Có thể hiểu được vì sao cánh đàn ông thích uống café ở những quán có nhiều cô phục vụ xinh xắn, đó là nhu cầu thưởng thức cái đẹp đơn thuần, vậy thôi.
Quán café vỉa hè ở đầu đường nhìn thẳng ra chợ Tân Định, chỉ mở từ khoảng 9 giờ tối khi tiệm vàng đóng cửa nhường khoảng sân đậu xe cho chủ quán bày bàn ghế và bán cho đến 4-5 giờ sáng – khi những tiểu thương bắt đầu lục tục chở hàng ra bày biện cho một ngày hy vọng đắt khách.
Tôi thường ra đây ngồi vào những hôm không ngủ được, hoặc những khi đột nhiên muốn nhìn thấy đời sống sôi động của Sài Gòn về đêm. Đối diện quán là dãy hàng ăn đêm lúc nào cũng tấp nập. Trong số đó có một hàng bán món bánh canh cua mà tôi rất thích ăn.
Bà chủ quán nói giọng miền Tây, thường ngồi lè phè trên chiếc ghế lười, ra lệnh, nhìn đường sá và nói chuyện trên trời dưới biển với khách. Bà có một cô cháu gái rất xinh đẹp, tướng tá ngon như người mẫu. Tôi rất thích nhìn cô vì cô tuy ra đây phụ bà chạy bàn nhưng vẫn luôn có vẻ gì rất sang trọng, khuôn mặt nghiêm túc ít khi cười càng tăng thêm vẻ kiêu sa.
Những khi không có khách, cô ngồi trên chiếc ghế đẩu bên cạnh bà, áo thun quần short, lưng thẳng, đầu thẳng, đôi chân dài miên man ý tứ khép lại đầy bí mật. Tôi thường ngồi từ bên này quán café và ngắm cô, chẳng để làm gì, và cũng không bao giờ bắt chuyện hay hỏi thăm, chỉ đơn giản là ngắm cô, một cô gái theo tôi là rất đẹp.
Có thể hiểu được vì sao cánh đàn ông thích uống café ở những quán có nhiều cô phục vụ xinh xắn, đó là nhu cầu thưởng thức cái đẹp đơn thuần, vậy thôi.
Ông chủ quán café tôi ngồi cũng có hai cô cháu gái. Ban đầu tôi tưởng ông chủ là chồng, cô chị là vợ, cô em là con gái. Về sau mới biết họ chỉ là chú cháu, hai cô gái (có lẽ mồ côi?) được chú nuôi từ nhỏ. Cô chị tròn trĩnh trắng trẻo đúng kiểu gái miền Tây, còn cô em thỉnh thoảng mới xuất hiện phụ giúp mỗi khi quán đông khách. Cô này cũng rất xinh đẹp, tuy trông có vẻ bình dân hơn cô cháu bà hàng bánh canh nhưng ở cô có nét gì đó rất ngây thơ trong sáng. Cô cũng ít nói và ít cười, đôi khi hay cáu nếu khách tỏ ra trêu cợt vì thấy cô dễ thương.
Những hôm ngồi café đó, tôi thường gặp một đôi bạn già. Hai người đàn ông hát dạo, một mù một què. Người què một chân chừng hơn 50 tuổi rất cao, mắt sáng, ông cầm một cái lắc tay kêu lích kích mỗi khi đập nhịp cho người mù vừa đàn vừa hát. Người mù khoảng hơn 60 tuổi thì nhỏ con, hơi gù có lẽ do tuổi tác và kham khổ.
Tối nào hai người cũng rảo quanh khu này vài lượt rồi đến gần 12 giờ sẽ tấp vào chỗ café tôi ngồi để làm một ấm trà nóng, nghỉ ngơi, ngắm phố và chuyện vãn. Tôi có một tình cảm đặc biệt với những người hát rong, không bao giờ tôi từ chối khi họ tới gần và thậm chí có khi chỉ chạy xe ngang qua bắt gặp tôi cũng dừng lại kiếm chút tiền lẻ còn sót lại để cho họ. Không phải mình ra vẻ ban phát, không phải mình thương hại, mà chỉ là làm một việc mà tôi muốn làm.
Tôi nhớ quán Út Nhung ngoài bờ kè Nhiêu Lộc cũng có hai vợ chồng đứng tuổi hát dạo và bán kẹo. Tôi không thích ăn kẹo nên có khi đưa tiền mà không lấy kẹo, bà vợ mỉm cười trả lại tiền, không nói gì mà chỉ lắc đầu làm tôi xấu hổ hết sức.
Lại nhớ đến khoảng thời gian đầu tôi mới đến Sài Gòn, lúc đó là năm 2003. Buổi sáng tôi ngồi trong tiệm internet trên đường Lê Văn Sỹ, trời thành phố ảm đạm và lất phất mưa. Rồi một giọng hát bất chợt cất lên, tiếng đàn guitar chậm rãi rảo theo: “nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em, tóc em từng sợi nhỏ rớt xuống đời làm sóng lênh đênh…”, giọng hát rất quê, rất buồn, rất mộc mạc giản dị. Và đó là người mà theo tôi hát “Nắng thủy tinh” của Trịnh Công Sơn hay nhất.
Quay trở lại với mấy cô gái. Tôi nhớ anh Duy và anh Quang hay nhắc tới một cô em mặt rất xinh ở quán café Tigon ở Võ Văn Tần. Khi nghe hai ông bạn già kể về cô này, tôi và bà Minh cũng tò mò và dự tính hôm nào sẽ tạt qua ngắm gái một tí. Nhưng chưa kịp ngắm thì tới một ngày Duy thông báo nàng đã nghỉ phục vụ quán mà ra mở một quán riêng ở đâu đó khá xa.
Bởi vậy mới nói, gái đẹp không tự sinh ra cũng không tự mất đi, chỉ chuyển từ chỗ ngồi này sang chỗ ngồi khác. Cũng như sau một thời gian không còn thấy cô cháu gái của bà hàng ăn ngồi trên cái ghế đẩu nữa, tôi hỏi, thì được biết cổ đã lấy chồng và đi nước ngoài (hình như là Đài Loan). Rồi sau một thời gian nữa, hàng ăn đó cũng biến mất. Tôi chưa kịp hỏi xem bà chủ hàng dọn đi đâu thì đã phải đi xa một thời gian. Hy vọng đến khi trở lại, quán café và cô em út xinh đẹp vẫn còn.
Du lịch, GO! - Khương Hà (theo Litviet)
Quán café vỉa hè ở đầu đường nhìn thẳng ra chợ Tân Định, chỉ mở từ khoảng 9 giờ tối khi tiệm vàng đóng cửa nhường khoảng sân đậu xe cho chủ quán bày bàn ghế và bán cho đến 4-5 giờ sáng – khi những tiểu thương bắt đầu lục tục chở hàng ra bày biện cho một ngày hy vọng đắt khách.
Tôi thường ra đây ngồi vào những hôm không ngủ được, hoặc những khi đột nhiên muốn nhìn thấy đời sống sôi động của Sài Gòn về đêm. Đối diện quán là dãy hàng ăn đêm lúc nào cũng tấp nập. Trong số đó có một hàng bán món bánh canh cua mà tôi rất thích ăn.
Bà chủ quán nói giọng miền Tây, thường ngồi lè phè trên chiếc ghế lười, ra lệnh, nhìn đường sá và nói chuyện trên trời dưới biển với khách. Bà có một cô cháu gái rất xinh đẹp, tướng tá ngon như người mẫu. Tôi rất thích nhìn cô vì cô tuy ra đây phụ bà chạy bàn nhưng vẫn luôn có vẻ gì rất sang trọng, khuôn mặt nghiêm túc ít khi cười càng tăng thêm vẻ kiêu sa.
Những khi không có khách, cô ngồi trên chiếc ghế đẩu bên cạnh bà, áo thun quần short, lưng thẳng, đầu thẳng, đôi chân dài miên man ý tứ khép lại đầy bí mật. Tôi thường ngồi từ bên này quán café và ngắm cô, chẳng để làm gì, và cũng không bao giờ bắt chuyện hay hỏi thăm, chỉ đơn giản là ngắm cô, một cô gái theo tôi là rất đẹp.
Có thể hiểu được vì sao cánh đàn ông thích uống café ở những quán có nhiều cô phục vụ xinh xắn, đó là nhu cầu thưởng thức cái đẹp đơn thuần, vậy thôi.
Ông chủ quán café tôi ngồi cũng có hai cô cháu gái. Ban đầu tôi tưởng ông chủ là chồng, cô chị là vợ, cô em là con gái. Về sau mới biết họ chỉ là chú cháu, hai cô gái (có lẽ mồ côi?) được chú nuôi từ nhỏ. Cô chị tròn trĩnh trắng trẻo đúng kiểu gái miền Tây, còn cô em thỉnh thoảng mới xuất hiện phụ giúp mỗi khi quán đông khách. Cô này cũng rất xinh đẹp, tuy trông có vẻ bình dân hơn cô cháu bà hàng bánh canh nhưng ở cô có nét gì đó rất ngây thơ trong sáng. Cô cũng ít nói và ít cười, đôi khi hay cáu nếu khách tỏ ra trêu cợt vì thấy cô dễ thương.
Những hôm ngồi café đó, tôi thường gặp một đôi bạn già. Hai người đàn ông hát dạo, một mù một què. Người què một chân chừng hơn 50 tuổi rất cao, mắt sáng, ông cầm một cái lắc tay kêu lích kích mỗi khi đập nhịp cho người mù vừa đàn vừa hát. Người mù khoảng hơn 60 tuổi thì nhỏ con, hơi gù có lẽ do tuổi tác và kham khổ.
Tối nào hai người cũng rảo quanh khu này vài lượt rồi đến gần 12 giờ sẽ tấp vào chỗ café tôi ngồi để làm một ấm trà nóng, nghỉ ngơi, ngắm phố và chuyện vãn. Tôi có một tình cảm đặc biệt với những người hát rong, không bao giờ tôi từ chối khi họ tới gần và thậm chí có khi chỉ chạy xe ngang qua bắt gặp tôi cũng dừng lại kiếm chút tiền lẻ còn sót lại để cho họ. Không phải mình ra vẻ ban phát, không phải mình thương hại, mà chỉ là làm một việc mà tôi muốn làm.
Tôi nhớ quán Út Nhung ngoài bờ kè Nhiêu Lộc cũng có hai vợ chồng đứng tuổi hát dạo và bán kẹo. Tôi không thích ăn kẹo nên có khi đưa tiền mà không lấy kẹo, bà vợ mỉm cười trả lại tiền, không nói gì mà chỉ lắc đầu làm tôi xấu hổ hết sức.
Lại nhớ đến khoảng thời gian đầu tôi mới đến Sài Gòn, lúc đó là năm 2003. Buổi sáng tôi ngồi trong tiệm internet trên đường Lê Văn Sỹ, trời thành phố ảm đạm và lất phất mưa. Rồi một giọng hát bất chợt cất lên, tiếng đàn guitar chậm rãi rảo theo: “nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em, tóc em từng sợi nhỏ rớt xuống đời làm sóng lênh đênh…”, giọng hát rất quê, rất buồn, rất mộc mạc giản dị. Và đó là người mà theo tôi hát “Nắng thủy tinh” của Trịnh Công Sơn hay nhất.
Quay trở lại với mấy cô gái. Tôi nhớ anh Duy và anh Quang hay nhắc tới một cô em mặt rất xinh ở quán café Tigon ở Võ Văn Tần. Khi nghe hai ông bạn già kể về cô này, tôi và bà Minh cũng tò mò và dự tính hôm nào sẽ tạt qua ngắm gái một tí. Nhưng chưa kịp ngắm thì tới một ngày Duy thông báo nàng đã nghỉ phục vụ quán mà ra mở một quán riêng ở đâu đó khá xa.
Bởi vậy mới nói, gái đẹp không tự sinh ra cũng không tự mất đi, chỉ chuyển từ chỗ ngồi này sang chỗ ngồi khác. Cũng như sau một thời gian không còn thấy cô cháu gái của bà hàng ăn ngồi trên cái ghế đẩu nữa, tôi hỏi, thì được biết cổ đã lấy chồng và đi nước ngoài (hình như là Đài Loan). Rồi sau một thời gian nữa, hàng ăn đó cũng biến mất. Tôi chưa kịp hỏi xem bà chủ hàng dọn đi đâu thì đã phải đi xa một thời gian. Hy vọng đến khi trở lại, quán café và cô em út xinh đẹp vẫn còn.
Du lịch, GO! - Khương Hà (theo Litviet)
0 comments:
Post a Comment