Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 29 September 2012

Rời thị xã Gia Nghĩa, đi ngược quốc lộ 14 về hướng thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) chừng 10km là tới xã Quảng Thành, rồi theo con dốc thoai thoải đất đỏ xuống thêm 300m về phía thung lũng, du khách có thể nghe tiếng dội ầm ầm của thác nước Ba Tầng.

< Thác Ba Tầng... trước kia.

Tính vị trí thì thác Ba Tầng thuộc xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, cách thị trấn Gia Nghĩa khoảng 8km theo quốc lộ 14 ngược hướng về Buôn Ma Thuột.

Gọi là thác ba tầng bởi do cấu tạo của địa hình, dòng suối chảy đến đây đổ qua ba tầng đá nối tiếp nhau trước khi đến được lòng suối ở bên dưới. Ba tầng thác này nằm nối tiếp trong một chiều dài khoảng gần 40m.

Tầng thứ nhất không cao lắm, nước từ các tảng đá rơi xuống lòng thác từ độ cao hơn 1,5m. Cách tầng thác thứ nhất chừng 20m là tầng thác thứ hai. Ở tầng thác này, dòng nước suối xanh trong sau khi len lỏi giữa những tảng đá nằm kề nhau và từ độ cao khoảng 2m đã tràn xuống phía dưới tung bọt trắng xóa. Thác thứ ba là thác lớn nhất và là thác chính của cụm thác Ba Tầng. Ngọn thác chính này cao hơn 20m, ngày đêm ầm ào chảy giữa khung cảnh yên vắng của núi rừng và đổ tràn về hai bên bờ suối.

Ba Tầng thác không đều nhau, chính điều đó đã giữ được dáng vẻ tự nhiên và độc đáo cho thác. Bọt tung trắng xóa, sức gió và hơi nước từ thân dòng thác ào ra đánh bạt những khóm lau, sậy, lồ ô mọc chìa ra từ sườn đá bên cạnh.

Thác tạo thành dòng suối khá rộng, ven bờ có nhiều lùm cây cao tỏa bóng mát mà du khách có thể ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh dòng nước tuôn trào từ trên cao xuống trong âm vang của tiếng thác reo. Đứng dưới nhìn lên ta thấy hơi nước tỏa bay ra xung quanh như một lớp sương mù bao phủ ngọn thác mải miết reo vang muôn thuở giữa ngàn xanh.

Ngay từ xa, những âm vang của tiếng thác reo giữa núi rừng đã như một lời gọi mời lý thú, và khi đến gần thì trước mắt du khách là cả một vùng hơi nước mịt mù tựa như lớp sương dày bao phủ ngọn thác đã tạo cho thiên nhiên nơi đây vẻ huyễn hoặc hoang liêu. Với nhiều cây cao ven bờ tỏa bóng mát, lại có bãi đất rộng khá bằng phẳng, du khách có điều kiện ngắm nhìn dòng thác từ nhiều góc độ khác nhau và sẽ thú vị biết bao khi được cắm trại nghỉ dưỡng giữa thiên nhiên đại ngàn.

Quanh thác Ba Tầng có nhiều cây cổ thụ và có bãi đất rộng bằng phẳng, thoáng mát để cho du khách cắm trại, thư giãn khi đến thăm thắng cảnh này. Khách cũng có điều kiện ngắm nhìn dòng thác từ nhiều góc độ khác nhau và sẽ thú vị biết bao khi được cắm trại nghỉ dưỡng giữa thiên nhiên đại ngàn. Cùng với thác Diệu Thanh, thác Ba Tầng từng là điểm du lịch dã ngoại đầy thi vị của tỉnh Đắk Nông...

< Nhưng thác 3 Tầng trong mùa khô ngày nay...

Nhưng đó là chuyện mươi năm trước. Ngày nay, nhờ 'công lao trời bể' của thủy điện nên thác 3 tầng tại Đắk Nông chỉ còn lại vài nhúm nước le lói như thế này trong mùa khô. Chung quy: thủy điện xả nước thì 'Ba Tầng' mới được gọi là thác, còn thác Diệu Thanh thật đẹp ngày xưa cũng chả còn dấu vết gì.

Du lịch, GO! - Tổng hợp, ảnh internet
Hòn Bịp là tên gọi thôn Điệp Sơn, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh. Hòn Bịp, nằm về hướng Đông Bắc của Thị trấn Vạn Giã, cách bờ khoảng 2km với hình dáng giống con nòng nọc đuôi hướng về Nam, trên đỉnh lởm chởm những dãy đá trắng. Dưới chân núi là làng Điệp Sơn thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, với dăm ba chục nóc nhà, dân chúng căn bản làm rẫy và đánh cá.

Người ta cho rằng vài trăm năm trước, đảo có quá nhiều chim bìm bịp, những tiếng chim bìm bịp điểm canh thâu đêm suốt sáng nên dân địa phương gọi là hòn Bịp - tên ấy tồn tại cho đến ngày nay.

Thôn đảo Điệp Sơn là một dãy ba đảo, nằm gọn trong vịnh Vân Phong, trong đó lớn nhất là Hòn Bịp với chiều dài khoảng 2.3km, hòn Giữa và cuối cùng là hòn Đuốc - Ba hòn có doi cát nối liền tự nhiên. Trên đảo có cây cối lúp xúp, xung quanh có nhiều bãi cát trắng. Trung tâm Hòn Bịp là núi Điệp Sơn có chiều cao khoảng 130m phủ đầy cây rừng.
Dân đánh cá trong vùng đôi khi ghé vào đó lấy nước uống vì có mấy khe đá có nước ngọt quanh năm, hoặc vào đó phơi lưới, hoặc nấu ăn chốc lát.

< Từ Hòn Bịp nhìn về Vạn Giã.

Theo tác giả Trần Bình Tây: Không rõ vào thời gian nào, có một số ít người, đàn ông có, đàn bà có đến đó lập nghiệp. Họ có nước da ngăm ngăm đên, tái tái giống người Raglai, hoặc người Chàm (Chăm). Đặc biệt là đôi mắt họ trắng xác, họ rất ít nói. Thoạt đầu thấy họ dễ sợ lắm. Hoàn toàn họ không giống người Việt (Kinh) mình chút nào cả. Về sau, người ta mới đoán họ là dân chài lưới từ Indonesia, từ Singapore, từ Mã Lai hay từ Thái Lan... bị bão lụt trôi tấp vào đó và sanh sôi nảy nở thành làng xóm. Thuở ấy, người dân ở đất liền Vạn Ninh thường gọi họ là "Dân Đàng Hạ".

Đầu thập niên 30, quan huyện địa phương gọi tất cả cư dân ở hải đảo này vào ghi danh lập "Bộ Đinh" của làng. Quan huyện hỏi đàn ông trước, đàn bà sau ... (hầu hết đều mù chữ). Tên thì có mà Họ thì không một ai biết họ gì cả! Cuối cùng quan huyện mới bảo: "Thôi thì đàn ông lấy họ Đinh, đàn bà lấy họ Trần."

< Gỡ hào trên bãi biển để mưu sinh.

Còn tác giả Nguyễn Đình Tư thì viết: tại vùng Đầm Môn Hạ, thuộc xã Vạn Thạnh, quận Vạn Ninh, nằm trên bán đảo Bản Sơn trong vịnh Vân Phong, có một giòng người thiểu số mà dân địa phương gọi là người Hạ để phân biệt với người Thượng như sự giải thích của nhiều người. Sự thật người Hạ tức là người Hạ Châu một giống người từ bán đảo Mã Lai vượt biển tới đây làm nghề đánh cá rồi lưu cư ở đây cho tới bây giờ.

< Giải trí của thanh niên trên đảo.

Ngày nay họ đã Việt hóa hoàn toàn, duy chỉ còn 2 đặc điểm: một là không khiêng gánh mà đội trên đầu, hai là hễ sinh con trai thì đặt họ Đinh, sinh con gái thì đặt họ Trần.
Làng Điệp Sơn bây giờ có chừng vài trăm nhân khẩu, mọi sinh hoạt đều giống như người trong đất liền. Nhiều người ở Vạn Ninh đến khai thác Điệp Sơn để nuôi tôm hùm, tôm sếu (một loại tôm hùm ngắn càng).


< Bé trông em trên thôn đảo Hòn Điệp.

Để ra Hòn Bịp - Điệp Sơn, bạn có thể đi ghe từ thị trấn Vạn Giã. Ghe chạy về hướng Đông - Bắc tầm 30 phút là đến cầu đò của đảo. Điệp Sơn sẽ hiện ra trước mắt với những rặng dừa cao lớn với hàng trăm  năm tuổi đã và đang chứng kiến bao sự đổi thay của trời đất. Lẩn khuất dưới những bóng dừa là các ngôi nhà nhỏ nằm nép mình mặc cho thời gian trôi đi với bao sự đổi thay chậm rãi trong đời sống của người dân Điệp Sơn.

Năm 2005, thôn Điệp Sơn có 63 hộ với 312 nhân khẩu. Thôn chỉ có trường cấp 1, có chợ, điện chỉ có vài giờ trong ngày vì chạy máy phát.

Nuôi trồng thủy sản là một lợi thế của vùng biển đảo này. Nếu điều kiện giao thông với đất liền tốt hơn thì tiềm năng du lịch cũng có thể phát triển.

Du lịch, GO! tổng hợp, ảnh PhotoTamtay và nhiều nguồn khác.
Nhiều người cho rằng, chuyện rắn hổ mây là chuyện của bác Ba Phi. Người ta cũngcho rằng, chuyện rắn hổ mây do người dân kể chỉ là chuyện phóng đại, kể cho vui miệng.

Tuy nhiên, chuyện kể về rắn hổ mây của các kiểm lâm, đặc biệt là những kiểm lâm đáng kính, những người sống với rừng, hiểu biết rõ nhất về động thực vật trong cánh rừng họ quản lý, thì thực sự không thể không tin phần nào. Trong những ngày tìm hiểu về rắn khổng lồ ở U Minh Hạ, những câu chuyện kể của các kiểm lâm khiến chúng tôi đáng lưu tâm.

Chuyện rợn tóc gáy của kiểm lâm

< Ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ vẫn chưa có duyên gặp rắn hổ mây khổng lồ.

Ở đại ngàn U Minh Hạ, có không ít kiểm lâm, thậm chí cả nhóm kiểm lâm đã từng giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ. Trong số những cán bộ kiểm lâm đáng kính tận mắt hổ mây khổng lồ, có một nhân chứng sống là ông Chín Của, nguyên Chi cục trưởngChi cục Kiểm lâm Cà Mau. Ông Chín Của có cả cuộc đời làm kiểm lâm, gắn bó với rừng U Minh Hạ. Sau về TP.Cà Mau làm lãnh đạo ngành kiểm lâm, nhưng chẳng mấy ngày ông không có mặt ở đạingàn U Minh Hạ. Khi thì dẫn các nhà khoa học vào rừng nghiên cứu hệ sinh thái,khi thì chỉ đạo chống cháy rừng, tuần tra trông nom rừng.

Khi về hưu, ông bỏ lại ngôi nhà trên TP. Cà Mau, sống cuộc đời thanh bạc bên đạingàn U Minh. Từ ngày về rừng U Minh sinh sống, ông ít quan tâm đến thế sự, nênchúng tôi không biết liên lạc với ông thế nào.

Tuy nhiên, chuyện ông gặp rắn khổng lồ thì bất kỳ kiểm lâm nào cũngbiết, vì ông Chín Của kể lại trong các cuộc đi rừng, trong các buổi trò chuyệnvới anh em ngành kiểm lâm. Ông Chín Của cho rằng, chuyện bác Ba Phi là chuyện hài, nhưng rắn hổmây khổng lồ là loài có thật, chính mắt ông đã tận mắt, suýt chạm vào cái thân kinh hãi to bằng cái phích của nó.

< Người dân sinh sống bìa rừng U Minh Hạ.

Chuyện ông Chín Của gặp rắn cách nay không lâu lắm, vào cuối năm 2002. Khi đó,ông cùng cán bộ kiểm lâm dưới quyền là Đỗ Thanh Hóa đi một vòng rừng đặc dụng Vồ Dơi để tuần tra. Con đường tuần tra cắt rừng Vồ Dơi vừa được mở, rộng tới 8m, để thuận tiện cho việc tuần tra, đi lại, xe bồn cứu cháy rừng kịp thời. Khi gần đến khu vực lõi rừng Vồ Dơi, nơi bầy khỉ hót náo loạn, chim kêu ríu ran, thì bỗng dưng kiểm lâm Hóa phanh xe suýt ngã nhào. Ông Chín Của mắng đổng: “Không biết thằng nào kéo cây chắn đường thế này. Rõ ràng chúng định ám hại kiểm lâm đây”.

Anh kiểm lâm tên Hóa dựng xe, cùng ông Chín Của tiến lại phía “thân cây” lẫntrong đám cỏ tính kéo ra lấy lối đi. Cách 5m, ông Chín Của la lớn: “Rắn hổ mây,rắn hổ mây!”.
Dù làm kiểm lâm đã ngót 30 năm, đi dọc ngang đại ngàn U Minh Hạ, nhưng tuyệtnhiên ông Chín Của vẫn chưa có cơ duyên gặp được rắn hổ mây khổng lồ. Ông cũngnhư anh em, mới chỉ nghe những người đi rừng kể lại và tin đó là chuyện của bácBa Phi.

< Một con trăn khá lớn ở U Minh Hạ. Ảnh do anh Nguyễn Tấn Truyền, cán bộ khoa học Vườn quốc gia U Minh Hạ chụp.

Nhưng giờ đây, trước mặt ông, rõ mồn một là con rắn hổ mây khổng lồ, to bằng cái gối ôm. Là kiểm lâm bao năm, nên ông Chín Của chắc chắn nó không phải là trăn.Thân nó hơi vàng mốc, đúng như lời những người đi rừng tận mắt kể lại.
Khi đó, mặt cắt không còn giọt máu, đôi chân ông ríu lại. Kiểm lâm Hóa dắt xe quay đầu, luống cuống thế nào ngã chổng vó. Thấy động, con rắn trườn qua đường,ve vẩy cái đuôi, mất hút trong rừng thẳm. Con đường rộng tới 8m, mà nó trườn mộ tlúc mới thấy đuôi.

Theo ông Chín Của, nếu hôm đó không phanh xe kịp, đâm vào con rắn, nó nổi giận lôi đình táp một cái thì hai mạng người không đủ lót dạ cho nó. Hồi gặp con rắn đó, ông Chín Của đang là Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Cà Mau, anh Nguyễn VănThế mới là Hạt trưởng hạt kiểm lâm Dầu Dơi (khi đó, Vườn quốc gia U Minh Hạ chưa thành lập).

Vì sợ anh em kiểm lâm hoang mang, nên ông Chín Của không kể với ai ngoài anh Thế. Sau này, khi một số anh em kiểm lâm cũng giáp mặt rắn khổng lồ, ông ChínCủa mới công bố thông tin.

< Rắn lạ ở U Minh.

Cũng từng có ngót 20 năm gắn bó với Vườn quốc gia U Minh Hạ, đặc biệt là cũngtừng ngang dọc vùng lõi Vồ Dơi, nhưng ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc giaU Minh Hạ lại chưa có cơ may được diện kiến loài rắn khổng lồ mang hơi hướng huyền thoại này. Theo ông Thế, rừng U Minh có rất nhiều loài rắn. Rắn nước có nhiều, rắn độc cũng lắm. Riêng rắn hổ chúa loại trên dưới 10 kg thì rất nhiều. Trăn thì có hai loạiphổ biến là trăn đất và trăn hoa. Những con trăn nặng cỡ trên dưới 100kg thì có rất nhiều trong U Minh Hạ.

Hổ mây cỡ 10-20kg cũng có nhiều, nhưng tuyệt nhiên ông chưa gặp những con rắn khổng lồ, nặng hàng tạ. Chuyện ông Chín Của và anh Hóa cưỡi xe máy và gặp rắn khổng lồ ông cũng được nghe kể, giống như chuyện gặp rắn khổng lồ mà nhiều người ở vùng Vồ Dơi cũng đã kể.

< Rắn cực độc ở U Minh Hạ. Ảnh do anh Nguyễn Tấn Truyền chụp.

Ông Thế sưu tầm được vô số chuyện kể về rắn khổng lồ, chỉ có điều dịp may được tận mắt vẫn chưa đến được với ông. Theo ông Thế, ngoài ông Chín Của, thì còn có một số kiểm lâm nữa tận mắt rắn hổ mây khổng lồ, là anh Võ Văn Vinh và nhóm kiểm lâm ở chốt Cây Gừa. Anh Võ Văn Vinh là người ở xã Trần Hợi, có tài đi rừng từ bé. Hồi 13, 14 tuổi,các anh kiểm lâm vào U Minh Hạ còn bị lạc trong rừng, nhưng cậu bé Vinh thì không ngóc ngách rừng U Minh Hạ nào là không thuộc. Vinh có thể đi rừng cả tuần nhưng vẫn nhớ lối ra một cách chính xác.

Giờ anh Vinh đã 39 tuổi, chuyện lần đầu tiên gặp rắn hổ mây khổng lồ là năm 15 tuổi, song anh Vinh vẫn còn nhớ như in. Con rắn kinh khiếp ấy in đậm trong tâm trí của anh, nên không bao giờ anh quên được.
Bữa đó, vào dịp cuối năm, cậu bé Vinh vào khu vực rừng Vồ Dơi để đơm cá, câulươn. Đến khu vực cỏ lác, tràm thưa, khô ráo, thấy tiếng lợn rừng ăng ẳng, tưởngcon lợn dính bẫy nên Vinh tiến lại xem.

Bỗng dưng, từ đám cỏ lác cao đến bụng, con rắn khổng lồ dựng đứng cái thân tobằng cây tràm cỡ vừa, tức bằng chiếc gối ôm. Nó dựng đầu cao đến 4m, bành mang thè lưỡi. Nó liên tục phóng xuống mổ con lợn rừng. Con lợn cũng không vừa, nhe hai nanh nhọn hoắt húc con rắn. Cuộc chiến đấu diễn ra chừng vài phút, thì con lợn lăn quay vì bị trúng độc.

< Anh Vinh từng gặp rắn khổng lồ? 

Con rắn khổng lồ há miệng táp con lợn, rồi từ từ nuốt chửng. Bọn trăn khổng lồ trong rừng U Minh cũng thường xuyên nuốt lợn, nai, hoẵng, nhưng nuốt cả tiếng mới xong, riêng rắn hổ mây chỉ táp một cái là nuốt chửng vào bụng. Con lợn to thế nó còn nuốt được huống chi anh chàng Vinh còi cọc? Nghĩ thế, Vinhba chân bốn cẳng chạy thục mạng khỏi rừng Vồ Dơi. Sau này, cũng có vài lần Vinh gặp rắn hổ mây khổng lồ, nhưng chỉ to cỡ cái phích, hoặc thân cây tràm lớn, chứchưa bao giờ gặp lại một con hổ mây to như thế.

Khoảng chục năm trở lại đây, dù nhiều lần dẫn anh em cán bộ khoa học, các nhà nghiên cứu đủ cả ta lẫn Tây vào Vồ Dơi, với máy móc quay phim chụp ảnh hiện đại nhưng không có thêm cơ hội nào gặp được rắn khổng lồ nữa. Riêng những con hổ mâycỡ trên dưới 20kg thì anh vẫn gặp nhiều.

Hết
Phạm Ngọc Dương

Đạo sĩ ẩn tu luyện võ diệt rắn hổ mây khổng lồ (kỳ 1)
Trận cuồng phong giữa đại ngàn với hổ mây (kỳ 2)
Chuyện giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ ở Thất Sơn (kỳ 3)
Lão kỳ nhân cả đời sống giữa bầy rắn khổng lồ (kỳ 4)
Hổ mây khổng lồ hay chuyện của bác Ba Phi? (kỳ 5)
Kiểm lâm giáp mặt rắn khổng lồ ở U Minh Hạ (kỳ 6)

Du lịch, GO! - Theo VTC New

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống