Làng biển Quảng Bình, những tháng năm nghèo khó không có rừng đốn gỗ làm nhà. Người dân chỉ có một thứ cây duy nhất bám vào đó để vượt qua thiên tai sóng cả: cây rười. Và một thời, thứ cây trên cát đó như tuyệt diệt vì khai thác quá mức.
Nay, người làng biển có nhà xây kiên cố đã tạo mầm cho cây rười hồi sinh giữa mênh mông cát trắng. Cây rười thân hình ống, nhỏ mảnh, thân cao từ 1 - 1,2m đã can trường cưu mang con người nhiều ngàn năm qua.
Một thời tận diệt
Những năm bao cấp, không vùng biển nào ở Quảng Bình có con đường thông thương với bên ngoài. Ngư dân lội trên cát bằng đôi dép đẽo từ những thớ ván nhỏ xin từ người kẻ núi sau mỗi chuyến gánh cá đi bán.
Ngư dân Nguyễn Đạo ở Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy) nói: “Đến năm 1992, Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung hoàn toàn không có đường thông thương. Cứ lội trên cát mà đi. Những dấu chân trên cát trắng phau lâu ngày trở thành con đường để ngư dân vượt ra bên ngoài, giao lưu, buôn bán. Gánh cá thời đó phải vượt 20 cây số đường rú cát mới tới làng người làm ruộng bán. Thời đó không có đá ướp lạnh, cá ươn, không có gì làm cho cá tươi bằng cây rười”.
Người làng biển dùng rười nướng cá giữ nguyên mùi ngon của cá. Cá nướng bằng cây rười thơm phức, giữ được khí chất mặn mòi của biển. Người làng ruộng, rồi miền sơn cước vùng nào cũng thích. Rười lót vào gánh cá, có hơi ẩm của cát, hơi lạnh của nước trong thân cây, hút đi chất tanh của vẩy, làm con cá giữ được màu tươi óng ánh dưới nắng gió miền cát trắng.
< Rười làm cho cát giữ độ ẩm tốt, nguồn nước không bốc hơi. rười còn chắn nạn cát bay, cát nhảy...
Sống trên cát, không có rừng vàng, gỗ rậm để làm nhà, người miệt biển xem cây rười như cứu cánh từ hàng ngàn, hàng vạn đời nay. Nhà làm bằng cây rười. Mái nhà cũng lợp rười. Phên nhà cũng dựng vách rười. Chất đốt cũng từ cây rười. Những thung lũng cát từ huyện Quảng Ninh kéo về chút mút huyện Lệ Thủy ven biển ken dày cây rười. Rười có mặt khắp nơi, chung thủy với tư chất người kẻ biển từ ngàn vạn đời không xa.
Rười có nhiều công ích, người miền biển cứ thế khai thác. Tận thu, bứt từ trảng rười này sang trảng rười khác. Mùa cá biển họ bứt nhanh như mưa rơi trên cát. Chẳng mấy chốc, những thung lũng rười bị cùn vẹt, vô số gốc rười trơ khốc trên cát.
< Hoa của rười như cánh sao biển, là nguồn thực phẩm được người kẻ biển nấu nước uống thanh nhiệt mùa hè.
Lão ngư Nguyễn Đùng nói: “Không có bất cứ thứ gì để giữ cá tươi, chẳng có thứ gì làm nhà để ở, chỉ có cây rười.
Rười làm đủ thứ, rười làm giường ngủ, rười làm chất đốt, trai gái lấy nhau cũng hồi môn cho nhau một chục bó rười để ra riêng làm nhà. Thế là lao vào tranh rười; bứt rười cả ngày, cả đêm. Trăng sáng càng bứt nhiều. Ngày đánh cá, đêm bứt rười. Rồi rười cũng hết. Dân bó gối. Hạn hán xuất hiện. Thì ra, rười bị cắt đi thì rễ cũng héo hon, mạch nước ngầm dưới rễ cây biến mất. Cả làng phải vượt hơn chục cây số trên cát vào các làng nông xin nước. Xin mấy mùa hè nắng lửa. May, sau khi chia tỉnh được vài năm, trên cho làm đường về làng biển. Dân biển đi mua gỗ về làm nhà, nhờ đó cây rười được “tha”.
Thảo nguyên bên thung lũng cát
Ông Đùng nói: “Tha là tha rứa chứ dân vẫn bứt rười về chủm (thổi bếp), bứt rười về nướng cá, bứt rười về ướp cá. May sau này có đá, cây rười mới có cơ hội sinh tồn với cát nhiều hơn. Giai đoạn rười bị kiệt, nước trong cát cũng kiệt theo. Rười giữ nước tốt lắm. Nước dưới cây rười uống mát lịm, không sợ bị độc titan, rễ cây rười lọc hết”.
Rồi khi những nhà máy nước đá mọc lên, người ta có chất ướp cá tốt hơn cây rười, những cánh đồng rười giữa thung lũng cát trắng bị cùn mòn bắt đầu cơ hội hồi sinh. Một tháng hai tháng, một năm hai năm, gốc rười bắt đầu trổ nụ non. Rồi nhiều năm cộng lại, cả một quần thể rười bất tận nối đuôi nhau giữa cánh đồng cát trải dài từ Quảng Ninh đến Lệ Thủy hàng ngàn hécta.
< Dưới chân cây rười là cộng đồng của cua cát, của chim muông, thỏ, rùa cùng kéo về sinh sôi.
Rười mọc lại, ngư dân mừng khó tả, ông Trần Diệu nói: “Rười mọc, nước dưới cát được giữ; rười mọc, người biển dân tui như thấy cái chi đó quý giá, thân thiết trở về với làng. Không ai nói nhiều, chẳng ai nói lắm, nhìn rười đu đưa trước gió thôi cũng vui đáo để”.
Rười hồi sinh, từng đàn chim hét, chim nước, sơn ca, cu xanh, cu cườm kéo về nườm nượp; lại nữa, có cả một số cá thể thỏ cùng rùa chia sẻ sinh cảnh rười mát dịu dưới ánh nắng khốc liệt của mùa hè.
Vì đâu cây rười hồi sinh mạnh mẽ? Nhiều nghiên cứu thấy rằng, hoa cây rười mang các hạt nhỏ bé của nó là yếu tố quan trọng để rười hồi sinh. Các hạt rười di cư theo các luồng cát từ các đợt gió Lào và gió mùa Đông Bắc. Chúng chạy tứ tán khắp nơi ở thung lũng cát. Khi những cây bố mẹ bị cắt, hạt rười rung chuyển, rơi xuống cát. Gió mùa mang theo mưa, chúng nảy mầm. Chu kỳ đó kéo dài nhiều năm để đến hôm nay cây rười trở thành gia tài quý cho ngư dân làng biển. Bởi nó giữ được nước, mạch nguồn của cuộc sống.
Giữa vô biên cát trắng, ánh lên nền trắng đó là màu xanh của rười. Người làng biển xem đó như sinh khí của mình và đã biết gìn giữ một sinh cách trên cát độc đáo cho riêng mình. Cây rười, trong nghiên cứu khoa học gần như không được chú ý, và trong các danh mục hỗ trợ hồi sinh của các cơ quan chức năng về thực vật, nó cũng không được ưu tiên. Nó tạo mạch nước ngầm dưới cát. Không có rười, làng biển không có nước. Rười trở thành gia tài của làng biển đương đầu với hạn hán trên rú cát bay.
Đi giữa thung lũng cát, rười hồi sinh khắp nơi, chúng mọc đều nhịp như cha ông chúng từng mọc. Ken dày, đều tắp như thảo nguyên bất tận bên thung cát. Mỗi thân rười nhỏ bé như chiếc đũa nhỏ, cơn gió nhẹ vút qua một cây trơ trọi bổ xiêu, bổ chúi, nhưng khi cả bụi rười cùng mọc, đồng tâm lớn lên thành bó lớn, cơn gió mạnh chẳng làm chúng mảy may, rười như biết hiệp lực.
Chẳng thế mà ngư dân thời chưa có nhà kiên cố, vẫn nương tựa vào cây rười để sinh tồn trên cát trắng. Thân rười nhỏ bé nhưng kiên gan, hoa rười gió thổi bay nhưng mạnh mẽ sinh tồn. Người miệt biển coi rười hồi sinh như thứ gia tài quý, bởi có hàng trăm ngàn con người nhờ ơn cây rười để lấy nước dưới cát cho cuộc sống thường nhật. Cây rười nhỏ bé nhưng ích lớn lạ kỳ.
Cây rười hồi sinh là tín hiệu tốt với môi trường trên cát, góp phần giữ nước cũng như chống nạn cát bay, cát nhảy, tạo sinh cảnh cho các loài chim chóc, động vật về sinh sống và cho con người làng biển không gian trong lành
Du lịch, GO! - Theo SGGP, blog Culangcat
Nay, người làng biển có nhà xây kiên cố đã tạo mầm cho cây rười hồi sinh giữa mênh mông cát trắng. Cây rười thân hình ống, nhỏ mảnh, thân cao từ 1 - 1,2m đã can trường cưu mang con người nhiều ngàn năm qua.
Một thời tận diệt
Những năm bao cấp, không vùng biển nào ở Quảng Bình có con đường thông thương với bên ngoài. Ngư dân lội trên cát bằng đôi dép đẽo từ những thớ ván nhỏ xin từ người kẻ núi sau mỗi chuyến gánh cá đi bán.
Ngư dân Nguyễn Đạo ở Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy) nói: “Đến năm 1992, Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung hoàn toàn không có đường thông thương. Cứ lội trên cát mà đi. Những dấu chân trên cát trắng phau lâu ngày trở thành con đường để ngư dân vượt ra bên ngoài, giao lưu, buôn bán. Gánh cá thời đó phải vượt 20 cây số đường rú cát mới tới làng người làm ruộng bán. Thời đó không có đá ướp lạnh, cá ươn, không có gì làm cho cá tươi bằng cây rười”.
Người làng biển dùng rười nướng cá giữ nguyên mùi ngon của cá. Cá nướng bằng cây rười thơm phức, giữ được khí chất mặn mòi của biển. Người làng ruộng, rồi miền sơn cước vùng nào cũng thích. Rười lót vào gánh cá, có hơi ẩm của cát, hơi lạnh của nước trong thân cây, hút đi chất tanh của vẩy, làm con cá giữ được màu tươi óng ánh dưới nắng gió miền cát trắng.
< Rười làm cho cát giữ độ ẩm tốt, nguồn nước không bốc hơi. rười còn chắn nạn cát bay, cát nhảy...
Sống trên cát, không có rừng vàng, gỗ rậm để làm nhà, người miệt biển xem cây rười như cứu cánh từ hàng ngàn, hàng vạn đời nay. Nhà làm bằng cây rười. Mái nhà cũng lợp rười. Phên nhà cũng dựng vách rười. Chất đốt cũng từ cây rười. Những thung lũng cát từ huyện Quảng Ninh kéo về chút mút huyện Lệ Thủy ven biển ken dày cây rười. Rười có mặt khắp nơi, chung thủy với tư chất người kẻ biển từ ngàn vạn đời không xa.
Rười có nhiều công ích, người miền biển cứ thế khai thác. Tận thu, bứt từ trảng rười này sang trảng rười khác. Mùa cá biển họ bứt nhanh như mưa rơi trên cát. Chẳng mấy chốc, những thung lũng rười bị cùn vẹt, vô số gốc rười trơ khốc trên cát.
< Hoa của rười như cánh sao biển, là nguồn thực phẩm được người kẻ biển nấu nước uống thanh nhiệt mùa hè.
Lão ngư Nguyễn Đùng nói: “Không có bất cứ thứ gì để giữ cá tươi, chẳng có thứ gì làm nhà để ở, chỉ có cây rười.
Rười làm đủ thứ, rười làm giường ngủ, rười làm chất đốt, trai gái lấy nhau cũng hồi môn cho nhau một chục bó rười để ra riêng làm nhà. Thế là lao vào tranh rười; bứt rười cả ngày, cả đêm. Trăng sáng càng bứt nhiều. Ngày đánh cá, đêm bứt rười. Rồi rười cũng hết. Dân bó gối. Hạn hán xuất hiện. Thì ra, rười bị cắt đi thì rễ cũng héo hon, mạch nước ngầm dưới rễ cây biến mất. Cả làng phải vượt hơn chục cây số trên cát vào các làng nông xin nước. Xin mấy mùa hè nắng lửa. May, sau khi chia tỉnh được vài năm, trên cho làm đường về làng biển. Dân biển đi mua gỗ về làm nhà, nhờ đó cây rười được “tha”.
Thảo nguyên bên thung lũng cát
Ông Đùng nói: “Tha là tha rứa chứ dân vẫn bứt rười về chủm (thổi bếp), bứt rười về nướng cá, bứt rười về ướp cá. May sau này có đá, cây rười mới có cơ hội sinh tồn với cát nhiều hơn. Giai đoạn rười bị kiệt, nước trong cát cũng kiệt theo. Rười giữ nước tốt lắm. Nước dưới cây rười uống mát lịm, không sợ bị độc titan, rễ cây rười lọc hết”.
Rồi khi những nhà máy nước đá mọc lên, người ta có chất ướp cá tốt hơn cây rười, những cánh đồng rười giữa thung lũng cát trắng bị cùn mòn bắt đầu cơ hội hồi sinh. Một tháng hai tháng, một năm hai năm, gốc rười bắt đầu trổ nụ non. Rồi nhiều năm cộng lại, cả một quần thể rười bất tận nối đuôi nhau giữa cánh đồng cát trải dài từ Quảng Ninh đến Lệ Thủy hàng ngàn hécta.
< Dưới chân cây rười là cộng đồng của cua cát, của chim muông, thỏ, rùa cùng kéo về sinh sôi.
Rười mọc lại, ngư dân mừng khó tả, ông Trần Diệu nói: “Rười mọc, nước dưới cát được giữ; rười mọc, người biển dân tui như thấy cái chi đó quý giá, thân thiết trở về với làng. Không ai nói nhiều, chẳng ai nói lắm, nhìn rười đu đưa trước gió thôi cũng vui đáo để”.
Rười hồi sinh, từng đàn chim hét, chim nước, sơn ca, cu xanh, cu cườm kéo về nườm nượp; lại nữa, có cả một số cá thể thỏ cùng rùa chia sẻ sinh cảnh rười mát dịu dưới ánh nắng khốc liệt của mùa hè.
Vì đâu cây rười hồi sinh mạnh mẽ? Nhiều nghiên cứu thấy rằng, hoa cây rười mang các hạt nhỏ bé của nó là yếu tố quan trọng để rười hồi sinh. Các hạt rười di cư theo các luồng cát từ các đợt gió Lào và gió mùa Đông Bắc. Chúng chạy tứ tán khắp nơi ở thung lũng cát. Khi những cây bố mẹ bị cắt, hạt rười rung chuyển, rơi xuống cát. Gió mùa mang theo mưa, chúng nảy mầm. Chu kỳ đó kéo dài nhiều năm để đến hôm nay cây rười trở thành gia tài quý cho ngư dân làng biển. Bởi nó giữ được nước, mạch nguồn của cuộc sống.
Giữa vô biên cát trắng, ánh lên nền trắng đó là màu xanh của rười. Người làng biển xem đó như sinh khí của mình và đã biết gìn giữ một sinh cách trên cát độc đáo cho riêng mình. Cây rười, trong nghiên cứu khoa học gần như không được chú ý, và trong các danh mục hỗ trợ hồi sinh của các cơ quan chức năng về thực vật, nó cũng không được ưu tiên. Nó tạo mạch nước ngầm dưới cát. Không có rười, làng biển không có nước. Rười trở thành gia tài của làng biển đương đầu với hạn hán trên rú cát bay.
Đi giữa thung lũng cát, rười hồi sinh khắp nơi, chúng mọc đều nhịp như cha ông chúng từng mọc. Ken dày, đều tắp như thảo nguyên bất tận bên thung cát. Mỗi thân rười nhỏ bé như chiếc đũa nhỏ, cơn gió nhẹ vút qua một cây trơ trọi bổ xiêu, bổ chúi, nhưng khi cả bụi rười cùng mọc, đồng tâm lớn lên thành bó lớn, cơn gió mạnh chẳng làm chúng mảy may, rười như biết hiệp lực.
Chẳng thế mà ngư dân thời chưa có nhà kiên cố, vẫn nương tựa vào cây rười để sinh tồn trên cát trắng. Thân rười nhỏ bé nhưng kiên gan, hoa rười gió thổi bay nhưng mạnh mẽ sinh tồn. Người miệt biển coi rười hồi sinh như thứ gia tài quý, bởi có hàng trăm ngàn con người nhờ ơn cây rười để lấy nước dưới cát cho cuộc sống thường nhật. Cây rười nhỏ bé nhưng ích lớn lạ kỳ.
Cây rười hồi sinh là tín hiệu tốt với môi trường trên cát, góp phần giữ nước cũng như chống nạn cát bay, cát nhảy, tạo sinh cảnh cho các loài chim chóc, động vật về sinh sống và cho con người làng biển không gian trong lành
Du lịch, GO! - Theo SGGP, blog Culangcat
cây này ra các biển mà hơi hoang vu tý là thấy nhiều lắm luôn
ReplyDeletevietnam motorbike tours Loop Bike Tours