Người đến Châu Đốc thường mải mê với một trời non nước, chùa chiền, rồi viếng Miếu Bà Chúa Xứ, mà đôi khi quên mất những di tích vô cùng giá trị khác như lăng Thoại Ngọc Hầu, nằm trong cụm di tích dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc.
< Phần sân của lăng và đền luôn được chăm sóc cẩn thận chỉn chu vô cùng đẹp mắt.
Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, kiến trúc cao. Nếu có đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.
Sơn Lăng nằm dưới chân núi Sam, bên cạnh vô vàn các di tích khác, nhưng kỳ lạ thay lại không bao giờ ồn ào náo nhiệt như các lăng miếu khác ở đây mà luôn có một không khí lặng lẽ, trang nghiêm, thành kính. Lăng vừa là lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, một vị quan triều Nguyễn, được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ An Giang.
< Phần lăng mộ Thoại Ngọc Hầu và hai người vợ.
Ông là một vị quan mà người Châu Đốc, An Giang dành cho sự biết ơn tột bậc bởi những cống hiến vĩ đại của ông cho con người và xứ sở trong những năm tháng làm quan đất này.
Kể về công lao của Thoại Ngọc Hầu đối với vùng đất An Giang cũng như của cả vùng Nam bộ thì vô cùng to lớn và không sao kể xiết.
Ông đã tập hợp lưu dân, khai sơn khẩn đất, phát triển nông nghiệp. Dưới sự cai quản của ông, những vùng hoang hóa, rừng rậm không người lui tới trở thành những vùng ruộng đất tốt tươi, con người tập trung sinh sống hòa bình, sung túc. Đặc biệt, công lao to lớn nhất của ông đối với miền Nam là đã tổ chức đào hai con kênh chiến lược là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giao thông, thương mại thời bấy giờ.
< Cổng chính dẫn vào lăng Thoại Ngọc Hầu.
Chính vì lòng biết ơn tột bậc của người dân Châu Đốc đối với ông mà Sơn Lăng luôn được người dân ở đây chăm sóc với một vẻ đẹp chỉn chu hiếm thấy. Cây cỏ được cắt tỉa tỉ mỉ, quãng sân rộng luôn quang đãng sạch đẹp. Lối vào lăng qua chín bậc đá ong hết sức uy nghiêm.
Hiện vẫn chưa rõ Sơn Lăng được xây dựng từ năm nào. Nhưng theo sách sử thì khi người vợ thứ Trương Thị Miệt của Thoại Ngọc Hầu mất năm 1821, ông cho an táng ở đây. Rồi khi người vợ cả Châu Thị Tế mất vào năm 1826, ông cũng cho an táng tại đây và dành sẵn một phần đất cho mình ở giữa hai khu mộ của hai người vợ. Vậy có thể thấy thời gian khởi dựng khu lăng tẩm này đã được bắt đầu trước khi ông qua đời vào năm 1829. Và đây cũng chính là vùng đất cao ráo, thoáng mát, nên đã được ông chọn cho giấc ngủ ngàn thu.
< Đền Thoại Ngọc Hầu với tượng bán thân của ông đầy đủ cân đai áo mão tạo không khí hết sức trang nghiêm.
Qua khỏi cổng lăng là phần mộ của Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân. Tiếp theo là đền thờ ông được xây dựng vô cùng uy nghiêm, lộng lẫy, lưng tựa vào vách núi trập trùng, tạo dáng đền vô cùng hùng vĩ và uy nghi, cổ kính. Trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế, tạo một không khí hết sức trang nghiêm.
Hiện vẫn chưa rõ Sơn Lăng được xây dựng từ năm nào. Nhưng theo sách sử thì khi người vợ thứ Trương Thị Miệt của Thoại Ngọc Hầu mất năm 1821, ông cho an táng ở đây. Rồi khi người vợ cả Châu Thị Tế mất vào năm 1826, ông cũng cho an táng tại đây và dành sẵn một phần đất cho mình ở giữa hai khu mộ của hai người vợ. Vậy có thể thấy thời gian khởi dựng khu lăng tẩm này đã được bắt đầu trước khi ông qua đời vào năm 1829. Và đây cũng chính là vùng đất cao ráo, thoáng mát, nên đã được ông chọn cho giấc ngủ ngàn thu.
< Cửa vào đền Thoại Ngọc Hầu.
Qua khỏi cổng lăng là phần mộ của Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân. Tiếp theo là đền thờ ông được xây dựng vô cùng uy nghiêm, lộng lẫy, lưng tựa vào vách núi trập trùng, tạo dáng đền vô cùng hùng vĩ và uy nghi, cổ kính.
Trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế, tạo một không khí hết sức trang nghiêm.
Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre
< Phần sân của lăng và đền luôn được chăm sóc cẩn thận chỉn chu vô cùng đẹp mắt.
Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, kiến trúc cao. Nếu có đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.
Sơn Lăng nằm dưới chân núi Sam, bên cạnh vô vàn các di tích khác, nhưng kỳ lạ thay lại không bao giờ ồn ào náo nhiệt như các lăng miếu khác ở đây mà luôn có một không khí lặng lẽ, trang nghiêm, thành kính. Lăng vừa là lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, một vị quan triều Nguyễn, được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ An Giang.
< Phần lăng mộ Thoại Ngọc Hầu và hai người vợ.
Ông là một vị quan mà người Châu Đốc, An Giang dành cho sự biết ơn tột bậc bởi những cống hiến vĩ đại của ông cho con người và xứ sở trong những năm tháng làm quan đất này.
Kể về công lao của Thoại Ngọc Hầu đối với vùng đất An Giang cũng như của cả vùng Nam bộ thì vô cùng to lớn và không sao kể xiết.
Ông đã tập hợp lưu dân, khai sơn khẩn đất, phát triển nông nghiệp. Dưới sự cai quản của ông, những vùng hoang hóa, rừng rậm không người lui tới trở thành những vùng ruộng đất tốt tươi, con người tập trung sinh sống hòa bình, sung túc. Đặc biệt, công lao to lớn nhất của ông đối với miền Nam là đã tổ chức đào hai con kênh chiến lược là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giao thông, thương mại thời bấy giờ.
< Cổng chính dẫn vào lăng Thoại Ngọc Hầu.
Chính vì lòng biết ơn tột bậc của người dân Châu Đốc đối với ông mà Sơn Lăng luôn được người dân ở đây chăm sóc với một vẻ đẹp chỉn chu hiếm thấy. Cây cỏ được cắt tỉa tỉ mỉ, quãng sân rộng luôn quang đãng sạch đẹp. Lối vào lăng qua chín bậc đá ong hết sức uy nghiêm.
Hiện vẫn chưa rõ Sơn Lăng được xây dựng từ năm nào. Nhưng theo sách sử thì khi người vợ thứ Trương Thị Miệt của Thoại Ngọc Hầu mất năm 1821, ông cho an táng ở đây. Rồi khi người vợ cả Châu Thị Tế mất vào năm 1826, ông cũng cho an táng tại đây và dành sẵn một phần đất cho mình ở giữa hai khu mộ của hai người vợ. Vậy có thể thấy thời gian khởi dựng khu lăng tẩm này đã được bắt đầu trước khi ông qua đời vào năm 1829. Và đây cũng chính là vùng đất cao ráo, thoáng mát, nên đã được ông chọn cho giấc ngủ ngàn thu.
< Đền Thoại Ngọc Hầu với tượng bán thân của ông đầy đủ cân đai áo mão tạo không khí hết sức trang nghiêm.
Qua khỏi cổng lăng là phần mộ của Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân. Tiếp theo là đền thờ ông được xây dựng vô cùng uy nghiêm, lộng lẫy, lưng tựa vào vách núi trập trùng, tạo dáng đền vô cùng hùng vĩ và uy nghi, cổ kính. Trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế, tạo một không khí hết sức trang nghiêm.
Hiện vẫn chưa rõ Sơn Lăng được xây dựng từ năm nào. Nhưng theo sách sử thì khi người vợ thứ Trương Thị Miệt của Thoại Ngọc Hầu mất năm 1821, ông cho an táng ở đây. Rồi khi người vợ cả Châu Thị Tế mất vào năm 1826, ông cũng cho an táng tại đây và dành sẵn một phần đất cho mình ở giữa hai khu mộ của hai người vợ. Vậy có thể thấy thời gian khởi dựng khu lăng tẩm này đã được bắt đầu trước khi ông qua đời vào năm 1829. Và đây cũng chính là vùng đất cao ráo, thoáng mát, nên đã được ông chọn cho giấc ngủ ngàn thu.
< Cửa vào đền Thoại Ngọc Hầu.
Qua khỏi cổng lăng là phần mộ của Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân. Tiếp theo là đền thờ ông được xây dựng vô cùng uy nghiêm, lộng lẫy, lưng tựa vào vách núi trập trùng, tạo dáng đền vô cùng hùng vĩ và uy nghi, cổ kính.
Trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế, tạo một không khí hết sức trang nghiêm.
Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre
0 comments:
Post a Comment