Khu di tích lịch sử - văn hóa Am Tiên - nằm trên đỉnh một ngọn núi cao ở phía Nam của dãy núi Nưa, thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Đây là một khu di tích lịch sử thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248 trước công nguyên. Xung quanh vùng núi Nưa vẫn còn lưu truyền nhiều địa điểm, địa danh gắn liền với căn cứ kháng chiến của Bà như: Gò đống thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân), Đồng kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân)… Đỉnh núi Nưa – nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng và khá bằng phẳng.
Tuy ở độ cao 585m nhưng ở đây vẫn có mạch nước ngầm chảy ra trong vắt và không bao giờ cạn, đã tạo thành một cái giếng tự nhiên rất đặc biệt mà dân gian đặt tên là giếng Tiên, tương truyền là giếng dành riêng để Bà Triệu lấy nước rửa mặt mỗi khi xung trận, phía dưới vài trăm mét có một hố nước rộng gọi là Ao Hóp, tương truyền là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho nghĩa quân bà Triệu.
< Con đường lên đền Am Tiên dù nhầy nhụa bùn vẫn tấp nập du khách tới cầu tài lộc, cầu bình an.
Trên đỉnh Núi Nưa, ngoài động Am Tiên, Giếng Tiên còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn đào Tiên mà sử sách và truyền thuyết đã nhắc đến như một trung tâm của sự tu tiên đắc đạo. Ở nơi nên thơ và quyến rũ này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên, đền chúa Thượng Ngàn (Bà Triệu hoá thân theo cách nghĩ của dân gian) và miếu Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời Trần – Hồ.
Ngoài ra ở đây còn có cả một khu vực thờ lộ thiên để thờ cúng thần núi Tản Viên Sơn Thánh. Theo dấu tích của nền móng cũ, trong gần 20 năm qua, nhân dân địa phương đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để dựng lại chùa Am Tiên, đền Bà Chúa, đền Tu Nưa để thờ phụng.
Ở khu vực Am Tiên, nhân dân còn thu gom được nhiều hiện vật có giá trị minh chứng về sự tồn tại lậu đời của các loại hình kiến trúc,tín ngưỡng tôn giáo Phật - Đạo - Mẫu trên đỉnh núi cao nhất ngàn Nưa này.
< Giếng Tiên.
Và cũng chính vì vậy mà khu vực Am Tiên trên đỉnh núi Nưa không chỉ là nơi luyện trí mài gươm của nghĩa quân Bà Triệu mà còn là vùng huyệt đạo linh thiêng thu hút hàng vạn lượt người từ các nơi về tham quan hành hương, thưởng ngoạn, dâng hương chiêm bái nhất là vào dịp lễ hội tháng Giêng hằng năm.
Ngày 27/3/2009, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh núi Nưa - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên) đã được nhà nước xếp hạng di tích - thắng cảnh cấp quốc gia. Đây là niềm tự hào đối với nhân dân huyện Triệu Sơn nói riêng và nhân dân xứ Thanh nói chung.
< Du khách thập phương tìm đến chùa Am Tiên cầu may mắn, an lành.
Ngày 22/8/2011, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định 2723/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gắn với phát triển du lịch.
Ngày 26/9/2011, UBND tỉnh ra quyết định về việc ban hành quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch nói trên. Theo đó, Thanh Hóa sẽ tiến hành bảo tồn, tu bổ các di tích gốc như đền Nưa, cảnh quan núi Nưa và giếng Tiên; phục hồi các công trình đã có nhưng bị phá hủy như đền Bà Triệu, chùa Phủ, chùa Ngoài, đền Tu Nưa, động Đào, ao Hóp, Am Tiên, khe Đá Bàn...
< Du khách ai cũng muốn xin nước ở giếng Tiên để mang về.
Để một di tích xứng tầm quốc gia, trở về đúng với giá trị của nó thì việc bảo tồn, tôn tạo, xây dựng là điều hết sức cần thiết. Rất cần sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành chức năng, các doanh nghiệp hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
Du lịch, GO! - Theo Hoàng Năng Hùng (Baodulich), internet
Đây là một khu di tích lịch sử thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248 trước công nguyên. Xung quanh vùng núi Nưa vẫn còn lưu truyền nhiều địa điểm, địa danh gắn liền với căn cứ kháng chiến của Bà như: Gò đống thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân), Đồng kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân)… Đỉnh núi Nưa – nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng và khá bằng phẳng.
Tuy ở độ cao 585m nhưng ở đây vẫn có mạch nước ngầm chảy ra trong vắt và không bao giờ cạn, đã tạo thành một cái giếng tự nhiên rất đặc biệt mà dân gian đặt tên là giếng Tiên, tương truyền là giếng dành riêng để Bà Triệu lấy nước rửa mặt mỗi khi xung trận, phía dưới vài trăm mét có một hố nước rộng gọi là Ao Hóp, tương truyền là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho nghĩa quân bà Triệu.
< Con đường lên đền Am Tiên dù nhầy nhụa bùn vẫn tấp nập du khách tới cầu tài lộc, cầu bình an.
Trên đỉnh Núi Nưa, ngoài động Am Tiên, Giếng Tiên còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn đào Tiên mà sử sách và truyền thuyết đã nhắc đến như một trung tâm của sự tu tiên đắc đạo. Ở nơi nên thơ và quyến rũ này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên, đền chúa Thượng Ngàn (Bà Triệu hoá thân theo cách nghĩ của dân gian) và miếu Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời Trần – Hồ.
Ngoài ra ở đây còn có cả một khu vực thờ lộ thiên để thờ cúng thần núi Tản Viên Sơn Thánh. Theo dấu tích của nền móng cũ, trong gần 20 năm qua, nhân dân địa phương đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để dựng lại chùa Am Tiên, đền Bà Chúa, đền Tu Nưa để thờ phụng.
Ở khu vực Am Tiên, nhân dân còn thu gom được nhiều hiện vật có giá trị minh chứng về sự tồn tại lậu đời của các loại hình kiến trúc,tín ngưỡng tôn giáo Phật - Đạo - Mẫu trên đỉnh núi cao nhất ngàn Nưa này.
< Giếng Tiên.
Và cũng chính vì vậy mà khu vực Am Tiên trên đỉnh núi Nưa không chỉ là nơi luyện trí mài gươm của nghĩa quân Bà Triệu mà còn là vùng huyệt đạo linh thiêng thu hút hàng vạn lượt người từ các nơi về tham quan hành hương, thưởng ngoạn, dâng hương chiêm bái nhất là vào dịp lễ hội tháng Giêng hằng năm.
Ngày 27/3/2009, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh núi Nưa - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên) đã được nhà nước xếp hạng di tích - thắng cảnh cấp quốc gia. Đây là niềm tự hào đối với nhân dân huyện Triệu Sơn nói riêng và nhân dân xứ Thanh nói chung.
< Du khách thập phương tìm đến chùa Am Tiên cầu may mắn, an lành.
Ngày 22/8/2011, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định 2723/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gắn với phát triển du lịch.
Ngày 26/9/2011, UBND tỉnh ra quyết định về việc ban hành quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch nói trên. Theo đó, Thanh Hóa sẽ tiến hành bảo tồn, tu bổ các di tích gốc như đền Nưa, cảnh quan núi Nưa và giếng Tiên; phục hồi các công trình đã có nhưng bị phá hủy như đền Bà Triệu, chùa Phủ, chùa Ngoài, đền Tu Nưa, động Đào, ao Hóp, Am Tiên, khe Đá Bàn...
< Du khách ai cũng muốn xin nước ở giếng Tiên để mang về.
Để một di tích xứng tầm quốc gia, trở về đúng với giá trị của nó thì việc bảo tồn, tôn tạo, xây dựng là điều hết sức cần thiết. Rất cần sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành chức năng, các doanh nghiệp hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
Du lịch, GO! - Theo Hoàng Năng Hùng (Baodulich), internet
0 comments:
Post a Comment