Từ trung tâm huyện Sapa, đi thêm chừng 2km qua những con đèo cua tay áo đặc quánh sương sa, một bên là vách núi, xa xa là những thửa ruộng bậc thang xanh rì, những triền núi hùng vĩ, chúng tôi đến làng Cát Cát (xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai), một điểm đến hấp dẫn trên tuyến hành trình khám phá vùng cao Tây Bắc.
< Cây cầu Si thơ mộng bắc qua suối Cát Cát.
Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19. Các hộ gia đình ở đây cư trú dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau. Các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng...
Người Mông ở Cát Cát chủ yếu sống trong những căn nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu, theo phương thức quần cư. Dọc theo con đường xuống bản là những nóc nhà lô xô tựa lưng vào sườn núi, bên cạnh là những thửa ruộng bậc thang xanh rì.
Kiến trúc nhà của người Mông làng Cát Cát còn nhiều nét cổ: nhà ba gian lợp ván gỗ pơmu. Bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà.
< Điệu giao duyên của những cô gái chàng trai người Mông.
Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.
< Thiếu nữ Mông hát...
Đến nay, người Mông ở làng Cát Cát còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn nhiều phong tục, tập quán độc đáo xưa như tục kéo vợ, tục tổ chức lễ cưới, cùng nhiều nghề thủ công truyền thống.
< ...và người nghe sẽ nghe qua chiếc ống.
Trên con đường gạch mấp mô với những bậc tam cấp dẫn lối xuống bản, chúng tôi thấy những người phụ nữ Mông đang cần mẫn dệt vải, khâu vá trong những căn nhà nhỏ ven đường. Qua khung dệt cổ, với bàn tay khéo léo tài hoa, những người phụ nữ Mông đã tạo ra nhiều sản phẩm thổ cẩm đẹp mắt, màu sắc, hoa văn, chi tiết tinh xảo như túi, mũ, quần áo, váy, ví, túi thổ cẩm, khăn quàng.
< Những căn nhà nhỏ bên dòng suối Cát Cát.
Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.
< Khám phá nghề dệt của người Mông.
Ngoài nghề dệt, làng Cát Cát còn có nghề chạm bạc truyền thống độc đáo với sản phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại song chủ yếu là trang sức của phụ nữ như vòng cổ, vòng tay, nhẫn…
Ngoài ra, điêu khắc đá cũng là một nghề đã tồn tại từ nhiều đời, nay đem lại thu nhập ổn định cho nhiều người dân nơi đây.
Một điều hấp dẫn du khách khi đến Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ.
Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày.
Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.
Để phát triển tiềm năng du lịch vùng Cát Cát, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện nhiều chương trình như: “Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát”, chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Dao” và “Một ngày làm cô dâu người Mông”.
Tham gia những chương trình này, du khách sẽ được khám phá và trải nghiệm nhiều điều thú vị từ đời sống và văn hóa của đồng bào Mông trên bản vùng cao bình yên Cát Cát.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ BAVN, ThongtindulichVN, Dantrí và nhiều nguồn khác.
< Cây cầu Si thơ mộng bắc qua suối Cát Cát.
Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19. Các hộ gia đình ở đây cư trú dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau. Các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng...
Người Mông ở Cát Cát chủ yếu sống trong những căn nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu, theo phương thức quần cư. Dọc theo con đường xuống bản là những nóc nhà lô xô tựa lưng vào sườn núi, bên cạnh là những thửa ruộng bậc thang xanh rì.
Kiến trúc nhà của người Mông làng Cát Cát còn nhiều nét cổ: nhà ba gian lợp ván gỗ pơmu. Bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà.
< Điệu giao duyên của những cô gái chàng trai người Mông.
Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.
< Thiếu nữ Mông hát...
Đến nay, người Mông ở làng Cát Cát còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn nhiều phong tục, tập quán độc đáo xưa như tục kéo vợ, tục tổ chức lễ cưới, cùng nhiều nghề thủ công truyền thống.
< ...và người nghe sẽ nghe qua chiếc ống.
Trên con đường gạch mấp mô với những bậc tam cấp dẫn lối xuống bản, chúng tôi thấy những người phụ nữ Mông đang cần mẫn dệt vải, khâu vá trong những căn nhà nhỏ ven đường. Qua khung dệt cổ, với bàn tay khéo léo tài hoa, những người phụ nữ Mông đã tạo ra nhiều sản phẩm thổ cẩm đẹp mắt, màu sắc, hoa văn, chi tiết tinh xảo như túi, mũ, quần áo, váy, ví, túi thổ cẩm, khăn quàng.
< Những căn nhà nhỏ bên dòng suối Cát Cát.
Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.
< Khám phá nghề dệt của người Mông.
Ngoài nghề dệt, làng Cát Cát còn có nghề chạm bạc truyền thống độc đáo với sản phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại song chủ yếu là trang sức của phụ nữ như vòng cổ, vòng tay, nhẫn…
Ngoài ra, điêu khắc đá cũng là một nghề đã tồn tại từ nhiều đời, nay đem lại thu nhập ổn định cho nhiều người dân nơi đây.
Một điều hấp dẫn du khách khi đến Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ.
Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày.
Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.
Để phát triển tiềm năng du lịch vùng Cát Cát, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện nhiều chương trình như: “Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát”, chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Dao” và “Một ngày làm cô dâu người Mông”.
Tham gia những chương trình này, du khách sẽ được khám phá và trải nghiệm nhiều điều thú vị từ đời sống và văn hóa của đồng bào Mông trên bản vùng cao bình yên Cát Cát.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ BAVN, ThongtindulichVN, Dantrí và nhiều nguồn khác.
0 comments:
Post a Comment