Trước đây bà con phật tử thường gọi Thiền viện Đông Lai (khóm Xuân Phú, thị trấn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) là chùa Phật Nằm. Về sau, chùa lại được bá tánh gần xa gọi bằng một cái tên nôm na, gần gũi là chùa Bánh Xèo.
< Đông Lai thiền viện trước khi xây mới, thường được dân chúng địa phương gọi là chùa Phật Nằm hoặc gần gũi hơn là chùa Bánh Xèo.
Có tên gọi chùa Phật Nằm là vì bên phải chùa có tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn, trong tư thế nằm nghiêng với chiều dài 6 mét. Trong khi xây mới chánh điện, thượng tọa Thích Thiện Chí cho xây dựng đài Quan Âm bên trái chánh điện, gồm tượng Quan Âm Bồ tát, sau lưng tượng là hòn non bộ có dòng nước mát ngày đêm chảy róc rách.
Thiền viện Đông Lai xây mới (dự kiến khánh thành vào ngày 13 tháng 3 năm Quý Tỵ, nhằm ngày 22-4-2013), kiến trúc theo phong cách chùa chiền Việt Nam với ba lớp mái nhỏ dần, với những hình tượng đầu đao truyền thống. Trước hàng hiên tiền điện có hai cặp đối. Một cặp bên ngoài ghi dọc hai câu đối âm Hán tự: “Hoằng pháp vi gia vụ / Lợi sanh vi bổn hoài”. Cặp đối bên trong, cũng bằng âm Hán tự, ghi dọc: “Đông độ Tây thiên trụ đại pháp / Lai nhân duyên hữu thoát trẩn ai”, tạm dịch nghĩa: Tây thiên là nơi đất Phật, người có duyên đến sẽ thoát được não phiền. Cặp đối này mỗi câu được khởi đầu bằng chữ: “Đông” và “Lai”. Ghép hai chữ này lại thành Đông Lai. Chánh điện sắp xếp khá hiện đại với hương án thờ Tam thế chư Phật, gọn gàng, thếp vàng lộng lẫy, uy nghi. Dọc dài hai bức tường là phù điêu Thập bát La hán được chạm khắc tinh xảo, mỹ thuật.
< Chánh điện Đông Lai thiền viện được xây mới hoàn toàn, bên phải ảnh là đào Quan Âm và hòn non bộ.
Việc xây mới, nới rộng khiến chùa thêm ngăn nắp, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Phía sau chánh điện là nhà ăn, có hai khu vực. Khu vực ngoài sắp 20 bàn (200 ghế). Bên trong 10 bàn (100 ghế). Bàn ghế bằng inox sáng bóng. Trên bàn luôn để sẵn chén, đũa, dĩa, muỗng, hũ nước chấm chanh đường, hũ tăm xỉa răng, chén ớt... Phía trong cùng là khu vực bếp, gồm nơi rửa chén dĩa, đũa muỗng, nơi làm nhưn bánh xèo, nơi nấu cơm và thức ăn. Tất cả đều được lót gạch men sáng bóng. Khu vực đổ bánh xèo nằm bên phải chánh điện, cách một lối đi, vừa phân biệt vừa giúp tránh gây nóng nực cho nhà ăn, nhà bếp.
Nơi đổ bánh xèo có bốn nhóm, mỗi nhóm có hai hoặc ba người, anh Ngô Văn Vũ (31 tuổi, đổ bánh xèo cho chùa khoảng 5 năm nay) cho biết. Một người đổ bánh mọt lúc 10 chảo, sắp hình vòng cung; một người phụ việc, chuyển bánh lên nhà ăn. Khi có khách đến lập tức bếp lửa cháy phừng phực, các đầu bếp rộn ràng vào việc ngay. Bánh xèo được đổ liên tục, đáp ứng nhu cầu. Nhìn “thợ” đổ bánh xèo làm việc nhanh nhẹn, khéo léo, ai cũng quên cái nóng bức của bếp lò. Đáng quan tâm là khu nhà vệ sinh được tách biệt với khu chánh điện, nhà bếp. Nhà vệ sinh lót gạch men bóng láng, khách bước vào đều để giày dép bên ngoài...
< Anh Ngô Văn Vũ “tả xung hữu đột” với 10 chảo bánh xèo nóng lửa.
Cô Trương Thị Kim Thùy, 32 tuổi, phụ trách bếp cho biết việc tổ chức đổ bánh xèo và bánh tét khởi phát từ năm 1999, khi thượng tọa Thích Thiện Chí về trụ trì, nhân kỷ niệm ngày sư ông cất chùa viên tịch. Tất nhiên, sau khi thưởng thức bánh xèo, bánh tét, khách gần xa đều không ngớt lời khen ngợi, từ đó nhà chùa đổ bánh xèo phục vụ khách hằng ngày. Cô tâm sự, sáng nào cô cũng đều ra chợ thị trấn Tịnh Biên mua rau cải, gạo, củi... Biết chùa làm việc thiện, một số người bán hàng “hiến cúng” một số rau cải, giá, đậu...
Đặc biệt, vào mùa mưa, một số phật tử lên núi hái ngành ngạnh, kim thất, lá sung, cát lồi, đọt bứa, lá vông, mã đề, măng tươi… đem “cúng”. Đây là những loại rau rừng ngoài việc giúp thực khách ngon miệng với món bánh xèo, còn giúp họ bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa một số bệnh. Đặc biệt, vào các ngày rằm, mồng Một âm lịch, chùa có phục vụ bánh tét cho khách thập phương, có hôm lên đến 800 - 900 đòn/ngày. Phần việc nầy do bà con phật tử ở địa phương tự nguyện đến chùa gói và nấu bánh. Ngoài bánh xèo, bánh tét, chùa còn khoản đãi cơm chay cho khách viếng chùa. Những đoàn khách hành hương muốn dùng cơm chay cần đặt trước.
< Từ 6 giờ sáng đến 7 - 8 giờ tối, khách viếng chùa lúc nào cũng có thể ăn bánh xèo mà không cần đặt trước.
Từ 6 giờ sáng đến 7 - 8 giờ tối, khách viếng chùa lúc nào cũng có thể ăn bánh xèo mà không cần đặt trước. Khi khách ít, người phục vụ liên tục chuyển bánh đến. Những lúc khách đông, khách phải tự mình xuống bếp mang bánh lên. Những ngày khách viếng chùa đông, những người làm công quả lâu năm đều biết nên mạnh ai nấy tới lãnh một vài nhiệm vụ. Nhà ăn có 30 bàn với 300 ghế, vậy mà ngày rằm, mồng Một hoặc lễ vía lớn, lúc nào cũng “hết chỗ”, khách phải đứng chờ.
Nhờ lực lượng làm công quả mà việc phục vụ ăn uống cho khách lúc nào cũng khá chu tất. Càng chu đáo hơn, sau khi khách ăn (cứ ăn thoải mái đến no bụng thì thôi) xong còn được tráng miệng bằng ly cà phê đá. Bà Vương Thị Kim Loan, khách hành hương từ Long An, nhận xét: “Ăn uống hoàn toàn miễn phí, nhưng bánh xèo cái nào cũng giòn rụm, ngon hết ý. Cà phê đá đắng ngọt không thua quán xá. Đáng ca ngợi nhất là thái độ phục vụ của những người làm công quả, ai cũng vui vẻ, nhiệt tình với khách”.
< Vào các ngày rằm, mồng Một, chùa có phục vụ bánh tét cho khách thập phương, có hôm lên đến 800 - 900 đòn/ngày. Phần việc nầy do bà con phật tử ở địa phương tự nguyện đến chùa gói và nấu bánh.
Hơn thế nữa, việc phục vụ ăn uống miễn phí của chùa còn giúp giải quyết bữa ăn cho một số người nghèo khó ở địa phương, như những người lao động chân tay, bán vé số dạo. Cô Đoàn Thị Luyến, 32 tuổi, vừa ăn bánh xèo vừa tâm sự: “Nhờ có bánh xèo và cơm mà tôi no bụng sáng chiều. Tiền bán vé số tôi trích vài ngàn cúng chùa, phần còn lại đem về lo cơm nước cho hai đứa con và thuốc men cho ông xã bị bịnh sạn thận. Chùa tổ chức đổ bánh xèo là việc làm phước đức rất đáng trân trọng”.
Vâng, phục vụ bánh xèo, bánh tét của Thiền viện Đông Lai là một việc làm phúc đức, một hạnh từ bi theo chánh pháp nhà Phật. Chính vì vậy mà Thiền viện Đông Lai ngày càng thu hút khách thập phương, ngoài khách khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn có khách từ miền Đông Nam bộ, Tây nguyên. Và, khu nhà bên kia đường trước chùa ngày càng sầm uất với hàng quán khang trang, sân chùa lúc nào cũng có xe đò, xe khách vãng lai đậu thành hàng.
Du lịch, GO! - Theo Phương Kiều, Cúc Tần (TBKTSG Online)
< Đông Lai thiền viện trước khi xây mới, thường được dân chúng địa phương gọi là chùa Phật Nằm hoặc gần gũi hơn là chùa Bánh Xèo.
Có tên gọi chùa Phật Nằm là vì bên phải chùa có tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn, trong tư thế nằm nghiêng với chiều dài 6 mét. Trong khi xây mới chánh điện, thượng tọa Thích Thiện Chí cho xây dựng đài Quan Âm bên trái chánh điện, gồm tượng Quan Âm Bồ tát, sau lưng tượng là hòn non bộ có dòng nước mát ngày đêm chảy róc rách.
Thiền viện Đông Lai xây mới (dự kiến khánh thành vào ngày 13 tháng 3 năm Quý Tỵ, nhằm ngày 22-4-2013), kiến trúc theo phong cách chùa chiền Việt Nam với ba lớp mái nhỏ dần, với những hình tượng đầu đao truyền thống. Trước hàng hiên tiền điện có hai cặp đối. Một cặp bên ngoài ghi dọc hai câu đối âm Hán tự: “Hoằng pháp vi gia vụ / Lợi sanh vi bổn hoài”. Cặp đối bên trong, cũng bằng âm Hán tự, ghi dọc: “Đông độ Tây thiên trụ đại pháp / Lai nhân duyên hữu thoát trẩn ai”, tạm dịch nghĩa: Tây thiên là nơi đất Phật, người có duyên đến sẽ thoát được não phiền. Cặp đối này mỗi câu được khởi đầu bằng chữ: “Đông” và “Lai”. Ghép hai chữ này lại thành Đông Lai. Chánh điện sắp xếp khá hiện đại với hương án thờ Tam thế chư Phật, gọn gàng, thếp vàng lộng lẫy, uy nghi. Dọc dài hai bức tường là phù điêu Thập bát La hán được chạm khắc tinh xảo, mỹ thuật.
< Chánh điện Đông Lai thiền viện được xây mới hoàn toàn, bên phải ảnh là đào Quan Âm và hòn non bộ.
Việc xây mới, nới rộng khiến chùa thêm ngăn nắp, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Phía sau chánh điện là nhà ăn, có hai khu vực. Khu vực ngoài sắp 20 bàn (200 ghế). Bên trong 10 bàn (100 ghế). Bàn ghế bằng inox sáng bóng. Trên bàn luôn để sẵn chén, đũa, dĩa, muỗng, hũ nước chấm chanh đường, hũ tăm xỉa răng, chén ớt... Phía trong cùng là khu vực bếp, gồm nơi rửa chén dĩa, đũa muỗng, nơi làm nhưn bánh xèo, nơi nấu cơm và thức ăn. Tất cả đều được lót gạch men sáng bóng. Khu vực đổ bánh xèo nằm bên phải chánh điện, cách một lối đi, vừa phân biệt vừa giúp tránh gây nóng nực cho nhà ăn, nhà bếp.
Nơi đổ bánh xèo có bốn nhóm, mỗi nhóm có hai hoặc ba người, anh Ngô Văn Vũ (31 tuổi, đổ bánh xèo cho chùa khoảng 5 năm nay) cho biết. Một người đổ bánh mọt lúc 10 chảo, sắp hình vòng cung; một người phụ việc, chuyển bánh lên nhà ăn. Khi có khách đến lập tức bếp lửa cháy phừng phực, các đầu bếp rộn ràng vào việc ngay. Bánh xèo được đổ liên tục, đáp ứng nhu cầu. Nhìn “thợ” đổ bánh xèo làm việc nhanh nhẹn, khéo léo, ai cũng quên cái nóng bức của bếp lò. Đáng quan tâm là khu nhà vệ sinh được tách biệt với khu chánh điện, nhà bếp. Nhà vệ sinh lót gạch men bóng láng, khách bước vào đều để giày dép bên ngoài...
< Anh Ngô Văn Vũ “tả xung hữu đột” với 10 chảo bánh xèo nóng lửa.
Cô Trương Thị Kim Thùy, 32 tuổi, phụ trách bếp cho biết việc tổ chức đổ bánh xèo và bánh tét khởi phát từ năm 1999, khi thượng tọa Thích Thiện Chí về trụ trì, nhân kỷ niệm ngày sư ông cất chùa viên tịch. Tất nhiên, sau khi thưởng thức bánh xèo, bánh tét, khách gần xa đều không ngớt lời khen ngợi, từ đó nhà chùa đổ bánh xèo phục vụ khách hằng ngày. Cô tâm sự, sáng nào cô cũng đều ra chợ thị trấn Tịnh Biên mua rau cải, gạo, củi... Biết chùa làm việc thiện, một số người bán hàng “hiến cúng” một số rau cải, giá, đậu...
Đặc biệt, vào mùa mưa, một số phật tử lên núi hái ngành ngạnh, kim thất, lá sung, cát lồi, đọt bứa, lá vông, mã đề, măng tươi… đem “cúng”. Đây là những loại rau rừng ngoài việc giúp thực khách ngon miệng với món bánh xèo, còn giúp họ bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa một số bệnh. Đặc biệt, vào các ngày rằm, mồng Một âm lịch, chùa có phục vụ bánh tét cho khách thập phương, có hôm lên đến 800 - 900 đòn/ngày. Phần việc nầy do bà con phật tử ở địa phương tự nguyện đến chùa gói và nấu bánh. Ngoài bánh xèo, bánh tét, chùa còn khoản đãi cơm chay cho khách viếng chùa. Những đoàn khách hành hương muốn dùng cơm chay cần đặt trước.
< Từ 6 giờ sáng đến 7 - 8 giờ tối, khách viếng chùa lúc nào cũng có thể ăn bánh xèo mà không cần đặt trước.
Từ 6 giờ sáng đến 7 - 8 giờ tối, khách viếng chùa lúc nào cũng có thể ăn bánh xèo mà không cần đặt trước. Khi khách ít, người phục vụ liên tục chuyển bánh đến. Những lúc khách đông, khách phải tự mình xuống bếp mang bánh lên. Những ngày khách viếng chùa đông, những người làm công quả lâu năm đều biết nên mạnh ai nấy tới lãnh một vài nhiệm vụ. Nhà ăn có 30 bàn với 300 ghế, vậy mà ngày rằm, mồng Một hoặc lễ vía lớn, lúc nào cũng “hết chỗ”, khách phải đứng chờ.
Nhờ lực lượng làm công quả mà việc phục vụ ăn uống cho khách lúc nào cũng khá chu tất. Càng chu đáo hơn, sau khi khách ăn (cứ ăn thoải mái đến no bụng thì thôi) xong còn được tráng miệng bằng ly cà phê đá. Bà Vương Thị Kim Loan, khách hành hương từ Long An, nhận xét: “Ăn uống hoàn toàn miễn phí, nhưng bánh xèo cái nào cũng giòn rụm, ngon hết ý. Cà phê đá đắng ngọt không thua quán xá. Đáng ca ngợi nhất là thái độ phục vụ của những người làm công quả, ai cũng vui vẻ, nhiệt tình với khách”.
< Vào các ngày rằm, mồng Một, chùa có phục vụ bánh tét cho khách thập phương, có hôm lên đến 800 - 900 đòn/ngày. Phần việc nầy do bà con phật tử ở địa phương tự nguyện đến chùa gói và nấu bánh.
Hơn thế nữa, việc phục vụ ăn uống miễn phí của chùa còn giúp giải quyết bữa ăn cho một số người nghèo khó ở địa phương, như những người lao động chân tay, bán vé số dạo. Cô Đoàn Thị Luyến, 32 tuổi, vừa ăn bánh xèo vừa tâm sự: “Nhờ có bánh xèo và cơm mà tôi no bụng sáng chiều. Tiền bán vé số tôi trích vài ngàn cúng chùa, phần còn lại đem về lo cơm nước cho hai đứa con và thuốc men cho ông xã bị bịnh sạn thận. Chùa tổ chức đổ bánh xèo là việc làm phước đức rất đáng trân trọng”.
Vâng, phục vụ bánh xèo, bánh tét của Thiền viện Đông Lai là một việc làm phúc đức, một hạnh từ bi theo chánh pháp nhà Phật. Chính vì vậy mà Thiền viện Đông Lai ngày càng thu hút khách thập phương, ngoài khách khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn có khách từ miền Đông Nam bộ, Tây nguyên. Và, khu nhà bên kia đường trước chùa ngày càng sầm uất với hàng quán khang trang, sân chùa lúc nào cũng có xe đò, xe khách vãng lai đậu thành hàng.
Du lịch, GO! - Theo Phương Kiều, Cúc Tần (TBKTSG Online)