Tỉnh Bạc Liêu đang lập hồ sơ, đưa vào diện trùng tu, bảo tồn 21 ngôi nhà cổ phong cách kiến trúc Pháp để cho vào tuyến điểm du lịch phục vụ du khách. Đó là những ngôi nhà cổ nằm dọc bờ sông Bạc Liêu. Tất cả đều có tuổi đời gần trăm năm.
< Nhà Công tử Bạc Liêu xưa, bây giờ là khách sạn.
Đi trên đường Hai Bà Trưng (P.3, TP Bạc Liêu), du khách sẽ được tham quan Thư viện Bạc Liêu, một ngôi nhà cổ được xây từ những năm đầu thế kỷ 20. Ít người biết rằng đây là ngôi nhà của ông Trần Văn Chương, thân sinh bà Trần Lệ Xuân, vợ cố vấn Ngô Đình Nhu.
Kế Thư viện Bạc Liêu là bảo tàng tỉnh cũng là một ngôi nhà cất theo kiểu Tây. Trong bảo tàng trưng bày hình ảnh người dân Bạc Liêu xưa qua các thời kỳ xây dựng và phát triển, đặc trưng văn hóa dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tại Bạc Liêu.
Đặc biệt, rất nhiều cổ vật đặc trưng nền văn hóa Óc Eo thời vương quốc Phù Nam được sưu tầm và lưu giữ tại đây.
Ông Nguyễn Chí Thiện cho biết tỉnh đang lập hồ sơ, đưa vào diện trùng tu, bảo tồn 21 ngôi nhà cổ mang phong cách kiến trúc Pháp và đưa vào tuyến điểm du lịch phục vụ du khách.
Trong đó có nhà ông Cao Triều Chánh (trụ sở Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũ), nhà luật sư Lý Bình Huê (nay là tòa soạn báo Bạc Liêu), nhà ông chánh tòa (nay là CLB hưu trí)... Riêng dãy nhà sáu căn cặp sông Bạc Liêu, xưa là dãy nhà phố của ông Trần Trinh Trạch, cha công tử Bạc Liêu, nay sẽ được trùng tu, sửa chữa thành khu “phố Tây” nối liền Nhà lớn để du khách tiện đường tham quan mua sắm.
Không chỉ tham quan, thông qua những ngôi nhà cổ này, các du khách có “máu” sưu tầm, nghiên cứu kiến trúc nhà Tây và tìm hiểu lịch sử sẽ hiểu thêm nhiều câu chuyện lý thú về cuộc sống, con người ở vùng đất mà từ năm 1882, vị quan chủ tỉnh Lamothe de Carrier đã báo với thống đốc Nam kỳ rằng: “...trong tương lai sẽ nhanh chóng trở thành thành phố lớn nhất của Nam kỳ, sau Sài Gòn”.
Ghé nhà công tử Bạc Liêu
Ngôi nhà nổi tiếng trên đường Điện Biên Phủ (P.3, TP Bạc Liêu) hiện được trùng tu sửa chữa để đón khách tham quan. Buổi tối, đứng trên cầu Quay nhìn qua du khách sẽ chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp cổ kính và uy nghi của ngôi nhà. Nhà quay mặt ra bờ sông, bốn phía đều có cửa sổ.
Ngôi nhà thường được đông đảo khách dừng chân tham quan bởi toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí... đều từ Pháp chở qua. Từ bùloong, ốc vít đến các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm chữ “P” hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris hoa lệ.
Bên trong nhà hiện còn lưu giữ một số hiện vật của công tử Bạc Liêu như bình, lọ gốm sứ, bàn ghế cẩn ốc xà cừ, đặc biệt là chiếc điện thoại cổ cậu Ba Huy sử dụng lúc đương thời.
Theo ông Nguyễn Chí Thiện, giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu, ngôi nhà sẽ được trùng tu theo hướng phục dựng cảnh sinh hoạt của gia đình công tử Bạc Liêu thời đó. Du khách ghé chơi sẽ được sử dụng đồ dùng, các phòng trong nhà như sống lại không khí sinh hoạt thượng lưu của gia đình giàu có, thế lực một thời này.
Ngoài ra, du khách còn được chụp ảnh chung với ông Trần Trinh Đức, con trai còn lại duy nhất của công tử Bạc Liêu, đang sống ở quê nhà.
Phủ thờ dòng họ Cao Triều
Từ trung tâm TP Bạc Liêu, đứng trên cầu Quay nhìn qua mé trái sông Bạc Liêu là thấy ngay căn nhà của dòng họ Cao Triều (đường Đống Đa, P.5, TP Bạc Liêu).
Nhà có kiến trúc kiểu Tây pha trộn kiến trúc Trung Hoa với nét đường bệ, nền đúc cao, quét vôi vàng, bao quanh là tường rào bằng sắt và cổng vào rộng lớn. Nhà có ba cửa gồm một cửa chính ở giữa, hai cửa phụ hai bên. Vòm cửa hình bán nguyệt, tường xây cao theo kiểu giấu mái. Nét độc đáo ở mặt dựng ngôi nhà là có khắc hình lưỡng long tranh châu ngay trên cửa chính. Bên cạnh cửa là bốn cây cột đứng hàng ngang, trên có hình điêu khắc các biểu tượng thần linh hết sức tinh xảo.
Trong nhà, cách bài trí và đồ dùng đều được giữ nguyên trạng. Giữa phòng khách, gian chính ngôi nhà là bộ bàn ghế cổ xưa cẩn ốc xà cừ lấp lánh. Kế đó là hai bộ trường kỷ bằng đá cẩm thạch trắng dày cả tấc, ngồi lên nghe mát lạnh. Nhìn vào trong, gian thờ còn nguyên bộ khánh thờ chạm trổ công phu, trên hàng cột gỗ mun là hàng câu đối sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ có lẽ khó tìm đâu ra bộ lư đồng lớn, được coi là độc nhất vô nhị xứ Nam kỳ lục tỉnh thời bấy giờ.
Điều đáng trân trọng chủ nhân ngôi nhà vốn là một nhân sĩ trí thức yêu nước: ông Cao Triều Phát - nguyên ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tại đây, du khách cũng biết thêm về gia phả dòng họ Cao Triều, những nhân vật lịch sử gắn liền với tiến trình hình thành và phát triển tỉnh Bạc Liêu.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien
Khi Bạc Liêu thành lập tỉnh năm 1882, chính quyền lúc bấy giờ đã tiêu tốn khá nhiều tiền để xây cất dinh thự, công sở làm việc như Tòa bố Pháp (nay là trụ sở Nhà thiếu nhi và Hội Cựu TNXP), Tòa Tham biện Pháp (nay là Hội Văn học nghệ thuật),…. Cùng với chính quyền, xứ sở Bạc Liêu còn hình thành khá nhiều biệt thự, nhà cao cấp được các địa chủ, điền chủ, tư sản của địa phương xây cất theo lối kiến trúc phương Tây.
Đó là những tòa nhà dọc dài theo bờ sông Bạc Liêu như nhà Ông Vưu Tụng (Huyện Sổn) xây năm 1906, nhà công tử Bạc Liêu xây dựng năm 1919, nhà Ông Trương Xuân xây dựng vào đầu thế kỷ XX; nhà Ông Võ Văn Giỏi (nay là Thư viện tỉnh) xây dựng năm 1930; xa xa bên kia bờ sông có nhiều căn nhà Tây nhưng mang nhiều nét Á Đông như nhà Ông Cao Triều Chánh (trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũ) xây dựng năm 1930, nhà Bà Chung Tố Anh xây dựng năm 1913, nhà Ông Cao Triều Phát (nay là Trung tâm Y học dự phòng thành phố Bạc Liêu) xây dựng năm 1938, nhà Ông Cao Triều Trực (nay là Phòng Y tế thành phố Bạc Liêu) xây dựng năm 1925, đặc biệt có phủ thờ dòng họ Cao sang trọng, cổ kính vang tiếng một thời được xây dựng năm 1879.
Người ta không quên những ngôi nhà Tây có kiến trúc đẹp như nhà luật sư Lý Bình Huê (nay là Tòa soạn Báo Bạc Liêu) xây dựng trước 1945, nhà Chánh Tòa (nay là CLB hưu trí) xây dựng năm 1910, đặc biệt là ngôi nhà của Ông Trần Văn Chương, thân phụ của Bà Trần Lệ Xuân, phu nhân của Ông Ngô Đình Nhu, cố vấn của chính phủ Ngô Đình Nhiệm xây dựng từ năm 1916...
Sở VHTTDL Bạc Liêu
< Nhà Công tử Bạc Liêu xưa, bây giờ là khách sạn.
Đi trên đường Hai Bà Trưng (P.3, TP Bạc Liêu), du khách sẽ được tham quan Thư viện Bạc Liêu, một ngôi nhà cổ được xây từ những năm đầu thế kỷ 20. Ít người biết rằng đây là ngôi nhà của ông Trần Văn Chương, thân sinh bà Trần Lệ Xuân, vợ cố vấn Ngô Đình Nhu.
Kế Thư viện Bạc Liêu là bảo tàng tỉnh cũng là một ngôi nhà cất theo kiểu Tây. Trong bảo tàng trưng bày hình ảnh người dân Bạc Liêu xưa qua các thời kỳ xây dựng và phát triển, đặc trưng văn hóa dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tại Bạc Liêu.
Đặc biệt, rất nhiều cổ vật đặc trưng nền văn hóa Óc Eo thời vương quốc Phù Nam được sưu tầm và lưu giữ tại đây.
Ông Nguyễn Chí Thiện cho biết tỉnh đang lập hồ sơ, đưa vào diện trùng tu, bảo tồn 21 ngôi nhà cổ mang phong cách kiến trúc Pháp và đưa vào tuyến điểm du lịch phục vụ du khách.
Trong đó có nhà ông Cao Triều Chánh (trụ sở Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũ), nhà luật sư Lý Bình Huê (nay là tòa soạn báo Bạc Liêu), nhà ông chánh tòa (nay là CLB hưu trí)... Riêng dãy nhà sáu căn cặp sông Bạc Liêu, xưa là dãy nhà phố của ông Trần Trinh Trạch, cha công tử Bạc Liêu, nay sẽ được trùng tu, sửa chữa thành khu “phố Tây” nối liền Nhà lớn để du khách tiện đường tham quan mua sắm.
Không chỉ tham quan, thông qua những ngôi nhà cổ này, các du khách có “máu” sưu tầm, nghiên cứu kiến trúc nhà Tây và tìm hiểu lịch sử sẽ hiểu thêm nhiều câu chuyện lý thú về cuộc sống, con người ở vùng đất mà từ năm 1882, vị quan chủ tỉnh Lamothe de Carrier đã báo với thống đốc Nam kỳ rằng: “...trong tương lai sẽ nhanh chóng trở thành thành phố lớn nhất của Nam kỳ, sau Sài Gòn”.
Ghé nhà công tử Bạc Liêu
Ngôi nhà nổi tiếng trên đường Điện Biên Phủ (P.3, TP Bạc Liêu) hiện được trùng tu sửa chữa để đón khách tham quan. Buổi tối, đứng trên cầu Quay nhìn qua du khách sẽ chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp cổ kính và uy nghi của ngôi nhà. Nhà quay mặt ra bờ sông, bốn phía đều có cửa sổ.
Ngôi nhà thường được đông đảo khách dừng chân tham quan bởi toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí... đều từ Pháp chở qua. Từ bùloong, ốc vít đến các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm chữ “P” hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris hoa lệ.
Bên trong nhà hiện còn lưu giữ một số hiện vật của công tử Bạc Liêu như bình, lọ gốm sứ, bàn ghế cẩn ốc xà cừ, đặc biệt là chiếc điện thoại cổ cậu Ba Huy sử dụng lúc đương thời.
Theo ông Nguyễn Chí Thiện, giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu, ngôi nhà sẽ được trùng tu theo hướng phục dựng cảnh sinh hoạt của gia đình công tử Bạc Liêu thời đó. Du khách ghé chơi sẽ được sử dụng đồ dùng, các phòng trong nhà như sống lại không khí sinh hoạt thượng lưu của gia đình giàu có, thế lực một thời này.
Ngoài ra, du khách còn được chụp ảnh chung với ông Trần Trinh Đức, con trai còn lại duy nhất của công tử Bạc Liêu, đang sống ở quê nhà.
Phủ thờ dòng họ Cao Triều
Từ trung tâm TP Bạc Liêu, đứng trên cầu Quay nhìn qua mé trái sông Bạc Liêu là thấy ngay căn nhà của dòng họ Cao Triều (đường Đống Đa, P.5, TP Bạc Liêu).
Nhà có kiến trúc kiểu Tây pha trộn kiến trúc Trung Hoa với nét đường bệ, nền đúc cao, quét vôi vàng, bao quanh là tường rào bằng sắt và cổng vào rộng lớn. Nhà có ba cửa gồm một cửa chính ở giữa, hai cửa phụ hai bên. Vòm cửa hình bán nguyệt, tường xây cao theo kiểu giấu mái. Nét độc đáo ở mặt dựng ngôi nhà là có khắc hình lưỡng long tranh châu ngay trên cửa chính. Bên cạnh cửa là bốn cây cột đứng hàng ngang, trên có hình điêu khắc các biểu tượng thần linh hết sức tinh xảo.
Trong nhà, cách bài trí và đồ dùng đều được giữ nguyên trạng. Giữa phòng khách, gian chính ngôi nhà là bộ bàn ghế cổ xưa cẩn ốc xà cừ lấp lánh. Kế đó là hai bộ trường kỷ bằng đá cẩm thạch trắng dày cả tấc, ngồi lên nghe mát lạnh. Nhìn vào trong, gian thờ còn nguyên bộ khánh thờ chạm trổ công phu, trên hàng cột gỗ mun là hàng câu đối sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ có lẽ khó tìm đâu ra bộ lư đồng lớn, được coi là độc nhất vô nhị xứ Nam kỳ lục tỉnh thời bấy giờ.
Điều đáng trân trọng chủ nhân ngôi nhà vốn là một nhân sĩ trí thức yêu nước: ông Cao Triều Phát - nguyên ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tại đây, du khách cũng biết thêm về gia phả dòng họ Cao Triều, những nhân vật lịch sử gắn liền với tiến trình hình thành và phát triển tỉnh Bạc Liêu.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien
Khi Bạc Liêu thành lập tỉnh năm 1882, chính quyền lúc bấy giờ đã tiêu tốn khá nhiều tiền để xây cất dinh thự, công sở làm việc như Tòa bố Pháp (nay là trụ sở Nhà thiếu nhi và Hội Cựu TNXP), Tòa Tham biện Pháp (nay là Hội Văn học nghệ thuật),…. Cùng với chính quyền, xứ sở Bạc Liêu còn hình thành khá nhiều biệt thự, nhà cao cấp được các địa chủ, điền chủ, tư sản của địa phương xây cất theo lối kiến trúc phương Tây.
Đó là những tòa nhà dọc dài theo bờ sông Bạc Liêu như nhà Ông Vưu Tụng (Huyện Sổn) xây năm 1906, nhà công tử Bạc Liêu xây dựng năm 1919, nhà Ông Trương Xuân xây dựng vào đầu thế kỷ XX; nhà Ông Võ Văn Giỏi (nay là Thư viện tỉnh) xây dựng năm 1930; xa xa bên kia bờ sông có nhiều căn nhà Tây nhưng mang nhiều nét Á Đông như nhà Ông Cao Triều Chánh (trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũ) xây dựng năm 1930, nhà Bà Chung Tố Anh xây dựng năm 1913, nhà Ông Cao Triều Phát (nay là Trung tâm Y học dự phòng thành phố Bạc Liêu) xây dựng năm 1938, nhà Ông Cao Triều Trực (nay là Phòng Y tế thành phố Bạc Liêu) xây dựng năm 1925, đặc biệt có phủ thờ dòng họ Cao sang trọng, cổ kính vang tiếng một thời được xây dựng năm 1879.
Người ta không quên những ngôi nhà Tây có kiến trúc đẹp như nhà luật sư Lý Bình Huê (nay là Tòa soạn Báo Bạc Liêu) xây dựng trước 1945, nhà Chánh Tòa (nay là CLB hưu trí) xây dựng năm 1910, đặc biệt là ngôi nhà của Ông Trần Văn Chương, thân phụ của Bà Trần Lệ Xuân, phu nhân của Ông Ngô Đình Nhu, cố vấn của chính phủ Ngô Đình Nhiệm xây dựng từ năm 1916...
Sở VHTTDL Bạc Liêu
0 comments:
Post a Comment