Trên bản đồ hành chính của nước Việt Nam mình hôm nay, có một địa danh mà nhiều người bầu chọn là chỉ cần “xướng” lên cái tên chính thức một lần thôi đã xứng đáng là điểm đến kỳ bí, lạ lùng và… quyết mời người ta khám phá vào bậc nhất: “Quần đảo Hải tặc”.
Nằm ở khu vực gần như chót mũi biển Tây tổ quốc, thuộc vào xã đảo Tiên Hải, cách thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang chừng hơn ba chục cây số, Quần đảo Hải tặc gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ. Nơi này từng lừng lẫy, khét tiếng, khốc hại trong lịch sử các quốc gia liên quan bởi nạn cướp biển. Cướp biển nhiều đến mức người đời và nhà chức trách đem “tệ nạn” đặt thành tên trên bản đồ đến tận hôm nay.
Điều đáng ngạc nhiên là cách đây vài năm, nạn cướp biển vẫn diễn ra, gây ra bao đau thương và hoảng loạn cho bà con nước Việt cũng như cả vùng vịnh Thái Lan. Chính tôi là người đã lang thang khắp biển Tây điều tra, chụp ảnh, phản ánh về cái nạn khó tin giữa thời bình này...
Sau 8 năm, tôi lại có dịp ngồi trên nóc ca-nô cao tốc vượt gần ba chục cây số đường biển về lại Quần đảo Hải tặc. Anh Khang, người xách súng AK đi bộ cùng tôi lang thang khắp các hòn đảo năm trước giờ đã là Đồn phó Trinh sát đồn Biên phòng Hòn Đốc (quản lý khu vực Quần đảo Hải tặc). Gặp lại tôi, cả hai mừng mừng tủi tủi. Xưa, tôi đi cả ngày trên chiếc tàu chợ khọt khẹt, khét mù, sóng đánh cho nôn mật xanh mật vàng nhả xuống đại dương, chúng tôi đi qua cả khu vực vùng nước lịch sử, ngộ bánh lái trật đường một tý là dễ dàng bị cướp biển dùng súng lớn vây ráp, lai dắt về bên kia biên giới đánh đập và đòi tiền chuộc ở mức dã man nhất (như đã từng xảy ra).
Tôi không tưởng tượng ra cảnh đấy trong cơn lãng mạn nghĩ về cụm từ rất gợi “Quần đảo Hải tặc” đâu; bởi, mà chẳng xa xôi gì, chính ông lái tàu người Quảng Bình, tên là Nga và chiếc tàu chợ tôi đang ngồi kia, nó cũng vừa mới bị hải tặc bên kia biên giới bắt và “tống tiền”, giá để chuộc con tàu này về là hơn 10 triệu đồng (thời điểm bấy giờ). Càng nghèo thì càng phải lo chuộc cho sớm, kẻo họ giữ lâu thì gỉ hết tàu, mà họ không thương xót, họ kéo tuột tàu của mình đi bán sắt vụn cũng chẳng bắt đền ai được. Đã bảo là cướp biển mà lỵ.
Chuyến đi dài ngày và một mất một còn với đại dương và vùng vịnh Thái Lan bao la trời nước hồi đó của tôi, đã được bắt đầu bằng một kỷ niệm ấm lòng. “Chú Tư Phụng” - tên thân mật mà bà con cả vùng biên phòng mênh mông nhất nhì Việt Nam kia vẫn dành để gọi Đại tá Quảng Trọng Phụng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - nghe tin tôi từ Hà Nội vào đòi ra “quê hương cướp biển”, bằng mọi giá ông mời lên tranh thủ tâm sự, dặn dò (Năm 2011 này, sau 8 năm tôi trở lại, thì chú Phụng đã về hưu, đã từ trần). Hôm ấy, chú Tư bảo tôi: kể cả con dày dạn chinh chiến trên biển thì cũng phải thận trọng, con à.
< Cướp biển giơ tay, hạ súng xin hàng lực lượng bảo vệ vùng biển của Việt Nam.
Tình trạng phức tạp lắm, mới hồi đầu năm (2002), cướp biển được trang bị súng ống lủng lẳng còn khống chế cả một chiếc tàu chở khách của ta đem về bên kia biên giới đòi bao nhiêu là tiền chuộc. Công an huyện đảo Phú Quốc cung cấp cho tôi hồi sơ về một vụ nóng hôi hổi, khi lão ngư phủ người Bình Định tên là Su còn bị đạn AK bắn thẳng vào mồm khi đang ngồi thúng câu mực ở vùng biển bắc đảo Phú Quốc, suýt chết. Tôi và Tiến Vinh, một cameraman (chàng quay phim hồi ấy, nay là đội trưởng tuyên truyền) của Phòng Chính trị Biên phòng Kiên Giang vác máy lên đường.
Câu chuyện cướp biển cứ nóng dần, lớn dần và đáng sợ dần. Lời của những chiến sỹ quân hàm xanh quả cảm giữa đại dương hôm ghé vào bắc đảo Phú Quốc làm tôi thật sự sợ hãi, khi anh Đậu Văn Nguyên, Đồn phó đồn biên phòng Giành Dầu, huyện đảo Phú Quốc kể: chuyến ấy trên đường nghỉ phép về, chàng trai xứ Nghệ này không mặc quân phục, cũng không mang súng ống gì. Bỗng thấy một chiếc ca nô áp sát dùng súng lớn khống chế còn tàu với hai chục vị khách lại, chúng hò hét bằng tiếng nước ngoài chẳng ai hiểu gì.
Rồi chúng nổ súng, hơn bốn mươi viên đạn được găm vào thành tàu. Một viên bắn trúng ngực em gái 17 tuổi là hành khách trên tàu, em đã chết ngay trên đường chở vào đất liền. Tôi như sờ thấy từng viên đạn đồng lạnh buốt, những báng súng kẻ cướp ám mùi dầu mỡ khi công an thị xã Hà Tiên cho xem kho tang vật các vụ đau thương mà cướp biển để lại, báng súng vỡ, hiện trường tan hoang.
Sau này, hải đội 11 biên phòng Kiên Giang đã có một chiến sỹ ưu tú là trung úy Ngô Xuân Phương, cùng đồng đội điều khiển con tàu dã chiến tối tân mạnh hơn 1.000 mã lực tấn công cướp biển, bảo vệ ngư dân và bà con trong khu vực khai thác. Phương, sau bài viết hồi đó của tôi, đã trở thành nhân vật “Người đương thời” của Truyền hình Việt Nam, với tư cách là khắc tinh đối với lũ cướp biển cực kỳ manh động và khát máu. Phương xuất hiện giữa lúc vùng vịnh Thái Lan cực nóng vì hải tặc hành hoành. Xin trích một đoạn trong bản báo cáo công việc của Phương với cơ quan chức năng, để thấy sự đẫm máu của cuộc chiến chống hải tặc đó:
“Được tin báo của ngư dân Nguyễn Văn Hùng, người xã Xà Lực, huyện đảo Phú Quốc, chúng tôi trưng dụng tàu của ông Hùng, giả làm ngư phủ lên đường đi đánh cá. Thấy tàu cướp biển rượt đuổi tàu của ta, chúng tôi tắt máy vào vị trí chiến đấu với những bao cát lớn làm lô cốt cố thủ. Như thường lệ, bọn chúng dữ dội nổ súng vào tàu chúng tôi nhằm uy hiếp tinh thần bà con trước khi tiến hành cướp. Khi bọn chúng còn cách 30m, tôi hạ lệnh nổ súng và kêu gọi đầu hàng.
Bọn chúng ngoan cố bắn lại quyết liệt, cuộc đấu súng trong 20 phút liên tục. Sau này kiểm tra, ít nhất 30 viên đạn đã găm vào tàu chúng tôi. Cuối cùng, một tên xách súng AR15 đã gục ngã, khẩu súng rơi xuống biển, một tên bị thương, tên còn lại toan nổ máy chạy trốn. Tôi nhằm đúng đầu máy của chúng và xiết cò, một đầu máy bị cháy, biết tàu mình không còn đạt đủ tốc độ chạy trốn, chúng đã đầu hàng. Chúng tôi thu một súng M79, một súng AK, bọn chúng cúi đầu nhận tội đi cướp trên vùng biển Việt Nam”. Tên bị bắn chết, sau này điều tra mới biết, hắn tên là Gon Tha, người ở Cau Xát, Pray Thum, Cam Pu Chia.
< Tấm bia chủ quyền xưa trên quần đảo Hải tặc.
Vụ khác, Trung úy Phương và đồng đội còn nổi súng, bắt sống 3 tên cướp, thu cả súng AK, súng CKC và hàng trăm viên đạn, máy liên lạc, xuồng cao tốc. Tôi đang giữ hồ sơ của rất rất nhiều vụ đấu súng một mất một còn tương tự nữa.
Quả thật, khi tiếp cận với các tài liệu chính thức của biên phòng và công an trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tôi thật sự không tin nổi vào tai, mắt mình nữa: chỉ trong 4 năm, có tới 500 chiếc tàu của đảo Phú Quốc bị cướp biển bắt và đòi tiền chuộc, không ít người đã bỏ mạng một cách thảm khốc nhất, số tiền bị cướp biển lấy mất là khoảng 7.500 USD và 1,6 triệu bạt Thái Lan cùng 6 cây vàng.
Từ chỗ chỉ lang thang theo địa danh là lạ “Quần đảo Hải tặc” để du ngoạn thôi, sau này, càng tiếp cận gần các hòn đảo, tôi càng như đọc một cuốn tiểu thuyết “hành động” về tội ác của cướp biển ngay giữa thời bình. Văn phòng tổng hợp công an tỉnh Kiên Giang cho biết (bằng văn bản chính thức): tháng 8/2002, có tới 10 tàu ngư dân bị hải tặc tấn công, cướp tiền và giết chết 1 người; con số này ở vào tháng 10/2002, là 28 tàu ngư dân bị khống chế, bị cướp đi mất 1 nghìn USD, 12 nghìn bạt, và hơn 130 triệu tiền Việt Nam (số tiền này, với ngư dân nghèo khó, là rất rất lớn, đặc biệt là ở thời điểm năm 2002).
Tháng tiếp theo của năm 2002, con số là 14 tàu ngư dân bị hải tặc bắt và 11.900 USD tiền chuộc. Có vụ, ngay sát bờ biển thị xã Hà Tiên, cướp biển vũ trang đến tận chân răng, gồm 9 tên áp sát chiếc tàu chở khách từ phường Tô Châu ra đảo Phú Quốc, chúng khống chế 30 hành khách, đánh đập, lục soát, cướp nhiều tài sản rồi lên ca nô chuồn mất. Nhiều người bị cướp tấn công còn sống sót, thậm chí bị chúng quẳng xác xuống biển mà vẫn hồi lại rồi dạt vào hoang đảo trở về và tường thuật lại cơn ác mộng của mình, như các ông Tư Nam (ở Quần đảo hải tặc), ông Vinh (thị xã Hà Tiên), ông Hồng Tuấn Mộng (xã Hàm Ninh, Phú Quốc)...
Nhưng cũng có nhiều người gặp hải tặc và không bao giờ trở về nữa, như cháu Trần Văn Lộc, 17 tuổi (là cháu vợ ông Hồng Tuấn Mộng kể trên). Khi đang chạy tàu từ Phú Quốc về Quần đảo Hải tặc, ông Mộng thấy 5 người trang bị súng AK, AR15, cầm điện thoại di động hò hét không phải bằng tiếng Việt nên ông không hiểu gì. Họ chặn, khám tàu, đánh đập ông và cháu Lộc. Bọn cướp bắt trói ông, mang lên ca-nô của chúng tra tấn, đòi tiền, lúc chúng quẳng ông về tàu của mình, thì cháu Lộc đã bị đánh chết và quẳng xác xuống biển. Mấy ngày sau, thi thể cậu bé 17 tuổi mới nổi lên giữa đại dương, khắp người đầy thương tích.
< Những mảnh vũ khí, đạn dược của bọn cướp biển "rơi rụng" lại hiện trường, do công an Hà Tiên thu nhặt về.
Khi chiếc tàu chợ từng bị cướp biển bắt về bên kia biên giới, vùng biển Campuchia giữa vịnh Thái Lan mênh mông, anh Nga đưa tôi cập đảo Hòn Đốc, đảo lớn nhất và là trung tâm hành chính của Quần đảo Hải tặc, cũng là lúc cán bộ biên phòng đồn Hòn Đốc ra đón khách Thủ đô.
Câu chuyện về băng cướp “Cánh Buồm Đen” khét tiếng và hậu duệ của cướp biển còn sống trên hòn đảo nào đó trong số 16 hòn đảo xinh đẹp này lập tức rôm rả. Đêm nằm không có điện sáng, không có quạt điện, mà mùa gió nồm thì nóng khủng khiếp, muỗi bay như có ai đang vãi trấu ném vào mặt người ta; chúng tôi, mỗi “đồng chí” mắc một cái màn, tay phe phẩy quạt nan và tiếp tục tâm sự. Có khi ngồi nhậu hải sản với mồi là cả đại dương tôm cua cá tươi rói, mênh mông, cũng phải… mắc màn.
Trên đảo không có nước ngọt, người ta phải chế tạo những tấm lót như ni-lon lớn lót xuống các thung lũng trên đảo để hứng và tích trữ nước mưa. Câu chuyện đêm ấy có một chi tiết mà nó thôi thúc máu lãng du trong tôi đến mức, cái đêm nằm đánh nhau với muỗi và nỗi khổ mồ hôi chảy buồn nhây nhẩy khắp mọi khe rãnh trên thân thể đó. Dù mệt nhoài, nhưng tôi chỉ nằng nặc mong trời… mau sáng. Trời sáng để tôi ra với một tấm biển kỳ lạ, mà nó chưa bao giờ (vào thời điểm đó) được báo chí, truyền thông nhắc đến, chưa có ai từng chụp ảnh nó.
Tinh sương, xách súng, chân đi dép quai hậu lội bùn đất, trèo qua các quả đồi, tôi và trinh sát Khang đi tìm tấm bia “cướp biển”. Đó là một khối bê tông hình trụ dựng ở sát mép biển, biển chỗ này mơ màng, nước xanh thăm thẳm. Đảo lớn bao dung trùm ra mép nước, với sỏi đá sạch tinh tươm, nhẵn thín, cây cổ thụ và hàng dừa xanh rì cong vút. Đảo nhỏ thì nhỏ đến mức có lẽ chỉ vừa để dựng vài cái lều cũng kiêu hãnh nhô lên khỏi mặt biển, xanh thắm. Đảo con có dáng bai bải như bơi gần mãi về phía đảo lớn. Bà con gọi đó là hai đảo Phụ - Tử, đảo bố và đảo con, giống như Hòn Phụ Tử nổi tiếng nằm trong thập cảnh tuyệt kỹ của Hà Tiên (cả một “giang sơn mỹ miều”) trong kia!
Suy nghĩ của tôi lúc đứng trước tấm bia kỳ lạ và hết sức chính quy, quan trọng đó là: tôi chưa biết hết thế giới, nhưng tôi dám khẳng định rằng: trên thế giới không có chỗ nào ghi danh “Quần đảo Hải tặc” bằng ngọn tháp khảm chữ vào bê tông cốt sắt như ở nơi này của Việt Nam. Chắc chắn là như thế! “Hải tặc” cũng có biển hiệu, có “bảng vàng bia đá” hẳn hoi!
Theo các đồng chí lãnh đạo đồn Biên phòng Hòn Đốc và những người già ở Quần đảo Hải tặc, thì tấm bia chủ quyền kia được dựng năm 1958, tức là đã 53 năm đã trôi qua. Ông Tư Nam, là người trực tiếp gùi xi măng, xếp gạch xây khối bê tông ghi danh “Quần đảo Hải tặc” kể trên, dưới sự “thuê mướn” của cán bộ thực thi nhiệm vụ. Nhưng, oái oăm thay, mấy chục năm sau, ông Tư Nam đã lại chính là người bị cướp biển tra tấn đến mức tận bây giờ ông vẫn không dám tin mình còn sống. Ông bảo: tôi sống ngày nào là tôi ăn cắp được của trời đất thôi, chứ nó hành hạ tôi tàn phế, gẫy chân, cụt các ngón tay thế này, nếu bọn cướp không say rượu thì làm sao tôi chạy mấy ngày trời về đến cửa khẩu để nhờ biên phòng Việt Nam cứu mạng nổi. Tôi không bao giờ dám tin tôi còn sống nổi, chú ạ...
Có một câu chuyện xót xa, giờ đây, không ít người muốn đến du lịch Quần đảo Hải tặc muốn nghe chuyện cướp biển, hiểu về tội ác của chúng. Thế là người dân đều chỉ cho họ đường đến nhà ông Tư Nam. Ông cứ giơ chân, thò tay tàn tật cho họ xem, rồi bà vợ ông lại càu nhàu: suốt ngày nhắc lại chuyện hút chết, tui lại khóc, buồn lắm mấy chú ơi, kể khổ mãi mà chẳng ai giúp đỡ hai cái mạng già chút nào. Lần này bà lão cằn nhằn kêu khổ đến mức, tôi phải rút tiền biếu bà mua quà cho chú Tư Nam bồi dưỡng tuổi già… mới thôi.
Tôi sững sờ khi gặp tấm bia, ghi rõ, chữ to thì nét sơn đen như mực tàu, chữ nhỏ sơn đo đỏ vàng vàng, có chữ khắc sâu vào khối bê tông:
“Quần đảo Hải tặc. Hải đồ số: 3686 S.H; vĩ tuyến 10 độ 10' 8; kinh tuyến 104 độ 20' 0”. Phần đế của trụ bê tông có dòng chữ ghi rõ: “Quần đảo Hải tặc gồm có các đảo sau: Hòn Kèo Ngựa, hòn Kiến Vàng, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Vinh, Hòn Gùi, Hòn Ụ, Hòn Giang, Hòn Chơ Rơ, Hòn Đước Non, Hòn Bô Dập, Hòn Đồi Mồi…”. Cuối các dòng chữ có chú thích rõ: “Phái bộ quân sự thị sát và nghiên cứu, đến viếng (thăm) quần đảo ngày 28/7/1958, dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam”.
Đi dọc hơn 16 hòn đảo nhỏ nằm chung chiêng giữa vịnh Thái Lan, gần vùng nước lịch sử của các quốc gia Việt Nam, Lào và Thái Lan đó, tôi luôn thắc mắc, rằng vì sao “các cụ” lại đặt tên cho chòm đảo đẹp như thế một cái tên dữ dằn như thế nhỉ? Lục lại tài liệu cổ và tham vấn ý kiến của các chuyên gia hàng đầu mới vỡ lẽ ra: quả thực, khu vực Quần đảo Hải tặc, vào thế kỷ 17 và 18 từng là căn cứ đáng sợ của lũ cướp biển. Các tàu buôn lớn của Trung Quốc và phương Tây thường xuyên bị các toán cướp thoắt ẩn thoắt hiện lao đến từ Quần đảo Hải tặc khống chế tàu, bắt người, giết người và cướp tài sản. Bọn cướp biển này thường hoạt động ở khắp cả một vùng rộng lớn, từ Vịnh Hà Tiên - Rạch Giá đến mênh mông Vịnh Thái Lan chung quyền sở hữu của liên quốc gia.
Theo nhà sử học Trương Minh Đạt (chuyên gia nghiên cứu lịch sử vùng Hà Tiên, Kiên Giang) thì các toán cướp biển hung ác và thịnh phát nhất đã tung hoành nhiều nhất trong khu vực Quần đảo Hải tặc vào thời gian mà triều đình Mạc Thiên Tích (1718- 1780, người có công mở mang đất Hà Tiên lịch lãm và văn hiến như hôm nay, ông được chúa Nguyễn Phúc Trú phong chức Tổng binh đại đô đốc - với mong muốn lập “tiểu vương quốc” riêng) bị quân Xiêm đánh bại khiến cho cả một thời gian dài, vùng Hà Tiên không có bộ máy chính quyền cai quản. Do đó, thời gian này, tàu bè nước ngoài vẫn vào ra thương cảng ở đây rất tự do, bát nháo, trong số đó, có trà trộn cả tàu của cướp biển. Đến khi người Pháp chiếm đóng vùng Hà Tiên, vùng biển này vẫn có hải tặc hoành hành.
Tôi đang có trong tay cuốn “Trấn Hà Tiên và Tao đàn Chiêu anh các” của ông Hà Văn Thuỳ, mới xuất bản năm 2002 (NXB Văn học) ở đó cũng thấy viết: “... do vị trí địa lý của mình, Hà Tiên còn bị nhiều trận cướp phá của những đảng phái ngoài Vịnh Xiêm La: năm 1747, bọn cướp biển ở Long Xuyên chặn cướp thuyền chở tặng vật của chúa Nguyễn ban thưởng; năm 1767, dẹp bọn cướp do Hoắc Nhiên cầm đầu tại vùng Cổ Công; năm 1770 dẹp bọn cướp lớn có sào huyệt ở Canpôt, Vũng Thơm...”. Tất cả bọn chúng, cả bọn cán bộ thoái hóa biến chất của nước bạn cầm súng lớn dao dài đi cướp của ngư dân Việt Nam gần đây, ta đều gọi chung là “hải tặc”.
Trong những ngày lang thang trên những hòn đảo này, tôi có nghe khá nhiều câu chuyện đậm mùi tiểu thuyết viễn tưởng về một hang động bí mật nào đó, hay xác một con tàu đang nằm ở một nơi bí ẩn nào dưới đáy biển có chứa nhiều vật báu. Những câu chuyện nửa hư, nửa thực, nhuộm màu kỳ bí khiến tôi bán tín, bán nghi, nhưng có một sự thực là đây không chỉ còn là chuyện đồn thổi mà đã có những chuyến đi bí mật đến đây để tìm kho báu.
Hồ sơ ở công an tỉnh Kiên Giang còn nghi lại sự kiện này vào năm 1983, có hai người nước ngoài, một người Mỹ và một người Anh đã đến quần đảo để đào kho báu. Hồ sơ viết: “Quần chúng ở xã Tiên Hải, huyện Kiên Hải dùng tàu biển vây bắt hai người nước ngoài xâm nhập vào đảo, một người Anh (Richard Charles Knight), một người Mỹ (Frederick Kurt Graham) đi bằng bobo từ hướng đảo Phú Quốc vào đảo Hòn Tre Nhỏ, thu hai máy bộ đàm, hai máy chụp hình, một máy quay phim, một ống dòm, nhiều bản đồ, hải đồ và dụng cụ khác”. Họ khai rằng mình có một tấm bản đồ được vẽ cách đây 300 năm của dòng họ truyền lại chỉ dẫn tới kho báu mà hải tặc chôn giấu ở đây.
Câu chuyện về kho báu kia lại được xới lại vào đầu năm 2009 khi một nhóm ngư dân lặn tìm ốc, hải mã vô tình bắt gặp một số lượng khá lớn tiền đồng cổ với nhiều loại mệnh giá khác nhau.
Quay ra trụ sở Ủy ban nhân dân xã Tiên Hải, ông chủ tịch Nguyễn Trung Liệt cười cười khi tôi hỏi về kho báu bí hiểm kia. Ông bảo, cái tên quần đảo Hải Tặc đã thành dĩ vãng, từ năm 2006: lực lượng công an và bộ đội biên phòng tăng cường truy quét nên tình hình trị an ở vùng biển này đã an toàn rồi. Ông nói thêm rằng, tỉnh Kiên Giang đã nhìn thấy ở cái xã đảo này một tiềm năng còn to lớn hơn cả cải kho báu chưa ai được nhìn thấy kia chính là phát triển ngành công nghiệp du lịch không khói.
Năm 2007, tỉnh Kiên Giang đã chấp thuận chủ trương cho nhà đầu tư thuê một số hòn đảo thuộc quần đảo Hải Tặc để phát triển các khu du lịch sinh thái biển. Công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang được cho thuê sáu hòn đảo để đầu tư du lịch. Công ty Nhất Tâm - Laspapim (Thành phố Hồ Chí Minh) thuê đảo Hòn Tre để đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng và một trường quay phim.
Rồi đầu năm 2008, chính quyền tỉnh Kiên Giang phê duyệt quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái trên hai đảo Hòn Tre Vinh và Hòn Đước thuộc quần đảo Hải Tặc của Công ty thương mại và sản xuất T&T. Tại đây, người ta dự định sẽ xây khu nghỉ, thể thao biển và các dịch vụ giải trí, du lịch khác trên diện tích khoảng 42 ha. Hải Tặc trong quá khứ bây giờ đầy tiềm năng cho du lịch, nghỉ dưỡng...
Đảo Hải Tặc: Tiềm năng từ biển
Du lịch, GO! - Theo Dantri, Phapluat, internet
Nằm ở khu vực gần như chót mũi biển Tây tổ quốc, thuộc vào xã đảo Tiên Hải, cách thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang chừng hơn ba chục cây số, Quần đảo Hải tặc gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ. Nơi này từng lừng lẫy, khét tiếng, khốc hại trong lịch sử các quốc gia liên quan bởi nạn cướp biển. Cướp biển nhiều đến mức người đời và nhà chức trách đem “tệ nạn” đặt thành tên trên bản đồ đến tận hôm nay.
Điều đáng ngạc nhiên là cách đây vài năm, nạn cướp biển vẫn diễn ra, gây ra bao đau thương và hoảng loạn cho bà con nước Việt cũng như cả vùng vịnh Thái Lan. Chính tôi là người đã lang thang khắp biển Tây điều tra, chụp ảnh, phản ánh về cái nạn khó tin giữa thời bình này...
Sau 8 năm, tôi lại có dịp ngồi trên nóc ca-nô cao tốc vượt gần ba chục cây số đường biển về lại Quần đảo Hải tặc. Anh Khang, người xách súng AK đi bộ cùng tôi lang thang khắp các hòn đảo năm trước giờ đã là Đồn phó Trinh sát đồn Biên phòng Hòn Đốc (quản lý khu vực Quần đảo Hải tặc). Gặp lại tôi, cả hai mừng mừng tủi tủi. Xưa, tôi đi cả ngày trên chiếc tàu chợ khọt khẹt, khét mù, sóng đánh cho nôn mật xanh mật vàng nhả xuống đại dương, chúng tôi đi qua cả khu vực vùng nước lịch sử, ngộ bánh lái trật đường một tý là dễ dàng bị cướp biển dùng súng lớn vây ráp, lai dắt về bên kia biên giới đánh đập và đòi tiền chuộc ở mức dã man nhất (như đã từng xảy ra).
Tôi không tưởng tượng ra cảnh đấy trong cơn lãng mạn nghĩ về cụm từ rất gợi “Quần đảo Hải tặc” đâu; bởi, mà chẳng xa xôi gì, chính ông lái tàu người Quảng Bình, tên là Nga và chiếc tàu chợ tôi đang ngồi kia, nó cũng vừa mới bị hải tặc bên kia biên giới bắt và “tống tiền”, giá để chuộc con tàu này về là hơn 10 triệu đồng (thời điểm bấy giờ). Càng nghèo thì càng phải lo chuộc cho sớm, kẻo họ giữ lâu thì gỉ hết tàu, mà họ không thương xót, họ kéo tuột tàu của mình đi bán sắt vụn cũng chẳng bắt đền ai được. Đã bảo là cướp biển mà lỵ.
Chuyến đi dài ngày và một mất một còn với đại dương và vùng vịnh Thái Lan bao la trời nước hồi đó của tôi, đã được bắt đầu bằng một kỷ niệm ấm lòng. “Chú Tư Phụng” - tên thân mật mà bà con cả vùng biên phòng mênh mông nhất nhì Việt Nam kia vẫn dành để gọi Đại tá Quảng Trọng Phụng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - nghe tin tôi từ Hà Nội vào đòi ra “quê hương cướp biển”, bằng mọi giá ông mời lên tranh thủ tâm sự, dặn dò (Năm 2011 này, sau 8 năm tôi trở lại, thì chú Phụng đã về hưu, đã từ trần). Hôm ấy, chú Tư bảo tôi: kể cả con dày dạn chinh chiến trên biển thì cũng phải thận trọng, con à.
< Cướp biển giơ tay, hạ súng xin hàng lực lượng bảo vệ vùng biển của Việt Nam.
Tình trạng phức tạp lắm, mới hồi đầu năm (2002), cướp biển được trang bị súng ống lủng lẳng còn khống chế cả một chiếc tàu chở khách của ta đem về bên kia biên giới đòi bao nhiêu là tiền chuộc. Công an huyện đảo Phú Quốc cung cấp cho tôi hồi sơ về một vụ nóng hôi hổi, khi lão ngư phủ người Bình Định tên là Su còn bị đạn AK bắn thẳng vào mồm khi đang ngồi thúng câu mực ở vùng biển bắc đảo Phú Quốc, suýt chết. Tôi và Tiến Vinh, một cameraman (chàng quay phim hồi ấy, nay là đội trưởng tuyên truyền) của Phòng Chính trị Biên phòng Kiên Giang vác máy lên đường.
Câu chuyện cướp biển cứ nóng dần, lớn dần và đáng sợ dần. Lời của những chiến sỹ quân hàm xanh quả cảm giữa đại dương hôm ghé vào bắc đảo Phú Quốc làm tôi thật sự sợ hãi, khi anh Đậu Văn Nguyên, Đồn phó đồn biên phòng Giành Dầu, huyện đảo Phú Quốc kể: chuyến ấy trên đường nghỉ phép về, chàng trai xứ Nghệ này không mặc quân phục, cũng không mang súng ống gì. Bỗng thấy một chiếc ca nô áp sát dùng súng lớn khống chế còn tàu với hai chục vị khách lại, chúng hò hét bằng tiếng nước ngoài chẳng ai hiểu gì.
Rồi chúng nổ súng, hơn bốn mươi viên đạn được găm vào thành tàu. Một viên bắn trúng ngực em gái 17 tuổi là hành khách trên tàu, em đã chết ngay trên đường chở vào đất liền. Tôi như sờ thấy từng viên đạn đồng lạnh buốt, những báng súng kẻ cướp ám mùi dầu mỡ khi công an thị xã Hà Tiên cho xem kho tang vật các vụ đau thương mà cướp biển để lại, báng súng vỡ, hiện trường tan hoang.
Sau này, hải đội 11 biên phòng Kiên Giang đã có một chiến sỹ ưu tú là trung úy Ngô Xuân Phương, cùng đồng đội điều khiển con tàu dã chiến tối tân mạnh hơn 1.000 mã lực tấn công cướp biển, bảo vệ ngư dân và bà con trong khu vực khai thác. Phương, sau bài viết hồi đó của tôi, đã trở thành nhân vật “Người đương thời” của Truyền hình Việt Nam, với tư cách là khắc tinh đối với lũ cướp biển cực kỳ manh động và khát máu. Phương xuất hiện giữa lúc vùng vịnh Thái Lan cực nóng vì hải tặc hành hoành. Xin trích một đoạn trong bản báo cáo công việc của Phương với cơ quan chức năng, để thấy sự đẫm máu của cuộc chiến chống hải tặc đó:
“Được tin báo của ngư dân Nguyễn Văn Hùng, người xã Xà Lực, huyện đảo Phú Quốc, chúng tôi trưng dụng tàu của ông Hùng, giả làm ngư phủ lên đường đi đánh cá. Thấy tàu cướp biển rượt đuổi tàu của ta, chúng tôi tắt máy vào vị trí chiến đấu với những bao cát lớn làm lô cốt cố thủ. Như thường lệ, bọn chúng dữ dội nổ súng vào tàu chúng tôi nhằm uy hiếp tinh thần bà con trước khi tiến hành cướp. Khi bọn chúng còn cách 30m, tôi hạ lệnh nổ súng và kêu gọi đầu hàng.
Bọn chúng ngoan cố bắn lại quyết liệt, cuộc đấu súng trong 20 phút liên tục. Sau này kiểm tra, ít nhất 30 viên đạn đã găm vào tàu chúng tôi. Cuối cùng, một tên xách súng AR15 đã gục ngã, khẩu súng rơi xuống biển, một tên bị thương, tên còn lại toan nổ máy chạy trốn. Tôi nhằm đúng đầu máy của chúng và xiết cò, một đầu máy bị cháy, biết tàu mình không còn đạt đủ tốc độ chạy trốn, chúng đã đầu hàng. Chúng tôi thu một súng M79, một súng AK, bọn chúng cúi đầu nhận tội đi cướp trên vùng biển Việt Nam”. Tên bị bắn chết, sau này điều tra mới biết, hắn tên là Gon Tha, người ở Cau Xát, Pray Thum, Cam Pu Chia.
< Tấm bia chủ quyền xưa trên quần đảo Hải tặc.
Vụ khác, Trung úy Phương và đồng đội còn nổi súng, bắt sống 3 tên cướp, thu cả súng AK, súng CKC và hàng trăm viên đạn, máy liên lạc, xuồng cao tốc. Tôi đang giữ hồ sơ của rất rất nhiều vụ đấu súng một mất một còn tương tự nữa.
Quả thật, khi tiếp cận với các tài liệu chính thức của biên phòng và công an trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tôi thật sự không tin nổi vào tai, mắt mình nữa: chỉ trong 4 năm, có tới 500 chiếc tàu của đảo Phú Quốc bị cướp biển bắt và đòi tiền chuộc, không ít người đã bỏ mạng một cách thảm khốc nhất, số tiền bị cướp biển lấy mất là khoảng 7.500 USD và 1,6 triệu bạt Thái Lan cùng 6 cây vàng.
Từ chỗ chỉ lang thang theo địa danh là lạ “Quần đảo Hải tặc” để du ngoạn thôi, sau này, càng tiếp cận gần các hòn đảo, tôi càng như đọc một cuốn tiểu thuyết “hành động” về tội ác của cướp biển ngay giữa thời bình. Văn phòng tổng hợp công an tỉnh Kiên Giang cho biết (bằng văn bản chính thức): tháng 8/2002, có tới 10 tàu ngư dân bị hải tặc tấn công, cướp tiền và giết chết 1 người; con số này ở vào tháng 10/2002, là 28 tàu ngư dân bị khống chế, bị cướp đi mất 1 nghìn USD, 12 nghìn bạt, và hơn 130 triệu tiền Việt Nam (số tiền này, với ngư dân nghèo khó, là rất rất lớn, đặc biệt là ở thời điểm năm 2002).
Tháng tiếp theo của năm 2002, con số là 14 tàu ngư dân bị hải tặc bắt và 11.900 USD tiền chuộc. Có vụ, ngay sát bờ biển thị xã Hà Tiên, cướp biển vũ trang đến tận chân răng, gồm 9 tên áp sát chiếc tàu chở khách từ phường Tô Châu ra đảo Phú Quốc, chúng khống chế 30 hành khách, đánh đập, lục soát, cướp nhiều tài sản rồi lên ca nô chuồn mất. Nhiều người bị cướp tấn công còn sống sót, thậm chí bị chúng quẳng xác xuống biển mà vẫn hồi lại rồi dạt vào hoang đảo trở về và tường thuật lại cơn ác mộng của mình, như các ông Tư Nam (ở Quần đảo hải tặc), ông Vinh (thị xã Hà Tiên), ông Hồng Tuấn Mộng (xã Hàm Ninh, Phú Quốc)...
Nhưng cũng có nhiều người gặp hải tặc và không bao giờ trở về nữa, như cháu Trần Văn Lộc, 17 tuổi (là cháu vợ ông Hồng Tuấn Mộng kể trên). Khi đang chạy tàu từ Phú Quốc về Quần đảo Hải tặc, ông Mộng thấy 5 người trang bị súng AK, AR15, cầm điện thoại di động hò hét không phải bằng tiếng Việt nên ông không hiểu gì. Họ chặn, khám tàu, đánh đập ông và cháu Lộc. Bọn cướp bắt trói ông, mang lên ca-nô của chúng tra tấn, đòi tiền, lúc chúng quẳng ông về tàu của mình, thì cháu Lộc đã bị đánh chết và quẳng xác xuống biển. Mấy ngày sau, thi thể cậu bé 17 tuổi mới nổi lên giữa đại dương, khắp người đầy thương tích.
< Những mảnh vũ khí, đạn dược của bọn cướp biển "rơi rụng" lại hiện trường, do công an Hà Tiên thu nhặt về.
Khi chiếc tàu chợ từng bị cướp biển bắt về bên kia biên giới, vùng biển Campuchia giữa vịnh Thái Lan mênh mông, anh Nga đưa tôi cập đảo Hòn Đốc, đảo lớn nhất và là trung tâm hành chính của Quần đảo Hải tặc, cũng là lúc cán bộ biên phòng đồn Hòn Đốc ra đón khách Thủ đô.
Câu chuyện về băng cướp “Cánh Buồm Đen” khét tiếng và hậu duệ của cướp biển còn sống trên hòn đảo nào đó trong số 16 hòn đảo xinh đẹp này lập tức rôm rả. Đêm nằm không có điện sáng, không có quạt điện, mà mùa gió nồm thì nóng khủng khiếp, muỗi bay như có ai đang vãi trấu ném vào mặt người ta; chúng tôi, mỗi “đồng chí” mắc một cái màn, tay phe phẩy quạt nan và tiếp tục tâm sự. Có khi ngồi nhậu hải sản với mồi là cả đại dương tôm cua cá tươi rói, mênh mông, cũng phải… mắc màn.
Trên đảo không có nước ngọt, người ta phải chế tạo những tấm lót như ni-lon lớn lót xuống các thung lũng trên đảo để hứng và tích trữ nước mưa. Câu chuyện đêm ấy có một chi tiết mà nó thôi thúc máu lãng du trong tôi đến mức, cái đêm nằm đánh nhau với muỗi và nỗi khổ mồ hôi chảy buồn nhây nhẩy khắp mọi khe rãnh trên thân thể đó. Dù mệt nhoài, nhưng tôi chỉ nằng nặc mong trời… mau sáng. Trời sáng để tôi ra với một tấm biển kỳ lạ, mà nó chưa bao giờ (vào thời điểm đó) được báo chí, truyền thông nhắc đến, chưa có ai từng chụp ảnh nó.
Tinh sương, xách súng, chân đi dép quai hậu lội bùn đất, trèo qua các quả đồi, tôi và trinh sát Khang đi tìm tấm bia “cướp biển”. Đó là một khối bê tông hình trụ dựng ở sát mép biển, biển chỗ này mơ màng, nước xanh thăm thẳm. Đảo lớn bao dung trùm ra mép nước, với sỏi đá sạch tinh tươm, nhẵn thín, cây cổ thụ và hàng dừa xanh rì cong vút. Đảo nhỏ thì nhỏ đến mức có lẽ chỉ vừa để dựng vài cái lều cũng kiêu hãnh nhô lên khỏi mặt biển, xanh thắm. Đảo con có dáng bai bải như bơi gần mãi về phía đảo lớn. Bà con gọi đó là hai đảo Phụ - Tử, đảo bố và đảo con, giống như Hòn Phụ Tử nổi tiếng nằm trong thập cảnh tuyệt kỹ của Hà Tiên (cả một “giang sơn mỹ miều”) trong kia!
Suy nghĩ của tôi lúc đứng trước tấm bia kỳ lạ và hết sức chính quy, quan trọng đó là: tôi chưa biết hết thế giới, nhưng tôi dám khẳng định rằng: trên thế giới không có chỗ nào ghi danh “Quần đảo Hải tặc” bằng ngọn tháp khảm chữ vào bê tông cốt sắt như ở nơi này của Việt Nam. Chắc chắn là như thế! “Hải tặc” cũng có biển hiệu, có “bảng vàng bia đá” hẳn hoi!
Theo các đồng chí lãnh đạo đồn Biên phòng Hòn Đốc và những người già ở Quần đảo Hải tặc, thì tấm bia chủ quyền kia được dựng năm 1958, tức là đã 53 năm đã trôi qua. Ông Tư Nam, là người trực tiếp gùi xi măng, xếp gạch xây khối bê tông ghi danh “Quần đảo Hải tặc” kể trên, dưới sự “thuê mướn” của cán bộ thực thi nhiệm vụ. Nhưng, oái oăm thay, mấy chục năm sau, ông Tư Nam đã lại chính là người bị cướp biển tra tấn đến mức tận bây giờ ông vẫn không dám tin mình còn sống. Ông bảo: tôi sống ngày nào là tôi ăn cắp được của trời đất thôi, chứ nó hành hạ tôi tàn phế, gẫy chân, cụt các ngón tay thế này, nếu bọn cướp không say rượu thì làm sao tôi chạy mấy ngày trời về đến cửa khẩu để nhờ biên phòng Việt Nam cứu mạng nổi. Tôi không bao giờ dám tin tôi còn sống nổi, chú ạ...
Có một câu chuyện xót xa, giờ đây, không ít người muốn đến du lịch Quần đảo Hải tặc muốn nghe chuyện cướp biển, hiểu về tội ác của chúng. Thế là người dân đều chỉ cho họ đường đến nhà ông Tư Nam. Ông cứ giơ chân, thò tay tàn tật cho họ xem, rồi bà vợ ông lại càu nhàu: suốt ngày nhắc lại chuyện hút chết, tui lại khóc, buồn lắm mấy chú ơi, kể khổ mãi mà chẳng ai giúp đỡ hai cái mạng già chút nào. Lần này bà lão cằn nhằn kêu khổ đến mức, tôi phải rút tiền biếu bà mua quà cho chú Tư Nam bồi dưỡng tuổi già… mới thôi.
Tôi sững sờ khi gặp tấm bia, ghi rõ, chữ to thì nét sơn đen như mực tàu, chữ nhỏ sơn đo đỏ vàng vàng, có chữ khắc sâu vào khối bê tông:
“Quần đảo Hải tặc. Hải đồ số: 3686 S.H; vĩ tuyến 10 độ 10' 8; kinh tuyến 104 độ 20' 0”. Phần đế của trụ bê tông có dòng chữ ghi rõ: “Quần đảo Hải tặc gồm có các đảo sau: Hòn Kèo Ngựa, hòn Kiến Vàng, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Vinh, Hòn Gùi, Hòn Ụ, Hòn Giang, Hòn Chơ Rơ, Hòn Đước Non, Hòn Bô Dập, Hòn Đồi Mồi…”. Cuối các dòng chữ có chú thích rõ: “Phái bộ quân sự thị sát và nghiên cứu, đến viếng (thăm) quần đảo ngày 28/7/1958, dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam”.
Đi dọc hơn 16 hòn đảo nhỏ nằm chung chiêng giữa vịnh Thái Lan, gần vùng nước lịch sử của các quốc gia Việt Nam, Lào và Thái Lan đó, tôi luôn thắc mắc, rằng vì sao “các cụ” lại đặt tên cho chòm đảo đẹp như thế một cái tên dữ dằn như thế nhỉ? Lục lại tài liệu cổ và tham vấn ý kiến của các chuyên gia hàng đầu mới vỡ lẽ ra: quả thực, khu vực Quần đảo Hải tặc, vào thế kỷ 17 và 18 từng là căn cứ đáng sợ của lũ cướp biển. Các tàu buôn lớn của Trung Quốc và phương Tây thường xuyên bị các toán cướp thoắt ẩn thoắt hiện lao đến từ Quần đảo Hải tặc khống chế tàu, bắt người, giết người và cướp tài sản. Bọn cướp biển này thường hoạt động ở khắp cả một vùng rộng lớn, từ Vịnh Hà Tiên - Rạch Giá đến mênh mông Vịnh Thái Lan chung quyền sở hữu của liên quốc gia.
Theo nhà sử học Trương Minh Đạt (chuyên gia nghiên cứu lịch sử vùng Hà Tiên, Kiên Giang) thì các toán cướp biển hung ác và thịnh phát nhất đã tung hoành nhiều nhất trong khu vực Quần đảo Hải tặc vào thời gian mà triều đình Mạc Thiên Tích (1718- 1780, người có công mở mang đất Hà Tiên lịch lãm và văn hiến như hôm nay, ông được chúa Nguyễn Phúc Trú phong chức Tổng binh đại đô đốc - với mong muốn lập “tiểu vương quốc” riêng) bị quân Xiêm đánh bại khiến cho cả một thời gian dài, vùng Hà Tiên không có bộ máy chính quyền cai quản. Do đó, thời gian này, tàu bè nước ngoài vẫn vào ra thương cảng ở đây rất tự do, bát nháo, trong số đó, có trà trộn cả tàu của cướp biển. Đến khi người Pháp chiếm đóng vùng Hà Tiên, vùng biển này vẫn có hải tặc hoành hành.
Tôi đang có trong tay cuốn “Trấn Hà Tiên và Tao đàn Chiêu anh các” của ông Hà Văn Thuỳ, mới xuất bản năm 2002 (NXB Văn học) ở đó cũng thấy viết: “... do vị trí địa lý của mình, Hà Tiên còn bị nhiều trận cướp phá của những đảng phái ngoài Vịnh Xiêm La: năm 1747, bọn cướp biển ở Long Xuyên chặn cướp thuyền chở tặng vật của chúa Nguyễn ban thưởng; năm 1767, dẹp bọn cướp do Hoắc Nhiên cầm đầu tại vùng Cổ Công; năm 1770 dẹp bọn cướp lớn có sào huyệt ở Canpôt, Vũng Thơm...”. Tất cả bọn chúng, cả bọn cán bộ thoái hóa biến chất của nước bạn cầm súng lớn dao dài đi cướp của ngư dân Việt Nam gần đây, ta đều gọi chung là “hải tặc”.
Trong những ngày lang thang trên những hòn đảo này, tôi có nghe khá nhiều câu chuyện đậm mùi tiểu thuyết viễn tưởng về một hang động bí mật nào đó, hay xác một con tàu đang nằm ở một nơi bí ẩn nào dưới đáy biển có chứa nhiều vật báu. Những câu chuyện nửa hư, nửa thực, nhuộm màu kỳ bí khiến tôi bán tín, bán nghi, nhưng có một sự thực là đây không chỉ còn là chuyện đồn thổi mà đã có những chuyến đi bí mật đến đây để tìm kho báu.
Hồ sơ ở công an tỉnh Kiên Giang còn nghi lại sự kiện này vào năm 1983, có hai người nước ngoài, một người Mỹ và một người Anh đã đến quần đảo để đào kho báu. Hồ sơ viết: “Quần chúng ở xã Tiên Hải, huyện Kiên Hải dùng tàu biển vây bắt hai người nước ngoài xâm nhập vào đảo, một người Anh (Richard Charles Knight), một người Mỹ (Frederick Kurt Graham) đi bằng bobo từ hướng đảo Phú Quốc vào đảo Hòn Tre Nhỏ, thu hai máy bộ đàm, hai máy chụp hình, một máy quay phim, một ống dòm, nhiều bản đồ, hải đồ và dụng cụ khác”. Họ khai rằng mình có một tấm bản đồ được vẽ cách đây 300 năm của dòng họ truyền lại chỉ dẫn tới kho báu mà hải tặc chôn giấu ở đây.
Câu chuyện về kho báu kia lại được xới lại vào đầu năm 2009 khi một nhóm ngư dân lặn tìm ốc, hải mã vô tình bắt gặp một số lượng khá lớn tiền đồng cổ với nhiều loại mệnh giá khác nhau.
Quay ra trụ sở Ủy ban nhân dân xã Tiên Hải, ông chủ tịch Nguyễn Trung Liệt cười cười khi tôi hỏi về kho báu bí hiểm kia. Ông bảo, cái tên quần đảo Hải Tặc đã thành dĩ vãng, từ năm 2006: lực lượng công an và bộ đội biên phòng tăng cường truy quét nên tình hình trị an ở vùng biển này đã an toàn rồi. Ông nói thêm rằng, tỉnh Kiên Giang đã nhìn thấy ở cái xã đảo này một tiềm năng còn to lớn hơn cả cải kho báu chưa ai được nhìn thấy kia chính là phát triển ngành công nghiệp du lịch không khói.
Năm 2007, tỉnh Kiên Giang đã chấp thuận chủ trương cho nhà đầu tư thuê một số hòn đảo thuộc quần đảo Hải Tặc để phát triển các khu du lịch sinh thái biển. Công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang được cho thuê sáu hòn đảo để đầu tư du lịch. Công ty Nhất Tâm - Laspapim (Thành phố Hồ Chí Minh) thuê đảo Hòn Tre để đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng và một trường quay phim.
Rồi đầu năm 2008, chính quyền tỉnh Kiên Giang phê duyệt quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái trên hai đảo Hòn Tre Vinh và Hòn Đước thuộc quần đảo Hải Tặc của Công ty thương mại và sản xuất T&T. Tại đây, người ta dự định sẽ xây khu nghỉ, thể thao biển và các dịch vụ giải trí, du lịch khác trên diện tích khoảng 42 ha. Hải Tặc trong quá khứ bây giờ đầy tiềm năng cho du lịch, nghỉ dưỡng...
Đảo Hải Tặc: Tiềm năng từ biển
Du lịch, GO! - Theo Dantri, Phapluat, internet
0 comments:
Post a Comment