Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 18 March 2012

Carcassonne lừng danh với pháo đài đồ sộ, nhưng cuộc khám phá trị trấn này sẽ càng trọn vẹn hơn khi bạn có thêm những kiến thức về nghệ thuật kiến trúc và lịch sử. Và tất nhiên, nó đòi hỏi phải yêu thích 2 lĩnh vực này và chịu khó tìm tòi đọc sách. Không biết lịch sử của những cuộc thâp chinh, bạn sẽ không hiểu linh hồn của Carcasonne. Carcassonne luôn chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử miền tây nam nước Pháp trong thời trung cổ. Bắt đầu từ thế kỷ 11, và đặc biệt là sau cuộc chiến tranh thập dương, Carcassonne được xây dựng thêm hệ thống phòng thủ đồ sộ và trở thành biểu tượng của quyền lực hoàng gia Pháp tại miền biên cương giữa Pháp và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, khi mà toàn bộ miền tây nam được Tây Ban Nha nhượng lại vào thế kỷ 17, Carcassonne mất đi vị trí quân sự chiến lược và dần trôi vào quên lãng. Hệ thống thành trì xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian và phải chờ đến cuộc cánh mạng bảo tồn di sản vào thế kỷ 19, và đặc biệt dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc, pháo đài Carcassonne mới tìm lại được phần nào ánh hào quang của quá khứ. 


 Truyền thuyết về Carcassonne
Theo lời kể lại, vào thế kỷ thứ 9, Carcassonne vẫn chịu sự thống trị của người Sarrasin (một dân tộc gốc ả rập xuất xứ từ Bắc Phi từng làm mưa làm gió tại Tây Ban Nha và miền nam nước Pháp). Lúc bấy giờ, thế lực của người Sarrasin cũng suy yếu và liên tục thất thủ trước quân đội Pháp. Điểm phòng thủ cuối cùng của họ là pháo đài Carcassonne và đã kiên cường phòng thủ dưới sự dẫn dắt của một người phụ nữ mang tên Carcas. Cuộc chiến diễn ra rất lâu và quân đội hai bên cũng dần kiệt sức vì đói khát. Bản thân thành Carcassonne lúc đó cũng khó có thể cầm cự lâu hơn do hết dự trữ lương thực. Tất cả những gì còn lại là một xe thóc và một con lợn. Trong lúc khó khăn như vậy, nàng Carcas đã nảy ra một ý tưởng tuyệt vời để đánh lạc hướng đối thủ : số lượng thóc còn lại được sử dụng để nuôi béo con lợn và nó bị ném ra khỏi cổng thành để khiến cho quân đội Pháp tưởng rằng trong thành vẫn còn rất nhiều lương thực đến mức phải vứt cả lợn đi. Nản chí, chỉ huy quân đội Pháp ra lệnh rút quân. Và trong lúc đó, nàng Carcas mới ra lệnh thổi kèn và mở cổng thành yêu cầu hòa bình với quân đội Pháp. Kể từ đó, thành Carcassonne được yên bình. Tên của thành phố cũng có xuất xứ từ truyền thuyết đó. Trong tiếng Pháp, Carcassonne được hợp bởi 2 từ : « Carcas » (tên của nàng Carcas) và « sonne » (thổi kèn). 


 Sử thi Catharisme
Không cần quá đi sâu vào lịch sử, nhưng có lẽ cũng cần phải giải thích một chút về giai đoạn lịch sử của Catharisme bởi với người Pháp và đặc biệt là thành Carcassonne, nó quan trọng như sử thi Illiat. Vào đầu thế kỷ 13, rộ lên phong trào chống lại chế độ tăng lữ của đạo Thiên Chúa giáo vốn đã mục ruỗng. Nhiều người biến tấu một chút về các điều luật theo đạo để phù hợp hơn với tự do  tín ngưỡng của họ hơn mà một trong số đó là dòng đạo Catharisme. 


Dòng này bị giáo chủ Thiên chúa giáo ở Vatican cho là phản đạo và đã khởi xướng một chinh phạt quân đội để chừng phạt tất cả những nơi có đạo Cathare tồn tại. Trong cuộc chinh phạt này có sự tham gia của nhiều thế lực trong đó có vua Pháp và các quận chúa miền bắc nước Pháp. Thành Carcassonne phòng thủ kiên cường nhưng do thiếu lương thực nên đã thất thủ sau 2 tuần. Toàn bộ dân thành bị thiêu sống và tất cả của cải vật chất bị tịch thu và chịu sự quản lý của vua Pháp. Những người chịu quy phục sau cuộc chinh phạt thập dương thì được tha tội chết nhưng phải rời khỏi nội thành (tiếng Pháp gọi là « cité ») và lập nghiệp ở khu phố mới ở ngoại thành (tiếng Pháp gọi là « bastide »).Điều trớ trêu là dần dần, khu ngoại thành lại phát triển kinh tế hơn và dần lấn lướt nội thành. 


 Cuộc trùng tu pháo đài Carcassonne
Nhìn vào cách mà người Pháp trùng tu và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa của họ mới thấy Việt Nam chúng ta còn phải học hỏi nhiều lắm. Ngay từ giữa thế kỷ 19 thôi, chính phủ Pháp đã rất quan tâm đến những gì mà cha ông họ để lại. Sự quy hoạch trùng tu pháo đài Carcassonne. Phải mất đến 50 năm, tất cả những khu dân cư dưới chân tường thành và nội thành được di tản. Và cách đây một thế kỷ thôi, người Pháp đã biết sử dụng những kỹ thuật trùng tu mà ta đang sử dụng cho Cố Cung của Huế. Kiến trúc sư Viollet-le-Duc là người có công lớn trong công cuộc trùng tu và hoàn trả lại cho pháo đài Carcassonne sự đồ sộ nguyên gốc của nó. 


Tuy nhiên, có khá nhiều dư luận chỉ trích xung quanh phương pháp của ông và chủ đề tranh cãi lớn nhất là nóc của các chòi canh. Viollet-le-Duc sử dụng nóc hình nón và lợp bằng ngói ardoise, trong khi đó kiểu kiến trúc phổ biến ở miền nam nước Pháp lúc bấy giờ lại là mái thấp phẳng và ngói gạch nung. Nhưng đối với ông, việc sử dụng gạch ardoise là hoàn toàn hợp lý vì những đoàn quân đội tham gia cuộc chinh phạt thập dương xuất xứ từ phương Bắc và gạch ardoise được mang đến từ đó. 




Pháo đài Carcassonne thường được chọn làm phim trường cho các bộ phim cổ trang liên quan đến thời trung cổ như « les visiteurs» . Ngoài ra, sau khi ra cuốn tiểu thuyết « Da Vinci Code » của Dan Brown, rất hiều độc giả mê lịch sử cũng đến đây để tìm hiểu thêm và nguồn gốc của dòng đạo Cathare. 


Cầu Vieux Pont trước kia là đường dẫn vào cổng chính của pháo đài Carcassonne.Con cầu này dẫn du khách đến Rue Trivalle, một nẻo đường nhỏ với nhiều ngôi nhà cổ và một số trở thành nhà hàng hoặc cửa hàng bán đồ cổ. Một khi đã vào trong nội thành rồi, du khách sẽ bị lạc vào mê cung những nẻo đường nhỏ lát gạch và hòa mình vào lịch sử 


Nhìn từ bên ngoài, nhiều người nghĩ rằng những chòi canh cảu pháo đài trông giống như Disneyland. Cũng đúng thôi vì phần lớn được trùng tu lại 


 Với 52 chòi canh và tường thành dai 3km, Carcassonne là một pháo đài quân sự quy mô nhất Châu Âu. Đi dạo dọc theo tường thành cho phép tôi có cái nhìn toàn cảnh thành trì


Saturday, 17 March 2012


Nhiều người hỏi tôi : « nước Bỉ nói tiếng gì nhỉ ? Hình như hội nó nói tiếng Pháp mà thỉnh thoảng lại thấy nói thứ tiếng gì rưa rứa giống tiếng Đức». Cũng đúng, ở Bỉ người ta vừa nói tiếng Pháp vừa nói tiếng Hà Lan cổ. Sự pha trộn này được thể hiện rõ nhất ở thủ đô Brussel. Thủ đô của Liên Minh Châu Âu, Brussel là trụ sở chính của các bộ máy chính quyền châu âu và của Nato. 


Quảng trường Poelaert : quảng trường lớn nhất của Brussel và là trụ sở của tòa án tối cao của thành phố. 

Tòa án tối cao : Sự đồ sộ của tòa nhà này đập ngay vào mắt tôi, đặc biệt là lối kiến trúc Hy Lạp cổ.

Quảng trường Grand Sablon nằm trong khu phố sầm uất mà bất cứ người dân thủ đô nào cũng thích đến đây dạo chơi. Quảng trường này nổi tiếng với những cửa hàng sôcôla. Đây là hang ổ của những thương hiệu lừng danh thế giới như Henri Wittamer và Pierre Marcolini. Tên của quảng trường như vậy vì vào thế kỷ 14 cả khu này là một khu đầm lầy và được quy hoạch làm khô để xây nhà
Tôi có dịp nếm thử những đặc sản của cửa hàng này, thành lập vào năm 1910 và là nhà cung cấp cho hoàng gia Bỉ. Ngay khi bước chân vào, một người dân địa phương nói với tôi : « Ah nhìn là biết cậu hiểu biết những địa danh cần đến của nước Bỉ đấy"
Người dân thủ đô có vẻ rất kiêu hãnh về cửa hàng này…
Tôi nếm Samba au chocolat, sở trường của cửa hàng từ 25 năm nay.

Nằm ngay giữa trung tâm là quảng trường Grand Place, tương đương hồ hoàn kiếm của Hà Nội. Xung quanh quảng trường này là một số con đường xuất xứ trung cổ với những cái tên nêu rõ rằng ngày xưa người ta bán một loại hàng cố định, cũng giống như Hà Nội 36 phố. Ở đây thì có Rue au beurre (phố « hàng bơ »), rue des Harengs (« phố hàng cá »), marché aux Herbes (phố « chợ hoa »), rue des Bouchers (phố « hàng thịt »)…

Được công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi Unesco, đây đã từng là trung tâm thương mại trong vòng hàng thế kỷ.
Maison de corporations : được xây dựng sau khi cả thành phố bị quân đội Pháp phá hủy năm 1695 và trùng tu lại vào thế kỷ 19. Những ngôi nhà sát cạnh nhau có vai trò giống như miếu thờ trong phố cổ Hà Nội. Tức là một ngôi nhà là nơi tượng trưng cho tập hợp tất cả những người làm cùng một nghề, kiểu dạng « hiệp hội ». Sẽ có hiệp hội những người thợ rèn, hiệp hội những người làm bia…Thời trung cổ, dựa vào nghề nghiệp, người ta có thể đánh giá được cấp bậc hoặc giá trị của một công dân trong xã hội.
Không chỉ có sôcôla, thủ đô Brussel cũng rất nổi tiếng với món bia hơi. Ở đây có đến trên 800 tên : bia đỏ, bia đen, bia do tu viện làm, via trắng….chọn được một loại cũng khoai đấy !

Tượng thằng bé tè Mannekenpis.
Atomium : Đây là một trong những công trình kỳ lạ nhất hành tinh. Được xây hoàn toàn bằng thép bọc bằng nhôm vào năm 1956, Atomium cao hơn 102m và muốn thể hiện hình ảnh một phân tử đang phát triển ra nhiều lần. 
Palais Royal : cung điện hoàng gia nhưng vua Bỉ lại không sống ở đây. Đây chỉ là nơi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, khi mà cờ Bỉ được treo trên nóc, thế có nghĩa là vua đang ngồi bên trong. Hàng năm, nhân dịp quốc khánh, vua Bỉ lại đến đây tham gia ngắm nhìn duyệt binh


Mont des arts : với những khoảnh sân đầy hoa và đài phun nước, mont des arts là cầu nối giữa nữa trung tâm phố cổ của Brussel và cung điện hoàng gia. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, quảng trường này là nơi dành cho nghệ thuật với sự có mặt của viện bảo tàng nghệ thuật, thư viện hoàng gia

Cung điện hoàng gia. Vua Bỉ hiếm khi ở đây, chủ yếu là nhân dịp đón tiếp nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, khi thấy có cờ cắm phấp phới trên nóc nhà, tức là vua đang tạm ở bên trong



Friday, 16 March 2012

Sông mãi ở thủ đô Paris cũng chán, thế nên tôi tận dụng những weekend và khuyến mãi tàu hỏa cao tốc TGV để đi khám phá những vùng khác. Điểm đến của tôi lần này là thị trấn Sarlat nổi tiếng với lối kiến trúc trung cổ đặc trưng của vùng.


Sarlat được thành lập vào thế kỷ thứ 9, thời kỳ mà nước Pháp vẫn chưa có hình dạng lãnh thổ như hiện nay. Toàn bộ vùng tây nam lúc đó là lãnh thổ của những quận công.


Khúc khai sinh, cả thị trấn chỉ là một tu viện dòng Benedictine. Dần dần, mới phát triển thêm các ngôi nhà xung quanh và trở thành một thị trấn phồn vinh vào thế kỷ 13. Sarlat giữ vị trí rất quan trọng trong cuộc xung đột 100 năm giữa Anh và Pháp (1337-1453). Hồi ấy, toàn bộ phần tây nam nước Pháp bây giờ là phân tranh chấp giữa 2 quốc gia và Sarlat là nguồn cung cấp thực phẩm và vũ khí dồi dào cho quân đội Pháp.
Ở đây có nhiều ngôi nhà cổ theo kiểu gô-tích hoặc Phục Hưng. Nhưng có sự khác biệt về chất liệu xây dựng. Nếu như đá ở miền bắc nước Pháp thiên về gam màu ghi, ở đây đá lại có màu vàng, báo hiệu những ảnh hưởng của khí hậu ấm áp của Nam Âu.



Những mái nhà với ngói bằng đá lauze (một loại đá chỉ tìm thấy ở vùng này) là đặc trưng của Sarlat.



Đây là quảng trường chính của thị trấn. Cứ sáng thứ tư hàng tuần lại có phiên chợ rất nhộn nhịp.

Đúng là ở Pháp, nhiều thành phố sở hữu rất nhiều con đường lát gạch và nhà cổ nhưng với xu hướng hiện đại hóa đô thị, rất nhiều di tích bị thay đổi hoặc phá hủy. Sarlat là một trong những thị trấn may mắn thoát khỏi nguy cơ đó nhờ luật bảo vệ di tích lịch sử rất nghiêm ngặt của chính phủ Pháp

Đặc sản của Sarlat là món patê gan ngỗng.
Sản phẩm này cũng đa dạng như sôcôla

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống