Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Friday, 3 August 2012

Một góc VQG Hoàng Liên nhìn từ độ cao 2.900m.
Vườn Quốc gia (VQG) Hoàng Liên có 3 cái nhất, đó là đệ nhất Nam Sơn (ngọn núi cao nhất nước Nam) "đệ nhất đèo Nam" (con đèo hùng vĩ nhất Việt Nam cao 1.600m) và một kho báu về tài nguyên rừng lớn nhất nước, trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Đó là nhận xét của giới chuyên gia cũng như những ai đã từng khám phá nơi này.

Mới đây, vào một ngày đẹp trời, theo chân Hoàng Tùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh người bản địa, chúng tôi quyết định thực hiện một chuyến khám phá VQG Hoàng Liên. Điểm thử sức đầu tiên đương nhiên là Fansipan, ngọn núi có độ cao 3.143m so với mực nước biển và được mệnh danh là “đệ nhất Nam sơn”, hay còn gọi là “nóc nhà” của ba nước Đông Dương.

< Mây trắng bềnh bồng bao phủ dãy Hoàng Liên Sơn.

Đoàn xuất phát từ điểm cao 1.900m ở Trạm Tôn và đi bộ lên điểm cao 2.900m. Từ độ cao này có thể ngắm các bản làng của bà con các dân tộc Mông, Dao, Giáy… sống rải rác trên lưng núi.

< QG Hoàng Liên được ví như lá phổi xanh của khu vực Tây Bắc.

Trên cao 2.800m, cây trúc quân và tùng cổ thụ mọc thành rừng, lá xanh mướt, đều tăm tắp. Trên độ cao này, quanh năm gió rít tròn vo trên đầu, vậy mà hai giống cây này vẫn xanh tươi vươn lên mãnh liệt ngay giữa lưng chừng trời. Chúng bám vào đá núi mà sống ngang tàng. Có lên đến đây mới hiểu vì sao người xưa thường ví cốt cách người quân tử như tùng và trúc vậy.

< Du khách tham quan VQG Hoàng Liên.

Chiều xuống, mấy anh dẫn đường người Mông bản địa chuẩn bị bữa tối và túi ngủ để chúng tôi có thể nghỉ lấy sức để ngày mai đinh phục đỉnh cao nhất. Anh bạn dẫn đường tên là Sinh cứ thầm tiếc cho chúng tôi, bởi theo anh, nếu leo Fansipan vào tháng 3 thì sẽ được ngắm vẻ đẹp mê hồn của hoa đỗ quyên nở.

< Vượt suối cạn trong rừng Hoàng Liên.

Sớm hôm sau, chúng tôi hăm hở leo lên đỉnh Fansipan. Đoạn đường này khá nguy hiểm, càng lên cao đường càng hẹp, dốc thẳng đứng cộng với sương mù dày đặc hóa mưa trơn trượt nên chúng tôi phải dò từng bước thật cẩn thận.

< Du khách vượt rừng già ở độ cao 2.900m.

“Đến nơi rồi!" Có tiếng ai đó kêu lên mừng rỡ như phá tan bầu không khí yên tĩnh trong màn sương mù dày đặc. Trước mắt chúng tôi, một khối kim loại hình tháp ghi dòng chữ “FANSIPAN 3.143m” hiện ra trong ngất ngây sung sướng của tất cả mọi người.

Không gian chung quanh là một biển mây mù dày đặc che hết tầm nhìn. Lấy cờ Tổ quốc, máy ảnh, chúng tôi tranh thủ ghi lại khoảng khắc đáng nhớ ấy. Sương chui vào ống kính làm độ bắt nét cực kém, nhưng không ai bận tâm, bởi cái cảm giác được vượt qua chính mình là sung sướng hơn tất cả.
< Một cánh rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Sau cuộc chinh phục Fansipan, chúng tôi xuống núi tiếp tục chặng thứ hai bằng cách dùng xe máy khám phá cung đường đèo Hoàng Liên. Con đèo được ví như sợi chỉ vắt ngang qua dãy Hoàng Liên Sơn nối liền Lào Cai với Lai Châu. “Phượt” Hoàng Liên Sơn bằng xe máy đúng vào ngày có gió lạnh nên dù có trang bị áo ấm đến mấy thì cái lạnh vẫn như thấu vào xương vào thịt.

< Trên đỉnh Fansipan cao 3.143m.

Đỉnh đèo Hoàng Liên điểm cao nhất là Cổng Trời, có độ cao 1.600m so với mực nước biển. Khí hậu hai bên đỉnh đèo rất khác nhau. Bên phía Tam Đường (Lai Châu) trời ấm áp nhưng bên Sa Pa (Lào Cai) lại lạnh cắt da cắt thịt, cả ngày sương mù bao phủ, núi rừng chìm ngập trong sương mù nặng hạt. Cung đường đèo chỉ hơn 30km nhưng không thể đếm được có bao nhiêu khúc cua tay áo ghê người.

< Thực vật kỳ thú trên Hoàng Liên Sơn.

Khúc cua trên chồng lên khúc cua dưới, lắt léo, ngoằn ngoèo chạy giữa một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút. Xa xa chỉ thấy nhấp nhô những mảng xanh của rừng nguyên sinh, những mảng trắng của mây hòa quyện như một bức tranh thủy mặc đẹp đến mê hồn.

Chuyến vượt đèo cho chúng tôi những trải nghiệm thật thú vị khi tự mình chiến thắng được cái lạnh 20C ở đỉnh đèo và cảm giác sợ hãi ở những khúc cua tay áo rợn người.

< Đoàn du khách chinh phục đỉnh Fansipan.

Một điều thú vị khác, đó là trong quá trình lên đỉnh Fansipan và vượt đèo Hoàng Liên, chúng tôi đã ghi được vào ống kính khá nhiều những hình ảnh độc đáo về các loài thực vật lạ của VQG Hoàng Liên. Ông Phạm Văn Đang, Giám đốc VQG Hoàng Liên cho biết, theo đánh giá của các nhà khoa học, VQG Hoàng Liên là trung tâm đa dạng sinh học với nhiều loài đặc hữu được ghi vào sách đỏ thế giới cần được bảo tồn và lưu giữ. Hiện nay, Vườn còn chứa đựng nhiều bí ẩn về những loài thực vật cổ. Trong đó có nhiều loài đặc hữu chưa được nghiên cứu và khám phá. Vì vậy, VQG Hoàng Liên còn được công nhận là Vườn Di sản ASEAN.

Với diện tích hơn 60 nghìn ha, nằm ở độ cao từ 1.000 – 3.000m so với mực nước biển, VQG Hoàng Liên được ví như lá phổi xanh của khu vực Tây Bắc. Từ năm 2003, sau khi có quyết định thành lập Vườn Quốc gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước và các trường đại học của Việt Nam đã được giao nhiệm vụ kết hợp cùng với địa phương tìm hiểu nghiên cứu sự đa dạng sinh học của Vườn và đã có những số liệu cụ thể.

Theo đó, VQG Hoàng Liên là một vùng đa dạng sinh học gồm nhiều chi, họ của hơn 2000 loài thực vật bậc cao, hàng ngàn loài động vật có xương sống, côn trùng và bò sát... chiếm gần 50% trong tổng loài của hệ động - thực vật Việt Nam. Trong đó có nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ như: bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng... và các loài chim quý như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ vàng, vượn đen, gấu trắng...

Chuyến khám phá VQG Hoàng Liên đã để lại trong lòng chúng tôi những ấn tượng thật khó quên. Đó là một Vườn Quốc gia giàu có tiềm năng và ẩn chứa một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ hiếm nơi nào có được.

Du lịch, GO! - Theo Thông Thiện, Trần Huấn (Vnanet)

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống