Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 19 April 2013

Những chiếc hang được biết đến với vô số những mẩu xương và những câu chuyện kỳ bí khiến nhiều người phải sởn da gà.
Những chiếc hang được biết đến với vô số những mẩu xương và những câu chuyện kỳ bí khiến nhiều người phải sởn da gà. Mỗi hang là một câu chuyện, một bí mật mà con người luôn khao khát khám phá...

Bể xương và những bộ hài cốt bí ẩn ở hang Cắc Cớ nằm tại Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội. Bể xương và "suối xương" trong hang Cắc Cớ chứa hàng nghìn bộ hài cốt. Theo nhiều người dân có đưa ra con số là 3.600 bộ hài cốt, tuy nhiên đây được cho là một con số được áng chừng thêu dệt nên. Hang sâu thẳm, tối om, phải dùng đèn pin và đi dò dẫm từng bước mới có thể xuống được. Ảnh: Lối dẫn xuống bể xương bí ẩn

Theo truyền thuyết mà người dân trong vùng truyền miệng, hàng ngàn bộ hài cốt trong lòng núi là của nghĩa quân Lữ Gia, những người đã hy sinh bi tráng từ 2.100 năm trước. Ảnh: Xương trong hang Cắc Cớ.

Trong hang có rất nhiều đồ sành, đồ gốm tìm trong lòng núi. Những mảnh gốm rất giống kiểu gốm sứ thời Trần này đã khiến tác giả Hoàng Hoa đưa ra nhận định, có thể tại đây cũng đã từng xảy ra một vụ tương tự như ở Thanh Hóa, Ninh Bình vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, khi quân Minh xâm lược nước ta.

Theo lời của một số người dân kể lại, ngày trước rất nhiều xương trong hang nhưng theo thời gian những bộ xương đang ngả màu vàng và mủn ra, sụp dần xuống. Thêm vào đó ở đây còn truyền tai nhau về một con suối có tên là " suối xương". Chính người dân ở đây đã nhặt xương ở suối cho vào trong bể.

Những mấu xương như thế này có rất nhiều trong hang khiến không ít người phải hoảng sợ. Những mẩu xương xếp một cách lộn xộn.

Không ai biết bể xương này sâu đến đâu. Chưa có một cuộc nghiên cứu nào được tiến hành, vì thế, tất cả ý kiến của các nhà khoa học đưa ra đều chỉ dừng ở mức phỏng đoán, chứ không có căn cứ chính xác.

Ở hang Nà Lồi, nơi có vô số những cổ mộ được táng trên các vách núi mà người dân còn gọi là những cỗ “quan tài bay”. Hang ma Nà Lồi chứa những cỗ quan tài kỳ lạ nằm trên một ngọn núi cao dựng đứng. Trong quá trình đi lên tới hang phải đi cẩn thận, không rất dễ rơi xuống chân núi.

Theo tài liệu phòng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mộc Châu cung cấp thì những quan tài cổ có thể của một tộc người nguồn gốc Môn- Khmer (Người Xá, người Khơ mú, Xinh mun) chứ không thể của người Thái hoặc người Mường, bởi nếu là tổ tiên, họ đã phải thờ cúng...

... Thứ hai, những quan tài có tuổi ước vào khoảng 400-500 năm trước, nhìn vào quá trình phong hóa trên quan tài có thể phán đoán có những cái mới chỉ khoảng 200 năm tuổi. Thứ ba, dựa vào phần xương còn lại trong các quan tài có thể khẳng định những người này có thể hình lớn, cao to hơn người ngày nay rất nhiều.

Còn theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, Viện khảo cổ Việt Nam, một người từng dành nhiều thời gian nghiên cứu về các táng thức của loài người thì những cỗ quan tài trên vách núi đươc dùng theo hình thức “Huyền táng” hay còn gọi là táng treo chính là hình thức táng được dùng trong các hang ma. Táng thức này sử dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam hiện mới chỉ phát hiện ở Thanh Hóa và Mộc Châu.

Bên cạnh hang Na Lồi thì còn có hang ở Pưa Lai. Đường lên rất khó khăn và nguy hiểm. Những chiếc quan tài được làm bằng những thân gỗ nguyên, được bổ đôi cân đối, khoét lõi và cho xác vào bên trong rồi gác lên các vách đá, có hình dáng gần như một chiếc xuồng độc mộc. Mỗi quan tài đều được khóa chặt bằng một chốt gỗ nối liền hai nửa thân quan tài lại với nhau.

Có rất nhiều câu chuyện rùng minh xoay quanh những ngôi mộ ở đây. Theo như người dân ở đây kể lại: có nhiều người động đến quan tài về bị bệnh, chết và thậm chí thần kinh rồi bỏ nhà ra đi. Kinh hoàng hơn cả là có người vì tham lam những tấm gỗ Đinh thối quý hiếm, có thể chống lại mục rữa từ những quan tài ở cổ mộ mà đã tìm đến để ăn trộm đem đi bán. Khi đang uống rượu ăn mừng thì mắt mũi trợn ngược, máu mồm cứ ồng ộc tuôn ra lênh láng không gì cầm được cho tới khi mất mạng.

Nhiều người dân truyền tai nhau câu chuyện, những đêm trời mưa phùn, người dân ở đây còn nghe những tiếng rên rỉ, kêu la rợn người phát ra từ những ngọn núi nơi có những cổ mộ. Tất cả những điều đó đã khiến cổ mộ trở thành một chốn kiêng kị của người dân bản Pưa Lai này.

Hang "Kim ngân thất thập táng” nằm ẩn mình trên ngọn núi Khăm Mả ở Bản Khuông, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Từ lâu, câu chuyện về hang chứa tới 70 gánh vàng vẫn là điều bí ẩn được người dân nơi đây truyền tai nhau hết đời này sang đời khác.

Theo lời của ngưởi dân kể lại có một tay địa chủ đã thuê thầy địa lý đi tìm một mảnh đất hợp phong thủy để giấu của. Sau khi xem xét, thầy phong thủy đã chọn một hang đá trên đỉnh “núi thiêng” Khăm Mả để chôn vàng. Kể từ đây, công cuộc chôn giấu kho báu bắt đầu, hàng đoàn công nhân được thuê mang theo ngựa lặng lẽ chở những hòm vàng bạc, châu báu rồi chui xuống hang để cất giữ.

Không gian càng thêm ẩm ướt, không khí quặn lên mùi vị tanh tưởi, lớp đất nhão nhét, nước từ đá thấm nhỏ ướt lạnh. Cho đến nay, vẫn chưa có một người nào tìm ra kho báu khổng lồ nhưng nhiều người dân vẫn tin vào câu chuyện hang “Kim ngân thất thập táng”.

Ông Lưu Hồng Sơn, Chủ tịch UBND xã Thông Huề cho biết: “Cũng không biết hang vàng có từ khi nào, tất cả chuyện về hang chỉ là những lời truyền miệng từ người này sang người khác chứ thực hư thế nào cũng chưa ai biết.

Du lịch, GO! - Theo GDVN/ VTC, Zing
Nằm cách TP Đà Nẵng gần 30 km về phía nam và cách phố cổ Hội An chưa đầy 10 km về phía tây, dinh trấn Thanh Chiêm xưa và nay là làng Thanh Chiêm thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) vốn là một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị quan trọng của xứ Đàng Trong từ thời chúa Nguyễn.

Quảng Nam với nghĩa là vùng đất rộng lớn ở phương Nam, nơi đây vốn là đất của Chiêm Thành. Đất đai màu mỡ, sản vật phong phú, dân cư đông đúc. Hàng năm số thuế thu ở Quảng Nam còn hơn cả Thuận Hóa.
Năm Nhâm Dần 1602, Chúa Tiên - Nguyễn Hoàng xây dựng dinh trấn Thanh Chiêm và cử hoàng tử Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi) làm trấn thủ để cai quản và mở mang bờ cõi về phía nam. Dinh trấn Thanh Chiêm lúc này được các thương nhân nước ngoài biết đến qua cái tên Cac Ciem hay Kẻ Chiêm.

< Dinh trấn Thanh Chiêm  và phố Nhật Bản tại Hội An với hai con đường dài 300 thước và chợ dù Phù Tang đặc trưng. Ảnh trích đoạn từ tranh thế kỷ 17: GIAO CHỈ QUỐC MẬU DỊCH HẢI ĐỒ hiện treo tại một ngôi chùa thành phố Nagoya, Nhật Bản.

Theo nhiều sử sách, vùng đất Thanh Chiêm cũng là nơi các giáo sĩ phương Tây soạn chữ quốc ngữ mà ngày nay chúng ta đang sử dụng. Trên văn bia đình làng Thanh Chiêm có ghi hai câu đối nói về thời thịnh vượng của dinh trấn Thanh Chiêm khi tàu bè các nước vào cảng Hội An phải về Thanh Chiêm làm thủ tục.

Hai thế kỷ lừng danh, vẻ vang dấu cũ (thế kỷ 17-18); Bốn trăm năm truyền thống, rạng rỡ làng xưa (1602-2007) trở thành niềm tự hào của người dân Thanh Chiêm và Điện Bàn.
Dinh trấn Thanh Chiêm ngày nay không còn nữa nhưng những hình ảnh hiếm hoi còn sót lại và những trang viết về dinh trấn của người đương thời đã minh chứng cho một thời kỳ vàng son của vùng đất Điện Bàn, Hội An, Quảng Nam trong quá trình mở nước của dân tộc.

Đến Thanh Chiêm có thể đi bằng đường bộ theo QL 1A hoặc theo sông Hoài từ Hội An ngược dòng Thu Bồn. Ngày nay, du khách có nhiều cơ hội khám phá, tham quan các làng nghề truyền thống vang tiếng như đúc đồng Phước Kiều, dệt chiếu, làm bánh tráng, làm gốm mỹ nghệ và đặc biệt là thưởng thức món bê thui Cầu Mống hay món mì Phú Chiêm nức tiếng gần - xa.

Làng Thanh Chiêm còn là nơi dừng chân của du khách trên con đường di sản nối liền Hội An và Mỹ Sơn. Đây là tour hành hương rất lý thú, giúp du khách tìm hiểu thêm về đời sống nông thôn và lịch sử của một vùng đất giàu truyền thống của miền Trung.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Báo Thanh Niên, Blog Ngobadung, ảnh internet
Chuyến đi Phú Quốc đã qua cách đây hơn cả tháng, nhưng dường như những món hải sản nơi này vẫn còn nằm trong trí nhớ của tôi...

Cá sòng chanh - muối - ớt

Phải là cá sòng còn tươi roi rói (vừa lưới lên, còn sống thì càng tuyệt), nếu cá đã sắp ươn thì không ngon và… hỏng vị. Trước khi thưởng thức món cá nướng tuyệt vời này, ta nên chuẩn bị tươm tất một chút.

Than củi thật khô, vỉ nướng, hoả lò vừa phải, chanh, muối, ớt, bánh tráng mỏng và một dĩa rau sống đủ loại ăn kèm. Cá bắt lên không cần móc mang móc ruột, rửa sơ qua nước biển, để lên rổ một chốc cho thật ráo. Hoả lò đã rực than hồng, đặt vỉ nướng, rồi xếp vài con cá sòng (đừng tham… xếp nhiều, chỉ vài con thôi, vì món này nhấm nháp từ từ mới thú), khêu than và chờ cá chín.

Thường xuyên trở qua trở lại cho cá bén than chín đều, khi thấy hai bên phi lê cá vàng ươm tươm mỡ thơm nức mũi là cá đã chín tới. Nhẹ nhàng nâng cá ra khỏi vỉ nướng, nhẹ nhàng xếp cá lên dĩa và cũng nhẹ nhàng gỡ từng thớ thịt kẹp rau cuốn bánh tráng thưởng thức.

Chấm cuốn bánh tráng gồm hỗn hợp rau và cá sòng nướng vào chén muối ớt chanh (chanh nhiều, ớt nhiều, thêm chút nước, chút bột ngọt - không dùng nước mắm) rồi đưa lên miệng nhai nhè nhẹ mà xem, cả hương rừng vị biển như vừa dừng lại trên đầu lưỡi, rồi tan ra, thấm đẫm vào từng chiếc gai vị giác ngọt ngào. Nhấm thêm chút rượu ngâm quả sim rừng ở đảo, rồi thêm chút cá chút rau, không gian như chợt ngừng trôi, ngày như tan ra cùng những con sóng nhỏ. Biển - trời - đảo chếnh choáng theo chiều…

(Món cá sòng nướng chấm muối ớt chanh này, nếu có thể, thưởng thức ngay bãi biển là tuyệt nhất!)

Gỏi cá trích

Như món cá sòng nướng, cá trích dùng chế biến gỏi cũng thật tươi, vảy còn óng ánh sắc bạc. Cá trích ngư dân vừa bắt lên bằng lưới rùng (lưới mắt nhỏ) đánh vảy rửa sạch, để cho thật ráo rồi lóc lấy phi lê. Vắt chanh nhiều vào tô cá phi lê, trộn đều tay cho cá dần chín tái, sau đó vắt mạnh tay cho thịt cá thật khô là được.

Tiến hành các bước trộn gỏi như những món gỏi cá khác, nhưng ở món gỏi cá trích Phú Quốc, để có được đĩa gỏi cá tinh tươm hấp dẫn, các đầu bếp còn cho thêm những sợi dừa nạo vào. Đĩa gỏi cá trích bê lên có đủ đầy những sắc màu: màu xanh của rau mùi, màu đỏ của ớt sợi, màu trắng xám của cá, màu trắng muốt của dừa, màu vàng nâu của hành phi và màu vàng ươm của đâu phộng giã giập.

Những sắc màu ấy vừa như khêu gợi những gai vị giác vừa như kích thích những tế bào thị giác, nhìn là muốn… cầm đũa ngay! Tuy là gỏi, nhưng món này không ăn kèm bánh đa, bánh phồng và nước mắm chua ngọt mà ăn bằng bánh tráng cuốn rau sống chấm nước mắm đậu phộng. Thịt cá trích còn tươi chín tái không tanh mà ngọt lừ quyện cùng vị beo béo của dừa và đậu phộng, vị cay của ớt, vị thơm của rau mùi - nếm một lần ai cũng nhớ!

Món này thường “hợp rơ” với rượu gạo, “đi với bia” sẽ… lạc điệu, không ngon, có khi còn làm hỏng cả bữa gỏi ngon lành!

Cồi biên mai nướng

Cồi biên mai chính là hai lớp cơ thịt nối liền hai mảnh con sò biên mai. Có thể thấy con sò này lớn cỡ nào nếu bạn cứ hình dung với con sò huyết quá thông dụng ở đất liền có hai bộ phận còi chỉ như cây tăm tre nhỏ thì cồi biên mai lại lớn bằng đồng xu và lớp thịt dày đến nửa lóng tay.
Vậy nhưng các ngư phủ bảo rằng con sò biên mai lớn xác vậy nhưng thịt rất nhão và ăn không ngon. Mọi tinh túy của con vật này chỉ tập trung vào hai cái cồi mà thôi.

Cồi biên mai được ướp cùng bột ngọt, đường, nước mắm, tiêu, tỏi, ớt rồi thêm chút rượu trắng, trộn đều lên và để cho thật dậy mùi. Kiếm chút khô gì đấy nhấm nháp vài li rượu, chờ than hừng đo đỏ và cồi biên mai thấm đều gia vị là nhập tiệc!

Độ qua hai lượt rượu, cồi biên mai đã thấm đẫm gia vị thơm lừng và than cũng vừa đỏ lửa là tiến hành nướng. Cồi biên mai xếp đều lên vỉ, quạt vài lượt cho than đỏ đều nhưng không được nóng quá (nóng quá cục cồi sẽ cháy sém, mất ngon).

Qua thêm một lượt rượu, nhìn lại, những viên cồi biên mai đã bắt đầu tươm mỡ xèo xèo trên vỉ nướng trông mà phát thèm. Mùi cồi biên mai nướng tươm mỡ thơm lừng góc biển. Cục cồi biên mai nướng vàng ươm, dai như thịt gà nhưng mang vị hải sản, độc đáo, lạ miệng và thật đúng là “hàng hiếm”!

Tợp một ly rượu, cho vào miệng ngay một cục cồi biên mai nướng vừa lấy ra khỏi bếp than còn hôi hổi nóng, kẹp thêm vài lá rau sống xanh muớt, chấm chút muối tiêu chanh (hay muối ớt chanh cũng được) rồi nhè nhẹ nhai, và… thú không gì tả được! Món này hơi đắt, hơi “độc” và cực kỳ “bắt” rượu đấy.

Du lịch, GO! - Theo Việt Nam Ngày Mới, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống