Bất kể đông hay hè, nắng hay mưa, cứ thứ bảy hằng tuần khu đất nhỏ bên dòng sông Phó Đáy hiền hòa vùng căn cứ địa cách mạng An toàn khu (ATK) thuộc xã Hùng Lợi, huyện vùng cao Yên Sơn (Tuyên Quang) lại tấp nập người mua kẻ bán.
< Nhộn nhịp ngày chợ phiên ở xã Hùng Lợi..
Đó là chợ phiên xã Hùng Lợi, nơi không chỉ trao đổi các loại hàng tiêu dùng, nông sản, thổ cẩm... mà còn mua bán trâu bò, tạo nét độc đáo riêng của phiên chợ vùng quê cách mạng này.
Từ sớm tinh mơ, khắp các con đường dẫn xuống chợ Hùng Lợi tràn ngập sắc màu thổ cẩm của những thiếu nữ người Dao, Mông, Tày… đi chơi chợ. Phiên chợ mỗi tuần chỉ có một lần khiến ai cũng háo hức. 7g sáng, người mua người bán đã tấp nập kín khu chợ.
< Chọn giống gà vịt.
Ông Hầu A Lùa, 72 tuổi, người dân tộc Mông ở thôn Lè, xã Hùng Lợi, bảo từ khi ông lớn lên đã có chợ phiên này rồi. Trước kia, chợ chỉ là nơi để bà con trong xã đổi cân gạo nếp nương, con gà, con vịt, con lợn lấy nước mắm, cá khô, muối, bật lửa, vải của dân buôn từ miền xuôi lên. Sau năm 1975, dân cư tập trung về xã ngày càng đông, kéo theo nhiều người làm nghề buôn bán, chợ theo đó cũng được mở rộng.
< Mía, món quà dân dã của người dân vùng cao.
Chợ nay được xây dựng kiên cố, đáp ứng tốt nhu cầu giao thương của người dân trong vùng, bán đủ mặt hàng từ nhu yếu phẩm gạo, đường, mắm, muối... đến quần áo, thổ cẩm, hàng nông cụ, các loại cây, con giống…
< Chợ bày bán cả những loại cây giống.
Nét độc đáo riêng của chợ phiên Hùng Lợi chính là các gian hàng thổ cẩm và việc tồn một “góc” chợ trâu, bò ngay trong chợ. Vài năm gần đây, tiếng chợ trâu bò Hùng Lợi đã vang xa vì có nhiều con trâu cự phách thu hút các tay chơi trâu chọi “máu mặt”… tìm về.
< Những gian hàng vải, thổ cẩm lúc nào cũng tấp nập các bà các cô ngắm nghía, chọn lựa.
Ở một góc chợ trâu, có hàng chục lái trâu đến từ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), Đoan Hùng (Phú Thọ), Định Hóa (Thái Nguyên)… đang chầu chực ngã giá chọn mua những cặp trâu, bò ưng ý.
< Chọn công cụ trong hàng rèn.
Hôm nay, anh Lý Văn Dình dân tộc Tày, thôn Quân, xã Hùng Lợi đem đến bán một con trâu đực to. Đã có nhiều cuộc ngã giá bất thành khi chủ nhân kiên quyết giữ mức giá 30 triệu đồng.
< Hàng quê.
Anh Dình hồ hởi: “Trâu này nhà em nuôi đã hơn bốn năm rồi đấy, nó được vực cày kéo tốt lắm, có đến hai cái khoáy ở u nên rất khỏe. Em không nói thách đâu vì cần tiền nên mới bán…”.
< Một góc chợ trâu.
“Gần 15 năm qua, phiên chợ nào tôi cũng đi chợ Hùng Lợi tìm trâu mua. Mới nửa buổi chợ tôi mua được ba con trâu mộng rồi. Không ngã giá mua thêm nữa, tính nghỉ ngơi chút là tôi đánh trâu về dần thôi…" - anh Nguyễn Văn Hải, một lái trâu ở huyện Sơn Dương, nói.
Chủ tịch UBND xã Hùng Lợi Ma Văn Hùng tự hào chợ phiên đã đáp ứng tốt nhu cầu giao thương thúc đẩy kinh tế của xã phát triển và là nơi giao lưu văn hóa của nhân dân các dân tộc thuộc các xã vùng ATK.
Du lịch, GO! - Theo Lý Văn Thịnh (TTO)
< Nhộn nhịp ngày chợ phiên ở xã Hùng Lợi..
Đó là chợ phiên xã Hùng Lợi, nơi không chỉ trao đổi các loại hàng tiêu dùng, nông sản, thổ cẩm... mà còn mua bán trâu bò, tạo nét độc đáo riêng của phiên chợ vùng quê cách mạng này.
Từ sớm tinh mơ, khắp các con đường dẫn xuống chợ Hùng Lợi tràn ngập sắc màu thổ cẩm của những thiếu nữ người Dao, Mông, Tày… đi chơi chợ. Phiên chợ mỗi tuần chỉ có một lần khiến ai cũng háo hức. 7g sáng, người mua người bán đã tấp nập kín khu chợ.
< Chọn giống gà vịt.
Ông Hầu A Lùa, 72 tuổi, người dân tộc Mông ở thôn Lè, xã Hùng Lợi, bảo từ khi ông lớn lên đã có chợ phiên này rồi. Trước kia, chợ chỉ là nơi để bà con trong xã đổi cân gạo nếp nương, con gà, con vịt, con lợn lấy nước mắm, cá khô, muối, bật lửa, vải của dân buôn từ miền xuôi lên. Sau năm 1975, dân cư tập trung về xã ngày càng đông, kéo theo nhiều người làm nghề buôn bán, chợ theo đó cũng được mở rộng.
< Mía, món quà dân dã của người dân vùng cao.
Chợ nay được xây dựng kiên cố, đáp ứng tốt nhu cầu giao thương của người dân trong vùng, bán đủ mặt hàng từ nhu yếu phẩm gạo, đường, mắm, muối... đến quần áo, thổ cẩm, hàng nông cụ, các loại cây, con giống…
< Chợ bày bán cả những loại cây giống.
Nét độc đáo riêng của chợ phiên Hùng Lợi chính là các gian hàng thổ cẩm và việc tồn một “góc” chợ trâu, bò ngay trong chợ. Vài năm gần đây, tiếng chợ trâu bò Hùng Lợi đã vang xa vì có nhiều con trâu cự phách thu hút các tay chơi trâu chọi “máu mặt”… tìm về.
< Những gian hàng vải, thổ cẩm lúc nào cũng tấp nập các bà các cô ngắm nghía, chọn lựa.
Ở một góc chợ trâu, có hàng chục lái trâu đến từ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), Đoan Hùng (Phú Thọ), Định Hóa (Thái Nguyên)… đang chầu chực ngã giá chọn mua những cặp trâu, bò ưng ý.
< Chọn công cụ trong hàng rèn.
Hôm nay, anh Lý Văn Dình dân tộc Tày, thôn Quân, xã Hùng Lợi đem đến bán một con trâu đực to. Đã có nhiều cuộc ngã giá bất thành khi chủ nhân kiên quyết giữ mức giá 30 triệu đồng.
< Hàng quê.
Anh Dình hồ hởi: “Trâu này nhà em nuôi đã hơn bốn năm rồi đấy, nó được vực cày kéo tốt lắm, có đến hai cái khoáy ở u nên rất khỏe. Em không nói thách đâu vì cần tiền nên mới bán…”.
< Một góc chợ trâu.
“Gần 15 năm qua, phiên chợ nào tôi cũng đi chợ Hùng Lợi tìm trâu mua. Mới nửa buổi chợ tôi mua được ba con trâu mộng rồi. Không ngã giá mua thêm nữa, tính nghỉ ngơi chút là tôi đánh trâu về dần thôi…" - anh Nguyễn Văn Hải, một lái trâu ở huyện Sơn Dương, nói.
Chủ tịch UBND xã Hùng Lợi Ma Văn Hùng tự hào chợ phiên đã đáp ứng tốt nhu cầu giao thương thúc đẩy kinh tế của xã phát triển và là nơi giao lưu văn hóa của nhân dân các dân tộc thuộc các xã vùng ATK.
Du lịch, GO! - Theo Lý Văn Thịnh (TTO)
0 comments:
Post a Comment