Các triều vua Đinh, Lê, Lý đã sử dụng triệt để sự lợi hại của những dãy núi và hệ thống sông hào của vùng đất đá Ninh Bình làm nên thành quách và những cung điện nguy nga, tráng lệ.
Quy mô và sự tráng lệ của nó chẳng kém gì kinh đô Tràng An phương Bắc.
< Toàn cảnh cố đô Hoa Lư nhìn từ trên cao.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở, Hoa Lư xưa từng được gọi kinh đô thiên tạo bởi thành quách và đền đài, lăng tẩm chủ yếu được xây dựng dựa vào núi non, sông nước. Trải qua thời gian, nhiều hạng mục của công trình vẫn tồn tại cùng tế nguyệt, nhắc nhở về một thời hoàng kim của các triều đại cũng như các bậc tiền nhân.
Núi Mã Yên
Trông xa núi có hình yên ngựa. Tương truyền khi dựng kinh đô, Đinh Bộ Lĩnh đã lấy núi này làm án. Đứng ở trên đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn cảnh Cố đô với dãy núi Rù bao quanh đền hai vua, rặng Phi Vân, núi Kiến, núi Cột Cờ và khu dân cư.
Người xưa đã án táng Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh núi với quan niệm đề cao tinh thần thượng võ của người, dù mất vẫn còn trên yên ngựa, vì vậy, để lên thăm lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng phải bước lên 150 bậc đá của núi Mã Yên.
Núi Cột Cờ - Ghềnh Tháp
Núi Cột Cờ là nơi vua Đinh Tiên Hoàng cắm cờ nước Đại Cồ Việt. Phía đông nam có ghềnh tháp là nơi vua duyệt thủy quân; hang Tiền, hang muối - nơi cất giữ tài sản quốc gia; động Am Tiên nhốt hổ, báo để xử người có tội
Sông Hoàng Long
Là con sông gắn với những truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh thưở nhỏ. Sông nằm ở phía bắc kinh đô Hoa Lư, một nhánh của sông Hoàng Long, nằm uốn lượn trong khu di tích mà người dân địa phương gọi là sông Sào Khê. Tương truyền, bên bến sông này là nơi Lý Công Uẩn hạ chiếu dời đô để xuống thuyền tiến về Thăng Long. Sông Sào Khê hiện nay được nạo vét và là một cửa ngõ đường thủy dẫn vào các khu di tích, thắng cảnh Hoa Lư.
Kinh đô Hoa Lư
Các triều vua đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư với diện tích hơn 300 ha. Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An (còn được gọi là thành Nam) là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô.
Thành Hoa Lư có hai vòng: thành ngoài (thành ngoại) và thành trong (thành nội). Các nhà khảo cổ đào một số đoạn tường thành phát hiện ở những khu vực này có móng thành bằng cành cây với nhiều cọc đóng xuống sâu. Phía trong của tường thành xây bằng gạch, dày đến 0,45 m, cao từ 8-10 mét. Chân tường kè đá tảng, gạch bó và đóng cọc gỗ. Loại gạch phổ biến có kích thước 30 x 16 x 4 cm, trên gạch thường có in các dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" và "Giang Tây quân". Phía ngoài tường gạch là tường đất đắp rất dày.
Thành Đông
< Cửa Đông vào khu di tích Hoa Lư.
Đây còn được gọi là thành ngoài, rộng khoảng 140 ha, thuộc địa phận hai thôn Yên Thượng và Yên Thành xã Trường Yên, có 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê nằm ở trung tâm.
Thành Tây
Còn gọi là thành trong, có diện tích tương đương thành ngoài, thuộc thôn Chi Phong; có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi.
< Dê núi ở Ninh Bình.
Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được nhánh sông Sào Khê chảy dọc, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Trong hai tòa thành có bố trí các khu triều đình, quan lại và quân lính. Hiện nay, thành thiên tạo vẫn còn, thành nhân tạo và cung điện chỉ còn là những dấu tích đang được khai quật.
Thành Nam
Thành nằm ở phía Nam kinh thành Hoa Lư, có núi cao bao bọc xung quanh, bảo vệ mặt sau thành, từ đây có thể nhanh chóng rút ra ngoài bằng đường thủy. Đây là hệ thống hang động Tràng An hiện tại. Khu thành hào, hang động Tràng An xưa được sử dụng như là hệ thống phòng thủ mặt sau của kinh thành Hoa Lư.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet
Quy mô và sự tráng lệ của nó chẳng kém gì kinh đô Tràng An phương Bắc.
< Toàn cảnh cố đô Hoa Lư nhìn từ trên cao.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở, Hoa Lư xưa từng được gọi kinh đô thiên tạo bởi thành quách và đền đài, lăng tẩm chủ yếu được xây dựng dựa vào núi non, sông nước. Trải qua thời gian, nhiều hạng mục của công trình vẫn tồn tại cùng tế nguyệt, nhắc nhở về một thời hoàng kim của các triều đại cũng như các bậc tiền nhân.
Núi Mã Yên
Trông xa núi có hình yên ngựa. Tương truyền khi dựng kinh đô, Đinh Bộ Lĩnh đã lấy núi này làm án. Đứng ở trên đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn cảnh Cố đô với dãy núi Rù bao quanh đền hai vua, rặng Phi Vân, núi Kiến, núi Cột Cờ và khu dân cư.
Người xưa đã án táng Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh núi với quan niệm đề cao tinh thần thượng võ của người, dù mất vẫn còn trên yên ngựa, vì vậy, để lên thăm lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng phải bước lên 150 bậc đá của núi Mã Yên.
Núi Cột Cờ - Ghềnh Tháp
Núi Cột Cờ là nơi vua Đinh Tiên Hoàng cắm cờ nước Đại Cồ Việt. Phía đông nam có ghềnh tháp là nơi vua duyệt thủy quân; hang Tiền, hang muối - nơi cất giữ tài sản quốc gia; động Am Tiên nhốt hổ, báo để xử người có tội
Sông Hoàng Long
Là con sông gắn với những truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh thưở nhỏ. Sông nằm ở phía bắc kinh đô Hoa Lư, một nhánh của sông Hoàng Long, nằm uốn lượn trong khu di tích mà người dân địa phương gọi là sông Sào Khê. Tương truyền, bên bến sông này là nơi Lý Công Uẩn hạ chiếu dời đô để xuống thuyền tiến về Thăng Long. Sông Sào Khê hiện nay được nạo vét và là một cửa ngõ đường thủy dẫn vào các khu di tích, thắng cảnh Hoa Lư.
Kinh đô Hoa Lư
Các triều vua đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư với diện tích hơn 300 ha. Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An (còn được gọi là thành Nam) là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô.
Thành Hoa Lư có hai vòng: thành ngoài (thành ngoại) và thành trong (thành nội). Các nhà khảo cổ đào một số đoạn tường thành phát hiện ở những khu vực này có móng thành bằng cành cây với nhiều cọc đóng xuống sâu. Phía trong của tường thành xây bằng gạch, dày đến 0,45 m, cao từ 8-10 mét. Chân tường kè đá tảng, gạch bó và đóng cọc gỗ. Loại gạch phổ biến có kích thước 30 x 16 x 4 cm, trên gạch thường có in các dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" và "Giang Tây quân". Phía ngoài tường gạch là tường đất đắp rất dày.
Thành Đông
< Cửa Đông vào khu di tích Hoa Lư.
Đây còn được gọi là thành ngoài, rộng khoảng 140 ha, thuộc địa phận hai thôn Yên Thượng và Yên Thành xã Trường Yên, có 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê nằm ở trung tâm.
Thành Tây
Còn gọi là thành trong, có diện tích tương đương thành ngoài, thuộc thôn Chi Phong; có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi.
< Dê núi ở Ninh Bình.
Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được nhánh sông Sào Khê chảy dọc, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Trong hai tòa thành có bố trí các khu triều đình, quan lại và quân lính. Hiện nay, thành thiên tạo vẫn còn, thành nhân tạo và cung điện chỉ còn là những dấu tích đang được khai quật.
Thành Nam
Thành nằm ở phía Nam kinh thành Hoa Lư, có núi cao bao bọc xung quanh, bảo vệ mặt sau thành, từ đây có thể nhanh chóng rút ra ngoài bằng đường thủy. Đây là hệ thống hang động Tràng An hiện tại. Khu thành hào, hang động Tràng An xưa được sử dụng như là hệ thống phòng thủ mặt sau của kinh thành Hoa Lư.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet
0 comments:
Post a Comment