Chợ tình luôn là một điều bí ẩn và nỗi khao khát của không ít người. Chả thế mà các cô gái Mông đến tuổi cập kê đã chuẩn bị váy áo từ vài tháng trước đó để chờ đợi phiên vui chợ tình đằm thắm, tìm cho được “ý trung nhân”.
Ngày nay, khi chợ tình Sa Pa và Khau Vai đã phần nào vơi đi sự hấp dẫn thì chợ tình Mộc Châu (Sơn La) lại là điểm đến của bà con dân tộc thiểu số từ Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La đến Yên Bái, Lào Cai. Du khách trong và ngoài nước, dân “phượt” cũng không bỏ qua cơ hội này.
Cao nguyên Mộc Châu không chỉ có đặc sản là chè, những cô gái dân tộc duyên dáng mà ngày nay, phiên chợ tình tổ chức vào ngày 31/8 đến 2/9 hằng năm cũng là một món “đặc sản” níu khách thập phương về với vùng cao nguyên nhiều mây và đầy bí ẩn này.
Năm ngoái, tôi đã gặp Vàng Thị Nỉ khi cô ngồi nghe bài hát từ chiếc điện thoại ở một gốc cây. Nỉ không đẹp lộng lẫy nhưng có duyên ngầm. Đêm đó, dù nhiều nhóm nam thanh nữ tú tụ tập chơi bời, tán tỉnh nhau thì một mình Nỉ như bị tách ra khỏi thế giới vừa ồn ào vừa trữ tình đó.
Nỉ nói, cô rất muốn đến chợ tình chơi, vì phải rất lâu (sau tết) cả vùng mới lại có một dịp vui chơi như thế. Vì vậy, mới đầu tháng 7, cô đã may áo quần, váy để chuẩn bị cho ngày đó. Trong hơi sương lành lạnh, cô nói: “Em vượt đường sá từ xã Mường Sang đến đây không phải để kiếm chồng. Em chỉ muốn thấy người ta yêu nhau như thế nào”.
Trong câu nói của cô, dường như ầng ậng nước của cơn mưa bất chợt ban chiều. Cô nói mình đến không để tìm kiếm chồng, mà sao giọng nói hoang hoải đến thế. Gặng hỏi mãi, Nỉ đã không thể giấu được lòng mình. Thì ra, cô đã yêu một người con trai ở bản, nhưng bị cấm cản vì chuyện của dòng họ. Thế là chàng trai ấy đã bỏ đi, rồi bị con ma thuốc phiện nó ám vào người, giờ cứ như người mất hết trí khôn.
Câu chuyện của Nỉ cho tôi thêm hiểu thế nào là tình yêu nam nữ bị cấm cản, và cái sự hà khắc của một số tập tục ở những bản làng xa xôi sẽ còn làm khổ những tình yêu đẹp như thế đến bao giờ nữa? Không ai biết được, và thế là, sẽ có biết bao nhiêu đôi tình nhân (đã từng yêu mà không đến được với nhau) tìm đến chợ tình này.
Trước đây, Nỉ đã từng cùng người ấy đến chợ tình, họ đã cười rất nhiều và rất hạnh phúc. Nhưng đó là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng cô được hưởng một phiên chợ tình đẹp và trọn vẹn. Giờ có tìm mỏi mắt thì cũng chẳng thấy bóng dáng người yêu.
Tôi nói với Nỉ tôi đi xe máy lên Mộc Châu. Đêm đó, tôi dẫn cô đi chơi, nghe khèn, xem múa và nhìn rất nhiều đôi tán tỉnh nhau rất đỗi chân thành, giản dị nhưng lại độc đáo.
Nỉ cũng như nhiều người ở trong vùng không biết chợ tình Mộc Châu có từ bao giờ, cũng chẳng ai biết vì sao người Mông ở khắp các vùng núi phía Bắc lại tìm về Mộc Châu rất đông vào đúng đêm chính mùng 1/9.
Chỉ biết đó là đêm rất được chờ đợi, vui đến vỡ òa, rất trữ tình đằm thắm và mộc mạc, thanh niên nam nữ đến đó cũng rất người, rất đời và rất đẹp.
Tôi đã may mắn thấy nhiều vẻ đẹp của những phiên chợ tình, những đêm hò hẹn hay những ngày xuân dạo chơi núi rừng. Và tôi đã từng ước, giá sau mỗi ngày làm việc cật lực nơi phố phường lại được “rơi bịch” vào giữa vùng cao nguyên. Một hạt cát là tôi sẽ không thể nào làm cao nguyên đẹp hơn hay xấu đi, nhưng ít nhất, những chiếc váy xòe xanh xanh đỏ đỏ của các thiếu nữ sẽ có thêm hai con mắt ngắm nhìn. Từ đó, đồng cỏ cao nguyên đỡ đơn điệu, những cánh đồng hoa cải vàng được thổi thêm sức sống.
Trước đây, người Mông nghèo hơn bây giờ rất nhiều. Họ đi bộ mấy ngày mấy đêm, băng rừng, vượt núi để đến chợ. Ai xuống chợ bằng ngựa đã được gọi là xa xỉ, là giàu có. Hình ảnh một gia đình người Mông cả chồng, vợ và đứa con nhỏ ngồi vắt vẻo trên lưng ngựa đi trên con đường trung tâm thị trấn là ký ức khiến nhiều người thú vị trong những phiên chợ tình. Những con đường phố huyện dịp đó ngập tràn sắc màu người Mông, nhưng cũng rải đầy phân ngựa. Ngạc nhiên là chẳng ai khó chịu về điều đó. Nó là một phần của lễ hội người Mông thuở hàn vi.
Người Mông đã biết cách để trở nên giàu hơn và họ đã sắm được xe máy, điện thoại. Có người chỉ cần vài chục phút là đã có mặt ở chợ. Điều đó đã làm giảm đi phần nào sự thú vị, sức hấp dẫn của chợ tình. Nhưng đó là điều không thể cưỡng nổi, cũng giống như rất nhiều người đến chợ đã già đi, những em bé không còn nằm trên lưng mẹ xuống chợ nữa, mà đã biến thành các chàng trai, cô gái khỏe mạnh tự đi bằng đôi chân của mình.
Vào những ngày này, trời Mộc Châu se lạnh, đó thực sự là không khí rất đẹp cho những người đến chợ tình. Các nhóm “phượt” đang chuẩn bị “đạn” (tiền) và những thứ cần thiết để đổ về Mộc Châu, sau tiện thể lượn một vòng Tây Bắc thưởng thức khí thu núi rừng. Bấm điện thoại gọi cho Nỉ. Vẫn là giọng nói trong trẻo đó, vẫn một niềm thảng thốt trong tiếc nuối. Cô không thể hoang hoải mãi như thế, để rồi tuổi xuân sẽ bị nhấn chìm bởi sự hùng vĩ của cao nguyên. Cô cần phải lấy chồng, như biết bao bạn bè cùng trang lứa.
Lúc này, ở bản của Nỉ và rất nhiều bản làng khác, nhiều chàng trai, cô gái, nhiều đôi vợ chồng phải đi bẻ ngô thuê, hoặc làm bất kể công việc vất vả nào để có mấy trăm nghìn đi xuống chợ. Có gia đình rồng rắn cả vợ chồng, con cái cuốc bộ xuống chợ “xả láng” mấy ngày, tiêu hết số tiền vất vả làm trong hai tháng rồi lại bịn rịn cuốc bộ về, đường đi xa lắm nhưng lòng ai cũng lâng lâng vui, không biết mỏi là gì.
Một nhà văn hóa chỉ ra rằng, do cuộc sống của người dân quanh năm vất vả, đời sống văn hóa nghèo nàn, nên đó là dịp để họ giao lưu, nói chuyện, tìm bạn, uống rượu… và xả láng! Một vài ngày trong phiên chợ, không đủ để họ khỏa lấp những thiếu thốn trong cuộc sống hằng ngày, nhưng cũng khiến họ hả hê để tiếp tục công việc làm nương, sản xuất.
Bình thường, vào đêm 30/8, thanh thiếu niên vùng cao đã đổ về vui chơi ở thị trấn Mộc Châu, thắc thỏm chờ đợi những thời khắc tuyệt đẹp của tình yêu. Ở trung tâm thị trấn, ngoài những cô gái Mông còn có những cô Thái, Mường duyên dáng.
Đêm 31/8 và 1/9 là hai đêm đáng chờ đợi nhất. Các chương trình văn nghệ diễn ra, những nụ cười giòn tan vang khắp núi rừng, hòa vào tiếng suối chảy. Trước đó, những người đến chợ sớm một hai hôm đã nếm trải sự hồi hộp, chờ đợi đến khó lòng chợp mắt. Họ có thể tìm chỗ ngủ ở bất cứ nơi đâu, ngay sân vận động, dưới gốc cây, giữa bậc tam cấp, hiên nhà thậm chí là trên một tảng đá. Họ thường đi thành từng nhóm để hỗ trợ, giúp đỡ nhau.
Đêm 1/9, rạng sáng ngày 2/9, khi các chương trình ca nhạc và màn bắn pháo hoa chào mừng Tết Độc lập kết thúc, dòng người đổ về các trục đường chính ở thị trấn. Chợ tình lúc này diễn ra ở tất cả mọi nơi thuộc thị trấn.
Còn nhớ, một cô gái vùng núi Sơn La đã nói với tôi rằng, với người Mông, được đến chợ là một hạnh phúc, vì ở rất nhiều bản Mông trên những rẻo cao Tây Bắc, có những người chưa từng một lần đến chợ. Với họ, thật không dễ để kiếm được hai ba trăm nghìn cho những cuộc vui nơi phố huyện. Nỉ cũng nói thế, bởi có những bản người phụ nữ nếu không phải mòn mỏi chờ chồng đi tù thì cũng phải quần quật làm lụng kiếm tiền mua thuốc cho chồng.
Tôi bỗng thấy những ước mơ của người phụ nữ vùng cao, đôi khi quá nhỏ nhoi mà vẫn không thành hiện thực. Tôi nhủ lòng, dịp này sẽ lại vượt núi, vén mây đến với Mộc Châu để gặp Nỉ, gặp chợ, cảnh sắc và những điều tuyệt diệu. Các bạn muốn khám phá, xin hãy đến cùng tôi.
Du lịch, GO! - Theo SK&ĐS, internet
Ngày nay, khi chợ tình Sa Pa và Khau Vai đã phần nào vơi đi sự hấp dẫn thì chợ tình Mộc Châu (Sơn La) lại là điểm đến của bà con dân tộc thiểu số từ Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La đến Yên Bái, Lào Cai. Du khách trong và ngoài nước, dân “phượt” cũng không bỏ qua cơ hội này.
Cao nguyên Mộc Châu không chỉ có đặc sản là chè, những cô gái dân tộc duyên dáng mà ngày nay, phiên chợ tình tổ chức vào ngày 31/8 đến 2/9 hằng năm cũng là một món “đặc sản” níu khách thập phương về với vùng cao nguyên nhiều mây và đầy bí ẩn này.
Năm ngoái, tôi đã gặp Vàng Thị Nỉ khi cô ngồi nghe bài hát từ chiếc điện thoại ở một gốc cây. Nỉ không đẹp lộng lẫy nhưng có duyên ngầm. Đêm đó, dù nhiều nhóm nam thanh nữ tú tụ tập chơi bời, tán tỉnh nhau thì một mình Nỉ như bị tách ra khỏi thế giới vừa ồn ào vừa trữ tình đó.
Nỉ nói, cô rất muốn đến chợ tình chơi, vì phải rất lâu (sau tết) cả vùng mới lại có một dịp vui chơi như thế. Vì vậy, mới đầu tháng 7, cô đã may áo quần, váy để chuẩn bị cho ngày đó. Trong hơi sương lành lạnh, cô nói: “Em vượt đường sá từ xã Mường Sang đến đây không phải để kiếm chồng. Em chỉ muốn thấy người ta yêu nhau như thế nào”.
Trong câu nói của cô, dường như ầng ậng nước của cơn mưa bất chợt ban chiều. Cô nói mình đến không để tìm kiếm chồng, mà sao giọng nói hoang hoải đến thế. Gặng hỏi mãi, Nỉ đã không thể giấu được lòng mình. Thì ra, cô đã yêu một người con trai ở bản, nhưng bị cấm cản vì chuyện của dòng họ. Thế là chàng trai ấy đã bỏ đi, rồi bị con ma thuốc phiện nó ám vào người, giờ cứ như người mất hết trí khôn.
Câu chuyện của Nỉ cho tôi thêm hiểu thế nào là tình yêu nam nữ bị cấm cản, và cái sự hà khắc của một số tập tục ở những bản làng xa xôi sẽ còn làm khổ những tình yêu đẹp như thế đến bao giờ nữa? Không ai biết được, và thế là, sẽ có biết bao nhiêu đôi tình nhân (đã từng yêu mà không đến được với nhau) tìm đến chợ tình này.
Trước đây, Nỉ đã từng cùng người ấy đến chợ tình, họ đã cười rất nhiều và rất hạnh phúc. Nhưng đó là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng cô được hưởng một phiên chợ tình đẹp và trọn vẹn. Giờ có tìm mỏi mắt thì cũng chẳng thấy bóng dáng người yêu.
Tôi nói với Nỉ tôi đi xe máy lên Mộc Châu. Đêm đó, tôi dẫn cô đi chơi, nghe khèn, xem múa và nhìn rất nhiều đôi tán tỉnh nhau rất đỗi chân thành, giản dị nhưng lại độc đáo.
Nỉ cũng như nhiều người ở trong vùng không biết chợ tình Mộc Châu có từ bao giờ, cũng chẳng ai biết vì sao người Mông ở khắp các vùng núi phía Bắc lại tìm về Mộc Châu rất đông vào đúng đêm chính mùng 1/9.
Chỉ biết đó là đêm rất được chờ đợi, vui đến vỡ òa, rất trữ tình đằm thắm và mộc mạc, thanh niên nam nữ đến đó cũng rất người, rất đời và rất đẹp.
Tôi đã may mắn thấy nhiều vẻ đẹp của những phiên chợ tình, những đêm hò hẹn hay những ngày xuân dạo chơi núi rừng. Và tôi đã từng ước, giá sau mỗi ngày làm việc cật lực nơi phố phường lại được “rơi bịch” vào giữa vùng cao nguyên. Một hạt cát là tôi sẽ không thể nào làm cao nguyên đẹp hơn hay xấu đi, nhưng ít nhất, những chiếc váy xòe xanh xanh đỏ đỏ của các thiếu nữ sẽ có thêm hai con mắt ngắm nhìn. Từ đó, đồng cỏ cao nguyên đỡ đơn điệu, những cánh đồng hoa cải vàng được thổi thêm sức sống.
Trước đây, người Mông nghèo hơn bây giờ rất nhiều. Họ đi bộ mấy ngày mấy đêm, băng rừng, vượt núi để đến chợ. Ai xuống chợ bằng ngựa đã được gọi là xa xỉ, là giàu có. Hình ảnh một gia đình người Mông cả chồng, vợ và đứa con nhỏ ngồi vắt vẻo trên lưng ngựa đi trên con đường trung tâm thị trấn là ký ức khiến nhiều người thú vị trong những phiên chợ tình. Những con đường phố huyện dịp đó ngập tràn sắc màu người Mông, nhưng cũng rải đầy phân ngựa. Ngạc nhiên là chẳng ai khó chịu về điều đó. Nó là một phần của lễ hội người Mông thuở hàn vi.
Người Mông đã biết cách để trở nên giàu hơn và họ đã sắm được xe máy, điện thoại. Có người chỉ cần vài chục phút là đã có mặt ở chợ. Điều đó đã làm giảm đi phần nào sự thú vị, sức hấp dẫn của chợ tình. Nhưng đó là điều không thể cưỡng nổi, cũng giống như rất nhiều người đến chợ đã già đi, những em bé không còn nằm trên lưng mẹ xuống chợ nữa, mà đã biến thành các chàng trai, cô gái khỏe mạnh tự đi bằng đôi chân của mình.
Vào những ngày này, trời Mộc Châu se lạnh, đó thực sự là không khí rất đẹp cho những người đến chợ tình. Các nhóm “phượt” đang chuẩn bị “đạn” (tiền) và những thứ cần thiết để đổ về Mộc Châu, sau tiện thể lượn một vòng Tây Bắc thưởng thức khí thu núi rừng. Bấm điện thoại gọi cho Nỉ. Vẫn là giọng nói trong trẻo đó, vẫn một niềm thảng thốt trong tiếc nuối. Cô không thể hoang hoải mãi như thế, để rồi tuổi xuân sẽ bị nhấn chìm bởi sự hùng vĩ của cao nguyên. Cô cần phải lấy chồng, như biết bao bạn bè cùng trang lứa.
Lúc này, ở bản của Nỉ và rất nhiều bản làng khác, nhiều chàng trai, cô gái, nhiều đôi vợ chồng phải đi bẻ ngô thuê, hoặc làm bất kể công việc vất vả nào để có mấy trăm nghìn đi xuống chợ. Có gia đình rồng rắn cả vợ chồng, con cái cuốc bộ xuống chợ “xả láng” mấy ngày, tiêu hết số tiền vất vả làm trong hai tháng rồi lại bịn rịn cuốc bộ về, đường đi xa lắm nhưng lòng ai cũng lâng lâng vui, không biết mỏi là gì.
Một nhà văn hóa chỉ ra rằng, do cuộc sống của người dân quanh năm vất vả, đời sống văn hóa nghèo nàn, nên đó là dịp để họ giao lưu, nói chuyện, tìm bạn, uống rượu… và xả láng! Một vài ngày trong phiên chợ, không đủ để họ khỏa lấp những thiếu thốn trong cuộc sống hằng ngày, nhưng cũng khiến họ hả hê để tiếp tục công việc làm nương, sản xuất.
Bình thường, vào đêm 30/8, thanh thiếu niên vùng cao đã đổ về vui chơi ở thị trấn Mộc Châu, thắc thỏm chờ đợi những thời khắc tuyệt đẹp của tình yêu. Ở trung tâm thị trấn, ngoài những cô gái Mông còn có những cô Thái, Mường duyên dáng.
Đêm 31/8 và 1/9 là hai đêm đáng chờ đợi nhất. Các chương trình văn nghệ diễn ra, những nụ cười giòn tan vang khắp núi rừng, hòa vào tiếng suối chảy. Trước đó, những người đến chợ sớm một hai hôm đã nếm trải sự hồi hộp, chờ đợi đến khó lòng chợp mắt. Họ có thể tìm chỗ ngủ ở bất cứ nơi đâu, ngay sân vận động, dưới gốc cây, giữa bậc tam cấp, hiên nhà thậm chí là trên một tảng đá. Họ thường đi thành từng nhóm để hỗ trợ, giúp đỡ nhau.
Đêm 1/9, rạng sáng ngày 2/9, khi các chương trình ca nhạc và màn bắn pháo hoa chào mừng Tết Độc lập kết thúc, dòng người đổ về các trục đường chính ở thị trấn. Chợ tình lúc này diễn ra ở tất cả mọi nơi thuộc thị trấn.
Còn nhớ, một cô gái vùng núi Sơn La đã nói với tôi rằng, với người Mông, được đến chợ là một hạnh phúc, vì ở rất nhiều bản Mông trên những rẻo cao Tây Bắc, có những người chưa từng một lần đến chợ. Với họ, thật không dễ để kiếm được hai ba trăm nghìn cho những cuộc vui nơi phố huyện. Nỉ cũng nói thế, bởi có những bản người phụ nữ nếu không phải mòn mỏi chờ chồng đi tù thì cũng phải quần quật làm lụng kiếm tiền mua thuốc cho chồng.
Tôi bỗng thấy những ước mơ của người phụ nữ vùng cao, đôi khi quá nhỏ nhoi mà vẫn không thành hiện thực. Tôi nhủ lòng, dịp này sẽ lại vượt núi, vén mây đến với Mộc Châu để gặp Nỉ, gặp chợ, cảnh sắc và những điều tuyệt diệu. Các bạn muốn khám phá, xin hãy đến cùng tôi.
Du lịch, GO! - Theo SK&ĐS, internet
0 comments:
Post a Comment