Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 13 July 2011

Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ. 

Tỉnh có 203,5  km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông suối và 59,2 km là đất liền. Phía Bắc tỉnh Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu.

Lào Cai là một trong số ít những địa phương ở miền núi phía bắc Việt Nam có địa hình chia làm hai vùng cao, thấp khác nhau. Vùng núi cao hùng vĩ, hiểm trở tập trung ở phía Bắc tỉnh gồm các huyện Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai.

Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m trên mực nước biển lên tới 3.143 m trên mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng.

< Phan Si Păng- "nóc nhà Đông Dương".

Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.
< Ngọn núi Pu Luông.
< Pu Luông ở một hướng khác.

Hầu như huyện nào, vùng nào cũng có một ngọn núi là biểu tượng của địa phương mình với bao câu chuyện huyền thoại bi hùng như: Núi Hàm Rồng ở thị trấn Mường Khương, Ba Mẹ Con ở thị trấn Bắc Hà, Phu Gia Lan ở thị trấn Khánh Yên huyện lỵ Văn Bàn, Nhìu Cồ San ở vùng cao Ý Tý (Bát Xát), Nhạc Sơn ở thành phố Lào Cai...
< Ngọn núi được xem là đẹp nhất vùng Tây Bắc- Ngũ Chỉ Sơn.
< Ngũ Chỉ Sơn vờn mây.

Đứng sau đỉnh Phan Si Păng hùng vĩ là đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn nằm ở xã Tả Giàng Phình (Sa Pa) cao 3.090m, cao thứ nhì Việt Nam và đây cũng là ngọn núi đẹp nhất vùng Tây Bắc.
< Núi Phu Gia Lan ở thị trấn Khánh Yên.
< Phong cảnh tuyệt đẹp quanh núi Cô Tiên (Mường Khương).

Trên dãy Hoàng Liên còn có các đỉnh núi cao nổi tiếng khác như Pu Luông cao 2.985m, Lung Cung cao 2.918m, Sa Phình cao 2.871m.
< Núi Hàm Rồng ở thị trấn Sa Pa.
< Núi Ba Mẹ Con ở thị trấn Bắc Hà.

Phía đông tỉnh Lào Cai có dãy núi Tây Côn Lĩnh chạy từ Hà Giang sang Bắc Hà – Si Ma Cai và tạo nên những đỉnh núi Tả Củ Tỷ (1.856m), Quan Thần Sán (1.800m), Lầu Thí Ngài (1.638m).
< Dãy núi Con Voi bên dòng sông Chảy.
< Núi Cao Sơn uốn lượn.

Dãy núi Cao Sơn (Mường Khương) và dãy núi Con Voi (Bảo Yên) chạy song song với dòng sông Hồng và sông Chảy thơ mộng là nơi trú ngụ bao đời nay của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông...
< Núi Cồ San hùng vĩ ở vùng cao Ý Tý (Bát Xát).

Núi rừng Lào Cai tạo nên những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp mỗi sớm mai mây bay đỉnh núi hay ánh hoàng hôn khi chiều tà.

Cùng với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương..., núi ở Lào Cai góp phần tạo thêm tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch với các loại hình nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hoá giúp tỉnh trở thành một trong những trọng điểm du lịch của quốc gia.

Du lịch, GO! Tổng hợp từ Datviet, SVDT, internet
Một điểm nhấn trên chuyến du lịch từ Phan Rang đến Vĩnh Hy là hang Rái. Đây là một ngọn núi đá chất chồng tạo nên những hang động đẹp mắt. Núi không cao, hang không sâu nhưng cũng thật ấn tượng giữa một bên là núi Chúa, một bên là biển.

Hang Rái hầu như còn giữ nguyên nét hoang sơ, chưa có sự can thiệp của bàn tay con người. Những tuyến du lịch theo tour đến Vĩnh Hy phần lớn bỏ qua địa danh này. Chỉ có những tay du lịch bụi, nhiếp ảnh gia…chọn nơi đây để khám phá hết nét đẹp của biển. Ngoài ra đây cũng là nơi câu cá biển tuyệt vời.

Cạnh hang Rái là một bãi biển nhỏ, một đầm nước từ núi Chúa đổ xuống và một làng chài thấp thoáng sau rặng xương rồng trổ hoa quanh năm.
.
Dân làng chài ngoài làm nghề đánh bắt nhỏ còn sống bằng chăn nuôi dê cừu trên núi đá, trồng lúa trong thung lũng như “mối nối” giữa núi và biển. Có thể nói, nơi đây không phải là một vịnh biển lớn nhưng ấn tượng với một cảnh quan phong phú. Cứ như một bữa tiệc đầy đủ mâm bát bày ra trước mắt du khách.
Người lữ khách có thể đi luồn vào hang núi nghe tiếng sóng vỗ ì oạp vào vực núi. Thỉnh thoảng tiếng khách du lịch tập trung bên vách núi vọng vào mồn một.

Phía bên kia sườn núi, nơi hàng loạt phiến đá hình thù kỳ dị nhô ra biển là những đàn dê du mục qua các vách đá dốc đứng, cất tiếng gọi nhau náo động.
Một người sống ở làng chài cho hay, nơi đây địa thế núi chắn sóng, nhiều hang động, là nơi sinh sống của rái cá. Cho nên, khu vực núi đá này được gọi là hang Rái. Nay, khách du lịch thỉnh thoảng còn bắt gặp những đàn rái cá đùa giỡn trên các mỏm đá.
Phần lớn các khách du lịch đến đây theo nhóm dã ngoại. Họ chọn những hang động mát giữa các vách đá làm nơi ngơi nghỉ.

Những nhóm thanh niên thích lặn biển mang theo ống thở để chiêm ngưỡng đàn cá sặc sỡ tung tăng trong rặng san hô.
Người mê câu chỉ cần chiếc cần trúc là có thể tha hồ trổ tài "sát cá" ở những ghềnh đá nước xanh biếc.
Xế chiều, khi nước triều rút nhẹ, bạn có thể theo chân các trai làng mang kính lặn mò ốc mặt trăng trong các hang đá, hết sức thú vị.
Ngay sau đó, tất cả cùng thổi lửa để nấu món cháo ốc mặt trăng vừa mò được, vừa bùi béo vừa sực nức mùi thơm.
< Những mũi đá sừng sửng tại Hang Rái.
< ... với sóng vổ ì ầm...
Lặn biển, ăn hải sản, chụp những bức ảnh bố cục tự nhiên nhất…chính là sức hút khiến những tay phượt trên đường đến Vĩnh Hy hay dành thời gian tạt vào hang Rái.

Chắc chắn, trong tương lai, hang Rái sẽ có một chỗ đứng chính thức xứng đáng trong tuyến tham quan vịnh Vĩnh Hy.

Du lịch, GO! - Theo báo NhanDan, ảnh Nguyen Dat, internet
Từ trung tâm huyện Sapa, đi thêm chừng 2km qua những con đèo cua tay áo đặc quánh sương sa, một bên là vách núi, xa xa là những thửa ruộng bậc thang xanh rì, những triền núi hùng vĩ, chúng tôi đến làng Cát Cát (xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai), một điểm đến hấp dẫn trên tuyến hành trình khám phá vùng cao Tây Bắc.

< Cây cầu Si thơ mộng bắc qua suối Cát Cát.

Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19. Các hộ gia đình ở đây cư trú dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau. Các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng...

Người Mông ở Cát Cát chủ yếu sống trong những căn nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu, theo phương thức quần cư. Dọc theo con đường xuống bản là những nóc nhà lô xô tựa lưng vào sườn núi, bên cạnh là những thửa ruộng bậc thang xanh rì.

Kiến trúc nhà của người Mông làng Cát Cát còn nhiều nét cổ: nhà ba gian lợp ván gỗ pơmu. Bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà.

< Điệu giao duyên của những cô gái chàng trai người Mông.


Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.
< Thiếu nữ Mông hát...

Đến nay, người Mông ở làng Cát Cát còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn nhiều phong tục, tập quán độc đáo xưa như tục kéo vợ, tục tổ chức lễ cưới, cùng nhiều nghề thủ công truyền thống.

< ...và người nghe sẽ nghe qua chiếc ống.

Trên con đường gạch mấp mô với những bậc tam cấp dẫn lối xuống bản, chúng tôi thấy những người phụ nữ Mông đang cần mẫn dệt vải, khâu vá trong những căn nhà nhỏ ven đường. Qua khung dệt cổ, với bàn tay khéo léo tài hoa, những người phụ nữ Mông đã tạo ra nhiều sản phẩm thổ cẩm đẹp mắt, màu sắc, hoa văn, chi tiết tinh xảo như túi, mũ, quần áo, váy, ví, túi thổ cẩm, khăn quàng.
< Những căn nhà nhỏ bên dòng suối Cát Cát.

Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.

< Khám phá nghề dệt của người Mông.

Ngoài nghề dệt, làng Cát Cát còn có nghề chạm bạc truyền thống độc đáo với sản phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại song chủ yếu là trang sức của phụ nữ như vòng cổ, vòng tay, nhẫn…

Ngoài ra, điêu khắc đá cũng là một nghề đã tồn tại từ nhiều đời, nay đem lại thu nhập ổn định cho nhiều người dân nơi đây.
Một điều hấp dẫn du khách khi đến Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ.

Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày.

Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.

Để phát triển tiềm năng du lịch vùng Cát Cát, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện nhiều chương trình như: “Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát”, chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Dao” và “Một ngày làm cô dâu người Mông”.

Tham gia những chương trình này, du khách sẽ được khám phá và trải nghiệm nhiều điều thú vị từ đời sống và văn hóa của đồng bào Mông trên bản vùng cao bình yên Cát Cát.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ BAVN, ThongtindulichVN, Dantrí và nhiều nguồn khác.

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống