Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 13 July 2011

Hồ Định Bình ở vùng thượng nguồn sông Côn, giữa đại ngàn hùng vĩ thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

< Mặt hồ Định Bình phẳng lặng, du khách đi ca nô, lướt nhẹ giữa lòng hồ, tận hưởng không khí trong lành.

Hồ cách thành phố Quy Nhơn khoảng 70 km về hướng Tây, nằm trong tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử, danh thắng vùng đất võ Tây Sơn, quê hương người anh hùng áo vải kiệt xuất Nguyễn Huệ (1753 - 1792) cùng những di sản vô giá của Vương quốc Chămpa tồn tại khoảng 500 năm trên mảnh đất này.
Để đến với hồ Định Bình, du khách khởi hành từ thành phố Quy Nhơn theo hướng Tây, ngược dòng sông Côn về phía thượng nguồn. Đường đi uốn lượn giữa những cánh đồng xanh lúa, xanh cây trái. Thấp thoáng nơi xa xa, những ngôi tháp Chăm cổ kính, huyền bí sừng sững trên đồi cao. Suốt đường đi, du khách đắm chìm vào những câu chuyện của người hướng dẫn viên về sông Côn, dòng sông lớn nhất tỉnh, gắn với bao đổi dời của vùng “địa linh, nhân kiệt”.
.
< Toàn cảnh Hồ Định Bình.

Sông Côn bắt nguồn tận vùng giáp giới ba tỉnh: Quảng Ngãi, Kontum, Bình Định, nơi các con suối hợp lại, quanh co giữa các dãy Trường Sơn, vượt nhiều ghềnh, thác, tiếp nhận nước từ các dòng suối, rồi cứ thế chảy quanh co, tỏa đi các hướng, tạo cảnh sắc nên thơ, thi vị ... Tương truyền rằng, dòng sông được đặt theo tên của loài cá có tên là Côn ở biển Bắc, dụng ý cầu mong cho con cháu nhanh chóng trưởng thành.

< Du khách đi ca nô, thoả thích ngắm phong cảnh tuyệt đẹp và thơ mộng trên hồ Định Bình.

Đến xã Vĩnh Hảo, du khách bất ngờ được chiêm ngưỡng đập bê tông khổng lồ nằm trong công trình thủy lợi hồ Định Bình sừng sững chặn ngang dòng sông Côn. Bao đời nay, vùng thượng nguồn sông Côn thường xuyên bị lũ lụt, hạn hán.

Đập ngăn lũ, điều tiết nước đi vào hoạt động đã biến ước mơ chế ngự thiên tai của người dân trong vùng trở thành hiện thực.

< Du khách đi dọc sông Côn, khám phá cuộc sống của người Bana.
< Đập hồ Định Bình.

Hồ Định Bình thu hút khách du lịch còn ở cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Từ Dốc Trời, nhìn bao quát toàn cảnh hồ mênh mang sóng nước, đồi núi điệp trùng, xanh ngắt. Trên mặt hồ phẳng lặng như gương, du khách lên ca nô, lướt nhẹ giữa lòng hồ, tận hưởng không khí mát dịu, trong lành, tâm hồn thư thái.
< Du khách uống rượu cần, thưởng thức những điệu múa truyền thống của người Bana.

Cư dân sống quanh hồ Định Bình chủ yếu là người Bana, một trong những tộc người có mặt tại đây từ xa xưa, tạo lập một nền văn hóa độc đáo, lâu đời. Đi sâu vào khám phá cuộc sống của người Bana, du khách tới thăm nhà sàn, thưởng thức hũ rượu cần Bana nồng đượm, các món ngon đặc sản núi rừng.
< Thiếu nữ Bana trong trang phục truyền thống.


Du khách còn cơ hội chiêm ngưỡng những bộ trang phục truyền thống được dệt ra từ đôi tay khéo léo của phụ nữ Bana. Trong men nồng rượu cần, du khách đắm chìm vào lời ca và điệu múa Bana...

Du lịch, GO! - Theo BAVN, Wikipedia,

Định Bình là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Bình Định và là hồ có đập ngăn sông đầu tiên của Việt Nam áp dụng công nghệ thi công bê tông đầm lăn RCC.
Công trình được khởi công tháng 5/2003 và khánh thành và bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng vào tháng 6/2009 với dung lượng nước chứa có thể lên đến 226 triệu mét khối. Theo thiết kế, công trình này ngoài việc cung cấp nước tưới cho 15.915 ha đất nông nghiệp (sẽ phát triển thành ~ 34.000ha sau này), còn có chức năng điều hoà nguồn nước, cấp nước phục vụ sinh hoạt và các ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, hạn chế lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn, giảm xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường sinh thái hạ lưu sông Kôn và là nguồn điện năng cho nhà máy thuỷ điện với công suất 6MW.

Tuesday, 12 July 2011

Mai Châu, bản Lác từ lâu đã thành một địa điểm du lịch. Bản người Thái này vốn được quy hoạch vuông vức như một thị trấn nhỏ, có đường ngang, ngõ tắt và kênh mương chảy qua bản. Tất cả các nhà sàn được xếp ngay ngắn về một hướng và đồng ruộng bao quanh. 

Vẻ đẹp của bản Lác khiến nó nhanh chóng nổi tiếng và được nhiều du khách tới thăm, hiện thì có thể nói nó đã biến thành phố Lác, nhà nào cũng làm du lịch, cho thuê chỗ ở, bán đồ lưu niệm và hàng cơm. Hôm chúng tôi đến trong tháng ba, thấy cả một đoàn thiếu niên phương Tây đến trăm trẻ chạy nhảy nhốn nháo.

Năm bản khác xung quanh vùng không được vị thế như vậy, nhưng thực ra bản nào cũng đẹp. Con người cũng thật kỳ lạ, họ thích thám hiểm tò mò, nhưng không thể xa rời tiện nghi. Họ đến một vùng núi rừng, với dân tộc ít người nhưng phải có... bánh pizza và nhà vệ sinh hiện đại.
.
Ở dưới Hoà Bình, nhiều bản làng đang học tập mô hình du lịch của bản Lác, như một bản nằm không xa khu Không gian văn hoá Mường. Ở đây có bãi đỗ xe đầu bản, có các nhà sàn được giữ lại và mọi người dân đều niềm nở đón khách vào nhà, bán thổ cẩm hoặc đồ đan.

Chương trình này hiện chưa được nhân rộng, có cái hay cái dở. Nhưng trước tiên người ta không bán nhà sàn chuyển xuống nhà gạch nữa và ý thức rất rõ ràng về giữ gìn văn hoá truyền thống và môi trường rừng núi xung quanh, đó cũng là cái mà du khách cần tới.

Tuy nhiên văn hoá truyền thống vẫn suy thoái từ từ trong các bản làng đó. Phần lớn người dân không sản xuất đồ thủ công nữa, mà mua từ dưới xuôi, hay hàng Trung Quốc. Và cũng có vài khung dệt vải mộc và thổ cẩm có tính chất tượng trưng. Cô Hà, một hoạ sĩ phục trang tìm mua cho đủ một bộ y phục nữ Mường, chị chủ nhà đồng ý bán, nhưng bộ của chị lại thiếu mất cái yếm. Chị cười và nói bán mất cho ông Tây rồi. Một cuộc trình diễn thời trang đơn giản, và hoạ sĩ Hà nhất định phải có cái yếm, thế là chị gái Mường phải vay một cái yếm từ cô em gái cho đủ bộ.

Dệt thổ cẩm ở bản Lác

Trong khoảng năm 1992 – 1997, và cũng nhiều đợt khác, một vài nhà tạo mốt đã vét sạch tất cả những bộ quần áo dân tộc ở Sa Pa, khiến cho tình hình y phục truyền thống vùng này, như một người dân nói: suy thoái hoàn toàn và còn lâu mới ngóc đầu dậy được. Thời gian đó, còn nhiều đồng bào tự làm lấy áo quần, thời gian cho một bộ y phục dân tộc theo kiểu thủ công rất lâu, không thể tái sản xuất nhanh. Người Trung Quốc và những thợ may, thợ thêu dưới xuôi nhanh chóng nhảy vào thị trường này, họ cung cấp đủ loại hoa văn thêu dệt sẵn cho người Dao và người H’mông.

Có những phiên chợ ở dãy Hoàng Liên Sơn, người H’mông Hoa hoàn toàn mặc thổ cẩm thêu dệt sẵn. Tôi từng thấy một chiếc ôtô chạy qua vùng Hoà Bình – Mai Châu vét sạch hoa phong lan ở các chợ bán lẻ ven đường trong một ngày. Người dân tộc tuy bán được, nhưng cũng nói rằng "bác mua kiểu này thì vài năm sau rừng mới mọc được và chúng em mới có hàng để bán". Du lịch về bản chất cũng làm tổn hại nghiêm trọng đến văn hoá, sự sưu tập theo kiểu tàn sát như trên là một đòn trời giáng vào đời sống miền ngược. Khác nào đem mìn đi đánh cá đâu.

Từ Hoà Bình đi Mai Châu, ta đi qua một chợ mía kỳ thú, đó là chợ mía Lồ, ở Mường Bi. Có lẽ nơi đây thường xuyên mua bán mía nên người ta cất những lều tạm hai bên đường bằng tre và lợp lá mía, có sạp ngồi như một hàng quán. Mái sạp rất cao và hướng mặt sạp ra lòng đường, các bó mía được xếp quanh đó. Mía tím rất giòn không thể ép kéo mật, do bị vỡ vụn nếu xay ép, nên chỉ có thể để ăn ngay. Người ta nói rằng xứ Mường này là một trung tâm của cây mía tím.

Muốn đến Mai Châu phải vượt đèo Thung Khe, trên đỉnh đèo, nhiều người dân tộc và người dưới xuôi lập một dãy hàng quán cũng tạm thời, bán phong lan, cơm lam, hoa quả đặc sản. Cảnh vật núi rừng nhìn từ trên cao xuống rất ngoạn mục, dưới chân đèo là những bản làng mái nhà sàn lúp xúp quây quần vào nhau. Cảnh tượng đó đến nay vẫn như vậy, nhưng không biết còn được bao nhiêu lâu nữa.

Tôi xuống những bản làng hỏi về khả năng và thời gian lưu giữ của những nhà sàn, mà phần lớn đã dựng lại bằng hệ cột vuông, tức là loại nhà sàn tiết kiệm gỗ (một cột tròn có thể xẻ thành bốn cột vuông). Người ta nói rằng chừng 20 năm nữa, vậy sau đó thế nào? Đó là câu hỏi chưa trả lời được. Và nếu người ta phải chuyển thành những nhà sàn bêtông, lợp mái tôn ximăng, thì thà xây nhà gạch còn hơn...

Du lịch, GO! - Theo SGTT, ảnh internet
“Bàu nước sôi” ở Định Quán (Đồng Nai) là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách yêu thiên nhiên. Bàu nước nằm giữa rừng Tân Phú, cách quốc lộ 20 khoảng 14 cây số, sủi những bọt khí từ đáy lên trông như hồ nước đang sôi sục. 

Rừng Tân Phú thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Đường dễ đi nhất là rẽ quốc lộ 1A tại ngã ba Dầu Dây theo quốc lộ 20 hướng đi Đà Lạt. Qua khỏi cầu La Ngà đến Km112 sẽ gặp bảng chỉ dẫn hướng đi Bàu nước sôi.

Con đường trải nhựa phẳng lì đưa khách đến cửa rừng Tân Phú. Vào rừng, không còn đường nhựa mà là con đường đất đỏ, đá lởm chởm. Thế nhưng, không gian thiên nhiên rất xinh đẹp. Hai bên đường có những cây cổ thụ, vươn cành lá che mát cả con đường. Có những đoạn, nắng không thể xuyên qua kẻ lá. Bên dưới là bóng râm suốt cả ngày.
.
Tại khu rừng này, du khách dễ dàng tìm thấy những cây kơ-nia rợp bóng, thân cây vài người ôm.

Theo thống kê, rừng có đến 300 loài thực vật; trong đó, có 200 loài gỗ và khoảng 100 loài dây leo, cây bụi. Nếu tách khỏi con đường và đi sâu vào rừng chừng khoảng vài chục mét, cây và dây leo kín, không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Bởi thế, không khí trong rừng mát lạnh.
Theo con đường đất đỏ đầy đá này khoảng 6 cây số là đến ngã rẽ. Tại đây, có bảng chỉ dẫn nên khách không sợ bị lạc lối giữa rừng. Khu vực Bàu nước sôi gần như hoang sơ chỉ có một số công trình phục vụ du khách. Bàu nước là một cái hồ tự nhiên, rộng mênh mông. Mặt hồ phẳng lặng in bóng những hàng cây cao và cây bụi ven hồ. Cuối tuần, khách khá đông. Người già, người trẻ kéo đến đây để thỏa sức vẫy vùng trong làn nước ấm áp.
Bàu không sâu. Đáy bàu là những hạt cát màu xám, dưới ánh mặt trời lấp lánh như pha lê. Bước chân trên cát rất êm ái. Đi ra khỏi bờ chừng 5-7 mét, đứng lại quan sát, du khách sẽ thấy những bọt không khí lăn tăn từ đáy bàu nổi lên. Đặt chân lên đó, du khách có cảm giác như được massage nóng.

Nước từ lòng đất bắn lên ấm ấm. Bươi cát sâu xuống chừng 1-2 tấc, nước nóng hổi như được rót từ bình nước nóng ra. Trên mặt hồ, có hàng trăm điểm nước nóng bắn lên từ lòng đất. Vì thế, trông xa, mặt hồ như nước đang sôi sục. Bước qua khỏi dòng nước nóng đó, nhiệt độ trong hồ trở lại âm ấm.
Ra xa hơn là bãi bùn. Bùn ở đây chứa nhiều khoáng chất. Nhiều người lấy bùn bôi khắp người để bổ sung khoáng chất cho da. Theo các nghiên cứu về suối-bàu nước nóng tự nhiên, trong nước, cát, bùn có hàm lượng các loại khoáng chất cao, như: na-tri clo-rua, ka-li clo-rua, can-xi clo-rua, ma-giê clo-rua và muối bi-cac-bo-nat.
Khi đến chơi Bàu nước sôi, ai nấy cũng ngâm mình thật lâu trong nước, chà sát người vào cát, bôi bẩn bùn trên người thích thú.

Trên bàu, người ta còn đặt những ống bê tông vào vị trí dòng nước nóng bắn lên để giữ nguyên nhiệt độ phục vụ khách luộc trứng. Du khách đặt trứng gà vào bao lưới, thả xuống ống bê tông đó chừng khoảng 45-60 phút vớt lên là có trứng hồng đào ăn ngon lành.
Trên bờ, người ta làm một đường rảnh bằng bê tông rộng khoảng 6 tấc, chạy dài ngoằn ngoèo để dẫn nước nóng từ mạch nước phun trào trong lòng đất về cho khách ngâm chân, tắm...

Ở đầu nguồn, nhiệt độ lên đến 50-60 độ C, về cuối nguồn, nhiệt độ giảm xuống còn khoảng một nửa. Nhiều người ngâm chân hàng giờ trong làn nước này mà vẫn không thấy chán. Lúc đông khách, hàng trăm người ngồi dọc hai bên rãnh nước này ngâm chân và thưởng thức món trứng gà hồng đào, trò chuyện vui vẻ.
Du khách có thể dừng chân tại đây từ nửa ngày đến một ngày. Nếu đi theo đoàn đông người, có thể cắm trại qua đêm tại đây. Không gian xung quanh bàu rất rộng, đủ cho vài trăm khách cắm trại cùng lúc và thực hiện các trò chơi tập thể hào hứng.

Các đơn vị lữ hành thường đưa khách đến đây để tổ chức các trò chơi lớn, cắm trại... Mùa hè, khách đến đây càng đông. Họ vừa khám phá rừng rậm và tìm hiểu về giá trị của rừng vừa có chuyến đi thú vị, đúng nghĩa nghỉ dưỡng trong một môi trường trong lành của núi rừng.

Lân cận điểm du lịch “Bàu nước sôi”, có khá nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác. Đặc biệt đối với khách thích chụp ảnh, phong cảnh thiên nhiên nơi đây rất tuyệt vời. Rất nhiều du khách dừng chân trên làng bè La Ngà hàng giờ để thưởng lãm phong vị cuộc sống, tìm những khoảnh khắc đẹp của làng bè. Khu vực đá ba chồng ở trung tâm huyện Định Quán là một điểm kỳ thú với những khối đá rời rạc chất chồng lên nhau trông rất chông chênh nhưng vẫn vững chải, tồn tại suốt hàng trăm năm qua. Gần đó là núi Bạch Tượng có hình dáng trông giống hai con voi trắng đang quỳ.

Đỉnh núi là Thích ca Phật Đài để khách hành hương và vãn cảnh núi non. Gần đó là hòn Dĩa, hòn Sư Tử. Dù là đồi núi nhưng một số địa danh vẫn được gọi là hòn - dấu tích của biển còn sót lại dù biển thoái, lùi xa cách đó hàng trăm cây số từ xa xưa.

Ngoài ra: Từ địa phận của lâm trường Tân Phú, theo con đường mòn uốn lượn quanh co, vắng bóng người qua lại chừng 8 km, du khách sẽ đến Khu du lịch rừng thác Mai (Định Quán - Đồng Nai).

Gọi là thác Mai vì dọc theo thác có rất nhiều mai. Mùa này mai vàng vàng rực rỡ, mai trắng thơm ngát. Riêng người dân tộc Mạ tại đây gọi thác là Liêng Dur, có nghĩa là ngọn thác lớn, hùng vĩ.

Du lịch, GO! - Theo báo Cần Thơ, Bưu Điện VN, DulichMoto...

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống