Dân du lịch bụi vẫn hay nói với nhau về ước mơ chinh phục "4 cực - 1 đỉnh" của dải đất hình chữ S như một trong những câu chuyện thú vị nhất về những hành trình lang bạt.
Cực đông Mũi Đôi
Sau các cuộc tranh cãi online và offline của dân mạng và dân du lịch bụi, nhiều người đã công nhận: cực đông trên đất liền của Việt Nam nằm tại Mũi Đôi thuộc bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), thay vì ngọn hải đăng ở mũi Đại Lãnh như một số tài liệu đã đề cập.
Lịch trình kinh điển cho chuyến đi chinh phục cực đông thường được bắt đầu từ Đầm Môn, nơi bạn có thể thuê thuyền của người dân chài với chi phí 1-2 triệu đồng. Một số quyết tâm leo bộ qua trảng cát nóng bỏng với sự giúp đỡ của người dẫn đường, sau đó thuê thuyền thúng bám theo các ghềnh đá để tiếp cận Mũi Đôi từ phía biển.
Vào những ngày biển động, tiếp cận và chinh phục Mũi Đôi trở thành một thử thách vô cùng khó khăn. Món đồ chơi không thể thiếu cho hành trình này là GPS (Global Position System) cùng các bản đồ với tỉ lệ và độ chính xác cao nhất mà bạn có thể có được. Nếu không, bạn sẽ khó có thể xác định đâu là Mũi Đôi trong vô số những ghềnh đá đang nhấp nhô dưới làn nước biển xanh ngắt đến lặng người kia.
Đến với cực đông Mũi Đôi không chỉ là sự thỏa mãn về việc chinh phục được một tọa độ đặc biệt của Tổ quốc, bạn còn không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kiêu sa và lộng lẫy của vịnh Vân Phong.
Cực tây Apachải
Cực tây của Việt Nam nằm tại ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc trên địa phận bản Apachải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên).
Năm 2005, khi đoàn quân đầu tiên của diễn đàn Ttvnol viễn chinh tới đây, họ đã phải đi bộ ròng rã mấy ngày trời, vượt qua gần trăm kilômét băng rừng lội suối, bất chấp núi sạt, đường lở… để đặt chân lên điểm đặc biệt nhất của biên cương cực tây.
Sau ba năm, không biết bao nhiêu đoàn người đã đến và đi, đường vào Apachải đã trở nên to đẹp hơn, ô tô có thể vượt qua những ghềnh đá lởm chởm ở suối Sín Thầu để vào đến tận bản Tá Miếu - bản cuối cùng về phía tây cách cột mốc ngã ba biên giới trên núi Khoang La San chừng 6 cây số.
Để leo được lên cột mốc, phải có giấy phép của bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên. 12 cây số đường bộ cả đi lẫn về theo lối tuần tra sát đường biên giới với nước láng giềng Trung Quốc sẽ lấy của bạn trọn một ngày.
Xuất phát lúc 7 giờ sáng từ bản Tá Miếu với ba lô đồ ăn, gồm cơm gạo đỏ và thịt sấy gác bếp, nước uống… hành trình chinh phục sẽ đưa bước chân bạn vượt qua những đồi cỏ gianh ken dày, những cánh rừng hạt dẻ dưới gốc mọc đầy dương xỉ và cây bụi…
Để rồi lặng người khi nhìn cờ Tổ quốc tung bay trên cột mốc, thấy trong tim nghèn nghẹn khi nhìn về bản Tá Miếu với vài chục nóc nhà quần tụ trong khói lam chiều, bé nhỏ giữa trập trùng núi và núi, nơi ấy có những cư dân người Hà Nhì đang sống và gìn giữ cho Tổ quốc từng tấc đất biên cương.
Cực nam Đất Mũi
Từ thị trấn cuối cùng trên đường quốc lộ huyết mạch 1A - thị trấn Năm Căn (Cà Mau), bạn có thể dễ dàng thuê ca nô để tiến về Đất Mũi, bắt đầu chuyến chinh phục cực nam của Tổ quốc. Chuyến ca nô xuôi sông Năm Căn vào buổi sáng thực sự đem lại những cảm xúc ấn tượng và choáng ngợp.
Đoạn sông gần cửa biển ngầu đục phù sa và dập dềnh những con sóng lớn, chiếc ca nô chạy ở tốc độ cao lao như tên, bất chấp những cú xóc nảy người khiến bạn phải nhiều phen thắt tim.
Hết đoạn sông lớn Năm Căn, bạn sẽ bắt vào những tuyến kênh ngang dọc chằng chịt. Rồi ca nô cập bến Rạch Tàu, đưa bạn lên bờ thăm "Mũi thuyền Cà Mau" đang hướng về phương nam ra biển.
Này là xóm Mũi phía đông nam, xóm Dẫy phía tây nam, tọa độ GPS001 nổi bật giữa một rừng cây xanh rợp và những hàng cọc tre chắn sóng bao quanh bờ đất, kiên cường như những người lính đang canh giữ biển trời Tổ quốc thân yêu.
Tới cực nam ở xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, hình ảnh của miền đất đầy nắng gió ấy sẽ luôn mang đến những kỷ niệm thật dịu dàng.
Cực bắc Lũng Cú
Ghi dấu kỷ niệm trong hành trang du lịch của rất nhiều dân phượt là hình ảnh cột cờ Lũng Cú hiên ngang và kiêu hãnh trên đỉnh Long Sơn, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang), dưới chân là bản Lô Lô Chải thơ mộng và bình yên.
Cực bắc Lũng Cú có thể dễ dàng chinh phục bằng cả ô tô và xe gắn máy. Đường quốc lộ 4C nối Hà Giang với cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những tuyến đường hút hồn khách du lịch nhất ở miền núi phía Bắc vừa bởi vẻ đẹp hùng vĩ và tráng lệ của thế núi-chất đá, vừa bởi cuộc sống giản dị và mộc mạc của người dân tộc Mông, Lô Lô trên rẻo cao. Những tên bản tên làng trên đường đi như Cán Tỷ, Phố Cáo, Sủng Là, Sà Phìn… đã trở thành những địa danh đầy cảm xúc.
Tuy nhiên, cột cờ Lũng Cú không phải là điểm cực xa nhất về phía Bắc của Tổ quốc. Điểm mốc Cực Bắc thật sự của Việt Nam là Cột mốc số 422, nằm ngay giữa bản Séo Lủng (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), trên đường kinh tuyến 105o 18’ 06,807’’ kinh độ Đông, 23o 22’ 14,929” vĩ độ Bắc, cách 3km về hướng Bắc so với vị trí cột cờ Lũng Cú theo đường chim bay. Séo Lủng là một bản người dân tộc Mông, cũng chính là nơi dòng sông Nho Quế bắt đầu chảy vào lãnh thổ Việt Nam.
Những triền núi vàng lẫn tím phớt của hoa cải, hoa tam giác mạch, những triền núi mà lúa ngô, rau cỏ đã kiên cường trỗi lên từ những chút đất hiếm hoi lẫn trong đá. Những em bé người Mông má đỏ hồng nứt nẻ vì nắng gió, váy áo cũ kỹ hồn nhiên nô đùa bên những bờ rào đá, sau những cánh cổng gỗ và ngưỡng cửa cao của những căn nhà trình tường…
Cực bắc Lũng Cú có lẽ là một trong những điểm cực được chinh phục nhiều nhất và được dân du lịch bụi quay đi trở lại nhiều nhất. Họ vẫn đến và đi, rồi trở lại với tình cảm thiêng liêng hơn, sâu sắc hơn, cụ thể hơn với Tổ quốc.
Đỉnh Fansipan - Nóc nhà Đông Dương
Trước đây, và kể cả bây giờ, nhiều người vẫn không dám tin về một hành trình chinh phục nóc nhà Đông Dương ở độ cao 3.143 mét lại được nhiều bạn trẻ quan tâm đến thế.
Giấc mơ Fansipan bây giờ không còn là điều quá khó, bạn có thể dễ dàng mua một tour leo Fansipan từ thị trấn Sa Pa. Những người dẫn đường địa phương sẽ giúp bạn có được trải nghiệm khó quên về sự chinh phục, những ấn tượng tuyệt vời về vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc.
Băng qua cánh rừng già nguyên sinh, leo ngược con suối đầy đá rêu trơn trượt, con đường mòn với thảm lá mục dày như một tấm nệm dưới chân, vượt rừng tùng la hán đẹp như tranh thủy mặc và rừng trúc lùn…
Để rồi thấy tim mình như vỡ òa vui sướng, tự hào lúc đứng trên nóc nhà Đông Dương, giữa tiếng hát Quốc ca trong hơi thở vội, dưới lá Quốc kỳ thỏa sức tung bay… Chẳng phải bạn đã chinh phục đỉnh cao nhất của dải đất hình chữ S đó sao!
Ngẫm
Trong bốn cực và một đỉnh của lãnh thổ Việt Nam hình chữ S, cực tây Apachải được xem là điểm khó chinh phục nhất.
Cột mốc Apachải được khẳng định vào năm 2005, là điểm cực đặc biệt vì nằm giữa ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung, nên được giới trẻ ưa khám phá chọn là điểm để chinh phục trong hai năm gần đây và là niềm tự hào của tất cả những ai từng đến.
Nhiều người từng cho rằng ngọn hải đăng ở mũi Đại Lãnh, tọa độ 12o53'48" độ vĩ bắc và 109o27'06" độ kinh đông, thuộc địa phận xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa (Phú Yên) là cực đông trên đất liền của Việt Nam. Người Pháp xây dựng ngọn hải đăng này từ năm 1890. Năm 1997, ngọn hải đăng này được khôi phục lại và tiếp tục làm nhiệm vụ của một cây đèn biển quốc tế, rọi ánh đèn xa tới 27 hải lý.
Du lịch, GO! - Theo Thuỷ Trần (Tienphong) + thông tin và hình ảnh từ internet
Tìm thêm thông tin về các cực: bạn hãy gõ từ mong muốn (ví dụ "cực đông") trong khung Search của Du lịch, GO! để xem rất nhiều bài liên quan.
Cực đông Mũi Đôi
Sau các cuộc tranh cãi online và offline của dân mạng và dân du lịch bụi, nhiều người đã công nhận: cực đông trên đất liền của Việt Nam nằm tại Mũi Đôi thuộc bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), thay vì ngọn hải đăng ở mũi Đại Lãnh như một số tài liệu đã đề cập.
Lịch trình kinh điển cho chuyến đi chinh phục cực đông thường được bắt đầu từ Đầm Môn, nơi bạn có thể thuê thuyền của người dân chài với chi phí 1-2 triệu đồng. Một số quyết tâm leo bộ qua trảng cát nóng bỏng với sự giúp đỡ của người dẫn đường, sau đó thuê thuyền thúng bám theo các ghềnh đá để tiếp cận Mũi Đôi từ phía biển.
Vào những ngày biển động, tiếp cận và chinh phục Mũi Đôi trở thành một thử thách vô cùng khó khăn. Món đồ chơi không thể thiếu cho hành trình này là GPS (Global Position System) cùng các bản đồ với tỉ lệ và độ chính xác cao nhất mà bạn có thể có được. Nếu không, bạn sẽ khó có thể xác định đâu là Mũi Đôi trong vô số những ghềnh đá đang nhấp nhô dưới làn nước biển xanh ngắt đến lặng người kia.
Đến với cực đông Mũi Đôi không chỉ là sự thỏa mãn về việc chinh phục được một tọa độ đặc biệt của Tổ quốc, bạn còn không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kiêu sa và lộng lẫy của vịnh Vân Phong.
Cực tây Apachải
Cực tây của Việt Nam nằm tại ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc trên địa phận bản Apachải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên).
Năm 2005, khi đoàn quân đầu tiên của diễn đàn Ttvnol viễn chinh tới đây, họ đã phải đi bộ ròng rã mấy ngày trời, vượt qua gần trăm kilômét băng rừng lội suối, bất chấp núi sạt, đường lở… để đặt chân lên điểm đặc biệt nhất của biên cương cực tây.
Sau ba năm, không biết bao nhiêu đoàn người đã đến và đi, đường vào Apachải đã trở nên to đẹp hơn, ô tô có thể vượt qua những ghềnh đá lởm chởm ở suối Sín Thầu để vào đến tận bản Tá Miếu - bản cuối cùng về phía tây cách cột mốc ngã ba biên giới trên núi Khoang La San chừng 6 cây số.
Để leo được lên cột mốc, phải có giấy phép của bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên. 12 cây số đường bộ cả đi lẫn về theo lối tuần tra sát đường biên giới với nước láng giềng Trung Quốc sẽ lấy của bạn trọn một ngày.
Xuất phát lúc 7 giờ sáng từ bản Tá Miếu với ba lô đồ ăn, gồm cơm gạo đỏ và thịt sấy gác bếp, nước uống… hành trình chinh phục sẽ đưa bước chân bạn vượt qua những đồi cỏ gianh ken dày, những cánh rừng hạt dẻ dưới gốc mọc đầy dương xỉ và cây bụi…
Để rồi lặng người khi nhìn cờ Tổ quốc tung bay trên cột mốc, thấy trong tim nghèn nghẹn khi nhìn về bản Tá Miếu với vài chục nóc nhà quần tụ trong khói lam chiều, bé nhỏ giữa trập trùng núi và núi, nơi ấy có những cư dân người Hà Nhì đang sống và gìn giữ cho Tổ quốc từng tấc đất biên cương.
Cực nam Đất Mũi
Từ thị trấn cuối cùng trên đường quốc lộ huyết mạch 1A - thị trấn Năm Căn (Cà Mau), bạn có thể dễ dàng thuê ca nô để tiến về Đất Mũi, bắt đầu chuyến chinh phục cực nam của Tổ quốc. Chuyến ca nô xuôi sông Năm Căn vào buổi sáng thực sự đem lại những cảm xúc ấn tượng và choáng ngợp.
Đoạn sông gần cửa biển ngầu đục phù sa và dập dềnh những con sóng lớn, chiếc ca nô chạy ở tốc độ cao lao như tên, bất chấp những cú xóc nảy người khiến bạn phải nhiều phen thắt tim.
Hết đoạn sông lớn Năm Căn, bạn sẽ bắt vào những tuyến kênh ngang dọc chằng chịt. Rồi ca nô cập bến Rạch Tàu, đưa bạn lên bờ thăm "Mũi thuyền Cà Mau" đang hướng về phương nam ra biển.
Này là xóm Mũi phía đông nam, xóm Dẫy phía tây nam, tọa độ GPS001 nổi bật giữa một rừng cây xanh rợp và những hàng cọc tre chắn sóng bao quanh bờ đất, kiên cường như những người lính đang canh giữ biển trời Tổ quốc thân yêu.
Tới cực nam ở xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, hình ảnh của miền đất đầy nắng gió ấy sẽ luôn mang đến những kỷ niệm thật dịu dàng.
Cực bắc Lũng Cú
Ghi dấu kỷ niệm trong hành trang du lịch của rất nhiều dân phượt là hình ảnh cột cờ Lũng Cú hiên ngang và kiêu hãnh trên đỉnh Long Sơn, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang), dưới chân là bản Lô Lô Chải thơ mộng và bình yên.
Cực bắc Lũng Cú có thể dễ dàng chinh phục bằng cả ô tô và xe gắn máy. Đường quốc lộ 4C nối Hà Giang với cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những tuyến đường hút hồn khách du lịch nhất ở miền núi phía Bắc vừa bởi vẻ đẹp hùng vĩ và tráng lệ của thế núi-chất đá, vừa bởi cuộc sống giản dị và mộc mạc của người dân tộc Mông, Lô Lô trên rẻo cao. Những tên bản tên làng trên đường đi như Cán Tỷ, Phố Cáo, Sủng Là, Sà Phìn… đã trở thành những địa danh đầy cảm xúc.
Tuy nhiên, cột cờ Lũng Cú không phải là điểm cực xa nhất về phía Bắc của Tổ quốc. Điểm mốc Cực Bắc thật sự của Việt Nam là Cột mốc số 422, nằm ngay giữa bản Séo Lủng (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), trên đường kinh tuyến 105o 18’ 06,807’’ kinh độ Đông, 23o 22’ 14,929” vĩ độ Bắc, cách 3km về hướng Bắc so với vị trí cột cờ Lũng Cú theo đường chim bay. Séo Lủng là một bản người dân tộc Mông, cũng chính là nơi dòng sông Nho Quế bắt đầu chảy vào lãnh thổ Việt Nam.
Những triền núi vàng lẫn tím phớt của hoa cải, hoa tam giác mạch, những triền núi mà lúa ngô, rau cỏ đã kiên cường trỗi lên từ những chút đất hiếm hoi lẫn trong đá. Những em bé người Mông má đỏ hồng nứt nẻ vì nắng gió, váy áo cũ kỹ hồn nhiên nô đùa bên những bờ rào đá, sau những cánh cổng gỗ và ngưỡng cửa cao của những căn nhà trình tường…
Cực bắc Lũng Cú có lẽ là một trong những điểm cực được chinh phục nhiều nhất và được dân du lịch bụi quay đi trở lại nhiều nhất. Họ vẫn đến và đi, rồi trở lại với tình cảm thiêng liêng hơn, sâu sắc hơn, cụ thể hơn với Tổ quốc.
Đỉnh Fansipan - Nóc nhà Đông Dương
Trước đây, và kể cả bây giờ, nhiều người vẫn không dám tin về một hành trình chinh phục nóc nhà Đông Dương ở độ cao 3.143 mét lại được nhiều bạn trẻ quan tâm đến thế.
Giấc mơ Fansipan bây giờ không còn là điều quá khó, bạn có thể dễ dàng mua một tour leo Fansipan từ thị trấn Sa Pa. Những người dẫn đường địa phương sẽ giúp bạn có được trải nghiệm khó quên về sự chinh phục, những ấn tượng tuyệt vời về vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc.
Băng qua cánh rừng già nguyên sinh, leo ngược con suối đầy đá rêu trơn trượt, con đường mòn với thảm lá mục dày như một tấm nệm dưới chân, vượt rừng tùng la hán đẹp như tranh thủy mặc và rừng trúc lùn…
Để rồi thấy tim mình như vỡ òa vui sướng, tự hào lúc đứng trên nóc nhà Đông Dương, giữa tiếng hát Quốc ca trong hơi thở vội, dưới lá Quốc kỳ thỏa sức tung bay… Chẳng phải bạn đã chinh phục đỉnh cao nhất của dải đất hình chữ S đó sao!
Ngẫm
Trong bốn cực và một đỉnh của lãnh thổ Việt Nam hình chữ S, cực tây Apachải được xem là điểm khó chinh phục nhất.
Cột mốc Apachải được khẳng định vào năm 2005, là điểm cực đặc biệt vì nằm giữa ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung, nên được giới trẻ ưa khám phá chọn là điểm để chinh phục trong hai năm gần đây và là niềm tự hào của tất cả những ai từng đến.
Nhiều người từng cho rằng ngọn hải đăng ở mũi Đại Lãnh, tọa độ 12o53'48" độ vĩ bắc và 109o27'06" độ kinh đông, thuộc địa phận xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa (Phú Yên) là cực đông trên đất liền của Việt Nam. Người Pháp xây dựng ngọn hải đăng này từ năm 1890. Năm 1997, ngọn hải đăng này được khôi phục lại và tiếp tục làm nhiệm vụ của một cây đèn biển quốc tế, rọi ánh đèn xa tới 27 hải lý.
Du lịch, GO! - Theo Thuỷ Trần (Tienphong) + thông tin và hình ảnh từ internet
Tìm thêm thông tin về các cực: bạn hãy gõ từ mong muốn (ví dụ "cực đông") trong khung Search của Du lịch, GO! để xem rất nhiều bài liên quan.
0 comments:
Post a Comment