"Lên đỉnh Tà Sùa không giống như leo Phu Song Sung ở bản Xà Hồ gần đấy, Phu Song Sung đường dễ đi hơn nhiều và người dân trong bản ai cũng có thể dẫn đường lên núi cho bạn. Còn với Tà Sùa, cả bản chỉ có một vài người từng là thợ săn hay những người già làng mới biết đường lên núi. Và đỉnh Tà Sùa thì chắc chỉ những thợ săn kỳ cựu nhất mới có thể đã từng đi qua".
Tôi biết đến dãy Tà Sùa lần đầu khi đọc bài viết của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng về “Những cô Phùa sống giữa mây cao”. Nơi ấy có người con gái mang vẻ đẹp trời không tạo ra được, người không tạo ra được, với cuộc sống bình lặng như một triền núi xa xa. Rồi đến những cánh rừng pơ mu bị tàn sát bởi thần lửa và bởi lâm tặc.
Cái dãy núi phân chia Yên Bái và Sơn La ấy vẫn mang một sức sống ngầm cuộn chảy bên trong. Vẫn có những bản người Mông nhà phủ trong sương, với bếp lửa nấu rượu xình xịch khi xuân về tỏa khói pơ mu thơm đượm như nhang trầm.
Chúng tôi tìm đường lên dãy Tà Sùa một ngày đầu năm mới...
< Đường vào bản Tà Xùa.
Vào bản Tà Sùa
Để lên dãy Tà Sùa, bạn cần vào bản Tà Sùa thuộc xã Bản Công huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Cần chú ý ở điểm này , vì xã Bản Công của huyện Trạm Tấu bao gồm 5 thôn (bản), đó là: Tà Chử, Tà Sùa, Khấu Chu (Kháo Chu), Sán Chá và Bản Công. Lúc đầu, do chưa biết đường, chúng tôi tìm vào đến tận thôn Bản Công (gồm Bản Công dưới và Bản Công trên). Và như vậy không đúng đường, nên phải quay lại. Sự lầm lỡ này cộng với con đường trơn như mỡ ngày mưa đã làm thiệt hại một ngày đường của cả đoàn.
< Điểm trường ở Tà Xùa.
Từ trung tâm huyện vào bản Tà Sùa chừng 7 cây số. Ngày khô ráo, con đường này đi lại không quá khó, chỉ trừ những cây số cuối đường dốc vào bản. Nhưng ngày mưa, như mọi con đường vùng núi cao, tuyến giao thông độc nhất xuống huyện này thách thức với mọi người dân trong bản. Vào đến bản, chúng tôi tìm vào nhà một người Mông dẫn đường có tên là Vảng.
Có một điều đáng để nói là những ngôi nhà trong các bản (Bản Công, Bản Tà Sùa...) của người Mông nơi đây đều làm rất to và rộng. Từ những ngôi nhà làm chưa lâu lắm, mái phi-brô xi măng hãy còn sáng sủa, cho đến những ngôi nhà mái lợp ván gỗ phủ một màu nâu đen của khói, bụi và cả thời gian. Đi qua điểm trường Tà Sùa, tất cả đều vắng vẻ - ngày tết và cũng là ảnh hưởng của đợt lạnh nên học sinh được nghỉ.
< Phàng A Vảng và cô con gái thứ hai.
Nhà của Phàng A Vảng cũng là một ngôi nhà tương đối rộng rãi. Nền đất cao ráo, vách hoàn toàn bằng gỗ. Không khí mùa xuân đã tràn về trên những cây mận nở hoa trắng xóa và cả cây đào khoe những chồi nụ hồng chúm chím sau nhà. Trời vẫn đang rất lạnh và sương mù bao phủ. Bếp lửa trong nhà Phàng A Vảng vẫn cháy bập bùng, vừa để sưởi ấm, vừa để đun nấu.
A Vảng đang ngồi tẽ ngô. Ông bố của bốn đứa con này khoảng chừng 36-37 tuổi. Đứa con gái lớn nhất năm nay mười bảy tuổi, đã đi lấy chồng. Cô con gái thứ hai hiện đang học lớp tám. Lúc mọi người vào nhà là lúc cô bé đang đun một nồi cám to. Cậu con trai thứ ba học lớp sáu, đang đi chăn trâu. Còn cô bé út ít mới hai tuổi, vừa khỏi ốm dậy, vẫn chân đất chạy quanh nhà trong giá rét. Lúc thì nép sau lưng bố, lúc thì ôm cổ chị tò mò nhìn đoàn khách lỉnh kỉnh ba lô với đồ đạc.
< Những bức tranh chì màu rực rỡ của cô bé gái.
Cũng như những ngôi nhà người Mông nơi đây, nhà của A Vảng với ngô gác trên mái, khoai sắn chất trong góc nhà. Ở vị trí bàn thờ, có bốn túm lông gà. Tết năm mới của người Mông không như của người Kinh (ngày 1/1) mà vào ngày đầu tháng Chạp (1/12 âm lịch).
Trong ngày Tết, lông của con gà trống sau khi thịt cúng tổ tiên sẽ được bó thành các túm nhỏ để dán lên tờ giấy nơi để bàn thờ. Ở một góc nhà của A Vảng, có rất nhiều bức tranh chì màu, vẽ các hình hoa rất đẹp.
Cô con gái thứ hai bẽn lẽn cười khi bố chỉ cho mấy anh em tác giả của những bức tranh làm bừng sáng cả góc nhà ấy. Gần đó còn một tấm giấy in lớn dành cho "Kế hoạch phòng chống thiên tai tại hộ gia đình" năm 2009 với những phần viết nội dung thực hiện bằng nét chữ khá trẻ con. A Vảng bảo sáng nay vừa chở vợ xuống trung tâm huyện đi họp phụ nữ. Chúng tôi lắc đầu khi nghĩ lại đoạn đường trơn trượt và dốc từ trung tâm vào Tà Sùa này.
Bên bếp lửa, anh em giới thiệu xong, quay lại vấn đề chính nhờ A Vảng dẫn lên đỉnh Tà Sùa. Anh đúng là người đã dẫn đoàn của người bạn trước đó leo lên. Dự định ban đầu là sẽ thuê mỗi người dẫn đường 150 nghìn cho một ngày đường. Tuy nhiên, nếu A Vảng khá thẳng thắn và thật bụng, thì anh bạn Phàng A Đu đi cùng lại khá mưu mẹo và có máu làm ăn. Những câu tiếng Mông của A Đu đã ép giá cả chuyến đi thành 1 triệu đồng.
< Con đường tắt từ nhà A Vảng đi qua nương lúa đang mùa nước.
Đầu giờ chiều, cả đoàn bắt đầu lên đường, sau khi đã chuẩn bị thêm nồi niêu, rau và gạo. Năm anh em năm chiếc ba lô, hai bao tải đựng đồ của A Đu và A Vảng cũng được buộc dây rất khéo không khác gì ba lô đeo. Cô bé út hai tuổi của A Vảng khóc nức nở đòi theo bố. Thế nhưng chỉ duy nhất có chú chó vàng là chẳng cần xin phép, cứ thế lẽo đẽo chạy theo suốt con đường.
Chúng tôi đi tắt, men theo bờ ruộng bậc thang để ra đường lớn, nhưng con đường này lại lầy lội bùn và trơn trượt, chẳng nhấc gót giày lên được. Đành phải leo lên đường mòn bên đồi làm ta-luy ven đó để đi.
< Đoạn đường sạt lở với cây cầu tạm bằng thân cây rừng.
Con đường đất này vốn do dân trong bản tự làm, được nhà nước hỗ trợ tiền. Rộng chừng 2-3 mét bề ngang. Mỗi mét chiều dài được hỗ trợ 30 nghìn đồng. Nhà nào làm đủ sức làm được bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu. A Vảng bảo, đợt này đang mưa dầm, cộng thêm việc bà con lấy nước từ suối vào ruộng nên nước tràn từ trên cao xuống, con đường trở nên lầy lội khó đi.
Đêm trên điểm cao 2200m
Hết đường, bắt đầu dốc lên, cũng là lúc bắt đầu vào đến rừng. Đường vẫn trơn, và dốc càng lúc càng cao.
< Những cây dương xỉ rất lớn.
Đây là con đường bà con trong bản thường dùng để đi rừng lấy gỗ, đánh bẫy, hái các loại cây quả. Hơi ẩm cao và mồ hôi đổ ra cả vì đồ đạc lẫn cái mỏi. Nhiều đoạn dốc cao quá đầu, không có cả chỗ đặt chân, đành phải bám rễ hoặc cành cây để leo lên.
Dưới tán cây, sương vẫn phủ mờ mịt, cái màu xanh mờ mịt của cây cỏ và sương mờ xóa nhòa dần ranh giới giữa mọi người. Không còn phân biệt miền núi và vùng xuôi, không còn phân biệt tiếng Kinh hay tiếng Mông nữa. Vừa đi vừa thở. Đến đoạn nào bằng phẳng, A Vảng lại dừng lại để mọi người ngồi nghỉ.
< Những khối gỗ lớn bị bỏ lại trong rừng.
Lác đác trên đường đi mới gặp một vài thân cây lớn. Còn lại đa số là cây nhỏ, lá to rộng. Những cây dương xỉ cao 5-7 mét, lá rộng dài hơn cả thân người, phủ xanh um tùm. Con đường mòn bám quanh theo sườn núi đá cứ thế lúc lên lúc xuống. Thỉnh thoảng lại có những khối gỗ vuông vức nằm lẫn trong bụi cỏ cây bên đường. Chắc vài năm trước chúng được xẻ ra, nhưng sau không ai đủ sức mang về, nên đành để lại. Những đoạn đường sạt lở, dân bản đã chặt cây làm cầu, những súc gỗ vuông vức này đôi đoạn cũng được dùng để làm cầu bắc qua lối mòn chênh vênh một bên là vách núi một bên là vực sâu ấy. Nếu giả sử có rơi xuống, chắc mẩm rằng cũng chẳng tan xác được, vì cây bụi, cỏ lau lách và đủ loại cây nhỏ mọc rất nhiều. Chắc cũng chỉ bầm dập mà bị thương thôi.
< Dãy Tà Sùa bắt đầu hiện ra dưới tán cây rừng.
Con chó vàng của Phàng A Vảng vẫn lẽo đẽo chạy theo, lúc vượt lên trước, lúc tụt lại sau. Đến một đoạn nghỉ, A Vảng nhất quyết đuổi nó về. Anh bảo cho nó theo, sợ nó lại dính bẫy thú của ai đó thì khổ. Thỉnh thoảng, có những đoạn vách đá chờm ra, tạo thành những vòm hang lớn. Người đi rừng, những lúc lỡ đường, sẽ nghỉ đêm tránh gió mưa, sương lạnh được ở đấy. Chúng đủ cao và đủ rộng để có thể đốt lửa sưởi và nằm nghỉ qua đêm.
Càng lên cao, bầu trời xanh lộng gió và tấm thảm mây trắng bồng bềnh càng lúc hiện ra càng rõ. Các đỉnh cao của dãy Tà Sùa bắt đầu lộ dần. Dãy Tà Sùa, ranh giới tự nhiên giữa Yên Bái và Sơn La như lời A Vảng nói có ba đỉnh cao chạy dọc chếch theo hướng bắc nam.
Theo hướng nhìn từ Trạm Tấu nhìn sang Sơn La, thì phía tay phải (phía bắc) là đỉnh cao nhất nơi có dựng cột cờ Việt Nam. Phía tay trái (phía nam) là đỉnh cao thứ hai, trên đó còn sót lại gốc của cột cờ dựng từ thời Pháp thuộc.
< Những gì còn sót lại sau những đợt cháy rừng.
Lời người già kể lại là khi đó người Pháp bắt dân trong vùng phải chở vật liệu lên để dựng cột cờ này. Hiện giờ, phần gốc còn lại của cột cờ vẫn rất lớn. Đỉnh cao thứ ba là đỉnh nằm ở giữa. Có thể coi đây là đỉnh tạm nghỉ nếu muốn lên một trong hai đỉnh kia.
Suốt đường đi, rất nhiều mảng rừng trơ trọi. Vụ cháy rừng đợt đầu năm tuy không to bằng mấy năm trước nhưng vẫn góp phần làm rộng thêm cái mảng trống hoang hoác của từng mảng rừng nơi đây.
Những đợt cháy rừng, bà con trong vùng được huy động để chữa cháy, tuy nhiên, phần hỗ trợ của nhà nước xem ra không thấm vào đâu. A Vảng kể lại mấy năm trước, có một lần được hỗ trợ hơn chục cân gạo cho hơn nửa tháng đi dập lửa.
< Cây pơ mu đường kính hơn thân người giờ chỉ còn lại gốc.
Hỏi A Vảng về gỗ pơ mu, anh bảo tí nữa sẽ chỉ cho thấy cây pơ mu duy nhất còn sót lại ở khu vực này. Hiện tại, pơ mu non đang được nhân giống để trồng lại. Những cây pơ mu hiếm hoi mà chúng tôi còn thấy được hiện giờ chỉ là những gốc cây cháy trơ trụi, hoặc những gốc cây to hơn thân người nằm đã bị cưa cụt từ lâu.
Trong một lúc nghỉ, A Vảng tranh thủ lấy dao tách lấy một nắm vỏ pơ mu, bảo là để đến tối dừng lại nhóm lửa. Dù gốc cây đã khô quắt, nhưng lớp gỗ pơ mu vẫn thơm được mùi dầu. Khi đốt lên, mùi khói thơm đượm tựa như ta đốt hương, đốt trầm vậy.
< A Vảng bóc lấy một ít lớp gỗ pơ mu để đốt buổi tối.
Càng lên cao, cây to càng vắng bóng. Chỉ còn những cây cỏ lúp xúp ngang đầu người. Biển mây trắng càng lúc càng mở rộng. Nắng chiều vàng, trời xanh ngắt và mây trắng mênh mông.
Không phải là mây ở trên cao, mà là màn mây bông giăng kín dưới thấp. Cái góc nhìn mà thường nhật có lẽ chỉ khi ngồi trên máy bay mới thấy. Nhưng khi ngồi trên máy bay thì không thể nào hít căng lồng ngực luồng gió thổi lồng lộng, và có thể hét vang trời vang núi.
Chiều xuống rất nhanh, và trong phút chốc xung quanh chìm trong bóng tối. Chúng tôi cố gắng lần mò trong ánh đèn pin đến được một vùng đất rộng ở độ cao chừng 2200m. Trăng cuối tháng chưa lên. Nhưng một bầu trời đầy sao, nhiều đến nhòa cả mắt. Và gió thổi cuồn cuộn. Gió khắp mọi hướng. Chiếc lều to vừa dựng lên, chưa kịp chốt xuống đất, nhoáng một cái đã bị cuốn bay mất. May mà cơn gió tan nhanh, anh em hì hục chạy xuống tít dưới mới mang được lều lên. A Vảng và A Đu tranh thủ chặt củi để mang về đốt.
< Biển mây trắng bắt đầu hiện ra.
Gió mạnh, củi khô, lửa nhóm lên cháy bừng bừng. Bữa tối có thịt gà, canh rau cải luộc với muối. Nồi cơm nấu tuy hơi cháy, nhưng đói và mệt. Ai cũng ăn được 4-5 bát. Vừa ăn vừa cười sung sướng bảo, ở nhà thì ăn 1-2 bát đã sợ béo, thấy ngấy. Lâu lắm rồi mới ăn ngon lành thế này dù rằng cơm thì gạo xấu, canh rau chỉ toàn muối.
Trăng bắt đầu nhô lên, biển mây bạc bừng sáng. Bầu trời đầy sao và đầy gió. Thật tiếc là không ai mang theo tripod, không thể cầm máy để chụp biển mây. Đành đặt máy nằm cố định để chụp được vầng trăng sáng. Có lẽ còn lâu lắm mới được ở lại giữa thiên nhiên như vậy.
< Đêm trăng trên dãy Tà Sùa tại độ cao 2200m.
Đun thêm một ca cà phê. Lửa ấm, và gió mát lạnh người. Cà phê nóng hổi. Có lẽ cái thú của những chuyến đi là những lúc tự tạo ra được cho mình sự tiện nghi ấm cúng ở giữa thiên nhiên hoang dã. Không phải tự nhiên mà trẻ con, đứa nào cũng thích nhóm lên một đống lửa, và được thả vào đó một cái gì đó để đốt bùng cháy. Cái tình yêu hoang dại ấy vốn có sẵn trong tất cả mọi người, và bất cứ khi nào gặp điều kiện là sẽ cháy bừng lên.
Đến gần nửa đêm, mọi người mới chìm vào giấc ngủ
Trên đỉnh dãy Tà Sùa
Sáu giờ sáng. Bình minh trên cao đến thật nhanh. Làn gió sớm thổi mát lịm. Không khí trong lành lan tỏa khắp mọi nơi. Từng tia nắng tách qua làn mây rọi xuống thành từng luồng sáng, tựa như ánh sáng thiên đàng chiếu rọi khắp nhân gian.
< Bình minh trên dãy Tà Sùa.
Xung quanh vẫn là một biển mây trắng với những đỉnh núi lô nhô lúc lặn lúc ngụp trong mây. Ở độ cao 2200m, chỗ chúng tôi đứng đã cao hơn hẳn biển mây, thế nên nắng đến rất nhanh và chẳng mấy chốc rất gay gắt. Nếu như không có gió mang hơi mát thổi đến, hoặc đi vào mùa khô thì thực sự ở trên cao này không hề dễ dàng gì. Và điều này cũng lý giải tại sao đêm qua bầu trời nhiều sao và trong đến thế. A Vảng bảo rằng, ở đây quá cao, nên lúc nào cũng nắng. Lúc này ở dưới bản Tà Sùa chắc chắn vẫn có thể đang có mưa cùng với cái lạnh và ẩm ướt của sương mù.
Sau bữa sáng, chúng tôi đi tiếp con đường cắt qua các đỉnh núi trọc lốc với lác đác những gốc thông non mới được trồng lại. Ở đây, đất được chia cho các hộ dân để trồng thông. Mỗi một héc ta nếu trồng xong thông, năm đầu tiên được hỗ trợ 3 triệu đồng. Năm tiếp theo nếu vẫn chăm sóc tốt thì được hỗ trợ chừng 1-2 triệu. Còn năm thứ 3 là 1 triệu. Từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm được chừng 3-500 nghìn đồng.
< Đường lên dãy Tà Sùa như sống lưng một con khủng long khồng lồ.
Nhà A Vảng cả năm 2010 vừa rồi cũng nhận trồng 1 héc ta. Tuy nhiên, nhìn trên một diện tích lớn các gốc thông non sống sót không nhiều, thì có thể thấy rằng việc trồng, chăm sóc, cũng như giám sát ở đây không phải dễ dàng gì. Anh cũng bảo rằng, nếu trong quá trình trồng và chăm sóc, nếu để cháy xảy ra mà không xác định được nguyên nhân hay người gây ra cháy, thì gia đình trồng trên diện tích bị cháy đó sẽ bị phạt. Mấy năm trước, đã từng có trường hợp bị đưa ra xét xử vì cố tình làm cháy khi đi nương.
Đường đi càng lúc càng lên cao, thêm được chừng hơn 100 mét cao. Thấy rằng không còn đủ sức lên tiếp, một số anh em đành quay lại vị trí dựng lều đêm qua ngồi đợi. Vậy là chỉ còn lại 4 người tiếp tục leo lên đỉnh. Đi hết đoạn đường này là bắt đầu đến được đoạn đường gian khổ nhưng cảnh đẹp tuyệt vời. Từ đây chỉ toàn là những con đường chênh vênh mỏng manh như sống mũi ngựa vắt từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Cũng không thể cố kéo thêm ai đi lên cùng, bởi lẽ nếu có ai mà cố tham đi lên thì cũng chẳng thể nào đỡ cho nhau đi.
< Con đường rải đá trắng trên sống lưng dãy Tà Sùa.
Trong cuốn "Everest - Đỉnh cao nghiệt ngã" có viết rằng, đường leo lên đỉnh Everest chẳng ai có thể giúp được cho ai. Mỗi người chỉ có thể cố gắng tự lo được cho riêng bước chân của mình đã là cố gắng lắm rồi. Có những khi thấy người đi bên cạnh ngã xuống, nhìn thấy mà cũng không đủ sức và cũng không dám kéo họ lên vì biết rằng nếu làm vậy chính mình cũng sẽ nằm lại mãi. Tuy nhiên, đó là câu chuyện ở độ cao hơn 8000 mét, nơi mà chỉ riêng việc thở đã là một kỳ tích. Còn ở đây, trên cái con đường mong manh này, gió xung quanh thổi ù ù, người lúc nào cũng như muốn chao đi. Ở cái nơi mà cây to không lớn nổi vì gió thổi này, mỗi câu nói như cũng bị gió thổi bạt đi mấy mét trước khi tới được tai người bên cạnh. Ở nơi này, mỗi người cũng tự nhắc mình và nhắc lẫn nhau, nhớ đi cẩn thận. Đoạn nào không đứng thẳng lên được thì cứ thế mà dùng cả tứ chi lẫn với mông mà đi. Tay tóm được vào gốc cây bụi nào là phải tìm mọi cách để túm, đế nắm, để mà bấu víu.
< Vách đá dựng đứng.
Cái khó khăn thì là như vậy, nhưng cái đền đáp lại thì không gì sánh nổi. Con đường đi như vắt trên sống lưng của con khủng long khổng lồ, uốn mình từ đỉnh này sang đỉnh khác tạo nên dãy Tà Sùa vẫn được phủ một màu xanh rừng núi ngút ngàn. Vẫn lúc cuộn mình uốn lượn để tạo ra những thung sâu ngập trong mây mờ trắng xóa, tựa như chốn ở của thần tiên. Cái cảm giác được đứng ở trên cao thật cao và cảm thấy mình thật nhỏ bé trước thiên nhiên được hòa lẫn với tình yêu ngập tràn dành cho một vùng đất hẻo lánh của tổ quốc.
Núi đá ở dãy Tà Sùa có một loại đá màu trắng rất đặc trưng. Loại đá trắng mà ta có thể thấy ở các hiệu bán đá ốp lát. Những vỉa đá lớn lộ dần ra theo mưa gió thời gian. Có cả những đoạn người dân trong vùng trước đây thường lên tìm lấy đá, mang từng khối lớn về bản để bán. Những đoạn đường chênh vênh trên cái sống mũi ngựa đi lên dãy Tà Sùa này nhiều đoạn như được rắc một lớp đá trắng. Nó gợi hình dung tới câu chuyện cổ tích NaUy về Hansel và Gretel, với con đường có những viên đá trắng lấp lánh dưới anh trăng. A Vảng nhặt cho tôi một viên đá như thế, nó trong tựa như những tinh thể thủy tinh xếp lớp cuộn vào nhau.
Tranh thủ lúc nghỉ, A Đu hái mấy quả nho nhỏ màu tím thẫm, gần giống như quả phúc bồn tử, ăn có vị chua chua ngòn ngọt. Hỏi tên thì A Đu cũng lắc đầu, chỉ biết là ăn được theo kinh nghiệm. Gần đó có 1 bụi cây gần giống như vậy, nhưng quả màu đỏ tươi. A Đu bảo đừng có ăn, ăn không được đâu. Lại thêm một kinh nghiệm đường rừng không được đặt tên như thế.
Đi đến đoạn cả vách đá dựng đứng chừng hơn hai chục mét, không có đường nối sang đỉnh bên cạnh. Buộc phải men theo vách, lần bám để đu xuống. A Vảng vẫn cười và bảo đường này đám dê vẫn chạy qua được. Nhìn xung quanh không hề thấy bóng con nào. Cũng không dám không tin, đành cứ thế ngửa mặt lên trời mà bám vách lần dần xuống, chứ tuyệt không dám nhìn xuống phía dưới sâu hun hút. Các bác làm phim hành động có muốn làm những đoạn phim leo núi như của Holywood thì cũng chỉ cần đến đây là thừa cảnh mà quay. Qua được đoạn này, ngẩng đầu nhìn lên thì thấy hai anh chàng A Vảng với A Đu là chỉ còn như hai chấm nhỏ xíu ở tít phía trước.
< Những đỉnh núi chìm khuất trong biển mây.
Đi mải miết chừng 1 tiếng rưỡi, thì tới được độ cao 2500m. Đến đây thì A Vảng mới kể hết rằng đoàn trước đó cũng chỉ lên được tới đỉnh cao thứ 3 trong ba đỉnh cao nhất của dãy Tà Sùa. Và nếu muốn đi thêm 1 trong đỉnh kia thì tối thiểu cũng phải thêm 1 ngày nữa và đồng nghĩa với việc còn phải mang đồ đạc đi theo. Ngồi xuống thở một chút với biển mây trắng tràn ngập dãy núi phủ xanh. Nhìn lại đoạn đường gập gềnh trên sống núi chon von. Chúng tôi đành quyết định sẽ chỉ đi lên tới điểm cao thứ 3 đó.
Con đường vẫn tiếp tục, càng lên gần tới đỉnh, càng nhiều bụi cây cao và dày rậm. Các bụi trúc mọc khá dày. A Vảng chỉ cho một bãi phân gấu khô. Ở bản Tà Sùa, mọi người vẫn kể cho nhau nghe về câu chuyện của một gã trai Mông trong bản, người đã từng bị gấu tát mất mũi, cắn nát tai chừng mười năm trước. Gấu bình thường ít khi tấn công người, và thường lẩn tránh người. Nhưng khi nuôi con nhỏ, gấu mẹ khá hung dữ. Gã trai Mông khi ấy đã bắn bật gấu mẹ xuống vực. Tưởng gấu đã chết, nên lần xuống để tìm.
< Biển mây nhìn từ trên đỉnh dãy Tà Sùa.
Nào ngờ, gấu tỉnh dậy, quay lại tấn công. Gã nằm áp sát xuống đất để tránh những cái tát của gấu mẹ, đến lúc chán, gấu mẹ bắt đầu bỏ đi thì gã lại phạm một sai lầm là ngẩng đầu dậy để nhìn xem sao. Gấu phát hiện ra gã chưa chết, liền quay lại cắn xé. Tai và một phần mặt của gã mất đi là vì thế. Thợ săn trong bản giờ vẫn còn, nhưng thú săn thì đã ít đi nhiều.
Bám vách cheo leo và dừng đứng, leo thêm chừng 1 tiếng nữa. Tới 11h30, cả 4 anh em lên được tới đỉnh có độ cao 2650m. (Thiết bị thay đổi chỉ số liên tục dao động xung quanh mốc 2650m, lúc tăng lúc giảm). Niềm vui cũng đã ngập tràn. Từ đây bước một chút là đã sang đất Sơn La. Nhìn lên phía Bắc là hướng về đỉnh cao nhất của dãy Tà Sùa, phía Nam là đỉnh cao thứ hai. Hai đỉnh này là hai nơi có hai cột cờ của ta và của Pháp. Mong sao cho con đường từ Trạm Tấu sang Bắc Yên sớm hoàn thành không chậm hơn dự kiến.
< Đánh dấu, ghi tên 4 anh em lên tới một đỉnh của dãy Tà Sùa. Và bãi đá làm mốc nơi chôn dấu mốc.
Chúng tôi lấy giấy bút ra ghi lại thời điểm, ghi lại tên bốn anh em rồi cho vào hai lần túi ni lon (vốn là hai túi đựng kẹo), hàn kín lại rồi chôn xuống đất ở vị trí bằng phẳng nhất trên đỉnh. Sau đó lấy vài tảng đá nhỏ xung quanh xếp lại cẩn thận lên trên. Hi vọng rằng nếu lần sau có đoàn nào lên sẽ đào thấy tờ giấy ấy. Còn nếu có dịp quay lại, nhất định sẽ mang theo 1 chiếc hộp chắc chắn để làm nơi ghi dấu cho các đoàn đi sau. Cách đó không xa, trên một thân cây khô nhỏ bên cạnh, mấy anh em còn nhìn thấy một sợi dây đeo máy ảnh hiệu Fujifilm. Không biết là ai đó đi trước đã cố tình buộc lại đây làm dấu kỷ niệm.
< Cô Phùa bé nhỏ của bản Tà Sùa.
Ngồi nghỉ ngơi một lát, chụp mấy kiểu ảnh để làm kỷ niệm trước khi máy cạn pin. Hơn 12h trưa, chúng tôi bắt đầu quay xuống. Con đường về Tà Sùa chừng 6 tiếng đồng hồ đi liên tục để về đến nhà Phàng A Vảng. Cả nhà đã ngồi quây quần bên bếp lửa chờ đón mọi người trở về.
Chúng tôi rời Tà Sùa, tuy chưa gặp được những cô Phùa như trong bài viết từng được đọc, nhưng chúng tôi đã gặp được những cô Phùa nhỏ nhắn, xinh xắn sống trên những ngọn núi chìm đắm giữa biển mây. Những con người ấy đang tiếp tục cuộc sống ở vùng đất mang tên Núi Cao (Tà Sùa) này và vẫn không ngừng thổi bùng lên cuộc sống giữa núi và mây.
Du lịch, GO! - Theo Hoàng Hà Mai (Whitelie Opera blog).
Tôi biết đến dãy Tà Sùa lần đầu khi đọc bài viết của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng về “Những cô Phùa sống giữa mây cao”. Nơi ấy có người con gái mang vẻ đẹp trời không tạo ra được, người không tạo ra được, với cuộc sống bình lặng như một triền núi xa xa. Rồi đến những cánh rừng pơ mu bị tàn sát bởi thần lửa và bởi lâm tặc.
Cái dãy núi phân chia Yên Bái và Sơn La ấy vẫn mang một sức sống ngầm cuộn chảy bên trong. Vẫn có những bản người Mông nhà phủ trong sương, với bếp lửa nấu rượu xình xịch khi xuân về tỏa khói pơ mu thơm đượm như nhang trầm.
Chúng tôi tìm đường lên dãy Tà Sùa một ngày đầu năm mới...
< Đường vào bản Tà Xùa.
Vào bản Tà Sùa
Để lên dãy Tà Sùa, bạn cần vào bản Tà Sùa thuộc xã Bản Công huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Cần chú ý ở điểm này , vì xã Bản Công của huyện Trạm Tấu bao gồm 5 thôn (bản), đó là: Tà Chử, Tà Sùa, Khấu Chu (Kháo Chu), Sán Chá và Bản Công. Lúc đầu, do chưa biết đường, chúng tôi tìm vào đến tận thôn Bản Công (gồm Bản Công dưới và Bản Công trên). Và như vậy không đúng đường, nên phải quay lại. Sự lầm lỡ này cộng với con đường trơn như mỡ ngày mưa đã làm thiệt hại một ngày đường của cả đoàn.
< Điểm trường ở Tà Xùa.
Từ trung tâm huyện vào bản Tà Sùa chừng 7 cây số. Ngày khô ráo, con đường này đi lại không quá khó, chỉ trừ những cây số cuối đường dốc vào bản. Nhưng ngày mưa, như mọi con đường vùng núi cao, tuyến giao thông độc nhất xuống huyện này thách thức với mọi người dân trong bản. Vào đến bản, chúng tôi tìm vào nhà một người Mông dẫn đường có tên là Vảng.
Có một điều đáng để nói là những ngôi nhà trong các bản (Bản Công, Bản Tà Sùa...) của người Mông nơi đây đều làm rất to và rộng. Từ những ngôi nhà làm chưa lâu lắm, mái phi-brô xi măng hãy còn sáng sủa, cho đến những ngôi nhà mái lợp ván gỗ phủ một màu nâu đen của khói, bụi và cả thời gian. Đi qua điểm trường Tà Sùa, tất cả đều vắng vẻ - ngày tết và cũng là ảnh hưởng của đợt lạnh nên học sinh được nghỉ.
< Phàng A Vảng và cô con gái thứ hai.
Nhà của Phàng A Vảng cũng là một ngôi nhà tương đối rộng rãi. Nền đất cao ráo, vách hoàn toàn bằng gỗ. Không khí mùa xuân đã tràn về trên những cây mận nở hoa trắng xóa và cả cây đào khoe những chồi nụ hồng chúm chím sau nhà. Trời vẫn đang rất lạnh và sương mù bao phủ. Bếp lửa trong nhà Phàng A Vảng vẫn cháy bập bùng, vừa để sưởi ấm, vừa để đun nấu.
A Vảng đang ngồi tẽ ngô. Ông bố của bốn đứa con này khoảng chừng 36-37 tuổi. Đứa con gái lớn nhất năm nay mười bảy tuổi, đã đi lấy chồng. Cô con gái thứ hai hiện đang học lớp tám. Lúc mọi người vào nhà là lúc cô bé đang đun một nồi cám to. Cậu con trai thứ ba học lớp sáu, đang đi chăn trâu. Còn cô bé út ít mới hai tuổi, vừa khỏi ốm dậy, vẫn chân đất chạy quanh nhà trong giá rét. Lúc thì nép sau lưng bố, lúc thì ôm cổ chị tò mò nhìn đoàn khách lỉnh kỉnh ba lô với đồ đạc.
< Những bức tranh chì màu rực rỡ của cô bé gái.
Cũng như những ngôi nhà người Mông nơi đây, nhà của A Vảng với ngô gác trên mái, khoai sắn chất trong góc nhà. Ở vị trí bàn thờ, có bốn túm lông gà. Tết năm mới của người Mông không như của người Kinh (ngày 1/1) mà vào ngày đầu tháng Chạp (1/12 âm lịch).
Trong ngày Tết, lông của con gà trống sau khi thịt cúng tổ tiên sẽ được bó thành các túm nhỏ để dán lên tờ giấy nơi để bàn thờ. Ở một góc nhà của A Vảng, có rất nhiều bức tranh chì màu, vẽ các hình hoa rất đẹp.
Cô con gái thứ hai bẽn lẽn cười khi bố chỉ cho mấy anh em tác giả của những bức tranh làm bừng sáng cả góc nhà ấy. Gần đó còn một tấm giấy in lớn dành cho "Kế hoạch phòng chống thiên tai tại hộ gia đình" năm 2009 với những phần viết nội dung thực hiện bằng nét chữ khá trẻ con. A Vảng bảo sáng nay vừa chở vợ xuống trung tâm huyện đi họp phụ nữ. Chúng tôi lắc đầu khi nghĩ lại đoạn đường trơn trượt và dốc từ trung tâm vào Tà Sùa này.
Bên bếp lửa, anh em giới thiệu xong, quay lại vấn đề chính nhờ A Vảng dẫn lên đỉnh Tà Sùa. Anh đúng là người đã dẫn đoàn của người bạn trước đó leo lên. Dự định ban đầu là sẽ thuê mỗi người dẫn đường 150 nghìn cho một ngày đường. Tuy nhiên, nếu A Vảng khá thẳng thắn và thật bụng, thì anh bạn Phàng A Đu đi cùng lại khá mưu mẹo và có máu làm ăn. Những câu tiếng Mông của A Đu đã ép giá cả chuyến đi thành 1 triệu đồng.
< Con đường tắt từ nhà A Vảng đi qua nương lúa đang mùa nước.
Đầu giờ chiều, cả đoàn bắt đầu lên đường, sau khi đã chuẩn bị thêm nồi niêu, rau và gạo. Năm anh em năm chiếc ba lô, hai bao tải đựng đồ của A Đu và A Vảng cũng được buộc dây rất khéo không khác gì ba lô đeo. Cô bé út hai tuổi của A Vảng khóc nức nở đòi theo bố. Thế nhưng chỉ duy nhất có chú chó vàng là chẳng cần xin phép, cứ thế lẽo đẽo chạy theo suốt con đường.
Chúng tôi đi tắt, men theo bờ ruộng bậc thang để ra đường lớn, nhưng con đường này lại lầy lội bùn và trơn trượt, chẳng nhấc gót giày lên được. Đành phải leo lên đường mòn bên đồi làm ta-luy ven đó để đi.
< Đoạn đường sạt lở với cây cầu tạm bằng thân cây rừng.
Con đường đất này vốn do dân trong bản tự làm, được nhà nước hỗ trợ tiền. Rộng chừng 2-3 mét bề ngang. Mỗi mét chiều dài được hỗ trợ 30 nghìn đồng. Nhà nào làm đủ sức làm được bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu. A Vảng bảo, đợt này đang mưa dầm, cộng thêm việc bà con lấy nước từ suối vào ruộng nên nước tràn từ trên cao xuống, con đường trở nên lầy lội khó đi.
Đêm trên điểm cao 2200m
Hết đường, bắt đầu dốc lên, cũng là lúc bắt đầu vào đến rừng. Đường vẫn trơn, và dốc càng lúc càng cao.
< Những cây dương xỉ rất lớn.
Đây là con đường bà con trong bản thường dùng để đi rừng lấy gỗ, đánh bẫy, hái các loại cây quả. Hơi ẩm cao và mồ hôi đổ ra cả vì đồ đạc lẫn cái mỏi. Nhiều đoạn dốc cao quá đầu, không có cả chỗ đặt chân, đành phải bám rễ hoặc cành cây để leo lên.
Dưới tán cây, sương vẫn phủ mờ mịt, cái màu xanh mờ mịt của cây cỏ và sương mờ xóa nhòa dần ranh giới giữa mọi người. Không còn phân biệt miền núi và vùng xuôi, không còn phân biệt tiếng Kinh hay tiếng Mông nữa. Vừa đi vừa thở. Đến đoạn nào bằng phẳng, A Vảng lại dừng lại để mọi người ngồi nghỉ.
< Những khối gỗ lớn bị bỏ lại trong rừng.
Lác đác trên đường đi mới gặp một vài thân cây lớn. Còn lại đa số là cây nhỏ, lá to rộng. Những cây dương xỉ cao 5-7 mét, lá rộng dài hơn cả thân người, phủ xanh um tùm. Con đường mòn bám quanh theo sườn núi đá cứ thế lúc lên lúc xuống. Thỉnh thoảng lại có những khối gỗ vuông vức nằm lẫn trong bụi cỏ cây bên đường. Chắc vài năm trước chúng được xẻ ra, nhưng sau không ai đủ sức mang về, nên đành để lại. Những đoạn đường sạt lở, dân bản đã chặt cây làm cầu, những súc gỗ vuông vức này đôi đoạn cũng được dùng để làm cầu bắc qua lối mòn chênh vênh một bên là vách núi một bên là vực sâu ấy. Nếu giả sử có rơi xuống, chắc mẩm rằng cũng chẳng tan xác được, vì cây bụi, cỏ lau lách và đủ loại cây nhỏ mọc rất nhiều. Chắc cũng chỉ bầm dập mà bị thương thôi.
< Dãy Tà Sùa bắt đầu hiện ra dưới tán cây rừng.
Con chó vàng của Phàng A Vảng vẫn lẽo đẽo chạy theo, lúc vượt lên trước, lúc tụt lại sau. Đến một đoạn nghỉ, A Vảng nhất quyết đuổi nó về. Anh bảo cho nó theo, sợ nó lại dính bẫy thú của ai đó thì khổ. Thỉnh thoảng, có những đoạn vách đá chờm ra, tạo thành những vòm hang lớn. Người đi rừng, những lúc lỡ đường, sẽ nghỉ đêm tránh gió mưa, sương lạnh được ở đấy. Chúng đủ cao và đủ rộng để có thể đốt lửa sưởi và nằm nghỉ qua đêm.
Càng lên cao, bầu trời xanh lộng gió và tấm thảm mây trắng bồng bềnh càng lúc hiện ra càng rõ. Các đỉnh cao của dãy Tà Sùa bắt đầu lộ dần. Dãy Tà Sùa, ranh giới tự nhiên giữa Yên Bái và Sơn La như lời A Vảng nói có ba đỉnh cao chạy dọc chếch theo hướng bắc nam.
Theo hướng nhìn từ Trạm Tấu nhìn sang Sơn La, thì phía tay phải (phía bắc) là đỉnh cao nhất nơi có dựng cột cờ Việt Nam. Phía tay trái (phía nam) là đỉnh cao thứ hai, trên đó còn sót lại gốc của cột cờ dựng từ thời Pháp thuộc.
< Những gì còn sót lại sau những đợt cháy rừng.
Lời người già kể lại là khi đó người Pháp bắt dân trong vùng phải chở vật liệu lên để dựng cột cờ này. Hiện giờ, phần gốc còn lại của cột cờ vẫn rất lớn. Đỉnh cao thứ ba là đỉnh nằm ở giữa. Có thể coi đây là đỉnh tạm nghỉ nếu muốn lên một trong hai đỉnh kia.
Suốt đường đi, rất nhiều mảng rừng trơ trọi. Vụ cháy rừng đợt đầu năm tuy không to bằng mấy năm trước nhưng vẫn góp phần làm rộng thêm cái mảng trống hoang hoác của từng mảng rừng nơi đây.
Những đợt cháy rừng, bà con trong vùng được huy động để chữa cháy, tuy nhiên, phần hỗ trợ của nhà nước xem ra không thấm vào đâu. A Vảng kể lại mấy năm trước, có một lần được hỗ trợ hơn chục cân gạo cho hơn nửa tháng đi dập lửa.
< Cây pơ mu đường kính hơn thân người giờ chỉ còn lại gốc.
Hỏi A Vảng về gỗ pơ mu, anh bảo tí nữa sẽ chỉ cho thấy cây pơ mu duy nhất còn sót lại ở khu vực này. Hiện tại, pơ mu non đang được nhân giống để trồng lại. Những cây pơ mu hiếm hoi mà chúng tôi còn thấy được hiện giờ chỉ là những gốc cây cháy trơ trụi, hoặc những gốc cây to hơn thân người nằm đã bị cưa cụt từ lâu.
Trong một lúc nghỉ, A Vảng tranh thủ lấy dao tách lấy một nắm vỏ pơ mu, bảo là để đến tối dừng lại nhóm lửa. Dù gốc cây đã khô quắt, nhưng lớp gỗ pơ mu vẫn thơm được mùi dầu. Khi đốt lên, mùi khói thơm đượm tựa như ta đốt hương, đốt trầm vậy.
< A Vảng bóc lấy một ít lớp gỗ pơ mu để đốt buổi tối.
Càng lên cao, cây to càng vắng bóng. Chỉ còn những cây cỏ lúp xúp ngang đầu người. Biển mây trắng càng lúc càng mở rộng. Nắng chiều vàng, trời xanh ngắt và mây trắng mênh mông.
Không phải là mây ở trên cao, mà là màn mây bông giăng kín dưới thấp. Cái góc nhìn mà thường nhật có lẽ chỉ khi ngồi trên máy bay mới thấy. Nhưng khi ngồi trên máy bay thì không thể nào hít căng lồng ngực luồng gió thổi lồng lộng, và có thể hét vang trời vang núi.
Chiều xuống rất nhanh, và trong phút chốc xung quanh chìm trong bóng tối. Chúng tôi cố gắng lần mò trong ánh đèn pin đến được một vùng đất rộng ở độ cao chừng 2200m. Trăng cuối tháng chưa lên. Nhưng một bầu trời đầy sao, nhiều đến nhòa cả mắt. Và gió thổi cuồn cuộn. Gió khắp mọi hướng. Chiếc lều to vừa dựng lên, chưa kịp chốt xuống đất, nhoáng một cái đã bị cuốn bay mất. May mà cơn gió tan nhanh, anh em hì hục chạy xuống tít dưới mới mang được lều lên. A Vảng và A Đu tranh thủ chặt củi để mang về đốt.
< Biển mây trắng bắt đầu hiện ra.
Gió mạnh, củi khô, lửa nhóm lên cháy bừng bừng. Bữa tối có thịt gà, canh rau cải luộc với muối. Nồi cơm nấu tuy hơi cháy, nhưng đói và mệt. Ai cũng ăn được 4-5 bát. Vừa ăn vừa cười sung sướng bảo, ở nhà thì ăn 1-2 bát đã sợ béo, thấy ngấy. Lâu lắm rồi mới ăn ngon lành thế này dù rằng cơm thì gạo xấu, canh rau chỉ toàn muối.
Trăng bắt đầu nhô lên, biển mây bạc bừng sáng. Bầu trời đầy sao và đầy gió. Thật tiếc là không ai mang theo tripod, không thể cầm máy để chụp biển mây. Đành đặt máy nằm cố định để chụp được vầng trăng sáng. Có lẽ còn lâu lắm mới được ở lại giữa thiên nhiên như vậy.
< Đêm trăng trên dãy Tà Sùa tại độ cao 2200m.
Đun thêm một ca cà phê. Lửa ấm, và gió mát lạnh người. Cà phê nóng hổi. Có lẽ cái thú của những chuyến đi là những lúc tự tạo ra được cho mình sự tiện nghi ấm cúng ở giữa thiên nhiên hoang dã. Không phải tự nhiên mà trẻ con, đứa nào cũng thích nhóm lên một đống lửa, và được thả vào đó một cái gì đó để đốt bùng cháy. Cái tình yêu hoang dại ấy vốn có sẵn trong tất cả mọi người, và bất cứ khi nào gặp điều kiện là sẽ cháy bừng lên.
Đến gần nửa đêm, mọi người mới chìm vào giấc ngủ
Trên đỉnh dãy Tà Sùa
Sáu giờ sáng. Bình minh trên cao đến thật nhanh. Làn gió sớm thổi mát lịm. Không khí trong lành lan tỏa khắp mọi nơi. Từng tia nắng tách qua làn mây rọi xuống thành từng luồng sáng, tựa như ánh sáng thiên đàng chiếu rọi khắp nhân gian.
< Bình minh trên dãy Tà Sùa.
Xung quanh vẫn là một biển mây trắng với những đỉnh núi lô nhô lúc lặn lúc ngụp trong mây. Ở độ cao 2200m, chỗ chúng tôi đứng đã cao hơn hẳn biển mây, thế nên nắng đến rất nhanh và chẳng mấy chốc rất gay gắt. Nếu như không có gió mang hơi mát thổi đến, hoặc đi vào mùa khô thì thực sự ở trên cao này không hề dễ dàng gì. Và điều này cũng lý giải tại sao đêm qua bầu trời nhiều sao và trong đến thế. A Vảng bảo rằng, ở đây quá cao, nên lúc nào cũng nắng. Lúc này ở dưới bản Tà Sùa chắc chắn vẫn có thể đang có mưa cùng với cái lạnh và ẩm ướt của sương mù.
Sau bữa sáng, chúng tôi đi tiếp con đường cắt qua các đỉnh núi trọc lốc với lác đác những gốc thông non mới được trồng lại. Ở đây, đất được chia cho các hộ dân để trồng thông. Mỗi một héc ta nếu trồng xong thông, năm đầu tiên được hỗ trợ 3 triệu đồng. Năm tiếp theo nếu vẫn chăm sóc tốt thì được hỗ trợ chừng 1-2 triệu. Còn năm thứ 3 là 1 triệu. Từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm được chừng 3-500 nghìn đồng.
< Đường lên dãy Tà Sùa như sống lưng một con khủng long khồng lồ.
Nhà A Vảng cả năm 2010 vừa rồi cũng nhận trồng 1 héc ta. Tuy nhiên, nhìn trên một diện tích lớn các gốc thông non sống sót không nhiều, thì có thể thấy rằng việc trồng, chăm sóc, cũng như giám sát ở đây không phải dễ dàng gì. Anh cũng bảo rằng, nếu trong quá trình trồng và chăm sóc, nếu để cháy xảy ra mà không xác định được nguyên nhân hay người gây ra cháy, thì gia đình trồng trên diện tích bị cháy đó sẽ bị phạt. Mấy năm trước, đã từng có trường hợp bị đưa ra xét xử vì cố tình làm cháy khi đi nương.
Đường đi càng lúc càng lên cao, thêm được chừng hơn 100 mét cao. Thấy rằng không còn đủ sức lên tiếp, một số anh em đành quay lại vị trí dựng lều đêm qua ngồi đợi. Vậy là chỉ còn lại 4 người tiếp tục leo lên đỉnh. Đi hết đoạn đường này là bắt đầu đến được đoạn đường gian khổ nhưng cảnh đẹp tuyệt vời. Từ đây chỉ toàn là những con đường chênh vênh mỏng manh như sống mũi ngựa vắt từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Cũng không thể cố kéo thêm ai đi lên cùng, bởi lẽ nếu có ai mà cố tham đi lên thì cũng chẳng thể nào đỡ cho nhau đi.
< Con đường rải đá trắng trên sống lưng dãy Tà Sùa.
Trong cuốn "Everest - Đỉnh cao nghiệt ngã" có viết rằng, đường leo lên đỉnh Everest chẳng ai có thể giúp được cho ai. Mỗi người chỉ có thể cố gắng tự lo được cho riêng bước chân của mình đã là cố gắng lắm rồi. Có những khi thấy người đi bên cạnh ngã xuống, nhìn thấy mà cũng không đủ sức và cũng không dám kéo họ lên vì biết rằng nếu làm vậy chính mình cũng sẽ nằm lại mãi. Tuy nhiên, đó là câu chuyện ở độ cao hơn 8000 mét, nơi mà chỉ riêng việc thở đã là một kỳ tích. Còn ở đây, trên cái con đường mong manh này, gió xung quanh thổi ù ù, người lúc nào cũng như muốn chao đi. Ở cái nơi mà cây to không lớn nổi vì gió thổi này, mỗi câu nói như cũng bị gió thổi bạt đi mấy mét trước khi tới được tai người bên cạnh. Ở nơi này, mỗi người cũng tự nhắc mình và nhắc lẫn nhau, nhớ đi cẩn thận. Đoạn nào không đứng thẳng lên được thì cứ thế mà dùng cả tứ chi lẫn với mông mà đi. Tay tóm được vào gốc cây bụi nào là phải tìm mọi cách để túm, đế nắm, để mà bấu víu.
< Vách đá dựng đứng.
Cái khó khăn thì là như vậy, nhưng cái đền đáp lại thì không gì sánh nổi. Con đường đi như vắt trên sống lưng của con khủng long khổng lồ, uốn mình từ đỉnh này sang đỉnh khác tạo nên dãy Tà Sùa vẫn được phủ một màu xanh rừng núi ngút ngàn. Vẫn lúc cuộn mình uốn lượn để tạo ra những thung sâu ngập trong mây mờ trắng xóa, tựa như chốn ở của thần tiên. Cái cảm giác được đứng ở trên cao thật cao và cảm thấy mình thật nhỏ bé trước thiên nhiên được hòa lẫn với tình yêu ngập tràn dành cho một vùng đất hẻo lánh của tổ quốc.
Núi đá ở dãy Tà Sùa có một loại đá màu trắng rất đặc trưng. Loại đá trắng mà ta có thể thấy ở các hiệu bán đá ốp lát. Những vỉa đá lớn lộ dần ra theo mưa gió thời gian. Có cả những đoạn người dân trong vùng trước đây thường lên tìm lấy đá, mang từng khối lớn về bản để bán. Những đoạn đường chênh vênh trên cái sống mũi ngựa đi lên dãy Tà Sùa này nhiều đoạn như được rắc một lớp đá trắng. Nó gợi hình dung tới câu chuyện cổ tích NaUy về Hansel và Gretel, với con đường có những viên đá trắng lấp lánh dưới anh trăng. A Vảng nhặt cho tôi một viên đá như thế, nó trong tựa như những tinh thể thủy tinh xếp lớp cuộn vào nhau.
Tranh thủ lúc nghỉ, A Đu hái mấy quả nho nhỏ màu tím thẫm, gần giống như quả phúc bồn tử, ăn có vị chua chua ngòn ngọt. Hỏi tên thì A Đu cũng lắc đầu, chỉ biết là ăn được theo kinh nghiệm. Gần đó có 1 bụi cây gần giống như vậy, nhưng quả màu đỏ tươi. A Đu bảo đừng có ăn, ăn không được đâu. Lại thêm một kinh nghiệm đường rừng không được đặt tên như thế.
Đi đến đoạn cả vách đá dựng đứng chừng hơn hai chục mét, không có đường nối sang đỉnh bên cạnh. Buộc phải men theo vách, lần bám để đu xuống. A Vảng vẫn cười và bảo đường này đám dê vẫn chạy qua được. Nhìn xung quanh không hề thấy bóng con nào. Cũng không dám không tin, đành cứ thế ngửa mặt lên trời mà bám vách lần dần xuống, chứ tuyệt không dám nhìn xuống phía dưới sâu hun hút. Các bác làm phim hành động có muốn làm những đoạn phim leo núi như của Holywood thì cũng chỉ cần đến đây là thừa cảnh mà quay. Qua được đoạn này, ngẩng đầu nhìn lên thì thấy hai anh chàng A Vảng với A Đu là chỉ còn như hai chấm nhỏ xíu ở tít phía trước.
< Những đỉnh núi chìm khuất trong biển mây.
Đi mải miết chừng 1 tiếng rưỡi, thì tới được độ cao 2500m. Đến đây thì A Vảng mới kể hết rằng đoàn trước đó cũng chỉ lên được tới đỉnh cao thứ 3 trong ba đỉnh cao nhất của dãy Tà Sùa. Và nếu muốn đi thêm 1 trong đỉnh kia thì tối thiểu cũng phải thêm 1 ngày nữa và đồng nghĩa với việc còn phải mang đồ đạc đi theo. Ngồi xuống thở một chút với biển mây trắng tràn ngập dãy núi phủ xanh. Nhìn lại đoạn đường gập gềnh trên sống núi chon von. Chúng tôi đành quyết định sẽ chỉ đi lên tới điểm cao thứ 3 đó.
Con đường vẫn tiếp tục, càng lên gần tới đỉnh, càng nhiều bụi cây cao và dày rậm. Các bụi trúc mọc khá dày. A Vảng chỉ cho một bãi phân gấu khô. Ở bản Tà Sùa, mọi người vẫn kể cho nhau nghe về câu chuyện của một gã trai Mông trong bản, người đã từng bị gấu tát mất mũi, cắn nát tai chừng mười năm trước. Gấu bình thường ít khi tấn công người, và thường lẩn tránh người. Nhưng khi nuôi con nhỏ, gấu mẹ khá hung dữ. Gã trai Mông khi ấy đã bắn bật gấu mẹ xuống vực. Tưởng gấu đã chết, nên lần xuống để tìm.
< Biển mây nhìn từ trên đỉnh dãy Tà Sùa.
Nào ngờ, gấu tỉnh dậy, quay lại tấn công. Gã nằm áp sát xuống đất để tránh những cái tát của gấu mẹ, đến lúc chán, gấu mẹ bắt đầu bỏ đi thì gã lại phạm một sai lầm là ngẩng đầu dậy để nhìn xem sao. Gấu phát hiện ra gã chưa chết, liền quay lại cắn xé. Tai và một phần mặt của gã mất đi là vì thế. Thợ săn trong bản giờ vẫn còn, nhưng thú săn thì đã ít đi nhiều.
Bám vách cheo leo và dừng đứng, leo thêm chừng 1 tiếng nữa. Tới 11h30, cả 4 anh em lên được tới đỉnh có độ cao 2650m. (Thiết bị thay đổi chỉ số liên tục dao động xung quanh mốc 2650m, lúc tăng lúc giảm). Niềm vui cũng đã ngập tràn. Từ đây bước một chút là đã sang đất Sơn La. Nhìn lên phía Bắc là hướng về đỉnh cao nhất của dãy Tà Sùa, phía Nam là đỉnh cao thứ hai. Hai đỉnh này là hai nơi có hai cột cờ của ta và của Pháp. Mong sao cho con đường từ Trạm Tấu sang Bắc Yên sớm hoàn thành không chậm hơn dự kiến.
< Đánh dấu, ghi tên 4 anh em lên tới một đỉnh của dãy Tà Sùa. Và bãi đá làm mốc nơi chôn dấu mốc.
Chúng tôi lấy giấy bút ra ghi lại thời điểm, ghi lại tên bốn anh em rồi cho vào hai lần túi ni lon (vốn là hai túi đựng kẹo), hàn kín lại rồi chôn xuống đất ở vị trí bằng phẳng nhất trên đỉnh. Sau đó lấy vài tảng đá nhỏ xung quanh xếp lại cẩn thận lên trên. Hi vọng rằng nếu lần sau có đoàn nào lên sẽ đào thấy tờ giấy ấy. Còn nếu có dịp quay lại, nhất định sẽ mang theo 1 chiếc hộp chắc chắn để làm nơi ghi dấu cho các đoàn đi sau. Cách đó không xa, trên một thân cây khô nhỏ bên cạnh, mấy anh em còn nhìn thấy một sợi dây đeo máy ảnh hiệu Fujifilm. Không biết là ai đó đi trước đã cố tình buộc lại đây làm dấu kỷ niệm.
< Cô Phùa bé nhỏ của bản Tà Sùa.
Ngồi nghỉ ngơi một lát, chụp mấy kiểu ảnh để làm kỷ niệm trước khi máy cạn pin. Hơn 12h trưa, chúng tôi bắt đầu quay xuống. Con đường về Tà Sùa chừng 6 tiếng đồng hồ đi liên tục để về đến nhà Phàng A Vảng. Cả nhà đã ngồi quây quần bên bếp lửa chờ đón mọi người trở về.
Chúng tôi rời Tà Sùa, tuy chưa gặp được những cô Phùa như trong bài viết từng được đọc, nhưng chúng tôi đã gặp được những cô Phùa nhỏ nhắn, xinh xắn sống trên những ngọn núi chìm đắm giữa biển mây. Những con người ấy đang tiếp tục cuộc sống ở vùng đất mang tên Núi Cao (Tà Sùa) này và vẫn không ngừng thổi bùng lên cuộc sống giữa núi và mây.
Du lịch, GO! - Theo Hoàng Hà Mai (Whitelie Opera blog).
Đọc xong bài viết, hành trình du lịch của mình sẽ có thêm địa danh Tà Sùa.
ReplyDelete-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cẩm nang cho bé- Nuôi con bằng sữa mẹ
Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ thế nào cho đúng cách ?
Cam nang nuoi con bang sua me the nao cho dung cach ?