Thành cổ Sơn Tây nằm giữa thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội hơn 40km, là một công trình kiến trúc quân sự cổ, được xây dựng vào năm 1822 triều vua Minh Mạng.
< Cột cờ trong Thành cổ Sơn Tây nhìn từ ngoài tường lũy.
Năm 1461, đời vua Lê Thánh Tông, đơn vị hành chính “Sơn Tây thừa tuyên” chính thức được khai sinh. Ban đầu trấn sở đặt tại xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Tản Hồng, huyện Ba Vì). Đến đời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), do nước ngập làm lở thành nên dời trấn sở về khu đất cao hơn, có nhiều đồi gò thoai thoải thuộc địa phận làng Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Lộc, phủ Quốc Oai (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây).
< Lũy xưa nơi thành cổ.
Đến năm Minh Mạng thứ ba (1822) mới dời trấn sở về địa phận các xã Mai Trai, Thuần Nghệ, huyện Minh Nghĩa (sau gọi là Tùng Thiện), tức vùng trung tâm thị xã Sơn Tây ngày nay.
Qua thời gian “dâu biển đổi dời,” nhiều công trình của trấn lỵ cũ đã bị tàn phá, hiện chỉ còn di tích Thành cổ Sơn Tây ở giữa thị xã Sơn Tây ngày nay, được xây dựng vào năm 1822, tức năm Minh Mạng thứ ba.
< Những đoạn tường lũy đá ong mới, cao 1,2 đến 1,7m.
Thành cổ Sơn Tây là tòa thành quân sự được xây bằng đá ong (là loại vật liệu xây dựng đặc thù của vùng Sơn Tây), có tổng thể hình vuông, mỗi chiều dài khoảng 400m, cao 5m, được xây theo kiểu Vauban - kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp.
< Bức tường thành mới xây cao 5m.
Thành có hình tứ giác, có mặt cắt hình thang, chân thành rộng 6m, mặt thành rộng 4m, có nhiều lỗ ở phía trên để cho quân lính nấp phía trong bắn súng ra ngoài hoặc dùng giáo mác có cán dài đâm đối phương khi chúng trèo lên tường thành.
< Trên bờ lũy xưa và trong thành cổ còn rất nhiều cây cổ thụ với cây duối “thế kỷ”.
Thành có bốn cổng chính: chính Nam gọi là cổng Tiền; chính Bắc là cổng Hậu; chính Đông và chính Tây. Mỗi cổng ở phía trên đều có lầu canh (Vọng lâu) và chỉ có một lối ra vào; phía ngoài có đắp Dương mã thành (còn gọi là mang cá) hình chóp nón chắn phía ngoài của thành. Xung quanh thành phía ngoài có hào sâu 3m, rộng 20m, dài khoảng 1.795m, được nối ra sông Tích ở góc thành phía Tây Nam.
Xa bên vòng ngoài là La Thành (thành ngoài) được đắp bằng đất cao 3,5m, hình ngũ giác, bên ngoài có lũy tre gai dày đặc bao bọc. Thành ngoài cũng mở bốn cổng trông ra bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, nay vẫn gọi là đường La Thành.
< Những vạt hoa dại phủ nền đá ong.
Trong thành, các công trình quan trọng đều được xây dựng đối xứng trên trục trung tâm Nam-Bắc. Chính giữa là “Vọng cung nữ” về hướng Nam, là nơi nghỉ của vua mỗi khi đi tuần thú và là nơi các quan trong trấn hàng năm, Xuân Thu nhị kỳ, đến tế lễ hoặc “bái vọng” mỗi khi có chiếu chỉ của nhà vua ban xuống.
< Cửa Tiền và Cửa Hữu.
Trước điện Kính Thiên là một sân rộng lát gạch, phía ngoài cổng có bức bình phong xây bằng gạch, đắp hình nổi “Long vân khánh hội” bằng vôi vữa. Tiếp đó là Đoan môn có ba cửa ra vào, nhìn thẳng ra Kỳ đài (cột cờ) xây trên một bệ hình chóp vuông cụt bằng đá ong, cao khoảng 18m.
Về phía Tây là Võ miếu, nơi thờ các tướng sỹ đã anh dũng hy sinh trong khi chiến đấu bảo vệ thành. Ở bốn góc thành, xưa kia có bốn giếng nước hình vuông to, xây bậc xuống tận đáy bằng đá ong, sâu khoảng 6m, quanh năm cung cấp nước ăn cho quân lính trong thành và nhân dân trong trấn lỵ. Bên cạnh đó là dinh thự và công đường của các quan đầu tỉnh: Tổng đốc (sau đổi là Tuần phủ), Bố chánh (hay Án sát), Đề đốc và Đốc học. Về phía Đông Vọng cung là ngục thất (trại giam), kho lương và Trại con gái - nơi vợ con binh lính ở.
Khoảng thập kỷ 70-80 của thế kỷ 19, Thành cổ Sơn Tây là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn do Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc… lãnh đạo.
< Cổng thành phía Bắc (Cửa Hậu) phục dựng năm 1995.
Thành bị quân Pháp chiếm năm 1884. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định để xếp hạng di tích thành cổ này. Tháng 12/1946, một cuộc họp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra ở đây.
Trải qua gần 200 năm, bị nhiều cuộc chiến tranh và thời gian tàn phá, Thành cổ Sơn Tây phần lớn đã bị phá hủy, chỉ còn lại tường thành, cửa tiền, cửa hậu, hai khẩu thần công và một số phế tích như Vọng lâu, nền điện Kính Thiên, giếng nước...
< Vọng lâu trên cổng thành phục dựng.
Năm 1994, Thành cổ Sơn Tây được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử Kiến trúc quốc gia.
Ngày 16/2/2009, Ủy ban Nhân dân Hà Nội đã ra quyết định cải tạo, chỉnh trang Di tích Lịch sử văn hóa Thành cổ Sơn Tây phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, nhằm lưu giữ một di tích tích lịch sử văn hóa có giá trị, hấp dẫn khách tham quan.
< “Lý lịch” cho Thành cổ…
Ngày nay, giữa trưa hè yên ả: ta dạo một vòng quanh bờ lũy, cổng thành dấu xưa quen thuộc của Thành cổ Sơn Tây để cảm nhận được bao điều mới mẻ, kỳ thú. Nét quyến rũ nơi đây tạo bởi không gian rất xưa của những cây cổ thụ, những tường lũy, cổng thành ghi dấu tích thời gian và cảm nhận mùi ngái nồng nguyên sinh từ cây cỏ…
Khám phá thành cổ Sơn Tây
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Chinhphu.vn/Vietnam+, Danviet
< Cột cờ trong Thành cổ Sơn Tây nhìn từ ngoài tường lũy.
Năm 1461, đời vua Lê Thánh Tông, đơn vị hành chính “Sơn Tây thừa tuyên” chính thức được khai sinh. Ban đầu trấn sở đặt tại xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Tản Hồng, huyện Ba Vì). Đến đời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), do nước ngập làm lở thành nên dời trấn sở về khu đất cao hơn, có nhiều đồi gò thoai thoải thuộc địa phận làng Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Lộc, phủ Quốc Oai (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây).
< Lũy xưa nơi thành cổ.
Đến năm Minh Mạng thứ ba (1822) mới dời trấn sở về địa phận các xã Mai Trai, Thuần Nghệ, huyện Minh Nghĩa (sau gọi là Tùng Thiện), tức vùng trung tâm thị xã Sơn Tây ngày nay.
Qua thời gian “dâu biển đổi dời,” nhiều công trình của trấn lỵ cũ đã bị tàn phá, hiện chỉ còn di tích Thành cổ Sơn Tây ở giữa thị xã Sơn Tây ngày nay, được xây dựng vào năm 1822, tức năm Minh Mạng thứ ba.
< Những đoạn tường lũy đá ong mới, cao 1,2 đến 1,7m.
Thành cổ Sơn Tây là tòa thành quân sự được xây bằng đá ong (là loại vật liệu xây dựng đặc thù của vùng Sơn Tây), có tổng thể hình vuông, mỗi chiều dài khoảng 400m, cao 5m, được xây theo kiểu Vauban - kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp.
< Bức tường thành mới xây cao 5m.
Thành có hình tứ giác, có mặt cắt hình thang, chân thành rộng 6m, mặt thành rộng 4m, có nhiều lỗ ở phía trên để cho quân lính nấp phía trong bắn súng ra ngoài hoặc dùng giáo mác có cán dài đâm đối phương khi chúng trèo lên tường thành.
< Trên bờ lũy xưa và trong thành cổ còn rất nhiều cây cổ thụ với cây duối “thế kỷ”.
Thành có bốn cổng chính: chính Nam gọi là cổng Tiền; chính Bắc là cổng Hậu; chính Đông và chính Tây. Mỗi cổng ở phía trên đều có lầu canh (Vọng lâu) và chỉ có một lối ra vào; phía ngoài có đắp Dương mã thành (còn gọi là mang cá) hình chóp nón chắn phía ngoài của thành. Xung quanh thành phía ngoài có hào sâu 3m, rộng 20m, dài khoảng 1.795m, được nối ra sông Tích ở góc thành phía Tây Nam.
Xa bên vòng ngoài là La Thành (thành ngoài) được đắp bằng đất cao 3,5m, hình ngũ giác, bên ngoài có lũy tre gai dày đặc bao bọc. Thành ngoài cũng mở bốn cổng trông ra bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, nay vẫn gọi là đường La Thành.
< Những vạt hoa dại phủ nền đá ong.
Trong thành, các công trình quan trọng đều được xây dựng đối xứng trên trục trung tâm Nam-Bắc. Chính giữa là “Vọng cung nữ” về hướng Nam, là nơi nghỉ của vua mỗi khi đi tuần thú và là nơi các quan trong trấn hàng năm, Xuân Thu nhị kỳ, đến tế lễ hoặc “bái vọng” mỗi khi có chiếu chỉ của nhà vua ban xuống.
< Cửa Tiền và Cửa Hữu.
Trước điện Kính Thiên là một sân rộng lát gạch, phía ngoài cổng có bức bình phong xây bằng gạch, đắp hình nổi “Long vân khánh hội” bằng vôi vữa. Tiếp đó là Đoan môn có ba cửa ra vào, nhìn thẳng ra Kỳ đài (cột cờ) xây trên một bệ hình chóp vuông cụt bằng đá ong, cao khoảng 18m.
Về phía Tây là Võ miếu, nơi thờ các tướng sỹ đã anh dũng hy sinh trong khi chiến đấu bảo vệ thành. Ở bốn góc thành, xưa kia có bốn giếng nước hình vuông to, xây bậc xuống tận đáy bằng đá ong, sâu khoảng 6m, quanh năm cung cấp nước ăn cho quân lính trong thành và nhân dân trong trấn lỵ. Bên cạnh đó là dinh thự và công đường của các quan đầu tỉnh: Tổng đốc (sau đổi là Tuần phủ), Bố chánh (hay Án sát), Đề đốc và Đốc học. Về phía Đông Vọng cung là ngục thất (trại giam), kho lương và Trại con gái - nơi vợ con binh lính ở.
Khoảng thập kỷ 70-80 của thế kỷ 19, Thành cổ Sơn Tây là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn do Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc… lãnh đạo.
< Cổng thành phía Bắc (Cửa Hậu) phục dựng năm 1995.
Thành bị quân Pháp chiếm năm 1884. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định để xếp hạng di tích thành cổ này. Tháng 12/1946, một cuộc họp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra ở đây.
Trải qua gần 200 năm, bị nhiều cuộc chiến tranh và thời gian tàn phá, Thành cổ Sơn Tây phần lớn đã bị phá hủy, chỉ còn lại tường thành, cửa tiền, cửa hậu, hai khẩu thần công và một số phế tích như Vọng lâu, nền điện Kính Thiên, giếng nước...
< Vọng lâu trên cổng thành phục dựng.
Năm 1994, Thành cổ Sơn Tây được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử Kiến trúc quốc gia.
Ngày 16/2/2009, Ủy ban Nhân dân Hà Nội đã ra quyết định cải tạo, chỉnh trang Di tích Lịch sử văn hóa Thành cổ Sơn Tây phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, nhằm lưu giữ một di tích tích lịch sử văn hóa có giá trị, hấp dẫn khách tham quan.
< “Lý lịch” cho Thành cổ…
Ngày nay, giữa trưa hè yên ả: ta dạo một vòng quanh bờ lũy, cổng thành dấu xưa quen thuộc của Thành cổ Sơn Tây để cảm nhận được bao điều mới mẻ, kỳ thú. Nét quyến rũ nơi đây tạo bởi không gian rất xưa của những cây cổ thụ, những tường lũy, cổng thành ghi dấu tích thời gian và cảm nhận mùi ngái nồng nguyên sinh từ cây cỏ…
Khám phá thành cổ Sơn Tây
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Chinhphu.vn/Vietnam+, Danviet
0 comments:
Post a Comment