Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 30 July 2012

Đến Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Hà Tiên… hay ra các đảo như Phú Quốc, Phú Quý, là những nơi có nhiều hải sản tươi sống, du khách có thể thưởng thức ẩm thực biển với nhiều món ngon.

Sò điệp còn có tên gọi dân gian là con “seo”, có lẽ đó là cách đọc từ “shell” trong tiếng Anh – từ khi có hãng xăng dầu Shell đến miền Nam Việt Nam lấy biểu tượng hình con sò điệp này. Seo là một trong những loài nhuyễn thể có khá nhiều ở các vùng ven biển mước ta. Seo nướng mỡ hành là món ngon dân dã, thô mộc, nguyên chất và dễ làm.

Bếp lửa than đỏ hồng, để giữa mâm, xung quanh bày vài dĩa nhỏ đựng tương ớt, muối tiêu, rau dấp cá, rau răm, chén nước chấm pha tương ớt, tỏi, gia vị...

Đặt vỉ sắt trên bếp hừng lửa, đưa lên đó những con sò điệp đã cạy miệng rửa sạch nhớt, bỏ bớt một mai, ướp chút gia vị (tiêu, nước mắm ngon). Khi miếng mai có thịt sò sủi tăm bọt, ta rưới mỡ hành đã trộn sẵn vào.

Thấy nước thịt sò sôi riu riu thì gắp xuống, chấm với tương ớt, hoặc muối tiêu chanh, hay nước mắm chanh tỏi ớt tuỳ thích. Ai thích ăn chín tái thì dùng sớm hơn, lúc này, sò còn nước, thịt đầy đặn và mềm. Để lâu, sò không còn sủi bọt, thịt chín vàng, hết nước, hơi dai.

Mỗi cấp độ chín của con seo có một vị ngon riêng. Mới chín tới, thịt sò còn nguyên vị ngọt của biển; chín khô có mùi thơm của thịt sò nướng vàng và một chút mùi khét rất đặc trưng. Tuỳ khẩu vị, ý thích của mỗi người mà nướng sò theo cách của mình.

Ăn sò nướng cũng là một nghệ thuật, không thể vội. Khách tự nướng, tự chọn độ chín mới hấp dẫn; nướng đến đâu “chén” đến đó. Gắp thịt sò còn nóng hổi, ăn kèm với rau răm, dấp cá là tuyệt! Vị ngọt của sò, vị béo nhẹ của mỡ hành, vị cay cay của tiêu ớt quyện nhau rất hợp “tình”. Để thưởng thức một cách nguyên sơ, nghe được vị trinh nguyên của seo biển; người ta chỉ nướng mộc, không mỡ hành, chấm muối tiêu chanh.

Du lịch, GO! - Theo Đặng Hoàng Thám (SGTT), internet
Con gái nơi đây tuổi đời mới chỉ 13, 14 mà đã như những thiếu nữ đã đến tuổi trưởng thành. Dù không sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào nhưng các thiếu nữ tại bản Mậu da dẻ cứ trắng nõn nà, mịn màng, khuôn mặt hồng hào, cặp chân thuôn dài, cách ăn nói dễ thương làm ngơ ngẩn không ít đấng mày râu.

Nghe kể về "Bản gái đẹp" này đã lâu nhưng phải gần đây tôi mới có dịp tận mục sở thị sau lời giới thiệu hấp dẫn của anh bạn là cán bộ Phòng Văn hóa thông tin huyện Sơn Động. "Anh cứ lên đây, toàn các em xinh đẹp ngắm mãi không chán".
Từ ngã ba xã Yên Định huyện Sơn Động theo đường 291, đi hơn 20kilômét chúng tôi về xã Tuấn Mậu trong tiết trời mưa bụi nhạt nhoà.

Nhờ tay lái quen đường rừng của các anh ở phòng văn hoá, chúng tôi vượt qua đoạn đường gập nghềnh về Bản Mậu. Dưới mưa lui phui, xe đi sau trèo lên những lằn vết xe đi trước để tránh trơn trợt. Nghe các anh kể, ngày mưa con đường này chỉ còn nước lội bộ. Có đoạn bùn sình lầy đến nỗi chân cứ rút bùn đất mà bước đi.

Chỉ một con đường độc đạo như sợi chỉ xuyên dọc bản, nhà dân bám bên rìa đường tựa lưng vào triền Tây Yên Tử. Những đoạn đèo dốc như lao thẳng xuống phía con suối nước trong veo. Như nhiều nơi ở rẻo cao, người dân tự bắc cầu qua suối và thu lệ phí. Cầu đơn sơ chỉ dành cho các phương tiện xe máy, xe đạp, người đi bộ. Không khí của miền rừng trong lành lắm. Những thung bãi ngàn ngạt hoa dại tím yên ả đến thơ mộng.

Nhan sắc trên đỉnh non ngàn

Bản Mậu nằm dưới chân núi phía Tây Yên Tử thuộc xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) nổi tiếng với truyền thuyết về gái tiến vua.

Lắm trang nam tử đã không quản ngại đường xa, vượt cả trăm cây số tìm về bản, náo nức mong tận mắt chiêm ngưỡng nhan sắc những bông hoa của núi rừng được truyền tụng có dòng dõi phi tần.

Dẫu đường vào bản còn gập ghềnh nhưng cảnh sắc, tình người và những khám phá mới mẻ khác nơi chân mây miền Tây Yên Tử đã không phụ lòng khách xa. Vậy mới hay câu “Nếp làng Gà, đàn bà Tuấn Mậu” đúng là những mỹ từ đầy mê hoặc mà người đời đã đúc kết lại để dành tặng cho người con gái nơi này.

Đoạn đường chừng nửa cây số từ UBND xã Tuấn Mậu vào bản Mậu chúng tôi gặp gần chục bóng hồng qua lại trên đường. Cô nào cũng cao, trắng ngần và rất duyên dáng nhưng trước cái nhìn chăm chăm của những người lạ khiến các cô e ngại, thẹn thùng.

< Con gái Dao - bản Mậu ngày càng giống con gái thành thị.

Viễn cảnh về bản làng mà chúng tôi vẽ ra trong suốt cuộc hành trình thật khác xa so với cảnh tượng thực tế trước mắt: Nếp nhà sàn truyền thống của bà con dân tộc Dao chỉ thưa thớt, thay vào đó là những căn nhà mái ngói, mái bằng mọc lên san sát dọc hai bên đường.

Trang phục váy áo xúng xính của thiếu nữ Dao, những nụ cười rạng rỡ như tiên nữ, những gương mặt hút hồn… cho đến giờ vẫn chỉ là “sản phẩm” trong trí tưởng tượng.

Trước mắt chúng tôi là các cô gái người Dao bình thường như bao cô gái khác trong trang phục của người Kinh. Nhưng phải công nhận một điều, các cô gái bản Mậu đều có làn da trắng như trứng gà bóc, đôi mắt ướt đa tình làm nghiêng ngả cả trời chiều sơn cước.

Trò chuyện với chúng tôi, trưởng thôn Bàn Văn Thành cười hỉ hả khi biết mục đích chuyến đi của anh em. Cùng nhâm nhi chén rượu ngô do chính con gái trong bản làm, ông Thành nói: “Bản gái đẹp chỉ là trong truyền thuyết thôi chứ con gái trong bản cũng có người nọ người kia”.

< Trịnh Thanh Giang.

Chúng tôi gặp Trịnh Ngọc Huyền,18 tuổi dân tộc Dao, gần con suối sau bản. Đây là một thiếu nữ có dáng hình cao dong dỏng (chừng 1m64),  nước da trắng mịn, đôi má núm đồng tiền, cách nói chuyện nhẹ nhàng hóm hỉnh, lại buông nụ cười duyên càng thấy đáng yêu hơn. Huyền kể: "Em là thứ hai trong gia đình có bốn chị em. Học hết lớp 7 em phải nghỉ học giúp bố mẹ làm nương, hiện giờ em đang làm hồ sơ xin đi làm công nhân tại một nhà máy điện tử ở Bắc Ninh".

Khi hỏi đã có người yêu chưa? , cô gái thẹn thùng: “Cũng có vài đám ngấp nghé, nhưng em chưa ưng. Còn phải đi làm đã". Thấy chúng tôi mải mê chụp những tấm hình của Huyền, anh Thân Văn Nguyên, cán bộ văn hóa xã Tuấn Mậu giục tôi: "Đi thôi anh, hoa khôi ở bản này còn nhiều lắm, các anh muốn gặp, lát nữa em sẽ đưa đi".

< Trịnh Ngọc Huyền.

Gặp Trịnh Thị Giang, tôi không nghĩ đây là một cô gái dân tộc thiểu số, với áo phông, quần bò và chiếc điện thoại di động đời mới. Cô gái 19 tuổi này cuốn hút tôi bởi dáng người cao, nói cười tự nhiên và cuốn hút. Giang nói đã có người yêu ở dưới xuôi, dự định sang năm sẽ làm đám cưới. Tuy nhiên tôi cứ có cảm giác tiêng tiếc: Các cô gái ở đây chắc chắn sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu trong bộ trang phục truyền thống! Nhưng biết làm sao được, khi nhịp sống đô thị đã len lỏi đến tận những  bản làng xa xôi nhất!

Ông Trịnh Văn Phúc, 85 tuổi - một người dân bản Mậu khẳng định: So với một số bản người Dao ngay cạnh đó như Thanh An, Tân Lập, Đồng Thông thì con gái bản Mậu vẫn là đẹp nhất. Đặc biệt con gái ở đây rất "đắt chồng". Nhiều cô gái vừa mới lớn đã có đám đến xin cưới, những cô ra thành phố học tập, làm việc đều lấy chồng và ở luôn đó. Còn rất nhiều cô lấy chồng các tỉnh, thành phố lớn như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng... Ngay như cháu gái ông Phúc là Trịnh Thị Hương năm 2007 đoạt giải "Người đẹp Hoa Cúc" trong cuộc thi "Hoa hậu các dân tộc Việt Nam", tổ chức tại Đà Lạt, cũng đã lấy chồng là người thành phố.

< Trịnh Thị Hương đoạt giải “Người đẹp Hoa cúc”.

Anh Đinh Văn Cường, cán bộ Tư pháp xã giới thiệu thêm: "Cái duyên của con gái bản Mậu còn thể hiện ở sự khéo léo trong giao tiếp, ăn nói nhỏ nhẹ. Đặc biệt các cô có tửu lượng đáng nể, tiếp rượu mấy anh dưới xuôi cả ngày mà không hề hấn gì!".

Dòng dõi cung tần

Nếu sườn Đông Yên Tử có làng gái đẹp người Dao khá nổi tiếng là xã Thượng Yên Công (Uông Bí, Quảng Ninh) thì bản Mậu bên sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) cũng chính là nơi có dòng dõi cung tần, mỹ nữ. Tương truyền rằng từ xa xưa thôn Mậu, xã Thanh Sơn là cái nôi sản sinh ra những người con gái đẹp đến mức họ luôn nằm trong tầm ngắm của những người đi kén các giai nhân từ khắp mọi miền của đất nước về kinh kỳ làm cung tần mua vui cho các vua chúa.

"Này Bản Mậu xưa gái tiến vua/ Một cười ngàn vạn chẳng dễ mua/ Trách chi quân tử dây tình vướng/ Đổ tại tà ma tại phép bùa" - một nhà thơ đến thăm bản đã thốt lên những câu thơ như vậy. Hay còn có câu "Nếp làng gà, đàn bà Bản Mậu", nghĩa là đến Sơn Động nếu được ăn cơm nếp ở làng gà (xã Long Sơn) thì rất ngon, còn được gặp gỡ với đàn bà Bản Mậu thì khó có thể quên.

< Phong cảnh hữu tình ở Sơn Động.

Bản Mậu nằm thu mình ngay sau  đại ngàn Yên Tử, 109 hộ đều là dân tộc Dao Thanh Y, từ đây mất chừng 2 giờ đồng hồ để leo núi đến non thiêng chùa Đồng (Yên Tử). Leo núi từ bản Mậu tới chùa Đồng đi qua "Bàn cờ tiên"- nơi có tảng đá phẳng lỳ, người dân trong vùng vẫn truyền tai nhau rằng, các tiên nữ trên trời vẫn xuống đó đánh cờ, múa hát và ngắm cảnh trần gian. Tại đây các "cô tiên" ăn trầu và nhả bã, quanh khu vực này mọc rất nhiều lá trầu tiên, ăn cay cay, đặc biệt rất hữu dụng chữa một số bệnh hậu sản ở phụ nữ, bệnh đau bụng, đau xương, ho, cảm cúm.

Ông Trịnh Văn Phúc kể: Chuyện những cô gái bản Mậu từ xưa đến nay rất xinh đẹp là có thật. Nhân dân trong vùng còn truyền tụng một huyền thoại liên quan đến chiếc giếng thần như sau: Ngày xưa cạnh chỗ nhà sàn văn hóa của bản bây giờ có cái giếng nước trong vắt, ngọt lịm. Con gái bản Mậu thường ra đây múc nước rửa mặt, tắm gội nên cô nào cũng trắng trẻo, nhan sắc mặn mà đến "nghiêng nước, nghiêng thành".

Thế rồi bao nhiêu cô gái xinh đẹp cứ lần lượt đi lấy chồng ở các bản khác. Tức quá, đám trai bản Mậu bắt một con chó mực, cắt tiết đổ xuống giếng để các cô gái không dám múc nước giếng tắm rửa, gội đầu nữa. Thế nhưng  con gái ở đây vẫn cứ "sắc nước hương trời". Hiện nay bà con đang có ý định khôi phục lại chiếc giếng thần đó vừa để lấy nước sạch sinh hoạt, vừa làm kỷ niệm. Tuy nhiên theo ông Phúc câu chuyện trên có phần huyền bí, hư ảo.

< Nét duyên con gái người Dao.

Giải thích về sắc đẹp của gái bản Mậu còn một tích nữa nghe thuyết phục hơn. Đó là chuyện cách đây hơn 700 năm, vua Trần Nhân Tông từ kinh thành đến núi Yên Tử tu hành, nhân những chuyến theo hầu nhà vua lên vãn cảnh Chùa Đồng, trời tối nên các cung nữ vào nhà dân xin nghỉ tạm qua đêm. Được tiếp đón chu đáo, cảm kích trước tấm lòng của bà con nên nhiều người đã xin ở lại.

Cũng có những trường hợp một số cung tần mỹ nữ tuy bị thất sủng, mỗi khi vua vi hành hay vãn cảnh chùa thường được cử đi theo hầu. Nhân dịp này các cô tìm cách trốn luôn và ở lại đây sinh sống, lấy chồng thường dân và sinh con đẻ cái. Thế nên ngày nay hậu duệ của các cung tần, mỹ nữ này mới có vẻ đẹp đài các, quý phái như vậy(?!).

Huyền thoại “cây đa tình”

Cũng theo lời kể của già làng Trịnh Tiến Hiện, xung quanh huyền thoại “mỹ nữ tiến vua” của bản Mậu, vẫn còn biết bao câu chuyện kỳ bí mà người làng còn truyền tụng đến bây giờ. “Cây đa tình” trên sườn núi hàng nghìn năm tuổi, thân cao trăm trượng, tán rộng cả một vùng bao đời nay là một trong những huyền thoại ấy.

Truyền thuyết kể rằng, có hai cặp trai gái yêu nhau. Cô gái đẹp như tiên giáng trần, nước da trắng như tuyết, môi đỏ như son, tóc đen mượt như mun; còn chàng trai thì xấu xí. Mối tình của họ đã vượt qua mọi ranh giới và họ giấu tất cả bố mẹ, bà con dân bản.

Cho đến một ngày, cuộc tình của họ cũng bị phát hiện. Dù bố mẹ cô gái một mực ngăn cấm nhưng hai người vẫn quyết chí yêu nhau, thề non hẹn biển, sống chết bên nhau. Cuối cùng, do gia đình “chia uyên rẽ thúy”, cặp đôi quyết định quyết định tìm đến cái chết để giữ trọn lòng son. Vào một ngày nọ, họ dắt tay nhau đi về hướng Bắc, ôm nhau dưới gốc cây cổ thụ cho đến chết.

< Nhiều người lý giải: do nguồn nước ở Sơn động trong lành nên các thiếu nữ ở đây có làn da trắng mịn?

Người dân nơi đây kể lại, chỗ đôi trai gái chết đi mọc lên hai cây đa, bên trên 1 cây, bên dưới 1 cây. Hai cây đa tựa vào nhau, quấn quýt cành lá, tồn tại cho đến tận bây giờ, rễ cây tua tủa cắm xuống mặt đất. Người ta đếm được có đến 200 tua rễ như thế. Dân bản gọi cây đa bên trên gọi là “cây đực”, cây đa bên dưới là “cây cái”. Ở cây đa “đực”, có một cành cây uốn cong như một cánh tay, “ôm” trọn lấy gốc cây bên dưới. Vì thế dân bản mới đặt cho cây cái tên đầy lãng mạn “Cây đa tình”.

Nghe kể về huyền tích đầy thê lương nhưng không kém phần lãng mạn này, chúng tôi bày tỏ ý muốn được thấy tận mắt “Cây đa tình”. Xách con dao quắm đi rừng, ông Hiện phăm phăm dẫn chúng tôi băng rừng leo núi khi bóng chiều đang dần dần đổ xuống.

Phải mất gần 1 tiếng đồng hồ băng qua những con đường rừng sâu hun hút, chúng tôi mới đến được cây đa tình. Mồ hôi vã ra xối xả, chảy tràn vào hai hốc mắt cay xè. Trên diện tích bằng khoảng 4-5 manh chiếu ghép lại, hai cây đa hiện ra sừng sững giữa rừng. “Quả thực là một kỳ quan nằm lặng lẽ nơi sườn núi Tây Yên Tử”, mấy anh em trong đoàn thốt lên.

Đoản khúc buồn nhan sắc

Bắc Giang có "Bản gái đẹp" nổi tiếng. Thế nhưng, tại cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ quốc gia, tỉnh này chưa một lần đoạt giải cao. Năm ngoái Tỉnh Đoàn Bắc Giang đã lên kế hoạch tổ chức tuyển chọn, "đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn" ấy bằng cách về tận nơi tuyển chọn những cô gái đẹp cho đợt thi nhan sắc trên toàn quốc.

Nhưng theo ý kiến của không ít người: Đó là điều không đơn giản vì các tiêu chí hoa hậu phải toàn diện, không chỉ phải đẹp về thể chất mà cả về trí tuệ lẫn tâm hồn... Trong khi đó có một sự thật: Dù được tạo hóa ban tặng cho sắc đẹp là thế nhưng hầu hết các cô gái bản Mậu bỏ học rất sớm, nhiều em chưa học hết phổ thông đã bỏ học đi làm thuê tại các khu công nghiệp dưới xuôi, làm nương rẫy giúp cha mẹ, rồi phải lấy chồng... Tuổi thanh xuân tươi đẹp mau chóng đi vào quá vãng.

Cùng đó, điều mà anh cán bộ văn hóa xã Thân Văn Nguyên lo lắng là sự đổi thay mau chóng của bản làng, lối sống thành thị đang du nhập vào bản Mậu. Không ít sơn nữ mộc mạc  đã bị "nhiễm" lối sống đó, từ trang phục cho đến mái tóc, cách sinh hoạt, dùng điện thoại di động sành điệu, váy áo xanh đỏ... Nét đẹp xưa đã phai lạt đi nhiều...

Vậy nhưng nói gì thì nói nhưng thật tế thì con gái nơi đây tuổi đời mới chỉ 13, 14 mà đã như những thiếu nữ đã đến tuổi trưởng thành. Họ đều có làn da trắng ngọc ngà, đôi mắt đưa tình nghiêng cả trời chiều sơn cước, dáng đi nhẹ nhàng trên đôi gót hồng thoăn thoắt, giọng nói thỏ thẻ vừa đủ nghe, nhưng ấm và vang xa mười ngọn núi, chín dòng khe... Có lẽ một trong những nguyên nhân là môi trường sinh thái và khí hậu ở vùng sơn cước này không quá nóng cũng không quá lạnh, rất hợp với sự phát triển của các thiếu nữ.

Chúng tôi rời bản Mậu khi trời đã nhá nhem, những căn bếp của đồng bào người Dao Thanh Y đang tỏa ra làn khói trắng nghi ngút. Lòng tôi có phần hụt hẫng khi không có cơ duyên ngắm nhìn những cô gái đẹp bản Mậu. Có thể tiếng tăm của các cô gái bản Mậu chỉ là trong truyền thuyết hay có thể chúng tôi không có may mắn gặp được nhiều người đẹp hơn nhưng chúng tôi hiểu thêm rằng, trên khắp mảnh đất Việt thân thương vẫn còn rất nhiều điều kỳ thú.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Xaluan, VNCA, VTC và nhiều nguồn khác.
Khi đi du lịch tới Hạ Long, Sầm Sơn (Thanh Hóa) hay Vũng Tàu… hoặc những địa danh du lịch nổi tiếng “chặt chém” khác, mỗi du khách cần nằm lòng những điều cần lưu ý sau:

Đừng chứng tỏ mình là khách du lịch

< Để thoát khỏi nạn "chặt chém" tại những "điểm đen" du lịch, bạn đừng tỏ ra mình là khách du lịch, ngược lại, hãy tỏ ra mình đã quá quen thuộc với vùng đất này.

Có thể bạn đã nghe thấy lời khuyên này trước đây: Đừng tỏ vẻ mình là khách du lịch. Điều này khiến bạn dễ bị chú ý một cách không mong muốn và trở thành nạn nhân bị chặt chém.

Một người bạn của tôi đã chỉ cho tôi cách mua hoa quả rẻ tại các nơi mà mình không quen biết, hay các cổng trường, bệnh viên… Bạn tôi nói:

Những người bán hàng rong thường sử dụng “cân điêu” nhưng có một cách đơn giản, khá dễ dàng mà bạn có thể áp dụng trong bất cứ trường hợp nào.
Ví dụ, người mua chỉ cần răn đe, giả vờ nói: “Nhà tôi ở bên đường, anh/chị cân cho đúng, tôi mang về cân lại nếu thiếu tôi đem trả”. Như vậy, ngay lập tức người bán có thể sẽ trừ đi 2 lạng hiển thị trên cân cho khách hàng, ví dụ thay vì 8 lạng thì bạn chỉ phải trả tiền 6 lạng.

Do đó, bạn hãy tỏ vẻ bạn biết rõ nơi này, hoặc thể hiện như định đến thăm ai đó ở nơi bạn cần đến. Đặc biệt, bạn không nên tiết lộ thông tin cá nhân để tránh bị lợi dụng.
Bạn có thể chụp ảnh nhà hàng đó, biển số xe đó, ảnh người đó… để đề phòng trường hợp bị lừa.

Tìm hiểu kỹ thông tin, tránh “điểm đen” du lịch

Trên một diễn đàn trực tuyến, anh Nguyễn Hùng (ở Hà Nội) kể về nỗi khốn khổ của cả gia đình khi đi du lịch ở “bãi chém” Sầm Sơn (Thanh Hóa). Tại đây, gia đình anh rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì những chiêu trò “chặt chém” và móc túi du khách của người dân địa phương.

Anh Hùng kể: Khi gia đình được một người dân chào mời sử dụng dịch vụ cưỡi ngựa với giá 200 ngàn đồng/tiếng, vì các con thích quá nên anh đã đồng ý.

Khi cưỡi xong, cậu dắt ngựa trở mặt cho biết lúc đầu thì tính theo giờ nhưng cưỡi xong lại tính theo bước chân! Và giá mỗi bước chân ngựa là 10 ngàn đồng, tuy nhiên không phải thế là xong chuyện. Cậu này đòi nhân lên 4 lần cho mỗi lần ngựa bước bởi ngựa có… 4 chân! “Kết cục, chúng tôi phải trả 500 ngàn đồng”, anh Hùng hậm hực kể lại.

Vì thế, cảnh báo tốt nhất cho các gia đình nếu đi du lịch thì nên tìm hiểu thật kỹ thông tin, xin kinh nghiệm để né tránh những chiêu đưa khách vào tròng một cách bài bản, chuyên nghiệp của người dân các khu du lịch.

Biết cách trả giá rõ ràng

Có rất nhiều trường hợp, khách hàng đã ý thức được việc phải trả giá trước nhưng vẫn bị “há miệng mắc quai”.

Như gia đình chị Trần Tuyết Hoa (ở Hà Nội) trong chuyến đi du lịch Vũng Tàu, khi gọi một nồi lẩu cá được báo giá 150 ngàn đồng nhưng cuối cùng chị phải trả 500 ngàn đồng vì nhân viên nhà hàng giải thích 150 ngàn đồng là nước lẩu, còn cá và rau là 350 ngàn đồng!

Trên một diễn đàn online, một thành viên đưa ra tình huống “khó tin” đã từng gặp phải ở Sầm Sơn (Thanh Hóa): “Tôi mua dừa và hỏi giá thì người bán nói là 100.000 đồng/quả. Để chắc chắn, tôi mặc cả 30.000 đồng vì đó là giá chung. Họ đồng ý nên tôi dùng 2 quả. Khi thanh toán họ thản nhiên bảo tôi phải trả 130.000 đồng. Tôi thắc mắc thì họ giải thích do tôi chỉ mặc cả quả đầu tiên”.

Một thành viên khác chia sẻ: “Mình đi ăn đồ hải sản, đã mặc cả rõ ràng nhưng đến lúc thanh toán họ đòi thêm mấy trăm ngàn tiền tương ớt, gia vị… ”, thậm chí có thành viên còn bị đòi thêm tiền dọn rác với giá “trên trời” sau khi ăn uống tại một nhà hàng.

Chính vì việc không thể biết mình sẽ bị “móc hầu bao” kiểu gì nên một số du khách đành phải thực hiện phương kế vô cùng sòng phẳng là sau khi mặc cả thì bắt chủ quán viết ra giấy ký tên.

Không đi theo “cò”

Giúp sức để chủ quán “chặt chém” du khách là lực lượng “cò” mồi chài quán ăn rất đông đảo. Từ “cò” chạy xe máy đến “cò” chạy taxi dùng đủ mánh để chèo kéo khi các quán ăn sẵn sàng chơi đẹp bằng hoa hồng 20-30% số tiền móc túi khách cho “cò”.

Một số nguồn tin cho biết: Dọc đường Thùy Vân, Hoàng Hoa Thám (Vũng Tàu), lực lượng “cò” đi xe máy lên đến hàng chục người. Mỗi ngày một “cò” có thể kiếm được ít nhất 1 triệu đồng, có ngày lên tới 3 – 4 triệu đồng, những ngày nghỉ lễ, số tiền còn tăng hơn nữa.

“Cò” Liêm của quán Hưng Phát 2 cho biết công việc của các “cò” là cầm một xấp tờ rơi của quán ăn Hưng Phát 2, kèm theo giá cả các món ăn rồi dụ khách vào quán. Các món ăn trên tờ quảng cáo ghi giá khá mềm để khách không bị choáng. Khi khách chịu vào, nhân viên quán “gài” ăn những món sang như lẩu hải sản, lẩu cá, tôm…

Bà Hương, chủ quán Như Ý, cho biết sẵn sàng chi 20% cho “cò” chạy xe máy dẫn khách tới quán: “Nếu khách ăn 10 triệu đồng, cò sẽ được 2 triệu đồng”. Còn các “cò” chạy taxi giới thiệu được nhiều khách dễ tính nên hoa hồng được hưởng cao hơn.

Những chiếc “máy chém” này luôn làm hãi hùng khách du lịch, vì vậy, tốt nhất là bạn nên sử dụng các dịch vụ hợp pháp, đáng tin và có thương hiệu và khi đi du lịch, bạn nên hỏi thăm bạn bè hoặc tìm kiếm trên internet những địa điểm nổi tiếng, những quán ăn ngon được nhiều du khách yêu thích, bình chọn. Nếu không, khi tới khách sạn, nơi bạn lưu trú, bạn có thể hỏi thăm thông tin tại lễ tân khách sạn, nơi bạn ở, họ sẽ cung cấp những thông tin thiết thực nhất cho bạn.

Biết rõ nơi mình cần đến

Biết rõ nơi mình cần đến là cách tối ưu nhất để đối phó với nạn “chặt chém” khi đi taxi. Bạn có thể mang theo một tấm bản đồ địa phương và theo sát tuyến đường bạn đang đi, đề phòng trường hợp gặp phải những taxi không trung thực. Khi biết rõ hành trình, bạn sẽ tránh bị đưa đi lòng vòng hoặc bị hiểu nhầm. Bạn nên tỏ vẻ biết đường và những điểm mốc nổi bật trên suốt quãng đường.

Cần có số điện thoại làm “bùa hộ thân”

Khách du lịch thường là mục tiêu bị “chặt chém” hoặc áp thêm các mức phí vô lý. Ngoài ra, du khách cũng có nguy cơ bị cướp, bắt cóc hoặc quấy rối tình dục. Vì vậy, cần kiểm tra thông tin về tình hình an ninh từ lúc lên kế hoạch du lịch thông qua các sách hướng dẫn du lịch, trên mạng hay qua các cảnh báo của chính phủ, việc đề phòng nguy cơ rình rập sẽ giúp bạn tránh gặp rắc rối thực sự.

Những số điện thoại khẩn cấp là “bùa hộ thân” mà chúng ta luôn cần có bất kể đi du lịch tới nơi nào. Bạn có thể viết vào một mảnh giấy hoặc lưu vào di động của bạn những số điện thoại của: Cảnh sát khu vực; Dịch vụ hỗ trợ khách du lịch (nếu có); Khách sạn nơi bạn trọ….

1001 cách đối phó với nạn “chặt chém”

Đối phó với nạn “chặt chém” của nhà nghỉ ở Vũng Tàu, nhiều du khách chọn giải pháp thuê dù, ghế bố ngủ qua đêm ở những khu đất trống.

Nhiều gia đình mang theo cả đồ ăn, thức uống hoặc mua hải sản tại vựa rồi thuê chế biến tại chỗ. “Mua hải sản tại vựa và thuê chế biến vừa ngon, rẻ lại không lo bị chặt chém” – chị Phượng cùng gia đình đến từ TP.HCM cho biết.

Ngoài ra, dân sành du lịch cũng cho biết: Không nên đeo quá nhiều tư trang khiến các nhà hàng, khách sạn hoặc nơi cung cấp dịch vụ nghĩ mình có nhiều tiền, từ đó, thỏa sức “chặt chém”.

Nếu mang theo nhiều tiền, bạn cũng nên chia ra nhiều nơi cất trong người và túi xách, phòng khi mất cắp vẫn đủ tài chính để xoay xở. Tốt nhất nên mang theo các loại thẻ ngân hàng, chỉ mang một ít tiền mặt để tiêu dùng cá nhân và mua sắm, ăn uống.

Như vậy, định lượng được mức chi tiêu của mình, mang ít tiền cũng giúp bạn suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định mua, sắm, tránh tình trạng bị “chặt chém”.

Du lịch, GO! - Theo Hanhphuc Giadinh

[Diengiadung] Vài điều cần biết thêm:

- Muốn ăn uống rẻ hay đúng giá thì vào các chợ địa phương hay hàng quán trong khu dân cư nơi đến, tránh các quán xá - nhà hàng ngay tụ điểm du lịch đông người.
- Muốn ở phòng có giá cả mềm mại hơn thì tránh thuê phòng ngay mặt tiền biển, ngay khu du lịch - vui chơi giải trí. Vậy nhưng chỉ cách đó tầm cây số: giá cả chênh lệch đến bất ngờ!
- Ngày lễ hay cuối tuần: khách du lịch sẽ đông. Nếu có thể thu xếp thì tránh đi chơi trong các dịp này: vắng khách thì giá phòng và dịch vụ bao giờ cũng mềm hơn - nguy cơ bị chặt chém cũng ít hơn.
- Xác định mục đích đi: nếu chủ ý tránh sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố thì tại sao phải đến một nơi xô bồ không kém... để rồi bị chặt chém? Hãy đến một địa danh lạ để có thể thụ hưởng hoàn toàn khung cảnh thiên nhiên và sự chân chất của người dân địa phương.

Du lịch, GO!

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống