Giữa sắc trời xanh ngắt của đại ngàn, trong tiếng réo sôi của miên man ghềnh thác, con thuyền vẫn lướt đi nhẹ nhàng như một cánh hoa ai thả trên sông.
... Đó là hình ảnh nên thơ nhưng cũng đầy huyền bí của con thuyền độc mộc trên những dòng sông Tây Nguyên...
Đẽo thuyền là một công việc nguy hiểm. Có lẽ vì vậy mà trong mỗi con thuyền đều chất nặng tâm linh… Khi người thợ đẽo thuyền đang ở rừng, người vợ ở nhà phải kiêng các việc bổ củi, cuốc đất; không được tắm rửa, gội đầu và nhất là không được làm rượu cúng Yàng...
Với những người thợ, khi chọn được cây gỗ ưng ý và hạ nó xuống phải cúng Yàng lần 1. Khi con thuyền đã hoàn thành và hạ thủy an toàn thì cúng Yàng lần 2 để tạ ơn. Lễ vật cho mỗi lễ cúng đơn giản cũng phải con gà, ghè rượu...
Làm thuyền, người thợ chỉ được sử dụng một chiếc rìu duy nhất. Gỗ dùng làm thuyền được chọn là cây sao xanh, có đường kính từ một người ôm trở lên; dài từ 5-6m, không chà ngạnh. Hạ được cây xuống rồi, người ta tiến hành đẽo thuyền ngay tại rừng, vừa đẽo vừa đốt lửa hong. Một con thuyền cỡ trung bình, người thợ phải ở rừng tối thiểu là nửa tháng.
Việc khó nhất của họ là phải làm sao cho con thuyền khi xuống nước nổi đều (không được phép sửa chữa khi đã hạ thủy).
Để được như vậy, người thợ làm thuyền có một cách khá là huyền bí: Họ lật úp thuyền xuống, đặt một quả trứng gà theo chiều đứng vào chính giữa lưng thuyền. Nếu quả trứng không đổ thì chiếc thuyền khi xuống nước sẽ không nghiêng lệch...
Mỗi chiếc thuyền hạ thủy là một ngày hội đối với mỗi làng. Người có gà góp gà, người có rượu góp rượu cùng với gia chủ hình thành một bữa tiệc cộng đồng. Cùng với những lời chúc tụng, người thợ làm thuyền sẽ được gia chủ mời rượu trước tất cả mọi người như một phần thưởng và sự tôn vinh tài năng...
Ông Pêng – một thợ nổi tiếng kể rằng xưa kia các làng dọc sông Pô Kô ai cũng có thuyền. Con thuyền độc mộc gắn với mỗi bước chân lên rẫy, với mỗi niềm vui, nỗi buồn trên sông.
Nhưng rồi theo thời gian rừng càng ngày càng lùi xa, gỗ lớn làm thuyền hiếm dần. Đặc biệt là sự xuất hiện của những chiếc xe máy đã khiến niềm vui sông nước nguội cạn. Người ta đua nhau bán thuyền. Mỗi con thuyền còn sử dụng được trên chục năm chỉ có giá 500.000 đến 1 triệu đồng tùy lớn nhỏ. Làng Nú của ông Pênh cách đây dăm năm nhiều thuyền là thế, nay chỉ còn vỏn vẹn 4 cái. Vẫn biết là không thể khác mà ông Pêng vẫn thấy buồn...
Du lịch,GO! - Theo Danviet, internet
... Đó là hình ảnh nên thơ nhưng cũng đầy huyền bí của con thuyền độc mộc trên những dòng sông Tây Nguyên...
Đẽo thuyền là một công việc nguy hiểm. Có lẽ vì vậy mà trong mỗi con thuyền đều chất nặng tâm linh… Khi người thợ đẽo thuyền đang ở rừng, người vợ ở nhà phải kiêng các việc bổ củi, cuốc đất; không được tắm rửa, gội đầu và nhất là không được làm rượu cúng Yàng...
Với những người thợ, khi chọn được cây gỗ ưng ý và hạ nó xuống phải cúng Yàng lần 1. Khi con thuyền đã hoàn thành và hạ thủy an toàn thì cúng Yàng lần 2 để tạ ơn. Lễ vật cho mỗi lễ cúng đơn giản cũng phải con gà, ghè rượu...
Làm thuyền, người thợ chỉ được sử dụng một chiếc rìu duy nhất. Gỗ dùng làm thuyền được chọn là cây sao xanh, có đường kính từ một người ôm trở lên; dài từ 5-6m, không chà ngạnh. Hạ được cây xuống rồi, người ta tiến hành đẽo thuyền ngay tại rừng, vừa đẽo vừa đốt lửa hong. Một con thuyền cỡ trung bình, người thợ phải ở rừng tối thiểu là nửa tháng.
Việc khó nhất của họ là phải làm sao cho con thuyền khi xuống nước nổi đều (không được phép sửa chữa khi đã hạ thủy).
Để được như vậy, người thợ làm thuyền có một cách khá là huyền bí: Họ lật úp thuyền xuống, đặt một quả trứng gà theo chiều đứng vào chính giữa lưng thuyền. Nếu quả trứng không đổ thì chiếc thuyền khi xuống nước sẽ không nghiêng lệch...
Mỗi chiếc thuyền hạ thủy là một ngày hội đối với mỗi làng. Người có gà góp gà, người có rượu góp rượu cùng với gia chủ hình thành một bữa tiệc cộng đồng. Cùng với những lời chúc tụng, người thợ làm thuyền sẽ được gia chủ mời rượu trước tất cả mọi người như một phần thưởng và sự tôn vinh tài năng...
Ông Pêng – một thợ nổi tiếng kể rằng xưa kia các làng dọc sông Pô Kô ai cũng có thuyền. Con thuyền độc mộc gắn với mỗi bước chân lên rẫy, với mỗi niềm vui, nỗi buồn trên sông.
Nhưng rồi theo thời gian rừng càng ngày càng lùi xa, gỗ lớn làm thuyền hiếm dần. Đặc biệt là sự xuất hiện của những chiếc xe máy đã khiến niềm vui sông nước nguội cạn. Người ta đua nhau bán thuyền. Mỗi con thuyền còn sử dụng được trên chục năm chỉ có giá 500.000 đến 1 triệu đồng tùy lớn nhỏ. Làng Nú của ông Pênh cách đây dăm năm nhiều thuyền là thế, nay chỉ còn vỏn vẹn 4 cái. Vẫn biết là không thể khác mà ông Pêng vẫn thấy buồn...
Du lịch,GO! - Theo Danviet, internet
0 comments:
Post a Comment