau, vì có khi mình không có thì người khác cho. Người Mày mỗi bản vài nóc nhà, không cưu mang nhau để sống bền với rừng thì thua con thú, con chim - chúng sống còn có bầy, có đàn, huống chi người Mày mình, chẳng lẽ không hơn con chim, con thú!”.
Với người Mày, nhà cửa là cái chỉ để ở, để che mưa che nắng cho các thành viên trong gia đình, không cần thiết phải nhà to, thang rộng, nhà này phải hoành tráng hơn nhà kia. Cho nên nhà cũ của họ (khi chưa được bộ đội biên phòng Quảng Bình chuyển đến quả đồi Mơ Leng hùng vĩ như tổ chim đại bàng) nó đơn sơ, giản dị đến cùng cực. Chỉ đến khi bộ đội biên phòng giúp dựng nhà mới, họ mới nghe kể về sự trọng đại của việc làm nhà trong đời, như lễ trưởng thành của người Mày trở thành chiến binh của bản.
Người Mày cũng biết chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng mới chỉ dừng lại ở vài con gà, con heo, con chó. Và có lẽ đó cũng là một trong những thứ họ tư hữu đầu tiên trong ý thức của mình bên cạnh những vật dụng đơn sơ nhất trong mỗi gia đình.
Người Mày còn truyền tụng nhau nhiều lời ca điệu hát. Cùng với tập tục và nghi lễ cưới vợ, những làn điệu hát ru của người Mày có thể coi là một gia tài văn hóa độc đáo của một tộc người được sinh ra và lớn lên giữa núi rừng Trường Sơn đại ngàn. Mặc dù đã đi qua chiến tranh, đã ít nhiều bị văn hóa hiện đại xâm nhập… nhưng đến nay bà con người Mày ở Minh Hóa Quảng Bình vẫn còn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo ấy.
Nếu có dịp trở lại Trường Sơn huyền thoại, qua địa phận Quảng Bình, du khách hãy dừng chân ở Minh Hóa để biết thêm một tộc người anh em bản địa, dân số tuy chỉ ngàn người có lẻ, nhưng họ có một tư duy triết lý thông minh, một gia tài văn hóa độc đáo rất cần được tìm hiểu và chung tay gìn giữ bảo tồn…
Du lịch, GO! - Tổng hợp theo báo Pháp Luật TP, Quảng Bình 24...
Tháng 10 năm 2012, bộ đội biên phòng Quảng Bình vừa khánh thành bản mới cho người Mày ở huyện vùng biên Minh Hóa, Quảng Bình. Nhân dịp này, CTV báo Pháp Luật TP.HCM đã vào tận bản làng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân tộc anh em để tìm hiểu về phong tục tập quán và đời sống văn hóa của tộc người có hơn vài trăm nhân khẩu này.
Đi tìm vùng đất truyền thuyết
Đường vào với anh em người Mày ở miền biên viễn Minh Hóa, Quảng Bình đi trên núi cao, từng lớp mây xếp lớp như đang lên trời. Bản mới của họ được làm trên một quả đồi như tổ chim đại bàng hùng vĩ, khổng lồ, được tạo ra theo tục lệ cổ xưa của dân tộc này.
Người Mày là tộc người duy nhất chỉ sống ở miền biên viễn Minh Hóa, Quảng Bình, tại hai xã Dân Hóa, Trọng Hóa, với dân số nhỉnh hơn vài trăm người, sống men theo những cái rẫy dốc cao của núi rừng giáp Lào và men khe suối ở thượng nguồn. Mày, theo tiếng của tộc người anh em này có nghĩa là đầu nguồn con nước. Tộc người này thuộc nhóm dân tộc Chứt, là hệ gia đình của nhóm anh em Rục, Mày, Sách, Khùa. Tính tình khí khái, họ chỉ sống ở đầu nguồn nước, bởi theo truyền thuyết, người Mày sinh ra để trở thành chiến binh bảo vệ cương vực cho những người anh em phía dưới chân núi.
Tục ở cổ xưa của người anh em này vốn chọn những quả đồi cao giữa tứ bề núi dựng đứng. Nơi đó họ đủ sức quan sát như mắt chim đại bàng về cách tìm kiếm các sản vật hay thú rừng để vạch lối đi săn. Quả đồi đó cũng như pháo đài để họ cố kết chống lại dã thú hay những bộ tộc khác muốn đánh chiếm, xâm lấn.
Bộ đội biên phòng Quảng Bình vừa khánh thành cho 22 hộ anh em Mày 22 căn nhà trên một quả đồi lý tưởng như thế. Và người Mày xem bản nhỏ của họ là chiếc tổ đại bàng hùng vĩ giữa bốn phía trường thành núi cao. Từ quốc lộ 12A vào với bản Dộ nơi người Mày đến ở mất 30 cây số lầy lội của đường tuần biên mới mở. Trên núi cao Cu Động nhìn xuống bản của người Mày mới mẻ, quần tụ trong ánh nắng rừng, thấy mỗi ngôi nhà sát lại với nhau giữa đất trời, cảnh tượng đẹp lạ lùng.
Hành trình tìm vùng đất thiêng
Người Mày vốn có cuộc sống chôn nhau ở Tà Vờng, Tà Dong, đó là nơi đầu nguồn của giọt nước Hong Uông Trì Huồi, một trong những dòng suối đầu tiên khởi phát ra sông Gianh nổi tiếng. Nhưng gần đây bản làng cũ của họ bị đất núi sạt lở, họ phải đi tìm nơi ở mới.
Người Mày nhờ bộ đội biên phòng tìm giúp nơi nào có mô đất đẹp, thoát được cảnh lở đất, nơi đó phải gần một nguồn nước ở phía cao như từ trên trời chảy xuống. Đồng thời, nơi ở mới phải từng là đất có chim đại bàng tung cánh! Đây là vùng đất từng hiện diện trong truyền thuyết của người Mày, được lớp trước truyền cho lớp sau qua những đêm lửa Khan đầy bí tích.
Già Hồ Xếp kể: “Bản năng của người Mày là bảo vệ những gì xung quanh và cảnh giác với những gì thuộc về xấu xa, dã thú. Người Mày sinh ra đã là anh em với các tộc người khác trong vùng nhưng chọn nơi sống là vùng đất cao hơn các bản làng của những tộc người khác, vì thần núi định đoạt số phận của tộc người mình là chiến đấu và bảo vệ”. Vậy nên nơi ở mới của những anh em Mày phải cao hơn nơi ở cũ, nếu không họ sẽ cương quyết không rời bỏ những nơi đất đá chực chờ vùi lấp.
Và nhiệm vụ này được anh em bộ đội biên phòng Ra Mai - đơn vị từng gắn bó keo sơn với đồng bào các dân tộc anh em trong khu vực, nhất là với người Mày - đảm nhận. Thượng tá Lê Văn Thuận, chính trị viên Đồn Ra Mai, nói: “Dân bản nhờ thì phải làm nhưng việc khó như… bắc thang lên trời, vì chính người Mày cũng chưa tìm ra đất đai trong truyền thuyết, là nơi có ngọn đồi độc lập giữa tứ bề có núi non cao thẳm. Khó cực kỳ nhưng khó mấy cũng giúp dân, bởi giúp được dân mới giữ được đất, giữ được mối tình thủy chung, đoàn kết bền lâu với bản làng”.
Thế rồi ngày ngày, bóng dáng bộ đội biên phòng lầm lũi giữa lau lách đồi núi, phóng bao tầm mắt đẫm sệt mồ hôi tìm đất cho anh em người Mày. Cả hệ núi Giăng Màn rộng lớn, tìm đâu ra thung lũng nào như thế? Từng đôi vai bạc thếch ve áo, từng đôi dép mòn vẹt hết gót, đi mãi giữa rừng trong vô biên khó khăn… Nhưng cuối cùng, cái chân của bộ đội biên phòng đã đặt đến ngọn đồi Mơ Leng, thung lũng hình êlíp, xung quanh núi cao vút, ngọn đồi nhỏ mảnh tựa như tổ chim khổng lồ được chọn. Già làng Hồ Xếp cùng trưởng bản được mời đến. Nhìn bao quát địa thế quanh ngọn đồi Mơ Leng, già làng Hồ Xếp phán: “Vùng đất thiêng đây rồi! Đây chính là nơi được truyền thuyết người Mày kể lại!”.
Bộ đội lại xắn tay áo giúp dân bản san đất dựng nhà. Ngày vào nhà mới, trưởng bản Hồ Khiên nói: “Người Mày trước đây chỉ nghe cha ông kể là ở trên một ngọn đồi độc lập nhưng chỉ qua chuyện kể hằng đêm thôi, bố mình, ông mình ở dọc các khe suối nhưng nhờ bộ đội biên phòng mà tìm được ngọn đồi truyền thuyết này. Cả bản ai cũng ưng bụng, người Mày ở bản khác nhìn vào cũng thích lắm, bởi đây là điều thiêng hiện về”.
“Công xã nguyên thủy”
Với người Mày, mỗi lần bản có khách, không phải chỉ một mình chủ nhà tiếp đãi mà lần lượt các nhà trong bản đều khoản đãi khách bằng những bữa cơm lúa nương và canh măng tươi với lá cọ rừng rất ngon. Tôi may mắn được là một trong những vị khách như thế. Bữa cơm đạm bạc của dân bản Mày thết đãi cho thấy tiềm lực ngôi nhà của họ và cũng bộc toát lên tâm hồn của họ, có cái gì cũng đưa ra mời khách.
Bữa cơm tối của cảnh núi rừng âm u, chỉ bên ngọn đèn tạo ra từ loại dầu của cây Cu Lết trên rừng. Giữa bản có nhà bắt được mớ cá khe cũng đưa đến chung vui đãi khách, rồi hỏi han bao chuyện cuộc sống miền xuôi, miền ngược. Người Mày đang tồn lưu những gì thuộc về công xã nguyên thủy, mọi thứ thuộc về mưu sống họ đều chia sẻ, kể cả với khách phương xa.
Ngày nay, buôn bán đã tràn đến bản làng người Mày bằng chiếc xe máy của đội quân buôn chuyến, người Mày đã có thể ăn được con cá trích, cá nục từ dưới biển đưa lên. Nhưng họ thật sự chỉ dừng lại ở vật đổi vật ngang giá, đồ dưới xuôi đổi các đặc sản rừng, không hề có kỹ năng ngã giá. Một số người Mày đổi sản vật cho các lái buôn chuyến thành tiền, có người vẫn không biết phân biệt giá cá nục thế nào, mắm muối ra sao. Tôi đưa 200.000 đồng cho chị Y Phăng, vợ trưởng bản Hồ Khiên, đi mua cá, chị thấy rõ số 2, không đọc được các số 0 phía sau. Ra chợ, chị mua đúng con buôn lừa mánh, 200.000 đồng chỉ được một ký cá. Hỏi sao chị không ngã giá, Y Phăng trả lời: “Không biết mô”…
Không chỉ có vợ Hồ Khiên, nhiều người khác cũng như thế, bởi mãnh lực núi rừng kéo họ lại với quá khứ ngày xưa nhiều hơn, những va chạm và tiếp xúc với văn minh quá ít nên chưa thể bào mòn ý thức xưa cũ. Người phụ nữ Mày vào rừng vẫn nhanh nhẹn với tài hái lượm, đàn ông Mày vẫn dẻo dai với săn bắn thì ý thức công sản của ngày nguyên thủy vẫn đeo bám tâm trí họ. Nhưng cái được lớn nhất là người Mày rất hào hoa với khách đường xa.
Những chiến binh núi Ku Lôông
Ngày xưa, khi vùng đất miền tây Quảng Bình lắm giặc và nhiều dã thú, tộc người Mày nhận lãnh trách nhiệm chiến đấu ngăn chặn xâm lấn bờ cõi, tiễu trừ mãnh thú và bảo vệ nguồn nước. Người Mày trở thành chiến binh được các tộc người anh em phía dưới ngưỡng mộ.
Trong suy nghĩ của người Mày, họ là những chiến binh dũng mãnh nhận lãnh nhiệm vụ ngăn chặn xâm lấn và bảo vệ nguồn nước. Chính đạo chia nước và cuộc sống không tư hữu của họ khiến các tộc người anh em phải ngưỡng mộ.
Chuyện kể rằng thời thượng cổ, người Mày và anh em khác ở bóng núi Giăng Màn thường bị các tộc người lạ vây đánh. Họ thoắt ẩn, thoắt hiện, đánh đuổi người Mày, người Khùa… chạy từ núi này sang núi nọ. Một hôm, thần núi Ku Lôông báo mộng, bày cách cho người Mày chống lại những bộ tộc xâm chiếm. Thần phán muốn thắng giặc thì phải chọn ngọn đồi độc lập giữa thung lũng, biến nó thành pháo đài để chiến đấu. “Thần còn chỉ cho chúng tôi cái cây có chất độc, cách làm ná, cung tên tẩm độc, cách lấy ong rừng đánh đuổi kẻ thù, đặc biệt là kỹ thuật bẫy lao, bẫy chông ba khía. Từ đó, người Mày đã đứng lên đánh bại kẻ thù, trở thành chiến binh vĩ đại của những bản làng khác nên đặc ân ở trên ngọn đồi hùng vĩ, cao nhất” - già làng Hồ Xếp kể.
Lễ trưởng thành
Tuổi trưởng thành của con trai người Mày được đánh dấu bằng một nghi lễ đơn sơ nhưng cũng đầy thách thức đối với những “chiến binh” tương lai của bản. Đến ngày lành tháng tốt, con trai phải vào rừng lấy mật, phải đi bằng chân trần, tay không mang gì, lưng chỉ đeo một A Chăng (cái gùi lót lá cọ khô - NV) để đựng tổ ong. Tìm được tổ ong, con trai Mày dùng khói, hun gốc cây, lấy lá cọ kết lại, làm mặt nạ quanh mặt và quanh thân để tránh ong đốt. Lấy được mật, họ phải đưa về trình già làng để già làng chia đều cho cả bản. Khi ấy, bản làng mới công nhận đứa con trai ấy đã trưởng thành.
Trong nếp nhà của người Mày đều thờ cúng vị thần tổ Giang Bra, thần của các vị thần. Bản người Mày không lập miếu thờ chung mà chọn một nơi cao ráo, sạch sẽ để hành lễ. Khi có lễ, già làng đưa đến ba cây gỗ, cắm kiểu chân kiềng, trên đó sắp mâm cúng gồm gà luộc, cá suối và thuốc rừng, mời thần Giang Bra, thần Ku Lôông về dùng cùng dân bản rồi phù hộ cho bản bình yên, nương rẫy tốt tươi, săn bắn được nhiều chim thú.
Đạo chia nước
Người Mày rất quý nước, nhất là nước đầu nguồn. Họ ý thức rất rõ thứ tài nguyên vi diệu này đối với cuộc sống, không chỉ của họ mà còn với những tộc người anh em ở phía dưới nguồn.
Đêm, bên bếp lửa nhà sàn, già làng Hồ Xếp ngồi nghiêm trang kể chuyện cho lũ làng nghe cách tổ tiên bảo vệ nguồn nước như thế nào. “Khi đánh đuổi những bộ tộc xâm lấn, các nguồn nước bị làm phép cho cạn kiệt, trời cũng chẳng cho mưa về. Còn lại cái giếng nước vuông và cái giếng nước tròn của Ku Téc (thần đất), nơi đó cũng là nơi lãnh vực biên ải của người Mày. Vì vậy, người Mày cố công bảo vệ. Bao lần kẻ thua cuộc dã tâm bỏ thuốc độc nhưng không thể tiếp cận cái nước của thần Ku Téc bởi sự thiện chiến của chiến binh Mày. Bảo vệ được nguồn nước, người Mày cầu thần Ku Lôông cho được trời mưa, giải khỏi lời nguyền xấu, nước ở trời men theo tường vách dựng đứng của hệ núi Giăng Màn tưới mát cho tất cả anh em Mày, Sách, Khùa, Rục… và cả người Kinh dưới xuôi của dòng sông Gianh...” - giọng già làng Hồ Xếp lầm rầm.
Bởi vậy, địa thế của người Mày ở bản mới có được hai nguồn nước như chảy xuống từ trời, một ngọn Hong Tà Râu, một nguồn Hong Pà Ài, rì rào chảy qua nương rẫy, đổ xuống dòng Rào Nậy để nuôi nấng các bản làng phía dưới. Già làng Hồ Xếp nói: “Nước không dành riêng cho người Mày mà dành cho những anh em khác nữa, chiếm nguồn nước là điều không thể ác hơn”.
Người Mày cuối năm thường có lễ chia nước ngọt hứng từ mái nhà sàn hoặc lấy ở nguồn nước suối. Lễ chia nước cho các gia đình trong bản đều do người có trọng vọng (già làng, trưởng bản) chia, mỗi nhà chừng một lít nước. Đó là cách họ muốn ẩn ý sự chia sẻ tài nguyên tự nhiên để bảo tồn cuộc sống. Có nước, người Mày mới nhớ đến nhau và nhớ đến những người anh em láng giềng khác.
Cùng với lãnh nhiệm bảo vệ nguồn nước, đạo chia nước của người Mày khiến những tộc người anh em kính trọng, nể vì. Nước như một vị thần bản thể đi ra từ ý thức của họ, không có nước thì không có sự sống, không có sự tồn tại.
Chia thịt mùa săn
Cứ vào tháng 7 mùa mưa rừng, người đàn ông Mày chuẩn bị ná, tên độc từ một loại cây họ sung mọc bên suối có nhựa cực độc. Vào lễ săn, già làng cúng mở cửa bản, hòn đá thiêng của bản đặt bên gốc cây khô, quanh bản có một cửa ra được gọi là cửa lên trời. Những cây lồ ô được rút ra, mỗi thợ săn được mời bước qua đó và dùng máu gà sống bôi lên trán, chỉ dấu về hùng mạnh của các chiến binh người Mày năm xưa.
Những chuyến đi săn của người Mày thường kéo dài từ một tuần đến cả tháng. Lương thực họ mang đi chỉ là ít bắp ngô và sắn, còn gạo thì phải nhường cho trẻ em, phụ nữ và người già. Già Hồ Xếp nói: “Không bới gạo đi cũng là chứng tỏ bản lĩnh của con trai Mày dẻo dai như cây rừng”.
Họ đi vào rừng và phân công tốp săn một cách thông minh. nếu dùng bẫy họ đi theo dấu vết của thú rừng, phát hiện đường đi, họ sẽ làm một cái bẫy cạnh nơi có nước, thú đến đó sẽ mắc bẫy. Nếu là săn bằng ná và tên độc, họ thường có người tiền trạm đi trước, phát hiện có thú, một tiếng huýt như tiếng chim ưng được phát ra, cả nhóm bủa thành hình vòng cung và xả tên vào con thú. Chưa bao giờ người Mày đi săn trở về tay không.
Một con heo rừng, con nai, con mang hay bất cứ loài thú nào bắt được, người Mày đều chia cho tất cả thành viên trong bản. Ngoài phần thịt như mọi người, người đầu tiên phát hiện con thú được chia thêm cái đầu - biểu tượng của một chiến binh, một thợ săn thiện nghệ.
Tôi được trưởng bản Hồ Khiên dẫn đi săn thú. Một ngày quần rừng trời mưa, những động loạn khiến mọi con vật lẩn trốn. Tưởng phải tay không ra về nhưng cuối buổi, trưởng bản Hồ Khiên cũng bắt được một con rắn to và một chú thỏ rừng. Ông không vội đưa chiến lợi phẩm về nhà mà kính cẩn mang đến nhà già làng Hồ Xếp để vị già làng phân chia. Số thịt làm ra không nhiều, già Xếp nói chỉ phân cho một số nhà khó khăn và gia đình Hồ Khiên. Riêng tôi được già phân cho một miếng thịt thỏ và một khúc thịt rắn, bởi tôi có công đi với Hồ Khiên, đồng thời là vị khách đặc biệt của bản.
Con thú có bầy, con chim có đàn
Bạn có hình dung nổi không, ngay trong thế kỷ 21 này, vẫn còn có nơi sau mùa rẫy, người ta thu hoạch lúa, ngô, khoai sắn xong bỏ vào cái lán trên nương. Ở đó, dòng họ, anh em đều được phép mang về nhà ăn, ai đói cũng có quyền nói với trưởng tộc hoặc già làng rồi xin chủ nhân được ra lán lấy ít lương thực về ăn. Anh em Mày chia nhau miếng ăn như chia nhau những câu chuyện kể về nguồn gốc của tộc người mình.
Già làng Hồ Xếp nói: “Cái người Mày nhà này có mà người Mày nhà khác không có thì phải cho nhau, vì có khi mình không có thì người khác cho. Người Mày mỗi bản vài nóc nhà, không cưu mang nhau để sống bền với rừng thì thua con thú, con chim - chúng sống còn có bầy, có đàn, huống chi người Mày mình, chẳng lẽ không hơn con chim, con thú!”.
Với người Mày, nhà cửa là cái chỉ để ở, để che mưa che nắng cho các thành viên trong gia đình, không cần thiết phải nhà to, thang rộng, nhà này phải hoành tráng hơn nhà kia. Cho nên nhà cũ của họ (khi chưa được bộ đội biên phòng Quảng Bình chuyển đến quả đồi Mơ Leng hùng vĩ như tổ chim đại bàng) nó đơn sơ, giản dị đến cùng cực. Chỉ đến khi bộ đội biên phòng giúp dựng nhà mới, họ mới nghe kể về sự trọng đại của việc làm nhà trong đời, như lễ trưởng thành của người Mày trở thành chiến binh của bản.
Người Mày cũng biết chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng mới chỉ dừng lại ở vài con gà, con heo, con chó. Và có lẽ đó cũng là một trong những thứ họ tư hữu đầu tiên trong ý thức của mình bên cạnh những vật dụng đơn sơ nhất trong mỗi gia đình.
Người Mày còn truyền tụng nhau nhiều lời ca điệu hát. Cùng với tập tục và nghi lễ cưới vợ, những làn điệu hát ru của người Mày có thể coi là một gia tài văn hóa độc đáo của một tộc người được sinh ra và lớn lên giữa núi rừng Trường Sơn đại ngàn. Mặc dù đã đi qua chiến tranh, đã ít nhiều bị văn hóa hiện đại xâm nhập… nhưng đến nay bà con người Mày ở Minh Hóa Quảng Bình vẫn còn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo ấy.
Nếu có dịp trở lại Trường Sơn huyền thoại, qua địa phận Quảng Bình, du khách hãy dừng chân ở Minh Hóa để biết thêm một tộc người anh em bản địa, dân số tuy chỉ ngàn người có lẻ, nhưng họ có một tư duy triết lý thông minh, một gia tài văn hóa độc đáo rất cần được tìm hiểu và chung tay gìn giữ bảo tồn…
Du lịch, GO! - Tổng hợp theo báo Pháp Luật TP, Quảng Bình 24...