Theo dư địa chí Bình Định ở thành phố biển Quy Nhơn có 4 xã đảo gồm 3 bán đảo Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và xã đảo Nhơn Châu đều đã phát hiện dấu tích văn hoá Chăm cổ.
< Bờ biển Hải Giang.
Hải Giang - một ốc đảo chỉ rộng khoảng 1,2km² thuộc xã Nhơn Hải, Quy Nhơn có ngôi cổ tự nằm trong dãy núi Phương Mai, tên gọi là "chùa Linh Sơn"; ngôi chùa tọa lạc trên một triền núi bằng phẳng.
Người dân địa phương không biết chùa được xây dựng từ khi nào, chỉ biết nó đã tồn tại ở đây từ rất lâu. Hiện trong gian chính diện đang thờ pho tượng một tu sĩ Hời (Chăm), toàn thân được tạc bằng đá màu đen rất lạ, pho tượng cổ cho ta một cảm giác kỳ bí, lạ lẫm, thiêng liêng…
Đi thăm tượng tu sĩ đen
< Cụ Đoàn Nghiệp dẫn đường lên chùa Linh Sơn.
Con đường trải thảm bê tông chạy ven biển Quy Nhơn, cùng với chiếc cầu vượt biển Thị Nại hiện đã nối liền Quy Nhơn với 3 xã bán đảo Nhơn Lý; Nhơn Hội; Nhơn Hải. Đường ra đảo Nhơn Hải tuyệt đẹp đã thôi thúc chúng tôi làm một chuyến vượt đầm Thị Nại ra thăm pho “tượng Phật lồi” ngàn tuổi ở đảo Hải Giang nằm bên kia dãy núi Phương Mai…
Từ Trung tâm xã bán đảo Nhơn Hải, chúng tôi nhờ người thuê giúp một chiếc ghe máy nhỏ của ngư dân để đến Hải Giang – nơi có ngôi chùa Linh Sơn và pho tượng Phật lồi ngàn tuổi. Phải mất đến 30 phút chạy thuyền máy, vượt qua những con sóng hung hãn, vỗ liên tục vào mạn thuyền tung bọt trắng xóa, anh ngư dân trẻ chạy thuyền men theo các vách núi. Từ dưới lòng biển sâu dãy núi Phương Mai như đang trồi lên càng lúc càng vươn cao lừng lững, con thuyền nhỏ luồn lách giữa các khối đá ngầm trên biển Hải Giang, vượt qua “Mũi Yến” mất chừng 15 phút, chúng tôi đã nhìn thấy một làng biển xuất hiện phía xa… Đó là làng chài Hải Giang.
Hải Giang hiện là một đơn vị hành chính cấp Thôn, trực thuộc xã đảo Nhơn Hải, vì có địa thế một bên là núi cao và một bên là biển xanh (không có đường bộ), nên chúng tôi gọi đây là một ốc đảo. Dân cư làng chài quanh năm sống tách biệt với dân thành phố vì điều kiện giao thông cách trở. Trên đảo tuyệt nhiên không nghe hoặc thấy bất cứ một phương tiện xe cơ giới nào chuyển động. Nghĩa là ở đây không có ô tô; không có xe máy và không có cả… xe đạp!
Vị cán bộ thôn cho biết, toàn thôn Hải Giang hiện có khoảng 125 hộ gia đình, với hơn 500 nhân khẩu. Trên đảo chỉ có gần trăm nóc nhà, hầu hết đều là nhà xây cấp 4 nằm dọc theo cồn cát ven biển, phía sau lưng là ngọn núi Phương Mai vươn mình ra hai mặt một giáp với biển – một hướng về thành phố Quy Nhơn. Dãy núi này tạo ra một thung lũng bao bọc làng chài nhỏ bên dưới.
< Mở cổng vào chùa.
Người dân trên đảo rất hiếu khách, nghe chúng tôi hỏi đường lên “chùa Phật Lồi” (chùa Linh Sơn) ai cũng nhiệt tình hướng dẫn, thậm chí một số thanh thiếu niên đang chơi đùa cũng sẵn sàng bỏ cuộc vui, làm tình nguyện viên dẫn đường cho chúng tôi, chúng tôi có cảm giác nhờ môi trường sống tốt nên thanh thiếu niên ở đây hiền và tốt bụng hơn trên phố Quy Nhơn…
Pho tượng Chăm bị “quên”
Vốn là một làng chài nhỏ, diện tích khoảng 120 héc ta, nhưng đã nhiều năm nay thôn Hải Giang nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh. Nghe đâu Bình Định đang có chủ trương liên kết với một số nhà đầu tư nước ngoài để biến Hải Giang thành một khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí đặc biệt. Hải Giang từ lâu đã được ghi tên vào lộ trình phát triển tổng thể của khu Kinh tế - Công nghiệp - Thương mại - du lịch Quy Nhơn - Nhơn Hội. Tại đây nghe đồn nhà nước sẽ cho xây dựng một Casinô quốc tế và nhiều dịch vụ du lịch biển hấp dẫn khác dành cho khách du lịch nhà giàu từ nước ngoài đến vui chơi, giải trí và tắm biển. Tuy vậy các dự án tuyệt vời này đến nay vẫn đang “treo” đâu đó ở trên...
< Pho tượng Phật Lồi màu đen tuyền mặc áo màu vàng.
Anh Đặng Thanh Dũng – cán bộ lãnh đạo xã Nhơn Hải kể rằng, pho tượng Phật Lồi này đã có mặt từ rất lâu ở chùa Linh Sơn. Dù cách Quy Nhơn chỉ khoảng dăm ba hải lý đường biển, thế nhưng ít được các cấp ngành quan tâm đầu tư, giữ gìn, tôn tạo… Những thông tin ấy đã lý giải với tôi vì sao chùa Linh Phong đến nay gần như là một ngôi chùa hoang. Trong chùa không có sư sãi; Người dân trong thôn từ nhiều năm nay đã giao phó cho ông Đoàn Nghiệp (69 tuổi), chuyên lo việc hương khói. Ông Nghiệp là người giữ chìa khóa Chùa. Ai muốn lên chùa cúng bái, thăm thú pho tượng tu sĩ này đều phải đến tìm ông, nhờ dẫn đường lên núi, mở khóa nhà chùa mới vào bên trong được.
Những chuyện lạ về pho tượng Chăm cổ
Nhiều người trong thôn có vẻ rất am hiểu “lý lịch” pho tượng tu sĩ ở chùa Linh Sơn. Họ kể vào khoảng năm 1999, tại đảo Hải Giang xuất hiện một nhóm người lạ đến săn tìm đồng đen. Một đêm cả bọn khoảng 4 năm tên đã lẻn vào trong ngôi chùa, phá khóa gian thờ chính diện – nơi có pho tượng Phật Lồi, sau đó định khiêng tượng xuống núi, đưa về Quy Nhơn. Thấy pho tượng lạ, có màu đen bóng như than, chúng nghĩ là đồng đen.
Người dân trên đảo kể rằng, đêm ấy bọn ăn trộm cố sức khiêng pho tượng đi, dù pho tượng trông chỉ nặng khoảng vài trăm ký, nhưng chỉ di chuyển được vài mét rồi không tài nào khiêng được nửa. Pho tượng Chăm nhỏ bé bổng trở nên rất nặng, cả bọn cùng hợp sức cũng không tài nào nhấc tượng Phật lên nổi.
Theo người dân ở thôn Hải Giang, sau khi không đưa được pho tượng cổ xuống thuyền, bọn trộm đã dùng búa chặt đứt đầu bức tượng tu sĩ để xem phía bên trong có kim loại đồng đen hay không, sau khi thấy tượng chỉ toàn làm bằng đá đen, bọn chúng đã thất vọng bỏ đi. Một thời gian ngắn sau đó, từng tên trộm hôm ấy đã lần lượt gặp nạn và chết thê thảm (!). Người thì đánh cá bằng mìn bị quả mìn nổ ngay trên tay; kẻ khác thì bị tai nạn giao thông chết mất mạng… Người dân thôn Hải Giang khẳng định với chúng tôi rằng đó chính là sự trừng phạt của “ngài” với bọn trộm, do xúc phạm đến ngài...
Họ cũng kể rằng, vào khoảng năm 1945, khi quân đội phát xít Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, ở Việt Nam chúng cũng chuẩn bị rút quân về nước, tại Quy Nhơn lúc ấy có một viên sĩ quan thuộc quân đội Nhật nghe tin tại chùa Linh Sơn – Hải Giang có một tượng Phật màu đen bóng rất kì lạ, y liền dẫn theo một toán lính đi thuyền sang, rồi lên chùa định mang bức tượng về Nhật. Có lẽ viên sĩ quan này cũng đã nghĩ rằng bức tượng tu sĩ Chăm được đúc bằng đồng đen.
Tuy vậy khi sai lính khiêng đi thì bức tượng bổng trở nên nặng một cách kỳ lạ, không thể di chuyển được (!). Viên sĩ quan Nhật rất tức giận, la hét, sau đó tuốt kiếm chém đứt một phần chiếc mũi của pho tượng rồi đành về không. Hiện nay vết chém sứt mũi ấy vẫn còn dấu tích (xem ảnh)… còn chuyện bọn trộm ở Quy Nhơn chặt đầu tượng để tìm đồng đen, sau đó đã được người dân làng chài tìm cách nối lại để tiếp tục thờ cúng cho đến tận hôm nay...
Theo như Nước Non Bình Định của Quách Tấn: "Dưới chân Hòn Mai có một bàu nước ngọt khá rộng và một ngôi chùa cổ. Chùa thờ một tượng Phật bằng đá xanh cao lớn bằng hình người. Phía sau lưng tượng có một hàng chữ bùa. Tượng này người địa phương tìm thấy ở dưới mé bàu. Truyền rằng xưa kia tượng ở tận ngoài Lao Xanh (Pou-lo-Gam-bir). Một hôm tự nhiên biến mất. Nhân dân tìm mãi không thấy. Sau nghe người Phương Mai được tượng Phật, bèn tới nhìn thấy quả là tượng Phật của mình, mới đòi lại. Nhưng hàng trăm người xúm khiêng mà giở lên không nổi, đành phải cúng lại cho người Phương Mai.”
Cũng theo Quách Tấn: “Những năm có bệnh dịch, bệnh tả, thì tượng Phật tự nhiên đổ mồ hôi. Người địa phương lấy son thoa nơi lưng Phật, lấy giấy vàng in những hàng chữ bùa, đem về dán nơi nhà và đốt uống với nước lã. Người có bệnh lành bệnh, người không bệnh tránh khỏi bệnh". Và tục này vẫn giữ cho đến ngày nay, cứ mỗi Tết đến người dân ở đây và bên xã Nhơn Hải với một niềm tin tươi sáng như thế đều qua đây lấy bùa.
Bí mật pho tượng Chăm cổ
Theo mô tả của các nhà nghiên cứu thì đây là một bức tượng Chàm cổ xưa được tạc bằng đá núi. Tượng có chiều cao 0,82m, rộng 0,46m. Nghệ nhân Chămpa thể hiện dưới dạng một tu sĩ ngồi trong tư thế thiền, khuôn mặt trầm tư, tay trái đặt lên đùi, tay phải cầm tràng hạt, mình trần, thân đeo một mảnh vải vắt chéo qua vai trái. Trên lưng tượng có một sợi dây thắt lưng bằng kim loại. Vị tu sĩ ngồi trong tư thế nhìn thẳng, khuôn mặt trái xoan, cằm nhọn và bộ ria mép rất dày.
Trên đầu tượng Phật Lồi đội một chiếc mũ trụ cao, phía trước mũ có ghi một câu thần chú bằng tiếng Chăm cổ xưa, ở chính giữa trán tượng có 3 vạch ngang nằm song song. Tay vị tu sĩ đeo một chiếc vòng hình tròn. Tượng được gắn chặt với một tấm bia đá ở phía sau lưng, trên tấm bia này có khắc một bài kí với 11 dòng chữ bằng tiếng Chămpa cổ, cho đến nay chưa có nhà nghiên cứu nào giải mã được các dòng chữ bí ẩn nói trên (xem ảnh). Cũng theo các nhà nghiên cứu thì đây là một pho tượng Phật mang phong cách Chăm muộn còn sót lại duy nhất được phát hiện ở khu vực miền Trung Việt Nam.
< 11 dòng chữ lạ ở tấm bia gắn sau lưng pho tượng.
Theo tài liệu khảo cổ ở Bình Định, nguồn gốc pho tượng Phật Lồi ở chùa Linh Phong là do ngày trước có một số nông dân trong lúc đang canh tác trên núi Phương Mai đã phát hiện. Pho tượng kì lạ được mang về hiến cho nhà chùa. Người dân Nhơn Hải từ khi có được pho tượng kì lạ này đã đặt tên mới cho chùa Linh Sơn là chùa "Phật Lồi". – Người dân quan niệm tượng Phật đào được từ dưới lòng đất thường rất linh thiêng (!), vì vậy pho tượng tu sĩ lạ này đã làm tăng thêm tính chất thiêng liêng của ngôi cổ tự trên núi đảo Hải Giang…
Đất võ Bình Định ngàn năm trước từng là kinh đô của vương quốc Chăm-Pa, hiện ở đây vẫn còn lưu lại dấu tích của một nền văn minh cổ đã bị mai một. Những cuộc khai quật tự phát của cư dân địa phương và của các cơ quan văn hóa, bảo tàng trong hàng chục năm nay đã phát hiện nhiều di vật Chăm cổ. Cư dân địa phương trong lúc canh tác đã tình cờ tìm thấy những buồng cau, lá trầu và những vật dụng thờ cúng bằng vàng.
Nhiều tượng Chăm cổ có hình voi, bò, rắn, thủy quái... nằm dưới lòng đất từ hàng ngàn năm, đã được phát hiện, khai quật. Các công trình nghiên cứu sử học và khảo cổ học cho thấy, tỉnh Bình Định trước đây là một trong những địa phương thuộc cư dân tiền sử Sa Huỳnh và sau này là một trong những tiểu vùng của vương quốc Chămpa. Quy Nhơn cũng thuộc vùng đất Vijava (từ thế kỷ XI đến XV, từng là kinh đô của vương quốc Chămpa – (1000 - 1471).
Ở Bình Định có nhiều phế tích của tháp Chăm, một số giếng cổ hình vuông; rắn Naga; trụ văn bia; tượng thần điểu Garuđa; phù điêu Lăng Ông; khu mộ cổ, tượng tu sĩ..., có lẽ bức tượng lạ tại thôn Hải Giang – xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn cũng là một trong những di sản văn hóa Chăm độc đáo được người dân phát hiện từ lâu.
Tuy vậy, để hiểu hơn về những di sản cổ đại có một không hai này, có lẽ cần thêm nhiều thời gian và công sức để các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phát hiện. Điều rất cần hiện nay đối với tất cả chúng ta chính là việc tạo các điều kiện tốt nhất để bảo vệ và tôn tạo những di sản quý hiếm ấy không những đối với chúng ta mà còn là di sản văn hóa của thế giới.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ CSToancau, Daophatngaynay
< Bờ biển Hải Giang.
Hải Giang - một ốc đảo chỉ rộng khoảng 1,2km² thuộc xã Nhơn Hải, Quy Nhơn có ngôi cổ tự nằm trong dãy núi Phương Mai, tên gọi là "chùa Linh Sơn"; ngôi chùa tọa lạc trên một triền núi bằng phẳng.
Người dân địa phương không biết chùa được xây dựng từ khi nào, chỉ biết nó đã tồn tại ở đây từ rất lâu. Hiện trong gian chính diện đang thờ pho tượng một tu sĩ Hời (Chăm), toàn thân được tạc bằng đá màu đen rất lạ, pho tượng cổ cho ta một cảm giác kỳ bí, lạ lẫm, thiêng liêng…
Đi thăm tượng tu sĩ đen
< Cụ Đoàn Nghiệp dẫn đường lên chùa Linh Sơn.
Con đường trải thảm bê tông chạy ven biển Quy Nhơn, cùng với chiếc cầu vượt biển Thị Nại hiện đã nối liền Quy Nhơn với 3 xã bán đảo Nhơn Lý; Nhơn Hội; Nhơn Hải. Đường ra đảo Nhơn Hải tuyệt đẹp đã thôi thúc chúng tôi làm một chuyến vượt đầm Thị Nại ra thăm pho “tượng Phật lồi” ngàn tuổi ở đảo Hải Giang nằm bên kia dãy núi Phương Mai…
Từ Trung tâm xã bán đảo Nhơn Hải, chúng tôi nhờ người thuê giúp một chiếc ghe máy nhỏ của ngư dân để đến Hải Giang – nơi có ngôi chùa Linh Sơn và pho tượng Phật lồi ngàn tuổi. Phải mất đến 30 phút chạy thuyền máy, vượt qua những con sóng hung hãn, vỗ liên tục vào mạn thuyền tung bọt trắng xóa, anh ngư dân trẻ chạy thuyền men theo các vách núi. Từ dưới lòng biển sâu dãy núi Phương Mai như đang trồi lên càng lúc càng vươn cao lừng lững, con thuyền nhỏ luồn lách giữa các khối đá ngầm trên biển Hải Giang, vượt qua “Mũi Yến” mất chừng 15 phút, chúng tôi đã nhìn thấy một làng biển xuất hiện phía xa… Đó là làng chài Hải Giang.
Hải Giang hiện là một đơn vị hành chính cấp Thôn, trực thuộc xã đảo Nhơn Hải, vì có địa thế một bên là núi cao và một bên là biển xanh (không có đường bộ), nên chúng tôi gọi đây là một ốc đảo. Dân cư làng chài quanh năm sống tách biệt với dân thành phố vì điều kiện giao thông cách trở. Trên đảo tuyệt nhiên không nghe hoặc thấy bất cứ một phương tiện xe cơ giới nào chuyển động. Nghĩa là ở đây không có ô tô; không có xe máy và không có cả… xe đạp!
Vị cán bộ thôn cho biết, toàn thôn Hải Giang hiện có khoảng 125 hộ gia đình, với hơn 500 nhân khẩu. Trên đảo chỉ có gần trăm nóc nhà, hầu hết đều là nhà xây cấp 4 nằm dọc theo cồn cát ven biển, phía sau lưng là ngọn núi Phương Mai vươn mình ra hai mặt một giáp với biển – một hướng về thành phố Quy Nhơn. Dãy núi này tạo ra một thung lũng bao bọc làng chài nhỏ bên dưới.
< Mở cổng vào chùa.
Người dân trên đảo rất hiếu khách, nghe chúng tôi hỏi đường lên “chùa Phật Lồi” (chùa Linh Sơn) ai cũng nhiệt tình hướng dẫn, thậm chí một số thanh thiếu niên đang chơi đùa cũng sẵn sàng bỏ cuộc vui, làm tình nguyện viên dẫn đường cho chúng tôi, chúng tôi có cảm giác nhờ môi trường sống tốt nên thanh thiếu niên ở đây hiền và tốt bụng hơn trên phố Quy Nhơn…
Pho tượng Chăm bị “quên”
Vốn là một làng chài nhỏ, diện tích khoảng 120 héc ta, nhưng đã nhiều năm nay thôn Hải Giang nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh. Nghe đâu Bình Định đang có chủ trương liên kết với một số nhà đầu tư nước ngoài để biến Hải Giang thành một khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí đặc biệt. Hải Giang từ lâu đã được ghi tên vào lộ trình phát triển tổng thể của khu Kinh tế - Công nghiệp - Thương mại - du lịch Quy Nhơn - Nhơn Hội. Tại đây nghe đồn nhà nước sẽ cho xây dựng một Casinô quốc tế và nhiều dịch vụ du lịch biển hấp dẫn khác dành cho khách du lịch nhà giàu từ nước ngoài đến vui chơi, giải trí và tắm biển. Tuy vậy các dự án tuyệt vời này đến nay vẫn đang “treo” đâu đó ở trên...
< Pho tượng Phật Lồi màu đen tuyền mặc áo màu vàng.
Anh Đặng Thanh Dũng – cán bộ lãnh đạo xã Nhơn Hải kể rằng, pho tượng Phật Lồi này đã có mặt từ rất lâu ở chùa Linh Sơn. Dù cách Quy Nhơn chỉ khoảng dăm ba hải lý đường biển, thế nhưng ít được các cấp ngành quan tâm đầu tư, giữ gìn, tôn tạo… Những thông tin ấy đã lý giải với tôi vì sao chùa Linh Phong đến nay gần như là một ngôi chùa hoang. Trong chùa không có sư sãi; Người dân trong thôn từ nhiều năm nay đã giao phó cho ông Đoàn Nghiệp (69 tuổi), chuyên lo việc hương khói. Ông Nghiệp là người giữ chìa khóa Chùa. Ai muốn lên chùa cúng bái, thăm thú pho tượng tu sĩ này đều phải đến tìm ông, nhờ dẫn đường lên núi, mở khóa nhà chùa mới vào bên trong được.
Những chuyện lạ về pho tượng Chăm cổ
Nhiều người trong thôn có vẻ rất am hiểu “lý lịch” pho tượng tu sĩ ở chùa Linh Sơn. Họ kể vào khoảng năm 1999, tại đảo Hải Giang xuất hiện một nhóm người lạ đến săn tìm đồng đen. Một đêm cả bọn khoảng 4 năm tên đã lẻn vào trong ngôi chùa, phá khóa gian thờ chính diện – nơi có pho tượng Phật Lồi, sau đó định khiêng tượng xuống núi, đưa về Quy Nhơn. Thấy pho tượng lạ, có màu đen bóng như than, chúng nghĩ là đồng đen.
Người dân trên đảo kể rằng, đêm ấy bọn ăn trộm cố sức khiêng pho tượng đi, dù pho tượng trông chỉ nặng khoảng vài trăm ký, nhưng chỉ di chuyển được vài mét rồi không tài nào khiêng được nửa. Pho tượng Chăm nhỏ bé bổng trở nên rất nặng, cả bọn cùng hợp sức cũng không tài nào nhấc tượng Phật lên nổi.
Theo người dân ở thôn Hải Giang, sau khi không đưa được pho tượng cổ xuống thuyền, bọn trộm đã dùng búa chặt đứt đầu bức tượng tu sĩ để xem phía bên trong có kim loại đồng đen hay không, sau khi thấy tượng chỉ toàn làm bằng đá đen, bọn chúng đã thất vọng bỏ đi. Một thời gian ngắn sau đó, từng tên trộm hôm ấy đã lần lượt gặp nạn và chết thê thảm (!). Người thì đánh cá bằng mìn bị quả mìn nổ ngay trên tay; kẻ khác thì bị tai nạn giao thông chết mất mạng… Người dân thôn Hải Giang khẳng định với chúng tôi rằng đó chính là sự trừng phạt của “ngài” với bọn trộm, do xúc phạm đến ngài...
Họ cũng kể rằng, vào khoảng năm 1945, khi quân đội phát xít Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, ở Việt Nam chúng cũng chuẩn bị rút quân về nước, tại Quy Nhơn lúc ấy có một viên sĩ quan thuộc quân đội Nhật nghe tin tại chùa Linh Sơn – Hải Giang có một tượng Phật màu đen bóng rất kì lạ, y liền dẫn theo một toán lính đi thuyền sang, rồi lên chùa định mang bức tượng về Nhật. Có lẽ viên sĩ quan này cũng đã nghĩ rằng bức tượng tu sĩ Chăm được đúc bằng đồng đen.
Tuy vậy khi sai lính khiêng đi thì bức tượng bổng trở nên nặng một cách kỳ lạ, không thể di chuyển được (!). Viên sĩ quan Nhật rất tức giận, la hét, sau đó tuốt kiếm chém đứt một phần chiếc mũi của pho tượng rồi đành về không. Hiện nay vết chém sứt mũi ấy vẫn còn dấu tích (xem ảnh)… còn chuyện bọn trộm ở Quy Nhơn chặt đầu tượng để tìm đồng đen, sau đó đã được người dân làng chài tìm cách nối lại để tiếp tục thờ cúng cho đến tận hôm nay...
Theo như Nước Non Bình Định của Quách Tấn: "Dưới chân Hòn Mai có một bàu nước ngọt khá rộng và một ngôi chùa cổ. Chùa thờ một tượng Phật bằng đá xanh cao lớn bằng hình người. Phía sau lưng tượng có một hàng chữ bùa. Tượng này người địa phương tìm thấy ở dưới mé bàu. Truyền rằng xưa kia tượng ở tận ngoài Lao Xanh (Pou-lo-Gam-bir). Một hôm tự nhiên biến mất. Nhân dân tìm mãi không thấy. Sau nghe người Phương Mai được tượng Phật, bèn tới nhìn thấy quả là tượng Phật của mình, mới đòi lại. Nhưng hàng trăm người xúm khiêng mà giở lên không nổi, đành phải cúng lại cho người Phương Mai.”
Cũng theo Quách Tấn: “Những năm có bệnh dịch, bệnh tả, thì tượng Phật tự nhiên đổ mồ hôi. Người địa phương lấy son thoa nơi lưng Phật, lấy giấy vàng in những hàng chữ bùa, đem về dán nơi nhà và đốt uống với nước lã. Người có bệnh lành bệnh, người không bệnh tránh khỏi bệnh". Và tục này vẫn giữ cho đến ngày nay, cứ mỗi Tết đến người dân ở đây và bên xã Nhơn Hải với một niềm tin tươi sáng như thế đều qua đây lấy bùa.
Bí mật pho tượng Chăm cổ
Theo mô tả của các nhà nghiên cứu thì đây là một bức tượng Chàm cổ xưa được tạc bằng đá núi. Tượng có chiều cao 0,82m, rộng 0,46m. Nghệ nhân Chămpa thể hiện dưới dạng một tu sĩ ngồi trong tư thế thiền, khuôn mặt trầm tư, tay trái đặt lên đùi, tay phải cầm tràng hạt, mình trần, thân đeo một mảnh vải vắt chéo qua vai trái. Trên lưng tượng có một sợi dây thắt lưng bằng kim loại. Vị tu sĩ ngồi trong tư thế nhìn thẳng, khuôn mặt trái xoan, cằm nhọn và bộ ria mép rất dày.
Trên đầu tượng Phật Lồi đội một chiếc mũ trụ cao, phía trước mũ có ghi một câu thần chú bằng tiếng Chăm cổ xưa, ở chính giữa trán tượng có 3 vạch ngang nằm song song. Tay vị tu sĩ đeo một chiếc vòng hình tròn. Tượng được gắn chặt với một tấm bia đá ở phía sau lưng, trên tấm bia này có khắc một bài kí với 11 dòng chữ bằng tiếng Chămpa cổ, cho đến nay chưa có nhà nghiên cứu nào giải mã được các dòng chữ bí ẩn nói trên (xem ảnh). Cũng theo các nhà nghiên cứu thì đây là một pho tượng Phật mang phong cách Chăm muộn còn sót lại duy nhất được phát hiện ở khu vực miền Trung Việt Nam.
< 11 dòng chữ lạ ở tấm bia gắn sau lưng pho tượng.
Theo tài liệu khảo cổ ở Bình Định, nguồn gốc pho tượng Phật Lồi ở chùa Linh Phong là do ngày trước có một số nông dân trong lúc đang canh tác trên núi Phương Mai đã phát hiện. Pho tượng kì lạ được mang về hiến cho nhà chùa. Người dân Nhơn Hải từ khi có được pho tượng kì lạ này đã đặt tên mới cho chùa Linh Sơn là chùa "Phật Lồi". – Người dân quan niệm tượng Phật đào được từ dưới lòng đất thường rất linh thiêng (!), vì vậy pho tượng tu sĩ lạ này đã làm tăng thêm tính chất thiêng liêng của ngôi cổ tự trên núi đảo Hải Giang…
Đất võ Bình Định ngàn năm trước từng là kinh đô của vương quốc Chăm-Pa, hiện ở đây vẫn còn lưu lại dấu tích của một nền văn minh cổ đã bị mai một. Những cuộc khai quật tự phát của cư dân địa phương và của các cơ quan văn hóa, bảo tàng trong hàng chục năm nay đã phát hiện nhiều di vật Chăm cổ. Cư dân địa phương trong lúc canh tác đã tình cờ tìm thấy những buồng cau, lá trầu và những vật dụng thờ cúng bằng vàng.
Nhiều tượng Chăm cổ có hình voi, bò, rắn, thủy quái... nằm dưới lòng đất từ hàng ngàn năm, đã được phát hiện, khai quật. Các công trình nghiên cứu sử học và khảo cổ học cho thấy, tỉnh Bình Định trước đây là một trong những địa phương thuộc cư dân tiền sử Sa Huỳnh và sau này là một trong những tiểu vùng của vương quốc Chămpa. Quy Nhơn cũng thuộc vùng đất Vijava (từ thế kỷ XI đến XV, từng là kinh đô của vương quốc Chămpa – (1000 - 1471).
Ở Bình Định có nhiều phế tích của tháp Chăm, một số giếng cổ hình vuông; rắn Naga; trụ văn bia; tượng thần điểu Garuđa; phù điêu Lăng Ông; khu mộ cổ, tượng tu sĩ..., có lẽ bức tượng lạ tại thôn Hải Giang – xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn cũng là một trong những di sản văn hóa Chăm độc đáo được người dân phát hiện từ lâu.
Tuy vậy, để hiểu hơn về những di sản cổ đại có một không hai này, có lẽ cần thêm nhiều thời gian và công sức để các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phát hiện. Điều rất cần hiện nay đối với tất cả chúng ta chính là việc tạo các điều kiện tốt nhất để bảo vệ và tôn tạo những di sản quý hiếm ấy không những đối với chúng ta mà còn là di sản văn hóa của thế giới.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ CSToancau, Daophatngaynay
0 comments:
Post a Comment