Mùa hè này, nếu có dịp du lịch xuống thành phố hoa phượng đỏ (Hải Phòng), có 3 món ăn dân dã lại rất ngon mà bạn không nên bỏ qua...
Đến Hải Phòng vào một ngày trời nắng oi ả, thành phố hoa phượng đỏ chào đón chúng tôi bằng những chùm hoa lửa đỏ rực hai bên đường. “Đặc sản” ở Hải phòng không chỉ có hoa phượng đỏ mà còn là nơi sản sinh ra nhiều món ăn ngon để phục vụ cho cái thú “ sành ăn” của người Hải Phòng, đặc biệt là những đồ ăn chế biến từ hải sản.
Người ta bảo nếu đến một thành phố mới và muốn khám phá ẩm thực cũng như đời sống của người dân thành phố đó như nào thì hãy đến chợ. Ở Hải Phòng có rất nhiều khu chợ như chợ Sắt, chợ An dương, chợ Cố Đạo, chợ Lương Văn Can…
Địa điểm tôi ghé đến đầu tiên là chợ An Dương để tìm món giá biển.
Giá biển (giá bể) là một loài nhuyễn thể, có 2 vỏ màu xanh, to bằng ngón tay nhưng ẩn chứa bên trong là một lớp thịt (giống như con hến) thơm ngọt, cùng với cọng chân trông giống như giá đỗ.
Giá bể có thể xào chua ngọt hoặc làm nộm. Mình giá bể đem xào với tỏi, thêm mắm, đường, dấm, ớt, rồi cho bột dong pha loãng vào để tạo độ sền sệt. Cuối cùng cho chân giá vào đảo, bắc ra bát rồi rắc lá chanh, ngò, củ sả thái chỉ lên trên là đã có một bát giá bể xào chua ngọt cực kỳ lạ miệng, thơm ngon.
Ăn giá bể xào chua ngọt hơi mệt vì phải nhằn từng con một nhưng thật đã bởi sự “ no tròn” về vị giác do người nấu khéo tay nêm nếm, nhưng nếu bạn vẫn chưa đã mà đã lười “ nhằn” thì gọi ngay một đĩa nộm giá bể.
Nộm giá bể ăn cuốn bánh tráng ăn kèm với các loại rau thơm đinh lăng, lá sắn thuyền, chuối chát, dứa chua ngọt, khế xắt mỏng… chấm nước mắm chua ngọt.
Và về Hải Phòng thì không thể không nhắc tới bánh đa cua. Bát rất đầy đặn, màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của rau muống, hành lá, màu đỏ tươi của ớt và vàng rộm của hành khô. Màu sắc bắt mắt kết hợp với hương vị thơm ngon, béo ngậy làm thực khách lưu luyến.
Nếu như giá bể và bánh đa cua chỉ là món ăn “chơi” của người Hải Phòng thì vào tối mát trời một nồi lẩu cua đồng sẽ làm bạn hài lòng.
Một trong những quán lẩu cua đồng nổi tiếng ở Hải Phòng là Minh Quỳnh ở phố Văn Cao. Nước lẩu ngọt đậm vị cua, nhiều gạch, trong nồi rất nhiều viên thịt nấm, rau nhúng thì tươi xanh.
Các đồ nhúng kèm rất phong phú, từ giò sống, lòng non, thịt bò, đậu phụ, chả cá... Chả cá Hải Phòng quết cá tươi rán kỹ, ăn vừa giòn vừa dai. Ăn kèm bún là hợp nhất nhưng Hải Phòng vốn nổi tiếng về bánh đa đỏ nên nhúng ít bánh đa đỏ, sợi dai dai đậm đà cho chắc bụng.
Rời Hải Phòng với nhiều lưu luyến, sẽ còn quay lại Hải phòng nhiều nhiều lần nữa để được thưởng thức những món ngon dân dã mà tinh túy vô cùng.
Du lịch, GO! - Theo MASK
Đến Hải Phòng vào một ngày trời nắng oi ả, thành phố hoa phượng đỏ chào đón chúng tôi bằng những chùm hoa lửa đỏ rực hai bên đường. “Đặc sản” ở Hải phòng không chỉ có hoa phượng đỏ mà còn là nơi sản sinh ra nhiều món ăn ngon để phục vụ cho cái thú “ sành ăn” của người Hải Phòng, đặc biệt là những đồ ăn chế biến từ hải sản.
Người ta bảo nếu đến một thành phố mới và muốn khám phá ẩm thực cũng như đời sống của người dân thành phố đó như nào thì hãy đến chợ. Ở Hải Phòng có rất nhiều khu chợ như chợ Sắt, chợ An dương, chợ Cố Đạo, chợ Lương Văn Can…
Địa điểm tôi ghé đến đầu tiên là chợ An Dương để tìm món giá biển.
Giá biển (giá bể) là một loài nhuyễn thể, có 2 vỏ màu xanh, to bằng ngón tay nhưng ẩn chứa bên trong là một lớp thịt (giống như con hến) thơm ngọt, cùng với cọng chân trông giống như giá đỗ.
Giá bể có thể xào chua ngọt hoặc làm nộm. Mình giá bể đem xào với tỏi, thêm mắm, đường, dấm, ớt, rồi cho bột dong pha loãng vào để tạo độ sền sệt. Cuối cùng cho chân giá vào đảo, bắc ra bát rồi rắc lá chanh, ngò, củ sả thái chỉ lên trên là đã có một bát giá bể xào chua ngọt cực kỳ lạ miệng, thơm ngon.
Ăn giá bể xào chua ngọt hơi mệt vì phải nhằn từng con một nhưng thật đã bởi sự “ no tròn” về vị giác do người nấu khéo tay nêm nếm, nhưng nếu bạn vẫn chưa đã mà đã lười “ nhằn” thì gọi ngay một đĩa nộm giá bể.
Nộm giá bể ăn cuốn bánh tráng ăn kèm với các loại rau thơm đinh lăng, lá sắn thuyền, chuối chát, dứa chua ngọt, khế xắt mỏng… chấm nước mắm chua ngọt.
Và về Hải Phòng thì không thể không nhắc tới bánh đa cua. Bát rất đầy đặn, màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của rau muống, hành lá, màu đỏ tươi của ớt và vàng rộm của hành khô. Màu sắc bắt mắt kết hợp với hương vị thơm ngon, béo ngậy làm thực khách lưu luyến.
Nếu như giá bể và bánh đa cua chỉ là món ăn “chơi” của người Hải Phòng thì vào tối mát trời một nồi lẩu cua đồng sẽ làm bạn hài lòng.
Một trong những quán lẩu cua đồng nổi tiếng ở Hải Phòng là Minh Quỳnh ở phố Văn Cao. Nước lẩu ngọt đậm vị cua, nhiều gạch, trong nồi rất nhiều viên thịt nấm, rau nhúng thì tươi xanh.
Các đồ nhúng kèm rất phong phú, từ giò sống, lòng non, thịt bò, đậu phụ, chả cá... Chả cá Hải Phòng quết cá tươi rán kỹ, ăn vừa giòn vừa dai. Ăn kèm bún là hợp nhất nhưng Hải Phòng vốn nổi tiếng về bánh đa đỏ nên nhúng ít bánh đa đỏ, sợi dai dai đậm đà cho chắc bụng.
Rời Hải Phòng với nhiều lưu luyến, sẽ còn quay lại Hải phòng nhiều nhiều lần nữa để được thưởng thức những món ngon dân dã mà tinh túy vô cùng.
Du lịch, GO! - Theo MASK
0 comments:
Post a Comment