Là hoa sen nhưng không mọc dưới đầm, chẳng mọc dưới ao mà tỏa hương ngào ngạt ngay trong sân chùa. Những bông hoa trắng tinh, thanh khiết, chen giữa những búp lá non xanh khiến khách phương xa cứ ngẩn ngơ vì quá đẹp, quá lạ. Người ta gọi loài hoa này là hoa sen cạn hay lục liên và theo người dân địa phương, lục liên chỉ trồng được trong khuôn viên chùa Bối Khê, Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội, tuyệt nhiên không trồng được ở nơi khác, dù ngay trên đất làng.
Ngôi chùa cổ kính
Chùa Bối Khê, tên chữ là Đại Bi, ở làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa cổ được khởi dựng từ thời Trần (thế kỷ thứ XIV), thờ Đức Thánh Bối Nguyễn Đình An là người địa phương đã có công đánh bại quân xâm lược phương Bắc. Chùa Bối Khê không những là di tích lịch sử quý về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ rất đẹp.
Chùa được bố cục theo lối đặc biệt: Tiền đường, tả hữu hành lang và nhà Tam bảo dựng theo kiểu chữ Quốc. Nhà Hậu đường được kết hợp với điện thờ Thánh làm thành chữ Công. Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính.
Từ đường cái nhìn vào, cách cổng chùa 50m về phía tay trái là lăng Quận công Lê Tiến Quý, người thôn Bối Khê (thời Lê Trung Hưng), phía tay phải là đền thờ Đức Ông. Trước cổng chùa là khoảng sân rộng, có cây đa, cây đề cổ thụ.
Cổng chùa có 5 cửa, 1 cửa chính và 4 cửa phụ. Qua cổng chùa là chiếc cầu nhỏ xây bằng gạch, vắt ngang hào nước hẹp thả bèo xanh mướt, dẫn tới Tam quan cao 2 tầng, 8 mái. Tầng trên treo 2 quả chuông lớn, mỗi quả cao 1m, đường kính 20cm. Hai bên tam quan có trồng 2 cây đại lớn, trổ hoa màu hồng rất đẹp. Qua khỏi tam quan là sân gạch rộng, có lư hương bằng đá ở giữa, xung quanh trồng cây đại, cây móng rồng và nhiều cây cảnh khác.
Kiến trúc chùa không được chạm khắc nhiều song đây là một ngôi chùa còn ghi lại những mô típ kiến trúc gỗ có chạm khắc những họa tiết, những hình chim thuộc phong cách nghệ thuật thời cuối Trần (thế kỷ thứ XIV – XV).
Đáng chú ý nhất về kiến trúc là tòa Tam bảo thờ Phật, Pháp, Tăng gồm ba gian, được cấu tạo theo 4 hàng cột, mỗi hàng có 4 chiếc, riêng thềm điện có 6 cột đỡ mái chia thành 7 gian. Hai vì kèo giữa còn mang phong cách nghệ thuật Trần đậm nét, các đầu bẩy đỡ mái ở phía bên ngoài được chạm khắc hình rồng, đầu bẩy góc bên trái phía ngoài chạm một chim thần Garuđa. Tòa Tam bảo nay tuy đã được sửa chữa nhiều lần nhưng về cơ bản, cấu trúc kiến trúc vẫn còn giữ được những nét độc đáo và cổ kính. Bên phải Tam bảo là nhà bia dựng năm 1450 ghi sự tích đức Thánh Bối.
Sau Tam bảo là Hậu cung thờ Thánh, kiến trúc theo lối chồng diêm 2 tầng 8 mái. Hệ thống đầu đệm có tính chất trang trí nhiều hơn là chú ý về độ bền chắc. Bên trong điện thờ thánh có những mảng kiến trúc chạm khắc theo chủ đề tứ linh, tứ quý, vân hoa cùng các loại họa tiết hình học, đặc biệt là những đường gãy khúc.
Chùa Bối Khê còn giữ lại được nhiều di vật quý: bệ tượng bằng đá được chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá… có niên đại Sương phù lục niên (1382). Trong chùa có nhiều tượng phật, trong đó đáng chú ý nhất là pho tượng quan âm 12 tay ngồi trên tòa sen đặt ở Tam bảo. Hai hành lang chạy dọc, mỗi bên 9 gian, có 18 vị La Hán ngồi trên bệ đá, thể hiện đủ gương mặt tương tự các vị La Hán chùa Tây Phương.
Có hay không một loài sen trên cạn?
Hiện ở chùa Bối Khê có 3 cây sen đất, 1 cây tổ cao chừng 5m, trồng cạnh Hậu cung thờ Thánh và 2 cây con cao khoảng 2m được chiết từ cây tổ và trồng gần Tam quan.
Hai cây con là hai trong số bốn chục cành được chiết từ cây tổ vẫn đơm hoa nở lộc tốt. Ba mươi tám cành kia, người ta đem đi nơi khác trồng đều không sống nổi, hoài công những kẻ yêu loài hoa này. Chỉ có duy nhất hai cành được trồng trước cổng chùa là thành cây, có lẽ chúng được ở gần cây mẹ, ở gần nơi cửa phật và được hưởng nguồn nước ngọt lành của dòng sông Đỗ Động. Giờ cành của hai cây đã vươn tới sát mái chùa, mùa nào đến tháng năm âm lịch cũng cho hoa cho dù đôi lúc con người vô ý làm cây đau lòng.
Bác Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng ban bảo vệ di tích chùa Bối Khê là người có công lớn nhất chăm chút cho hai cây sen này lớn lên kể lại: Mấy năm trước, nhà chùa được tu sửa lại, thợ xây vô tâm lắm, đổ hết vật liệu đè lên gốc cây. Xót xa lắm chứ, người ta đâu biết rằng giống cây này là bảo bối của làng chúng tôi. Ba năm trời trùng tu chùa là ba năm họ bừa ra tôi lại dọn lại để có chỗ chăm bẵm, tưới tắm hàng ngày.
Bây giờ, để bảo tồn linh vật của làng, các bô lão Bối Khê đã nhóm họp nhiều lần và quyết định không cho phép ai giâm chiết cành cây quý đi nơi khác nữa.
Cây sen đất thân mộc. Lá cây mặt trên xanh bóng, mặt dưới có lông mịn màu nâu nhạt. Hoa sen đất từ khi đơm nụ đến khi bung cánh đều có hình dáng rất giống với hoa sen nước. Mùa hoa sen khoảng từ tháng tư đến tháng sáu âm lịch, hoa nở 1-2 tuần mới tàn và có mùi thơm. Thời điểm này, cả 3 cây đều đang trổ hoa. Đứng dưới gốc cây, có thể ngửi thấy mùi thơm rất dễ chịu.
Không ai biết chính xác cây sen tổ được trồng từ khi nào. Theo lời người bảo vệ già trong chùa thì khi ông sinh ra, trong khuôn viên chùa đã có sự hiện diện của loài sen kỳ lạ này. Những người già trong làng truyền lại rằng cây sen tổ có nguồn gốc từ nước ngoài, được những người dân trong vùng đi buôn bán ở nơi xa đưa về trồng trong chùa.
Người dân Việt Nam đã quen thuộc với câu ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”. Trong khi hầu hết mọi người cho rằng “cành hoa sen” đó chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng phong phú cho câu ca thêm phần lãng mạn, bởi hoa sen làm gì có cành; thì người dân làng Bối Khê lại tin rằng cành hoa sen được nhắc tới trong câu ca dao chính là cành cây sen đất trong khuôn viên chùa.
Trên báo chí đã có ý kiến cho rằng cây sen đất thực ra không phải là cây hoa sen (lotus) mà là cây mộc lan (magnolia) thường gặp ở xứ lạnh, và cái tên sen đất chẳng qua là do người dân địa phương thấy bông hoa có hình dáng giống hoa sen nên gọi như vậy.
Chưa có kết luận chính xác nhưng với người dân nơi đây, họ vẫn luôn tin đó là loài hoa được nhắc đến trong câu ca dao nổi tiếng. Và khách thập phương đến thăm chùa Bối Khê vẫn biết đến loài hoa có màu trắng ngần và mùi thơm tinh khiết này với cái tên là Hoa Sen Đất.
Trầm ngâm trong cái không gian tĩnh mịch của nhà chùa, sự thanh thản của tâm hồn theo làn khói hương trong cửa phật, tôi bỗng ngẩn ngơ cho cái ý chủ quan của mình: Có lẽ nơi đây là chính là ngọn nguồn, là cảm hứng cho dân gian sáng tác ra những câu ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen ở trên hay cả câu ca rất đỗi thân thuộc của người trai, người gái thôn quê: Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng…
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Congan, EvaVN, Vietbao, internet
Ngôi chùa cổ kính
Chùa Bối Khê, tên chữ là Đại Bi, ở làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa cổ được khởi dựng từ thời Trần (thế kỷ thứ XIV), thờ Đức Thánh Bối Nguyễn Đình An là người địa phương đã có công đánh bại quân xâm lược phương Bắc. Chùa Bối Khê không những là di tích lịch sử quý về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ rất đẹp.
Chùa được bố cục theo lối đặc biệt: Tiền đường, tả hữu hành lang và nhà Tam bảo dựng theo kiểu chữ Quốc. Nhà Hậu đường được kết hợp với điện thờ Thánh làm thành chữ Công. Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính.
Từ đường cái nhìn vào, cách cổng chùa 50m về phía tay trái là lăng Quận công Lê Tiến Quý, người thôn Bối Khê (thời Lê Trung Hưng), phía tay phải là đền thờ Đức Ông. Trước cổng chùa là khoảng sân rộng, có cây đa, cây đề cổ thụ.
Cổng chùa có 5 cửa, 1 cửa chính và 4 cửa phụ. Qua cổng chùa là chiếc cầu nhỏ xây bằng gạch, vắt ngang hào nước hẹp thả bèo xanh mướt, dẫn tới Tam quan cao 2 tầng, 8 mái. Tầng trên treo 2 quả chuông lớn, mỗi quả cao 1m, đường kính 20cm. Hai bên tam quan có trồng 2 cây đại lớn, trổ hoa màu hồng rất đẹp. Qua khỏi tam quan là sân gạch rộng, có lư hương bằng đá ở giữa, xung quanh trồng cây đại, cây móng rồng và nhiều cây cảnh khác.
Kiến trúc chùa không được chạm khắc nhiều song đây là một ngôi chùa còn ghi lại những mô típ kiến trúc gỗ có chạm khắc những họa tiết, những hình chim thuộc phong cách nghệ thuật thời cuối Trần (thế kỷ thứ XIV – XV).
Đáng chú ý nhất về kiến trúc là tòa Tam bảo thờ Phật, Pháp, Tăng gồm ba gian, được cấu tạo theo 4 hàng cột, mỗi hàng có 4 chiếc, riêng thềm điện có 6 cột đỡ mái chia thành 7 gian. Hai vì kèo giữa còn mang phong cách nghệ thuật Trần đậm nét, các đầu bẩy đỡ mái ở phía bên ngoài được chạm khắc hình rồng, đầu bẩy góc bên trái phía ngoài chạm một chim thần Garuđa. Tòa Tam bảo nay tuy đã được sửa chữa nhiều lần nhưng về cơ bản, cấu trúc kiến trúc vẫn còn giữ được những nét độc đáo và cổ kính. Bên phải Tam bảo là nhà bia dựng năm 1450 ghi sự tích đức Thánh Bối.
Sau Tam bảo là Hậu cung thờ Thánh, kiến trúc theo lối chồng diêm 2 tầng 8 mái. Hệ thống đầu đệm có tính chất trang trí nhiều hơn là chú ý về độ bền chắc. Bên trong điện thờ thánh có những mảng kiến trúc chạm khắc theo chủ đề tứ linh, tứ quý, vân hoa cùng các loại họa tiết hình học, đặc biệt là những đường gãy khúc.
Chùa Bối Khê còn giữ lại được nhiều di vật quý: bệ tượng bằng đá được chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá… có niên đại Sương phù lục niên (1382). Trong chùa có nhiều tượng phật, trong đó đáng chú ý nhất là pho tượng quan âm 12 tay ngồi trên tòa sen đặt ở Tam bảo. Hai hành lang chạy dọc, mỗi bên 9 gian, có 18 vị La Hán ngồi trên bệ đá, thể hiện đủ gương mặt tương tự các vị La Hán chùa Tây Phương.
Có hay không một loài sen trên cạn?
Hiện ở chùa Bối Khê có 3 cây sen đất, 1 cây tổ cao chừng 5m, trồng cạnh Hậu cung thờ Thánh và 2 cây con cao khoảng 2m được chiết từ cây tổ và trồng gần Tam quan.
Hai cây con là hai trong số bốn chục cành được chiết từ cây tổ vẫn đơm hoa nở lộc tốt. Ba mươi tám cành kia, người ta đem đi nơi khác trồng đều không sống nổi, hoài công những kẻ yêu loài hoa này. Chỉ có duy nhất hai cành được trồng trước cổng chùa là thành cây, có lẽ chúng được ở gần cây mẹ, ở gần nơi cửa phật và được hưởng nguồn nước ngọt lành của dòng sông Đỗ Động. Giờ cành của hai cây đã vươn tới sát mái chùa, mùa nào đến tháng năm âm lịch cũng cho hoa cho dù đôi lúc con người vô ý làm cây đau lòng.
Bác Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng ban bảo vệ di tích chùa Bối Khê là người có công lớn nhất chăm chút cho hai cây sen này lớn lên kể lại: Mấy năm trước, nhà chùa được tu sửa lại, thợ xây vô tâm lắm, đổ hết vật liệu đè lên gốc cây. Xót xa lắm chứ, người ta đâu biết rằng giống cây này là bảo bối của làng chúng tôi. Ba năm trời trùng tu chùa là ba năm họ bừa ra tôi lại dọn lại để có chỗ chăm bẵm, tưới tắm hàng ngày.
Bây giờ, để bảo tồn linh vật của làng, các bô lão Bối Khê đã nhóm họp nhiều lần và quyết định không cho phép ai giâm chiết cành cây quý đi nơi khác nữa.
Cây sen đất thân mộc. Lá cây mặt trên xanh bóng, mặt dưới có lông mịn màu nâu nhạt. Hoa sen đất từ khi đơm nụ đến khi bung cánh đều có hình dáng rất giống với hoa sen nước. Mùa hoa sen khoảng từ tháng tư đến tháng sáu âm lịch, hoa nở 1-2 tuần mới tàn và có mùi thơm. Thời điểm này, cả 3 cây đều đang trổ hoa. Đứng dưới gốc cây, có thể ngửi thấy mùi thơm rất dễ chịu.
Không ai biết chính xác cây sen tổ được trồng từ khi nào. Theo lời người bảo vệ già trong chùa thì khi ông sinh ra, trong khuôn viên chùa đã có sự hiện diện của loài sen kỳ lạ này. Những người già trong làng truyền lại rằng cây sen tổ có nguồn gốc từ nước ngoài, được những người dân trong vùng đi buôn bán ở nơi xa đưa về trồng trong chùa.
Người dân Việt Nam đã quen thuộc với câu ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”. Trong khi hầu hết mọi người cho rằng “cành hoa sen” đó chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng phong phú cho câu ca thêm phần lãng mạn, bởi hoa sen làm gì có cành; thì người dân làng Bối Khê lại tin rằng cành hoa sen được nhắc tới trong câu ca dao chính là cành cây sen đất trong khuôn viên chùa.
Trên báo chí đã có ý kiến cho rằng cây sen đất thực ra không phải là cây hoa sen (lotus) mà là cây mộc lan (magnolia) thường gặp ở xứ lạnh, và cái tên sen đất chẳng qua là do người dân địa phương thấy bông hoa có hình dáng giống hoa sen nên gọi như vậy.
Chưa có kết luận chính xác nhưng với người dân nơi đây, họ vẫn luôn tin đó là loài hoa được nhắc đến trong câu ca dao nổi tiếng. Và khách thập phương đến thăm chùa Bối Khê vẫn biết đến loài hoa có màu trắng ngần và mùi thơm tinh khiết này với cái tên là Hoa Sen Đất.
Trầm ngâm trong cái không gian tĩnh mịch của nhà chùa, sự thanh thản của tâm hồn theo làn khói hương trong cửa phật, tôi bỗng ngẩn ngơ cho cái ý chủ quan của mình: Có lẽ nơi đây là chính là ngọn nguồn, là cảm hứng cho dân gian sáng tác ra những câu ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen ở trên hay cả câu ca rất đỗi thân thuộc của người trai, người gái thôn quê: Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng…
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Congan, EvaVN, Vietbao, internet
0 comments:
Post a Comment