Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 20 April 2013

Sau khi đã chán chê với hải vị miền biển Phú Yên, thực khách lại muốn tìm đến những món ăn dân dã. Một trong những món này phải kể đến bánh canh hẹ.

Chạy xe lòng vòng trên những con phố, con hẻm hay chợ búa, thực khách thấy có rất nhiều quán bánh canh hẹ chật người. Người ta nói, làm bánh canh cực nhất là khâu lấy bột. Đầu tiên phải chọn loại gạo ngon nhất, ngâm một đêm rồi mới xay thành bột và xử lý lại chỉ lấy phần tinh bột. Pha thêm chút bột sắn để làm sợi bánh canh dai hơn. Sau đó, người ta ép bột thành sợi và phủ lên mặt một ít bột khô để chúng không dính vào nhau. Trước khi dùng, người ta trụng sơ bánh canh lại để bỏ đi lớp bột khô đó.

Khâu nấu súp cũng rất quan trọng. Người miền Trung thường sử dụng cá biển để nấu nước ngọt thay vì hầm xương thịt như trong Nam. Nước súp ngọt tự nhiên, có chút dư vị biển bởi nguyên liệu là cá. Cách nêm nếm cũng rất vừa miệng, không bị quá mặn hay quá ngọt.

Tô bánh canh được chăm chút kỹ lưỡng. Chả cá chiên vàng ươm nổi trên bề mặt tô bánh canh trong veo kèm theo trứng cút luộc trắng hếu. Bên trên là lá hẹ cắt nhỏ, được rắc đều lên bề mặt. Trên cùng là hành phi, tiêu xay. Mới nhìn thôi đã thấy thèm rồi. Vị thơm đậm đà phong vị biển hài hòa với vị thơm cay của tiêu và mùi hành phi nức mũi.

Múc sợi bánh canh dai sừng sực cho vào miệng, húp thêm miếng nước súp và cắn một miếng chả cá. Món ăn dân dã sao ngon lạ lùng. Ngon vì thưởng thức được món ăn lạ sau nhiều bữa hải sản thừa mứa chất đạm. Ngon vì ngồi chen chúc cùng người dân bản địa mà ăn món này trong cái nắng hanh hanh của miền Trung mà tươm cả mồ hôi ướt áo.

Du lịch, GO!: Cây hẹ ở Phú Yên cũng đặc biệt hơn giòng hẹ ở miền Nam: hẹ có cọng nhỏ ri rí, không xơ và xanh mướt mắt. Bó từng bó nhỏ, trong xa như loại cỏ lá kim...

Du lịch, GO! - Theo NGUYỄN ĐỨC (Cần Thơ Online), internet
Khác với những quán cà phê ồn ào trong tiếng nhạc xập xình của những loại dance, nonstop, nhạc trẻ thịnh hành... Ở đây, trong không gian yên tĩnh, chỉ có tiếng của các loài chim líu lo, trầm bổng. Những khuôn mặt có thể là bạn trẻ, trung niên hay những cụ già đều ngẩn ngơ theo tiếng chim hót…

Cà phê chim đang rất phát triển ở Huế, là thú vui tao nhã của người dân đất cố đô. Khách đến quán vừa được thưởng thức cà phê, vừa được thả hồn theo những giai điệu lảnh lót của các loài chim.
Dạo một vòng quanh thành phố Huế, không khó để tìm ra những quán cà phê với thú chơi chim cảnh được nêu rõ ở ngay cái tên của quán.

Ở bờ Bắc sông Hương có quán cà phê Tịnh Tâm gắn liền với câu lạc bộ (CLB) chim chào mào Tịnh Tâm; cà phê giải khát CLB chim cảnh phường Thuận Lộc (số 117 đường Lê Thánh Tôn); ở bờ Nam có các quán cà phê chim (số 158 đường Trần Phú), Hậu Cafe chim Miều (kiệt 34/1 đường Hải Triều), quán “Những người thích chơi chim” (đường Điện Biên Phủ)…

Tất cả những quán cà phê này có điểm chung là cách bài trí đơn giản, không cầu kỳ. Điểm nhấn tập trung ở những lồng chim. Ít chim hay nhiều chim phụ thuộc vào khả năng chơi chim của chủ quán. Ngoài ra có một phần không gian mở để dành cho những ai có chim thì đưa tới, treo lên bất cứ chỗ nào còn trống để khi chim hót, mọi người cùng được thưởng thức.

Ở Huế những người chơi chim phần lớn nuôi chim chào mào (hay còn gọi là chim Miều). Anh Lê Thanh Liêm (trú ở Kiệt 43 đường Lý Thường Kiệt, TP Huế), một người chơi chim, cho biết: “Người dân Huế mình trầm lặng, sống hướng nội nhiều và không chú trọng hình thức. Chơi chim thì quan trọng nhất là tiếng hót của nó. Chào mào không quá sặc sỡ, tiếng hót lại đa dạng và hay nên ai cũng thích. Hơn nữa nó lại rất dễ nuôi…”.

Len lỏi trong từng giọt cà phê rơi chậm rãi, có chút thanh sắc lúc trầm, lúc bổng của hàng chục chú chim; có cả chút náo nhiệt, ồn ã của những lời bình phẩm: “Con ni ché hay thiệt!”, “Coi hắn chuyền cành, xòe cánh là biết hay rồi, dư sức đi thi đó…”, “Đến đây giao lưu chớ hạnh họe nhau rứa à?”… Tất cả hòa quyện vào nhau, cộng hưởng chút ngọt, chút đắng, chút nhanh, chút chậm làm nên một không gian thi vị, giản đơn mà ấn tượng. Phải thực sự hòa mình vào mới hiểu vì sao người ta “nghiện” chim - một "con nghiện" lành mạnh.

Người Huế rất kỹ càng trong việc chọn chim. Tiêu chí của một con chim chào mào tốt trước hết nhìn tổng thể phải có hình dáng đẹp, vóc dáng dài, chân cao, bộ yếm, mao phải dày, lông đuôi dài, thẳng nhọn. Giọng ché phải to, thanh, rõ ràng, bền sức. Chim không những có giọng hót hay mà còn phải biết múa, xòe lông, rũ cánh tạo dáng, tạo thế.

Giá cả của chim tùy thuộc vào nguồn gốc, dao động từ vài trăm đến hai, ba chục triệu, có khi lên tới cả trăm triệu. Thường thì người Huế thích săn chim ở các nơi như A Lưới, Bình Điền, Nam Đông, Phong Sơn, Kim Phụng… vì có giọng đặc trưng vùng miền.

Ông Dưỡng (64 tuổi, chủ quán cà phê CLB chim cảnh phường Thuận Lộc) tâm sự: “Từng một thời xông pha lái xe khách Bắc- Nam, giờ khi đã có tuổi mình vừa nghỉ ngơi vừa mở quán cà phê cho khuây khỏa.

Cà phê chim biết là lợi nhuận không nhiều vì khi trời nắng người ta mới đưa chim đi tắm nắng, nhưng mà chấp nhận thôi”. Ông Dưỡng cho biết thêm, quán lúc đông nhất cũng có tới 80-90 lồng chim, mỗi con một kiểu, làm cho quán cà phê nhộn nhịp hẳn. Người quen thêm người, chim quen thêm bạn, như vậy cũng gọi là thành công.

Thông tin từ các CLB chơi chim cảnh cho hay hội thi tiếng hót chim chào mào toàn quốc sẽ được diễn ra tại TP.Huế vào 27.4 tới nhân dịp Festival nghề truyền thống Huế 2013.

Đây là cuộc thi hứa hẹn sự tụ hội của những người đang sở hữu những chú chào mào quý giá hàng đầu cả nước.

Du lịch, GO! - Theo Ngọc Bích - Đại Dương (Dân Trí), iHay.Thanhnien...
Cửa đường đua vừa mở, các chú heo lớn nhỏ lao lên như những vận động viên đua thực thụ. Trong khi đó, màn biểu diễn xiếc của các chú vịt thì nhẹ nhàng hơn nhưng không kém phần hấp dẫn.

Đó là những hình ảnh ấn tượng tại Làng du lịch các dân tộc thiểu số TP.HCM (xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP.HCM). Chỉ mất vài chục ngàn đồng, người dân Sài Gòn đã có thể xem đua heo, xiếc vịt bất kỳ lúc nào.

Trong khuôn viên vài trăm hecta của làng du lịch, “trường đua heo” là một bãi đất có mái che rộng 5m, dài 40m, có 6 đường đua, mỗi đường dành cho một “vận động viên” rộng chừng 25cm.

Điểm xuất phát là 6 lồng nhỏ, có 6 chú heo đang chờ sẵn trong các lồng. Các “đệ tử Trư Bát Giới” trông rất vô tư, không hồi hộp trong khi quản trò và huấn luyện viên khẩn trương chuẩn bị cho một cuộc đua sôi động. Heo lớn lẫn heo bé nằm, đứng kêu ủn ỉn. Có chú chuẩn bị đua mà vẫn còn… ngủ, mặc cho mọi ánh mắt đang đổ dồn về mình.

Trước khi cuộc đua bắt đầu, quản trò khuấy động khán giả bằng cách hô hào “đặt cược” cho chú heo thắng giải. Người chọn chú ở đường số 2, người chọn số 3, 6…

Tiếp đó quản trò… hét cho các “vận động viên” đứng dậy, rồi ra hiệu lệnh. 6 cánh cửa lồng sắt mở cùng lúc, các “chú Trư” hì hục chạy, vượt qua các chướng ngại vật lao thẳng về đích. Tuy thế, cũng có chú thấy cổ động viên đông quá, đứng lại nhìn ngơ ngác; có chú thấy mẩu bánh mỳ lập tức dừng lại đánh chén, khi huấn luyện viên gõ vào thanh sắt thì các chú mới… chạy tiếp.

Trong số các “vận động viên”, có nàng thân hình rất to, vừa mới sinh nên bầu sữa cứ lúc lắc, nhưng không vì thế mà chạy thua đối thủ.

Rất đông cổ động viên hò hét, liên tục được gõ vào rào chắn, những tràng pháo tay tán thưởng cuồng nhiệt vang lên không ngớt.

Anh Bùi Văn Khách, huấn luyện viên tại trường đua, cho biết heo Móng Cái được nhân giống qua nhiều lứa tại khu du lịch mới có thể huấn luyện được. Đến khoảng 4 tháng tuổi là ra lò. Các chú heo phải “ép cân” chừng 20kg để kéo dài thời gian đua, nếu lớn nhanh hay mập quá sẽ ảnh hưởng đến tốc độ.

“Giai đoạn xuất phát mất nhiều thời gian huấn luyện nhất. Để các chú heo rời điểm xuất phát tốc độ và cùng lúc thì phải dạy cho chúng quen khẩu lệnh.

Khi đã thuần thục, từ sáng sớm cho ăn xong, mở chuồng là chúng tự động chạy qua trường đua nằm chờ. Nhiều khi 2 chú giành một lồng, chúng tôi phải vất vả tách ra. Trong cuộc đua, nhiều khi con chạy đầu tiên cũng có thể về chót, vì khán giả hét to quá, hoặc thấy thức ăn là dừng lại”, anh Khách vui vẻ kể.

Khán giả xem đua heo hay cá cược từ vài chục ngàn đồng, nhưng cũng có nhóm cá lên đến cả trăm đô la. Có người háu thắng nên “tiếp cận” các huấn luyên viên tìm hiểu thông tin các chú heo để bắt độ chính xác hơn.

Cách trường đưa heo không xa là khu xiếc dành cho các chú vịt. Nơi biểu diễn là cái hồ nhỏ và một máng trượt.

Vào màn biểu diễn, huấn luyện viên dùng cây sào có buộc vải màu đỏ điều khiển các chú vịt. Màn đầu, “diễn viên vịt” trượt máng nước, có chú trượt rất điệu nghệ rồi rơi tỏm xuống hồ, nhưng có chú trượt nửa đường mệt quá nên… bay xuống. Tiếp đến, đàn vịt đông đúc chia thành 2 nhóm đi đi lên thành cầu trượt máng và bục nhảy một lúc rất đẹp mắt.

Những ngày thường, các “vận động viên” heo, “diễn viên xiếc” vịt được nghỉ nhiều vì khách ít, nhưng ngày cuối tuần, đặc biệt là ngày lễ, rất đông khách, các chú phải diễn từ sáng sớm đến chiều tà, có ngày gần 30 suất, "cát xê" chỉ là... lon thóc và mớ rau xanh.

Đua heo là một lễ hội truyền thống ở Nga xuất hiện từ thế kỷ XVII và diễn ra định kỳ hàng năm vào ngày 20/3. Đua heo cũng rất phổ biến tại miền Nam nước Mỹ. Hiện đua heo cũng phổ biến ở Thái Lan, Trung Quốc, Anh…

Người ta còn thành lập Liên đoàn Thể thao heo và tổ chức cả Olympic dành cho heo với 3 môn: chạy đua, bơi và đá bóng. Tại Việt Nam, ngoài Khu du lịch các dân tộc thiểu số tại Củ Chi, còn có đua heo ở Công viên du lịch Yang Bay (Khánh Vĩnh, Khánh Hoà), sân đua Long Bình (Q.9, TP.HCM).

Du lịch, GO! - Theo Lê Quân / Infonet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống