Trên vách núi Quỷ Môn Quan có các hốc đá tạo thành hình mặt người, đầu lâu kỳ dị, mỗi khi gió thổi qua các hốc đá gây ra âm thanh như tiếng ma kêu quỷ khóc, làm kinh hãi biết bao quân thù phương Bắc ngày xưa mỗi khi qua đây xâm lấn nước Nam.
Núi có hình mặt quỷ nằm ở thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Chính vì vậy mà trước đây nơi này có tên gọi là Quỷ Môn Quan, tức là cửa mặt quỷ.
Ngọn núi này có điểm đặc biệt là ở giữa khoảng xanh của cây cỏ, lộ lên một hình thù rất giống mặt của một con quái vật khổng lồ. Nhìn từ xa, khuôn mặt này có đầy đủ cả mắt, mũi.
Theo ông Vi Ngọc Lưu, 57 tuổi, trưởng thôn Quán Thanh, núi đá hình mặt quỷ này đã có từ rất lâu đời. Người dân bản địa cũng không thể giải thích được tại sao vị trí của khuôn mặt từ ngàn đời nay vẫn không có cây cỏ nào mọc lên như những chỗ xung quanh khác.
Cũng theo ông Lưu, vì người dân quan niệm đây là mặt quỷ, nên chẳng ai dám leo lên. Họ quan niệm, trèo lên trên mặt quỷ là không tôn trọng “đấng tạo hóa”, sẽ bị quỷ trừng phạt.
Một điều thú vị là, dù được coi là mặt quỷ, nhưng người dân nơi đây không coi đấy là biểu tượng của cái ác, mà ngược lại, như lời ông Lưu nói “mặt quỷ bảo vệ cuộc sống bình an cho dân làng”.
Theo nhiều người, nhờ có mặt quỷ phù hộ, mà trong lịch sử chống giặc phương Bắc, nơi đây đã chứng kiến nhiều trận thắng oanh liệt. Có thể kể đến như trận Lê Hoàn đánh tan quân Tống năm 981, trận nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt quân xâm lược nhà Minh năm 1427...
Xung quanh việc chủ tướng nhà Minh là Liễu Thăng bị chém đầu năm 1427 ở Quỷ Môn Quan, đến nay người dân vẫn truyền tai nhau về một giai thoại liên quan đến núi đá hình mặt quỷ.
Liễu Thăng bị tướng Lam Sơn là Lê Sát chém ở núi Mã Yên nhưng lúc này đầu chưa bị đứt. Liễu Thăng cố gắng chạy ngược về mạn Bắc. Đi được khoảng 3 dặm thì đến chân núi Mặt Quỷ. Liễu Thăng nhìn thấy mặt quỷ sợ quá, bị ngã ngựa, rồi bỗng dưng đầu rơi xuống đất. Sau đó thân của Liễu Thăng hóa thành một tượng đá cụt đầu. Hiện nay, người dân gọi tượng đá cụt đầu này là Liễu Thăng Thạch.
Du lịch, GO! - Theo NTO, internet
Núi có hình mặt quỷ nằm ở thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Chính vì vậy mà trước đây nơi này có tên gọi là Quỷ Môn Quan, tức là cửa mặt quỷ.
Ngọn núi này có điểm đặc biệt là ở giữa khoảng xanh của cây cỏ, lộ lên một hình thù rất giống mặt của một con quái vật khổng lồ. Nhìn từ xa, khuôn mặt này có đầy đủ cả mắt, mũi.
Theo ông Vi Ngọc Lưu, 57 tuổi, trưởng thôn Quán Thanh, núi đá hình mặt quỷ này đã có từ rất lâu đời. Người dân bản địa cũng không thể giải thích được tại sao vị trí của khuôn mặt từ ngàn đời nay vẫn không có cây cỏ nào mọc lên như những chỗ xung quanh khác.
Cũng theo ông Lưu, vì người dân quan niệm đây là mặt quỷ, nên chẳng ai dám leo lên. Họ quan niệm, trèo lên trên mặt quỷ là không tôn trọng “đấng tạo hóa”, sẽ bị quỷ trừng phạt.
Một điều thú vị là, dù được coi là mặt quỷ, nhưng người dân nơi đây không coi đấy là biểu tượng của cái ác, mà ngược lại, như lời ông Lưu nói “mặt quỷ bảo vệ cuộc sống bình an cho dân làng”.
Theo nhiều người, nhờ có mặt quỷ phù hộ, mà trong lịch sử chống giặc phương Bắc, nơi đây đã chứng kiến nhiều trận thắng oanh liệt. Có thể kể đến như trận Lê Hoàn đánh tan quân Tống năm 981, trận nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt quân xâm lược nhà Minh năm 1427...
Xung quanh việc chủ tướng nhà Minh là Liễu Thăng bị chém đầu năm 1427 ở Quỷ Môn Quan, đến nay người dân vẫn truyền tai nhau về một giai thoại liên quan đến núi đá hình mặt quỷ.
Liễu Thăng bị tướng Lam Sơn là Lê Sát chém ở núi Mã Yên nhưng lúc này đầu chưa bị đứt. Liễu Thăng cố gắng chạy ngược về mạn Bắc. Đi được khoảng 3 dặm thì đến chân núi Mặt Quỷ. Liễu Thăng nhìn thấy mặt quỷ sợ quá, bị ngã ngựa, rồi bỗng dưng đầu rơi xuống đất. Sau đó thân của Liễu Thăng hóa thành một tượng đá cụt đầu. Hiện nay, người dân gọi tượng đá cụt đầu này là Liễu Thăng Thạch.
Du lịch, GO! - Theo NTO, internet
0 comments:
Post a Comment