Mai Châu, bản Lác từ lâu đã thành một địa điểm du lịch. Bản người Thái này vốn được quy hoạch vuông vức như một thị trấn nhỏ, có đường ngang, ngõ tắt và kênh mương chảy qua bản. Tất cả các nhà sàn được xếp ngay ngắn về một hướng và đồng ruộng bao quanh.
Vẻ đẹp của bản Lác khiến nó nhanh chóng nổi tiếng và được nhiều du khách tới thăm, hiện thì có thể nói nó đã biến thành phố Lác, nhà nào cũng làm du lịch, cho thuê chỗ ở, bán đồ lưu niệm và hàng cơm. Hôm chúng tôi đến trong tháng ba, thấy cả một đoàn thiếu niên phương Tây đến trăm trẻ chạy nhảy nhốn nháo.
Năm bản khác xung quanh vùng không được vị thế như vậy, nhưng thực ra bản nào cũng đẹp. Con người cũng thật kỳ lạ, họ thích thám hiểm tò mò, nhưng không thể xa rời tiện nghi. Họ đến một vùng núi rừng, với dân tộc ít người nhưng phải có... bánh pizza và nhà vệ sinh hiện đại.
.
Ở dưới Hoà Bình, nhiều bản làng đang học tập mô hình du lịch của bản Lác, như một bản nằm không xa khu Không gian văn hoá Mường. Ở đây có bãi đỗ xe đầu bản, có các nhà sàn được giữ lại và mọi người dân đều niềm nở đón khách vào nhà, bán thổ cẩm hoặc đồ đan.
Chương trình này hiện chưa được nhân rộng, có cái hay cái dở. Nhưng trước tiên người ta không bán nhà sàn chuyển xuống nhà gạch nữa và ý thức rất rõ ràng về giữ gìn văn hoá truyền thống và môi trường rừng núi xung quanh, đó cũng là cái mà du khách cần tới.
Tuy nhiên văn hoá truyền thống vẫn suy thoái từ từ trong các bản làng đó. Phần lớn người dân không sản xuất đồ thủ công nữa, mà mua từ dưới xuôi, hay hàng Trung Quốc. Và cũng có vài khung dệt vải mộc và thổ cẩm có tính chất tượng trưng. Cô Hà, một hoạ sĩ phục trang tìm mua cho đủ một bộ y phục nữ Mường, chị chủ nhà đồng ý bán, nhưng bộ của chị lại thiếu mất cái yếm. Chị cười và nói bán mất cho ông Tây rồi. Một cuộc trình diễn thời trang đơn giản, và hoạ sĩ Hà nhất định phải có cái yếm, thế là chị gái Mường phải vay một cái yếm từ cô em gái cho đủ bộ.
Dệt thổ cẩm ở bản Lác
Trong khoảng năm 1992 – 1997, và cũng nhiều đợt khác, một vài nhà tạo mốt đã vét sạch tất cả những bộ quần áo dân tộc ở Sa Pa, khiến cho tình hình y phục truyền thống vùng này, như một người dân nói: suy thoái hoàn toàn và còn lâu mới ngóc đầu dậy được. Thời gian đó, còn nhiều đồng bào tự làm lấy áo quần, thời gian cho một bộ y phục dân tộc theo kiểu thủ công rất lâu, không thể tái sản xuất nhanh. Người Trung Quốc và những thợ may, thợ thêu dưới xuôi nhanh chóng nhảy vào thị trường này, họ cung cấp đủ loại hoa văn thêu dệt sẵn cho người Dao và người H’mông.
Có những phiên chợ ở dãy Hoàng Liên Sơn, người H’mông Hoa hoàn toàn mặc thổ cẩm thêu dệt sẵn. Tôi từng thấy một chiếc ôtô chạy qua vùng Hoà Bình – Mai Châu vét sạch hoa phong lan ở các chợ bán lẻ ven đường trong một ngày. Người dân tộc tuy bán được, nhưng cũng nói rằng "bác mua kiểu này thì vài năm sau rừng mới mọc được và chúng em mới có hàng để bán". Du lịch về bản chất cũng làm tổn hại nghiêm trọng đến văn hoá, sự sưu tập theo kiểu tàn sát như trên là một đòn trời giáng vào đời sống miền ngược. Khác nào đem mìn đi đánh cá đâu.
Từ Hoà Bình đi Mai Châu, ta đi qua một chợ mía kỳ thú, đó là chợ mía Lồ, ở Mường Bi. Có lẽ nơi đây thường xuyên mua bán mía nên người ta cất những lều tạm hai bên đường bằng tre và lợp lá mía, có sạp ngồi như một hàng quán. Mái sạp rất cao và hướng mặt sạp ra lòng đường, các bó mía được xếp quanh đó. Mía tím rất giòn không thể ép kéo mật, do bị vỡ vụn nếu xay ép, nên chỉ có thể để ăn ngay. Người ta nói rằng xứ Mường này là một trung tâm của cây mía tím.
Muốn đến Mai Châu phải vượt đèo Thung Khe, trên đỉnh đèo, nhiều người dân tộc và người dưới xuôi lập một dãy hàng quán cũng tạm thời, bán phong lan, cơm lam, hoa quả đặc sản. Cảnh vật núi rừng nhìn từ trên cao xuống rất ngoạn mục, dưới chân đèo là những bản làng mái nhà sàn lúp xúp quây quần vào nhau. Cảnh tượng đó đến nay vẫn như vậy, nhưng không biết còn được bao nhiêu lâu nữa.
Tôi xuống những bản làng hỏi về khả năng và thời gian lưu giữ của những nhà sàn, mà phần lớn đã dựng lại bằng hệ cột vuông, tức là loại nhà sàn tiết kiệm gỗ (một cột tròn có thể xẻ thành bốn cột vuông). Người ta nói rằng chừng 20 năm nữa, vậy sau đó thế nào? Đó là câu hỏi chưa trả lời được. Và nếu người ta phải chuyển thành những nhà sàn bêtông, lợp mái tôn ximăng, thì thà xây nhà gạch còn hơn...
Du lịch, GO! - Theo SGTT, ảnh internet
Vẻ đẹp của bản Lác khiến nó nhanh chóng nổi tiếng và được nhiều du khách tới thăm, hiện thì có thể nói nó đã biến thành phố Lác, nhà nào cũng làm du lịch, cho thuê chỗ ở, bán đồ lưu niệm và hàng cơm. Hôm chúng tôi đến trong tháng ba, thấy cả một đoàn thiếu niên phương Tây đến trăm trẻ chạy nhảy nhốn nháo.
Năm bản khác xung quanh vùng không được vị thế như vậy, nhưng thực ra bản nào cũng đẹp. Con người cũng thật kỳ lạ, họ thích thám hiểm tò mò, nhưng không thể xa rời tiện nghi. Họ đến một vùng núi rừng, với dân tộc ít người nhưng phải có... bánh pizza và nhà vệ sinh hiện đại.
.
Ở dưới Hoà Bình, nhiều bản làng đang học tập mô hình du lịch của bản Lác, như một bản nằm không xa khu Không gian văn hoá Mường. Ở đây có bãi đỗ xe đầu bản, có các nhà sàn được giữ lại và mọi người dân đều niềm nở đón khách vào nhà, bán thổ cẩm hoặc đồ đan.
Chương trình này hiện chưa được nhân rộng, có cái hay cái dở. Nhưng trước tiên người ta không bán nhà sàn chuyển xuống nhà gạch nữa và ý thức rất rõ ràng về giữ gìn văn hoá truyền thống và môi trường rừng núi xung quanh, đó cũng là cái mà du khách cần tới.
Tuy nhiên văn hoá truyền thống vẫn suy thoái từ từ trong các bản làng đó. Phần lớn người dân không sản xuất đồ thủ công nữa, mà mua từ dưới xuôi, hay hàng Trung Quốc. Và cũng có vài khung dệt vải mộc và thổ cẩm có tính chất tượng trưng. Cô Hà, một hoạ sĩ phục trang tìm mua cho đủ một bộ y phục nữ Mường, chị chủ nhà đồng ý bán, nhưng bộ của chị lại thiếu mất cái yếm. Chị cười và nói bán mất cho ông Tây rồi. Một cuộc trình diễn thời trang đơn giản, và hoạ sĩ Hà nhất định phải có cái yếm, thế là chị gái Mường phải vay một cái yếm từ cô em gái cho đủ bộ.
Dệt thổ cẩm ở bản Lác
Trong khoảng năm 1992 – 1997, và cũng nhiều đợt khác, một vài nhà tạo mốt đã vét sạch tất cả những bộ quần áo dân tộc ở Sa Pa, khiến cho tình hình y phục truyền thống vùng này, như một người dân nói: suy thoái hoàn toàn và còn lâu mới ngóc đầu dậy được. Thời gian đó, còn nhiều đồng bào tự làm lấy áo quần, thời gian cho một bộ y phục dân tộc theo kiểu thủ công rất lâu, không thể tái sản xuất nhanh. Người Trung Quốc và những thợ may, thợ thêu dưới xuôi nhanh chóng nhảy vào thị trường này, họ cung cấp đủ loại hoa văn thêu dệt sẵn cho người Dao và người H’mông.
Có những phiên chợ ở dãy Hoàng Liên Sơn, người H’mông Hoa hoàn toàn mặc thổ cẩm thêu dệt sẵn. Tôi từng thấy một chiếc ôtô chạy qua vùng Hoà Bình – Mai Châu vét sạch hoa phong lan ở các chợ bán lẻ ven đường trong một ngày. Người dân tộc tuy bán được, nhưng cũng nói rằng "bác mua kiểu này thì vài năm sau rừng mới mọc được và chúng em mới có hàng để bán". Du lịch về bản chất cũng làm tổn hại nghiêm trọng đến văn hoá, sự sưu tập theo kiểu tàn sát như trên là một đòn trời giáng vào đời sống miền ngược. Khác nào đem mìn đi đánh cá đâu.
Từ Hoà Bình đi Mai Châu, ta đi qua một chợ mía kỳ thú, đó là chợ mía Lồ, ở Mường Bi. Có lẽ nơi đây thường xuyên mua bán mía nên người ta cất những lều tạm hai bên đường bằng tre và lợp lá mía, có sạp ngồi như một hàng quán. Mái sạp rất cao và hướng mặt sạp ra lòng đường, các bó mía được xếp quanh đó. Mía tím rất giòn không thể ép kéo mật, do bị vỡ vụn nếu xay ép, nên chỉ có thể để ăn ngay. Người ta nói rằng xứ Mường này là một trung tâm của cây mía tím.
Muốn đến Mai Châu phải vượt đèo Thung Khe, trên đỉnh đèo, nhiều người dân tộc và người dưới xuôi lập một dãy hàng quán cũng tạm thời, bán phong lan, cơm lam, hoa quả đặc sản. Cảnh vật núi rừng nhìn từ trên cao xuống rất ngoạn mục, dưới chân đèo là những bản làng mái nhà sàn lúp xúp quây quần vào nhau. Cảnh tượng đó đến nay vẫn như vậy, nhưng không biết còn được bao nhiêu lâu nữa.
Tôi xuống những bản làng hỏi về khả năng và thời gian lưu giữ của những nhà sàn, mà phần lớn đã dựng lại bằng hệ cột vuông, tức là loại nhà sàn tiết kiệm gỗ (một cột tròn có thể xẻ thành bốn cột vuông). Người ta nói rằng chừng 20 năm nữa, vậy sau đó thế nào? Đó là câu hỏi chưa trả lời được. Và nếu người ta phải chuyển thành những nhà sàn bêtông, lợp mái tôn ximăng, thì thà xây nhà gạch còn hơn...
Du lịch, GO! - Theo SGTT, ảnh internet
Nhắc Mai châu là nhớ ngay vietnam motorcycle tours Loop Bike Tours, tua mà mình đã đi khi đến Mai Châu đợt rồi, cực kì vui luôn , mai châu đẹp lắm
ReplyDelete