Núi Lugu còn có nhiều tên khác như núi Lu Bu, Lú Mu...
Núi có độ cao 1.079m, trên đỉnh có một đỉnh đá lớn có thể nhìn thấy rõ từ QL20. Đây là ngọn núi cao nhất vùng Đạ Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng (Du lịch, GO!).
Bỏ lại sau lưng sự ồn ào, náo nhiệt của Sài Gòn, chúng tôi quyết định làm một chuyến phiêu lưu “đăng sơn” để khám phá ngọn núi có cái tên tức cười Lu Bu trên cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Dừng lại một quán ăn dọc quốc lộ 20 để tìm người dẫn đường trong lúc ngoài trời mưa vẫn không ngừng rơi. “Trời mưa thế này đi nguy hiểm lắm” - cô Thắm, chủ quán, lo lắng.
Có người chen vào: “Cách đây không lâu đã có người chết trong lúc leo núi đó”, làm chúng tôi có phần chùn chân nhưng vẫn quyết tâm chinh phục ngọn núi huyền bí đang hiện ra trước tầm mắt.
< Lu Bu nhìn từ xa.
Đứng dưới chân núi, đỉnh Lu Bu hiện ra mờ ảo sau một làn mây trắng. Anh Võ Đình Thanh Vân - 47 tuổi, là một thợ đi rừng chuyên nghiệp - nhìn chúng tôi ái ngại: “Thư sinh như tụi em chắc leo nửa đường là bỏ cuộc rồi. Nhưng thôi, cứ đi cho biết cực biết khổ như thế nào”.
Muốn lên đỉnh phải băng qua ba ngọn đồi nằm dài nối tiếp nhau. Đây là những ngọn đồi với những tán rừng nguyên sinh vẫn còn đậm nét nên thu hút được sự tò mò khám phá của khá nhiều đoàn du khảo nước ngoài.
< Đỉnh núi Lu Bu là một tảng đá cao, to.
Cuộc hành trình băng qua nhiều con suối, trong đó có suối Lạnh. Nước ở đây trong, mát lạnh lạ thường và trở thành nguồn nước uống chính cho người đi rừng. Thỉnh thoảng anh Vân lại leo tuốt lên cây để nhắm đường đi cho đúng và gần hơn vì một số lối mòn đã bị cây rừng ngã che lấp.
Thiên nhiên ở đây thật hùng vĩ, cảnh núi non, rừng cây phủ kín, tiếng kêu hoang dại của muông thú... Đâu đó tiếng rì rào của thác, những làn hơi nước bốc lên tựa như những đám mây mờ ảo... Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành một cảnh tượng tuyệt mỹ, một bản hùng ca hùng vĩ của núi rừng.
< Ảnh do người dẫn đường chụp (Hư Trúc đang mon men phía sau).
Trời tạnh mưa. Những tia nắng bắt đầu len lỏi qua các tán lá rậm rạp. Vất vả gần sáu giờ leo núi với không dưới bốn lần nghỉ chân, chúng tôi cũng đến được đỉnh Lu Bu. Cảnh thật đẹp, thật hùng vĩ, ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi. Một khối đá to, cao trên 50m chót vót ngay trên đỉnh núi.
Hoàng hôn đã buông dần xuống núi đá Lu Bu. Không gian vẫn rì rào tiếng thác đổ, tiếng kêu hoang dại của núi rừng.
Chúng tôi nhanh chân “hành quân” xuống núi để kịp trước khi nắng tắt hẳn. Mặt trời khuất dần sau dãy núi phía bên kia. Tất cả cảnh vật chuẩn bị nhường cho màn đêm dần ngự trị. Lu Bu kỳ ảo, hoang sơ là thế.
Lưu ý:
Bạn cần chuẩn bị áo mưa bộ, băng y tế cá nhân, lương khô, nước uống, giày thể thao, găng tay, thuốc dep, vài viên sủi bọt... và túi ngủ, lều trại (nếu ngủ đêm trên núi). Không nên ngồi, đứng lâu trên các thân cây gỗ mục để tránh bị rết cắn. Và điều quan trọng nhất là bạn cần thuê một người dẫn đường là người địa phương chuyên đi rừng vì rất dễ lạc.
Du lịch, GO! - Theo Hư Trúc Yume
Núi có độ cao 1.079m, trên đỉnh có một đỉnh đá lớn có thể nhìn thấy rõ từ QL20. Đây là ngọn núi cao nhất vùng Đạ Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng (Du lịch, GO!).
Bỏ lại sau lưng sự ồn ào, náo nhiệt của Sài Gòn, chúng tôi quyết định làm một chuyến phiêu lưu “đăng sơn” để khám phá ngọn núi có cái tên tức cười Lu Bu trên cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Dừng lại một quán ăn dọc quốc lộ 20 để tìm người dẫn đường trong lúc ngoài trời mưa vẫn không ngừng rơi. “Trời mưa thế này đi nguy hiểm lắm” - cô Thắm, chủ quán, lo lắng.
Có người chen vào: “Cách đây không lâu đã có người chết trong lúc leo núi đó”, làm chúng tôi có phần chùn chân nhưng vẫn quyết tâm chinh phục ngọn núi huyền bí đang hiện ra trước tầm mắt.
< Lu Bu nhìn từ xa.
Đứng dưới chân núi, đỉnh Lu Bu hiện ra mờ ảo sau một làn mây trắng. Anh Võ Đình Thanh Vân - 47 tuổi, là một thợ đi rừng chuyên nghiệp - nhìn chúng tôi ái ngại: “Thư sinh như tụi em chắc leo nửa đường là bỏ cuộc rồi. Nhưng thôi, cứ đi cho biết cực biết khổ như thế nào”.
Muốn lên đỉnh phải băng qua ba ngọn đồi nằm dài nối tiếp nhau. Đây là những ngọn đồi với những tán rừng nguyên sinh vẫn còn đậm nét nên thu hút được sự tò mò khám phá của khá nhiều đoàn du khảo nước ngoài.
< Đỉnh núi Lu Bu là một tảng đá cao, to.
Cuộc hành trình băng qua nhiều con suối, trong đó có suối Lạnh. Nước ở đây trong, mát lạnh lạ thường và trở thành nguồn nước uống chính cho người đi rừng. Thỉnh thoảng anh Vân lại leo tuốt lên cây để nhắm đường đi cho đúng và gần hơn vì một số lối mòn đã bị cây rừng ngã che lấp.
Thiên nhiên ở đây thật hùng vĩ, cảnh núi non, rừng cây phủ kín, tiếng kêu hoang dại của muông thú... Đâu đó tiếng rì rào của thác, những làn hơi nước bốc lên tựa như những đám mây mờ ảo... Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành một cảnh tượng tuyệt mỹ, một bản hùng ca hùng vĩ của núi rừng.
< Ảnh do người dẫn đường chụp (Hư Trúc đang mon men phía sau).
Trời tạnh mưa. Những tia nắng bắt đầu len lỏi qua các tán lá rậm rạp. Vất vả gần sáu giờ leo núi với không dưới bốn lần nghỉ chân, chúng tôi cũng đến được đỉnh Lu Bu. Cảnh thật đẹp, thật hùng vĩ, ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi. Một khối đá to, cao trên 50m chót vót ngay trên đỉnh núi.
Hoàng hôn đã buông dần xuống núi đá Lu Bu. Không gian vẫn rì rào tiếng thác đổ, tiếng kêu hoang dại của núi rừng.
Chúng tôi nhanh chân “hành quân” xuống núi để kịp trước khi nắng tắt hẳn. Mặt trời khuất dần sau dãy núi phía bên kia. Tất cả cảnh vật chuẩn bị nhường cho màn đêm dần ngự trị. Lu Bu kỳ ảo, hoang sơ là thế.
Lưu ý:
Bạn cần chuẩn bị áo mưa bộ, băng y tế cá nhân, lương khô, nước uống, giày thể thao, găng tay, thuốc dep, vài viên sủi bọt... và túi ngủ, lều trại (nếu ngủ đêm trên núi). Không nên ngồi, đứng lâu trên các thân cây gỗ mục để tránh bị rết cắn. Và điều quan trọng nhất là bạn cần thuê một người dẫn đường là người địa phương chuyên đi rừng vì rất dễ lạc.
Du lịch, GO! - Theo Hư Trúc Yume